Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Đàm luận về Phật Tương Lai - Tà kiến Di Lặc

Phật Di Lạc có hay không? Đức Phật Thích Ca có thọ ký cho ai thành Phật sau này hay không? Ai là Phật Di Lạc? Bao lâu nữa Phật Di Lạc xuất hiện? Hội Long Hoa có hay không? Tương lai Chánh Pháp sẽ như thế nào? v.v…
Nhiều Kinh Sách “Đại Thừa” và các một số của các trường phái “Nguyên Thủy”, các luận sư, học giả xưa nay có đề cập đến Phật Di Lạc. Bất kỳ ai muốn trở thành Bậc Trí Tuệ (Giác Ngộ) thì tối kỵ nhất là có tư duy: Kinh Sách, Người nổi tiếng, Thầy Tổ xưa nay, học vị, bằng cấp nói sao thì đúng như vậy. Bài này, PPCT viết là để trả lời cho một bạn đọc của trang phatphapchanthat.blogspot.com, nhân việc sau khi bạn ấy đọc các bài với chủ đề “Phân tích các Kinh Đại Thừa” có ở trên trang web này (1). Nhận thấy câu hỏi của bạn ấy (2) có đem lại lợi ích về sau cho nhiều người nên PPCT thuận tiện trả lời luôn cho những khúc mắc khác xung quanh vấn đề Di Lạc có chứa nhiều tà kiến này. Bài này sẽ phá bỏ tà kiến “Di Lạc”, “Thời mạt pháp”…đem lại thanh minh cho Giáo Pháp Vô Thượng - do Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni tìm ra - đã bị nhiều đệ tử và ngoại đạo các thế hệ vô tình hoặc cố ý xuyên tạc lời dạy của Đấng Cha Lành Mọi Thế Hệ.
*Cách 1: Dùng Kinh và Tứ Diệu Đế 
Bạn có bao giờ nghe ai nói về điều này?
Này Sela, 
Ta chuyển bánh xe Pháp, 
Bánh xe Pháp vô thượng. 
Chính Sariputta, 
Chuyển bánh xe Chánh Pháp, 
Thừa tự Như Lai vị.
Cần biết, Ta đã biết, 
Cần tu, Ta đã tu, 
Cần bỏ, Ta đã bỏ. 
Do vậy Ta là Phật, 
Ôi, Tôn giả Phạm chí!
Còn gì nghi ở Ta, 
Hãy gác bỏ một bên, 
Hãy giải thoát khỏi chúng,
Ôi, Tôn giả Phạm chí!
Thấy được bậc Chánh Giác, 
Thật thiên nan vạn nan, 
Bậc Chánh Giác ra đời, 
Thật thiên nan vạn nan!
Đó chính là sự trả lời của Đức Thế Tôn cho câu hỏi của Bà La Môn tên là Sela trong Kinh “Sela sutta” thuộc Trung Bộ Kinh, Câu hỏi vấn đạo của Sela cho Đức Thế Tôn (mà Thế Tôn trả lời ở trên) như sau:
Ngài tự nhận Giác giả
Sela lại hỏi thêm, 
"Bậc Pháp vương vô thượng, 
Ta chuyển bánh xe Pháp", 
Ngài trả lời như vậy.
Tôn giả Gotama, 
Ai sẽ là tướng quân ? 
Là Tôn giả đệ tử ? 
Vị đệ tử tín thành ? 
Xứng đáng bậc Ðạo sư ? 
Sau Ngài, ai sẽ chuyển, 
Pháp luân Ngài đã chuyển ?
Qua Kinh Pali được truyền miệng có trách nhiệm bởi các trưởng lão uyên bác và tu hành đúng Chánh Pháp cả đời, thì Thế Tôn nói rõ:
“Ta chuyển bánh xe Pháp, 
Bánh xe Pháp vô thượng. 
Chính Sariputta, 
Chuyển bánh xe Chánh Pháp, 
Thừa tự Như Lai vị.”
