Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Tiểu bộ kinh (22): Chuyện Thiên cung

Tục truyền rằng ngày xưa một số thương nhân nước Anga-Magadha đi đến xứ Sindhuvà Sovìra, thường du hành ban đêm vì sợ cơn nóng ban ngày, nên đã đi lạc đường.

Tiểu bộ kinh (21): Chuyện Thiên cung

Khi từ giã, vua Pàyàsi đem các tặng vật cúng dường. Nhưng vì vua tặng thực phẩm kém cỏi và y phục thô sơ không thích hợp, vốn chưa quen việc ấy trước kia, sau khi từ trần, vua cộng trú với Thiên chúng ở cõi thấp cùng Tứ Ðại Thiên vương.

Tiểu bộ kinh (20): Chuyện Thiên cung

Trong khi chàng đi đường, ghi nhớ các điều trên vào lòng, bọn cướp tấn công và giết chàng, lấy hết tiền bạc. Song chàng được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba cùng một Lâu đài rộng ba mươi do-tuần và tỏa ánh sáng hai mươi do-tuần.

Tiểu bộ kinh (19): Chuyện Thiên cung

Trong khi tiến về hoa viên, bà suy nghĩ: "Cuộc vui chơi nhàn nhã như thuở còn thiếu nữ đối với ta giờ đây có nghĩa gì? Nào, ta hãy đi đến tinh xá, đảnh lễ đức Thế Tôn cùng chư Tôn giả làm phát khởi tín tâm và ta sẽ nghe pháp".

Tiểu bộ kinh (18): Chuyện Thiên cung

Sau đó tư tưởng này khởi lên trong tâm Thiên nữ Sutà: "Vì hạnh nghiệp gì nàng Latànày đã vượt trội chúng ta về vinh quang hiển đạt? Nào, ta muốn hỏi về hạnh nghiệp Latà đã làm". Nàng đến hỏi và nàng kia giải thích vấn đề cho nàng rõ...

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Tiểu bộ kinh (17): Chuyện Thiên cung

Chẳng bao lâu sau, nàng từ trần và tái sanh làm vị Thiên nữ hầu cận được Sakka Thiên chủ sủng ái. Khi nàng thơ thẩn trong các hoa viên đây đó, được nghe cả sáu mươi ngàn nhạc khí hòa tấu long trọng cử hành đại hội, nàng tận hưởng đại thiên lạc thỏa thích với đám tùy tùng hộ tống quanh nàng.

Tiểu bộ kinh (16): Chuyện Thiên cung

Tôn giả trao nàng chiếc bình bát. Nàng dẫn Tôn giả đến nhà. Lúc ấy nữ nhân kia chào đón và phục vụ Tôn giả. Trong lúc nàng thiết đãi ngài, nàng phát nguyện: "Do uy lực của phước nghiệp này, ước mong ta sẽ được mọi cảnh vinh quang trên thiên giới, đầy đủ các thiên tượng, trùng các và sàng tọa, và ước mong không lúc nào thiếu hoa sen".

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Tiểu bộ kinh (15): Kinh Tập

Một điểm son đáng chú ý là tập này có một số kinh rất được phổ thông, và được chư Tăng các nước Nam Tông tụng đọc thường xuyên như kinh Ratanasutta (kinh Châu Báu), kinh Mangalasutta (kinh Ðiềm Lành) và kinh Mettasutta (kinh Từ Bi). Ngoài ra có nhiều bài kinh ngắn gọn, ý tứ hàm xúc, tán thán hạnh ẩn sĩ làm nổi bật đặc điểm của kinh này là tán dương ở đời sống của vị xuất gia tầm đạo, như kinh Rắn, kinh Vị ẩn sĩ, kinh Ràhula, kinh Dhammika, kinh Nàlaka, kinh Paràbhida, kinh Tuvataka, kinh Attadanda, kinh Sàriputta. Những kinh này phần lớn đề cập đến hạnh ẩn sĩ, và như vậy làm nổi bật bối cảnh an tịnh tu hành mà Kinh Tập này đề cao một cách đặc biệt.

Tiểu bộ kinh (14): Kinh Tập

Tập Suttanipàta ghi chép lại một vài giai đoạn trong đời sống tìm đạo và học đạo của Thái tử, những mẫu chuyện này rất giản dị và mộc mạc, không có xen lẫn thần thông phù phép với những hình ảnh thật đơn sơ và tươi đẹp.

Tiểu bộ kinh (13): Kinh Tập

Giá trị cổ kính của tập này là một số kinh được tìm thấy trong các bộ kinh khác, và chứng tỏ các kinh khác đã sưu tầm một số kinh hiện có trong bộ Suttanipàta. Ví dụ kinh Seta (Sn. 548-573) được tìm thấy trong Majjhima Nikàya M.i. 146; kinh Vàsettha (Sn. 594-656) được tìm thấy cũng trong Majjhima Nikàya M.ii. 196.

Tiểu bộ kinh (12): Kinh Tập

Tập Suttanipàta viết bằng một thể văn Pàli xưa nhất và cổ kính nhất, so sánh với các thể văn chúng ta thường được gặp trong các Bộ Dìgha Nikàya (Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Tăng Chi Bộ). Nhiều thể văn gần với văn Vedà (Vệ Ðà) được tìm thấy rất nhiều trong tập này, nhưng không tìm thấy trong các tập khác.

Tiểu bộ kinh (11): Kinh Tập

Đây là những kinh có thể được xem là xưa nhất, cổ nhất, nghĩa là gần với thời đức Phật nhất. Chúng tôi dựa trên một số yếu tố để xác nhận tánh chất thật sự nguyên thủy của Bộ Suttànipàta này, về cả hai mặt văn cú và nội dung.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Tiểu bộ kinh (10): Kinh Phật Thuyết Như Vậy

Kinh "Phật thuyết như vậy", xuất xứ từ kinh Tạng Pàli là kinh thuộc kinh điển Thượng Tọa Bộ, trung thành gìn giữ lời dạy của đức Phật.