Bánh xe Pháp ở đây là Pháp và Luật, tức là toàn bộ lời giải cho bài toán Tứ Diệu Đế mà Thế Tôn đã phát hiện ra sau những năm tu hành thất bại, đau khổ. Bánh xe ấy là Pháp Luật Vô Thượng, tức là không cần ai lanh chanh, đỏng đảnh, tà lanh, tà khôn chế tạo ra thêm, “phát triển” ra thêm Giáo Pháp (Đạo Phật Phát Triển), nhất là những phàm phu tục tử. Khi chưa nếm hương vị Giác Ngộ Phật (A la hán), còn là phàm phu, mà chế tạo ra thêm pháp tu thì pháp đó là pháp Giác Ngu, Giác Ngốc, chứ Giác Ngộ sao mà nổi. Lại nữa, Đức Thế Tôn khẳng định:“Chính Sariputta, Chuyển bánh xe Chánh Pháp, Thừa tự Như Lai vị”. Là sao? Đại Thánh A la hán Sariputta (Xá Lợi Phất) chính xác là một vị Phật có đầy đủ những gì để được gọi là Như Lai. Cho nên Thế Tôn mới nói là “Như Lại vị là hoàn toàn xứng đáng cho Phật Sariputtta”. Khi Phật Sariputta chưa nhập Niết Bàn mà Thế Tôn đã trao cho Như Lai vị rồi thì lấy đâu ra vấn đề “thọ ký” thành Phật mai sau trong các Kinh Sách Tà Vạy sáng chế ra? Xin dẫn thêm Kinh ra cho rõ hơn nữa:
“Tôi đang luận bàn với bậc đệ tử được xem là ngang hàng với bậc Ðạo Sư mà không được biết là Tôn giả Sariputta. Nếu chúng tôi được biết là Tôn giả Sariputta, thì chúng tôi đã không nói nhiều như vậy. Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một, bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Ðạo Sư. Và vị đệ tử ấy là Tôn giả Sariputta. Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh... được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sariputta! Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Sariputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, được thân cận, thì thật hạnh phúc cho các vị ấy, thật chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sariputta!” (Kinh Trạm Xe, Kinh Trung Bộ)
Phật Sariputta (Xá Lợi Phật) dạy Chánh Pháp y chang như Đức Thế Tôn nên ngày xưa mới có chuyện rao truyền khắp Ấn Độ: với bậc đệ tử được xem là ngang hàng với bậc Ðạo Sư mà không được biết là Tôn giả Sariputta.
Đó chính là lời của A la hán Punna Mantaniputta (cũng là Phật luôn) (4). Nhưng tại sao Phật này lại tôn sùng Phật kia đến thế nhỉ? Vì tất cả những vị chứng đắc được A la hán Thánh Quả đều gọi là Phật, các vị ấy với Tâm Vô Ngã, cho nên không hề phân biệt cao thấp, tự ái cá nhân “mày hơn tao, tao hơn mày, mày bằng tao”, mà vì nhân duyên hỏi và đáp cho nhau, để giảng pháp cho các thế hệ mai sau tu tập. Phật Punna và Phật Sariputta đàm đạo với nhau về Đạo Lộ Tu Tập gồm 7 Giai Đoạn Thanh Tịnh Tâm để phát triển Chánh Trí, để tiến đến quả vị A la hán (trong Kinh Trạm Xe). Ngày xưa khi các vị A la hán gặp nhau thì đàm đạo vì mỗi vị đều có nhóm học trò riêng do mình phụ trách – đảm nhận; Đức Thế Tôn cũng có một nhóm học trò riêng, sự trao đổi của các vị A la lán chẳng qua là cho nhóm học trò hiểu thêm Chánh Pháp mà tu cho đúng. Chứ đâu phải là A la hán này không biết cái gì mới hỏi A la hán kia, họ đều là Bậc Vô Học (tối thượng trí tuệ, không còn gì để học) hết cả rồi còn gì nữa mà cần phải hỏi nhau, phải học lẫn nhau. Vì có những phàm phu xưa chỉ lo tụng Kinh, tụng bùa chú Bà La Môn rồi sáng tác ra Kinh thỏa mãn cái hoang tưởng, tự thỏa mãn với tưởng tri Đại Ngã Niết Bàn, không tu tập Chánh Pháp để Giác Ngộ Vô Ngã nên nào biết chuyện chứng đắc Vô Ngã thì mới có Vô Vi, Vô Thượng. Cho nên rất hợp lý mới có sự khen tặng của Thánh Sariputta đối với Thánh Punna Mantaniputta rằng: 
“Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Ðạo Sư, và vị đệ tử ấy là Tôn giả Punna Mantaniputta. Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta! Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Punna Mantaniputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, để được thân cận, thì thật là hạnh phúc cho các vị ấy, thật là chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta!” (Kinh Trạm Xe, Kinh Trung Bộ)
Ngài Sariputa, Punna Mantaniputta, Maha Moggallana…đều là các vị đồng phạm hạnh. Điều này cho thấy điều gì? Các vị A la hán đều là Phật. Cũng như ai đó đừng có suy nghĩ rằng Đức Thế Tôn dạy cho A la hán Sariputta cái gì hết khi ai đó đọc Kinh Pali thấy Đức Thế Tôn giảng Kinh cho Phật Sariputta mà không hiểu Quả Vị Vô Học. A la hán Sariputta đã là BẬC VÔ HỌC (sau khi tu đúng Chánh Pháp do Thế Tôn chỉ dạy) rồi còn gì nữa mà cần Đức Thế Tôn chỉ dạy thêm điều gì, tu thêm gì nữa. Chẳng qua là 2 vị phối hợp giảng đạo cho hội chúng tỳ kheo đang còn Hữu Học mà thôi. Trong sự học và sụ thành tựu có đạo lý như vầy: có tôn trọng thầy thì mới có lắng nghe thầy giảng. Có lắng nghe thầy giảng thì mới có thể hiểu thầy giảng gì. Có hiểu thầy giảng gì thì mới có thực hành. Có thực hành thì mới có sự thành. Sự kính trọng của A la hán đệ tử đối với Đức Thế Tôn cũng vì là ý nghĩa cho thế gian phàm phu noi theo hạnh thầy trò. Đó là truyền thống tốt đẹp ngay cả các vị Giác Ngộ cũng tôn trọng thì chúng ta nên tôn trọng chuyện đó. 


Các vị ấy trên thế gian chỉ là thầy (Thế Tôn) và trò (A la hán bất kỳ), hỏi đáp nhau để cho lợi lạc trực tiếp là đám đệ tử còn vô minh, xa hơn nữa là cho những đệ tử đang ở Việt Nam này hiện nay. Vượt qua thế gian Ngũ Uẩn (không còn Vô Minh) thì các vị ấy đều là những bậc Vô Thượng. Cái cao nhất còn có cái cao hơn. tức là sẽ có cái cao nhất trong những cái cao nhất trong thế giới vô thường, chứ cái “VÔ THƯỢNG” (vượt qua thế gian) rồi thì còn có cái gì cao hơn nữa, mà các Bà La Môn đem ra so sánh với tâm phàm phu chấp ngã do THAM ÁI sinh ra, chế ra Bồ Tát Đạo cao hơn A la hán Đạo trong rất nhiều Kinh Đại Thừa.. Mà nên lưu lý, để “chánh danh ngôn thuận” dùng chữ Vô Thượng, Vô Học cho đúng nghĩa Chánh Pháp…thì phải hiểu được tầm quan trọng của chứng đắc cho được Vô Vi (Niết Bàn). Nếu CHÁNH TRÍ chưa chứng được Vô Vi Niết Bàn mà xưng tùm lum như Đại Thừa, Thượng Thừa, Tối Thượng, Phật Thừa, Bồ tát Thừa…thì coi chừng lạc vào Vô Minh, Vô Bổ (không ích lợi) chứ Vô Thượng không thể có được. 