Tiểu bộ kinh (9): Kinh Phật Thuyết Như Vậy

Lịch sử nguyên thủy của kinh Phật Thuyết Như Vậy có nhiều vấn đề phức tạp vì khởi thủy, kinh chỉ được truyền khẫu qua nhiều thế kỷ rồi mới được viết xuống giấy. Tuy nhiên đây là một trong những bộ kinh trong tạng Pali rất được nhiều người quý chuộng vì tập kinh bao gồm các bài giảng của Ðức Phật với nhiều đề tài giáo lý căn bản - từ giản dị đến sâu sắc - trong một hình thức rõ ràng, ngắn gọn và trực tiếp.

Tiểu bộ kinh (8): Kinh Phật Thuyết Như Vậy

Tập kinh Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttaka), thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khudaka Nikaya), là một tập hợp 112 bài kinh ngắn, có tựa đề bắt nguồn từ câu "Ðức Thế Tôn thuyết giảng như vầy" (Itivuttam). Tập kinh chia thành bốn chương: chương một pháp, chương hai pháp, chương ba pháp, và chương bốn pháp.

Tiểu bộ kinh (7): Kinh Phật Tự Thuyết

Trong 80 kinh của tập Udàna, 80 trường hợp được ghi nhận là đức Phật thốt lên những lời cảm hứng, sau khi cảm thấy xúc động trước một số sự kiện, và chính những lời cảm hứng mới thật là quan trọng trong tập Udàna này. Vì đây là dịp đức Phật nói lên quan điểm của mình đối với những sự việc đã xảy ra ở xung quanh; và chính những quan điểm ấy đã trở thành những giáo lý chính đức Phật đã giảng dạy và trình bày. Chúng ta đã tìm được những pháp và tùy pháp đức Phật đã thuyết giảng ngay qua các lời cảm hứng ấy.

Tiểu bộ kinh (6): Kinh Phật Tự Thuyết

Ba kinh đầu, Phẩm Bồ Ðề diễn tả đức Phật khi mới thành đạo, ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Ðề, suy tưởng đến lý 12 nhân duyên, thuận chiều và nghịch chiều rồi nói lên cảm hứng. (xem I. 1, 2, 3). Kinh II, 1 nói đến tích đức Phật ngồi nhập định gặp mưa to gió lớn, có con rắn Mucalinda quấn thân mình chung quanh đức Phật để che chở cho Ngài. Kinh IV, 5 đề cập đến tích đức Phật bị các vị xuất gia, tại gia, vua chúa đến làm phiền nhiễu nên Ngài bỏ đi vào núi một mình và sống với một con voi, con voi này cũng bị đàn voi quấy rầy nên đến sống một mình với đức Phật. Sự tích khi đức Phật từ bỏ thọ hành và tuyên bố sau ba tháng sẽ nhập Niết bàn được kinh VI, 1 diễn tả. Và cũng được diễn tả là bữa cơm cuối cùng do thợ rèn Cunda cúng dường đức Phật. Sau bữa cơm ấy, đức Phật nhuốm bệnh và không bao lâu đức Phật nhập Niết bàn.

Tiểu bộ kinh (5): Kinh Phật Tự Thuyết

Kinh Udàna, được dịch là Phật tự thuyết kinh, nghĩa là những kinh này đức Phật tự nói, do cảm xúc mạnh đột khởi, không ai thỉnh Phật thuyết. Cũng có khi dịch là "Vô vấn tự thuyết", nghĩa là không có người hỏi đức Phật tự nói. Có khi được dịch là "Những lời cảm hứng", nghĩa là lời nói đột khởi, do cảm xúc mạnh thúc đẩy, khi đức Phật tự mình chứng kiến những sự việc xảy ra xung quanh. Theo tập Upanishads, chữ Udàna có nghĩa là các hơi thở sinh mệnh (pràna, apàna, sumàna, vyàna, udàna), ở trung tâm cổ họng được phát ra.

Tiểu bộ kinh (4): Kinh Pháp Cú

Cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tra cứu các bản chú giải, và suy nghiệm từ các tu chứng tự thân thì mới mong thông ngộ và thấu đạt ý nghĩa của các lời dạy cao quý đó. Mỗi bài kệ là một nguồn cảm hứng cao đẹp, một lối đi mới lạ, một sức mạnh kỳ diệu giúp chúng ta có một niềm tin vững chắc hơn trên con đường tu học để tiến đến giác ngộ, giải thoát.

Tiểu bộ kinh (3): Kinh Pháp Cú

Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài. Các bài kệ nầy được sắp xếp trong 26 phẩm, do các vị đại đệ tử thu xếp và tụng đọc trong Ðại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Ðức Phật nhập diệt. Mỗi bài kệ chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú, không thể nào chỉ đọc một lần mà hiểu hết được.

Tiểu bộ kinh (2): Kinh Pháp Cú

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha's Teaching).

Tiểu bộ kinh (1): Tiểu tụng

Ðây là quyển kinh thứ nhất của Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya), có lẽ đã được tổng hợp thành một quyển cẩm nang cho các Sa-di và Sa-di-ni. Quyển nầy gồm 9 bài kinh, bao gồm các đề tài cơ bản cho những vị xuất gia bắt đầu đời sống tu hành tại các tu viện. Tuy nhiên, nhiều đoạn kinh cũng được dùng để giới thiệu các căn bản Phật Pháp cho các cư sĩ.