Bà La Môn tưởng tượng ra Đại Ngã (Niết Bàn là Ngã), đâu có biết được chuyện Bậc Vô Học thì ra sao, muốn hơn A la hán cho bằng được, bằng cách hoang tưởng ra Đạo Bồ Tát (từ Sơ Địa vị cho đến Thập Địa vị). Như PPCT đã chứng minh trong các bài viết rằng Thái Tử Tất Đạt Đa là mộtphàm phu tu hành thành Phật chứ nào có phải là Phật rồi đi giả bộ làm phàm phu để tu thành Phật nữa (rất nhiều Kinh Pali nói chuyện đó). Phật đã dạy người ta Chánh Ngữ thì Phật không bao giờ nói dối. Tuy nhiên, các trưởng lão lúc kết tập Kinh, dùng từ “Bồ Tát” (dịch ra tiếng Việt) cho Thái tử Tất Đạt Đa trước khi thành đạo là chi? Là vì tôn trọng sự CÓ MỘT KHÔNG CÓ HAI của BÁNH XE PHÁP VÔ THƯỢNG khó tìm ra VÔ CÙNG (“tìm ra” chứ không phải “phát minh”), tôn trọng Đức Phật, biết ơn Đức Phật Thế Tôn, chứ đâu có câu nào trong Kinh Pali được kết tập Thế Tôn dạy hãy làm Bồ Tát Phàm Phu để cứu hết chúng sanh (làm sao mà cứu hết chúng sanh khi nhân quả không bao giờ dứt). Bánh xe vô thượng có rồi mà còn muốn phát minh lại cái bánh xe “Bồ Tát Thừa” “Đại Thừa”, “Tiểu Thừa”, “Kim Cang Thừa”, “Mật Thừa”, “Hiển Thừa”, “Tối Thượng Thừa”…thì có phải là “Dư Thừa” “Thừa Thải” hay không? Hoàn toàn là thừa thải. Cho nên từ nay hãy bỏ cái “Bồ Tát Thừa” đi, đừng phát minh lại cái Bánh Xe Pháp. Chân lý (Tứ Diệu Đế) đã có sẵn bất chấp ai có phát hiện (tìm ra_ ra nó hay không, chứ chân lý không bao giờ được phát minh. Làm cái việc phát minh lại bánh xe là phản lại đời, phản lại chân lý, phản lại sự thật Tứ Diệu Đế, phản lại những bậc Vô Thượng A la hán. Những người phản Sự Thật (Tứ Diệu Đế) như vậy thì có kết quả không tốt đẹp. Đau khổ sẽ dạy cho biết thế nào là phản lại Sự Thật không sớm thì muộn, mãi mãi là như vậy. Xin đọc lại từ trên xuống dưới để chúng ta rút ra được cái này:
Phật không bao giờ “thọ ký” cho ai làm Phật mai sau vì những ai đã chứng A la hán thì không bao giờ họ có tâm niệm đó. Vì sao? Họ hiểu cùng tột Thế Nào Là Khổ. Thế Nào Là Nguyên Nhân Khổ (Ái dục). Thế Nào là Niết Bàn (vô thượng an lạc). Thế nào là Con đường diệt Khổ (sự thành tựu Bát Chánh Đạo). Biết, hiểu, chứng nghiệm rõ ràng Tứ Diệu Đế như vậy thì không bao giờ có chuyện nghĩ về “Bồ Tát Đạo” đâu các bạn. Vì sao? Dạy cho chúng sanh làm bồ tát (theo nghĩa của sư Đại Thừa xưa) là dạy họ lăn vào Vô Minh chịu đau khổ không biết đường thoát. Phật không hề dạy ai phải sa vào vô minh đau khổ không biết đường ra,, là làm Bồ Tát. Cho nên, cái đạo bồ tát là đạo nào đó chứ không phải đạo Phật. Không bao giờ là chủ trương của Phật Thích Ca. Xin nói thẳng: Đại Thừa là Đạo Vô Minh(3). Ai muốn bênh vực: hãy chứng minh tu Đại Thừa bằng pháp tu gì để chứng Niết Bàn? Và cho hỏi thêm: tu bao nhiêu đại đại đại kiếp nữa mới thành A la hán để chứng Niết Bàn (Vô Ngã) khi theo Đại Thừa? Nếu Đại Thừa mà trả lời 2 câu hỏi này sẽ lồi ra ngụy biện ngay và không thể thoát khỏi nó là đạo “Dư Thừa”, “Giả Thừa”.


Đó là sự trả lời cho câu hỏi: “Phật có thọ ký cho ai thành Phật mai sau?”. Trả lời: Không bao giờ Phật thọ ký cho ai làm Phật mai sau qua các đại kiếp vì làm như vậy chẳng khác nào Phật phản lại chính lời dạy của Phật về Tứ Diệu Đế! Việc thọ ký “để cho ai đó tìm lại Tứ Diệu Đế qua các đại kiếp” chẳng khác nào nói tu Đạo Đế (Bát Chánh Đạo) không hiệu quả đối với “người được thọ ký” và những người khác nữa.. Tất cả những ai thực hành Bát Chánh Đạo đúng Chánh Pháp thì sẽ có thể thành Phật ngay hiện tại hoặc những kiếp sau đó tùy theo Nghiệp lực trí tuệ và sự tinh tấn dũng mãnh... Tức là thành Phật Tu Đà Hoàn, Phật Tư Đà Hàm, Phật A Na Hàm, Phật Chánh Giác A la hán ngay kiếp này nếu như tu đúng, điều kiện thuận lợi và có Chánh Tinh Tấn. Đó là sự “thọ ký” của Phật (Thế Tôn) cho tất cả chúng sanh nào có trí để hiểu. Thọ ký như vầy, mới xứng đáng là “Thọ ký” ngay trong hiện tại:
“Bị tham ái làm say đắm, (bị sân hận làm uế nhiễm, bị vô minh làm mê mờ,) này Bà La Môn, (tâm) bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái (Tập Đế) được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Khi vị ấy, này Bà La Môn, cảm thọ tham ái được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ sân được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.” (Tăng Chi Bộ, Chương 3, Phẩm nhỏ).
Niết bàn là thiết thực hiện tại! Nghĩa là Niết Bàn là cần thiết (cho mọi chúng sanh) và thực tế(không mơ hồ) cho bất kỳ ai cũng có thể đạt được mà thôi, ngay tại hiện tại này đây, Niết Bàn không có mơ hồ, không có hứa lèo láo xạo. Ví dụ hứa láo, hứa lèo về Niết Bàn như tu A di đà để sau khi chết đến được cõi A di đà (vãng sanh) để thành Phật nhưng khi hỏi dám chết hay không để đến cõi A di đà liền tức khắc để hưởng sung sướng như Kinh Đại Thừa đã viết? Thì có ai mà muốn chết, muốn gặp A di đà liền? Rõ ràng là không ai muốn chết để vãng sanh cả, các bạn nào tin A di đà thì nên bỏ niềm tin sai lạc ấy đi. “Không có thời gian” nghĩa là sao? Chân lý Tứ Diệu Đế (đã là chân lý thì) đúng cho mọi thời, mọi dân tộc, mọi người từ già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ, mập, ốm, tàn tật, bệnh hoạn…. Đúng cho thời Đức Phật và cho muôn kiếp về sau luôn cho nên mới gọi là “không có thời gian”. Không thể nói Chân lý Tứ Diệu Đế đúng cho người Việt mà đem ra Campuchia lại sai hoặc đúng cho thời Phật mà đến tương lai thì không còn đúng nữa.“Đến để mà thấy” tức là phải tu đúng Chánh Pháp, đến với Chánh Pháp thì mới thấy Niết Bàn, chứ tu nhằm Tà Pháp, Gian Dối Pháp là tu mờ, tu mù thành ra tối tăm, đờ đẫn làm sao mà thấy được Niết Bàn. Tu như vậy (không đúng Chánh Pháp) là “đến để mà mù, mà vô minh”, chứ “đến để mà thấy” (minh - sáng) sao được. “Có khả năng hướng thượng nghĩa là sao?” là không phân biệt ai sang ai hèn, ai giàu ai nghèo, ai học cao, ai học thấp, ai đen ai trắng, ai làm quan, ai làm dân, là người ác hay người thiện…đều có khả năng trở thành bậc Vô Thượng (tức là thành Phật) nếu như có dịp tu Chánh Pháp, tu đúng Bát Chánh Đạo. “Được người trí tự mình giác hiểu là sao?” là người trí hiểu rằng chính Tham Dục (dục ái, sắc ái, vô sắc ái) là nguyên nhân của Bất Toại Nguyện. Khi Tham Dục không được thỏa mãn thì sẽ sanh ra Sân Hận. Khi Sân Hận thì sẽ U Mê mà hành động nên tạo Ác Nghiệp. Khi Tham Dục được thỏa mãn thì người đó đòi tiếp Tham Dục khác, liên hoàn Tham Dục, rồi người đó chán chường sau một thời gian ngắn thọ hưởng vị ngọt của Tham Dục (cảm giác thọ hưởng là vô thường). Khi muốn thỏa mãn được Tham Dục thì người đó phải tranh đấu (tạo Hành Nghiệp), Khi tranh đấu thì dù thắng hay bại đều gây tổn hại cho người đó vì tạo Ác Nghiệp hoặc Thiện Nghiệp pha lẫn. Nghiệp là mầm móng đau khổ (Nghiệp Ác), ẩn tàng đau khổ (Nghiệp Thiện) cho hiện tại và mai sau. Chứng Niết Bàn là cụ thể và thiết thực, đó chỉ là làm sao cho tham ái, sân hận, si mê không bao giờ xuất hiện nữa ngay tại đây, bây giờ và mãi mãi về sau.
Như vậy thì Phật không bao giờ thọ ký cho riêng ai thành Phật hết mà tự Chánh Pháp, tự Chân Lý, tự Sự Thật nó sẽ cứu và tự “thọ ký” cho những ai muốn thành Phật thì thành Phật khi họ tu theo đúng Chánh Pháp. Đó là nhân quả, có gieo CHÁNH HẠT thì sẽ hái CHÁNH QUẢ, còn gieo TÀ hạt thì hái TÀ QUẢ. Cho nên Chánh Pháp không phải là tôn giáo (tín điều) chi hết, Chánh Pháp là Đạo Sự Sống, Đạo Cứu Khổ, Đạo Khoa Học, Đạo Hạnh Phúc phù hợp những ai muốn sống vì Sự Thật Tứ Diệu Đế, tôn trọng Sự Thật Tứ Diệu Đế, thấy ngay, biết ngay kết quả Niết Bàn khi thực hành theo Bát Chánh Đạo tùy thuộc sức tinh tấn.
Theo những điều trên thì những bài Kinh Đại Thừa có Bồ Tát Di Lạc là Kinh Xạo, Kinh Tưởng do phàm phu chế ra (như Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sinh, Kinh Quán Di Lặc Sinh Đâu Suất Đà…. Hiện tại đây tại Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đã có những người xưng là Bồ Tát Di Lặc tái thế. Họ xưng thì kệ họ nhưng họ đều là phàm phu Vô Minh và nếu như họ có mượn danh nghĩa Đức Phật trong những hoạt động của họ như Hội Long Hoa thì đừng tin theo.
“Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự Lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất Lai, là sự chứng ngộ quả Bất Lai, là chứng ngộ quả A-la-hán. Của một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự xuất hiện của một người này, này các Tỷ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang... là sự chứng ngộ quả A-la-hán.
Ta không thấy một người nào khác, này các Tỷ-kheo, có thể chơn chánh chuyển vận Vô thượng Pháp luân do Như Lai chuyển vận, này các Tỷ-kheo, như Xá-lợi-phất. Xá-lợi-phất, này các Tỷ-kheo, chơn chánh chuyển vận Vô thượng Pháp luân do Thế Tôn chuyển vận.” (Tăng Chi Bộ Kinh, Chương 1, 1-4)
Theo Kinh: ngay cả bậc Tu Đà Hoàn (Dự Lưu) cũng là quí giá rồi huống hồ gì bậc A la hán (Phật). Bậc Tu Đà Hoàn tối đa 7 lần tái sinh nữa thì sẽ thành Phật. Nếu như lúc chết mà không chứng quả gì thêm thì vị Tu Đà Hoàn đó, giả sử tái sanh trên cõi Đâu Suất Đà (được cho là xứ sở của "Bồ Tát" Dục Giới trước khi thành Phật) thì vị Tu Đà Hoàn có thể thành Phật luôn tại Đâu Suất, hoặc có thể sống hết mạng tại cõi Đâu Suất (không chứng quả gì thêm sau hàng triệu năm) và sau khi chết tại Đâu Suất thì lỡ tái sinh lại cõi người (ở trái đất) và tu thành Phật thì sao? Sao lại không tính đến trường hợp đó mà cho rằng chỉ có Bồ Tát phàm phu Di Lạc (mù mờ, không rõ trong Kinh) ở Đâu Suất mới có khả năng xuống trái đất tu thành Phật?
*Bây giờ chúng ta sẽ dùng cách 2 để diệt tà kiến Di Lặc: “Các pháp do duyên sinh, duyên diệt các pháp diệt”
Các pháp do duyên sinh là sao đây? Là các pháp xuất hiện (Có) hay không xuất hiện (Không) là tùy thuộc tập hợp những điều kiện chính muồi mà có thể xảy ra. Tập hợp điều kiện là gì? Là những điều kiện (sự vật hiện tượng) bị ràng buộc, bị tương tác, bị chi phối lẫn nhau trong vô vàn sự vật hiện tượng (tâm và vật) trong quả đất, rộng hơn nữa là Thái Dương Hệ, hoặc Vũ Trụ. 
Cái này phải có thì cái kia mới có
Cái này không có thì cái kia không có
Cái này diệt thì cái kia diệt
Cái này không diệt thì cái kia không diệt
Như đã biết có những lãnh đạo PonPot thời diệt chủng Campuchia, họ làm ác mà sống vẫn bình an, tới già, tới chết thì chẳng lẽ Nghiệp ác tiêu mất không trả quả? Nhưng họ không có bình an thật sự, họ hằng ngày sống trong lo sợ kẻ thù, lo lắng bị trả thù. Quả ác của họ tạo ra sẽ xuất hiện bất kỳ lúc nào lúc hấp hối và sau khi tái sinh trong cõi dữ, quả ác đó cũng theo họ trong các kiếp sống mới và trổ quả khi có duyên chính muồi. Không có cái gì tự nhiên mà mất đi (có nhân mà không có quả), sơ dĩ chưa có quả báo là tập hợp điều kiện phối hợp tạo ra quả báo chưa có chính mùi. Như vậy: Có Nhân thì chưa chắc có Quả (ngay) vì Hệ Duyên (tập hợp điều kiện) chưa đủ để phát sinh ra Quả. Nhân đang “âm thầm” phối hợp với duyên để trổ Quả, chứ Nhân không mất đi. Nhưng một số duyên có thể bị khử nếu như tu đúng Chánh Pháp. Cho nên, nếu chúng ta tu đúng Chánh Pháp thì sẽ phát sanh Chánh Nghiệp, Chánh Mạng nên một phần Ác nghiệp (từ muôn kiếp) sắp trổ quả sẽ CÓ THỂ bị làm mất tác dụng trổ Quả. 
Nếu chúng ta chấp nhận có Sự Thọ Ký thì Có Thể chúng ta sẽ sa ngã vào Thuyết Định Nghiệp (Định Mệnh) phản lại chân lý “Các pháp do duyên sinh” (cũng là luật nhân quả). Như Đại Thừa thường nói sai: Tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật - Có Phật Tánh (Thuyết Lạc Quan, Thuyết Định Mệnh). Phải nói cho đúng là: Nếu chúng sanh nào tạo ra nghiệp trí tuệ thì mới “có thể” có khả năng thành Phật. Mà muốn tạo ra nghiệp trí tuệ thì phải có Chánh Kiến và Chánh Tư Duy (2 chi phần của Chánh Trí Tuệ). Muốn vậy thì phải tu Bát Chánh Đạo (trong Kinh Thiệt).
Đó là lý do vì sao Đức Phật đã không cho những đệ tử mình làm nghề bói toán, đoán tương lai. Vì sao bạn biết không? Vì chuyên bói toán tương lai đúng thì ít mà sai thì vô vàng vì do trùng trùng điệp điệp duyên khởi xảy ra tùy theo điều kiện. Thời gian tương lai kéo càng dài thì khả năng dự đoán càng mất tác dụng. Mà là một người Giác Ngộ thì không bao giờ nói sai, cho nên chuyện đoán tương lai (thọ ký) cho ai đó “thành Phật” (qua các đại kiếp mai sau quá lâu dài) là chuyện không hề có. Nếu như bạn có thiện nghiệp, trí nghiệp gặp vị Giác Ngộ ngay hiên tại, bạn tin tưởng vị ấy thì bạn theo học vị ấy thì bạn sẽ có thể thành vị Giác Ngộ, còn không theo thì biết bao giờ mới có dịp gặp được một vị Giác Ngộ nữa? Khi bạn theo vị Giác ngộ thì sự chứng đạo cũng tùy thuộc nỗ lực của bạn, chứ không tùy thuộc vào ai cả nhưng cũng phải tùy thuộc vào hoàn cảnh môi trường, thời đại, tục quán, người khác có làm phiền bạn hoài trong lúc tu tập hay không, những kẻ thù (ác nghiệp) mà bạn tạo ra trước khi theo vị Giác ngộ đó v.v…vô số cái điều kiện tùy thuộc như vậy.
“ Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà hạnh như xem tướng tay chân, chiêm tướng, triệu tướng, mộng tướng, thân tướng, dấu chuột cắn, tế lửa, tế muỗng, dùng miệng phun hột cải v.v... vào lửa, tế vỏ lúa, tế tấm, tế gạo, tế thục tô, tế dầu, tế máu, khoa xem chi tiết, khoa xem địa lý, khoa xem mộng, khoa cầu thần ban phước, khoa cầu ma quỷ, khoa dùng bùa chú khi ở trong nhà bằng đất, khoa rắn, khoa thuốc độc, khoa bọ cạp, khoa chim, khoa chim quạ, khoa đoán số mạng, khoa ngừa tên bắn, khoa biết tiếng nói của chim. Còn Sa-môn Gotama thì tránh xa những tà hạnh kể trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai. (Kinh Phạm Võng, Trường Bộ)
Phật không bao giờ đoán tương lai về thế giới và loài người vì đó là tà mạng và vì Phật có Chánh Mạng và hiểu rõ “các pháp do duyên sinh, duyên diệt các pháp diệt”. Và nói rằng: ”Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ” (Kinh Ví Dụ Con Rắn). Và thêm nữa là gì? Là:”Này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”(Tăng Chi Bộ)
Cho nên Thế Tôn không bao giờ thọ ký cho ai sau nhiều đại kiếp tu hành thì sẽ thành Phật (kiếp là con số rất lớn). Hãy suy nghĩ: nếu như thọ ký cho ai thì người đó ỷ lại không chịu tu thì sao? (vì phàm phu Bồ Tát sẽ nghĩ là sẽ chắc chắn là Phật trong tương lai rồi, tu chi cho phí, rồi không tinh tấn tu tập, không giữ giới…). Thế hệ sau thời sau Thế Tôn sẽ ỷ lại không thèm tu Chánh Pháp nữa vì có Phật Tương Lai sẽ ra đời, nên dựa dẫm vào đó. Rồi các thế hệ sau phát sanh ra đủ thứ loại Bồ Tát Tương Lai tự xưng, tự diễn, ảo tưởng (may mà Phật chưa có thọ ký cho ai mà Bồ Tát thị hiện tùm lumtừ xưa đến nay)…sanh ra lừa gạt “tâm linh” với vô số mục đích, hệ lụy tai hại như vậy thì làm sao Bậc Trí Tuệ mà thọ ký được phải không? Đức Phật còn dạy như vầy:
“Này Cunda, những gì bậc Ðạo Sư phải làm, vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng cho các Người. Này Cunda, đây là những gốc cây, đây là những nhà không tịnh. Này Cunda, hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Người.” (Kinh Đoạn Giảm, Trung Bộ)
Phật đã làm những gì cần phải làm, đã dạy đủ những gì đã dạy, không cần phải nương tựa một ai dù là tương lai (Phật Tương Lai, Phật A di đà dù có hay không). Hãy thực hiện lời dạy của Phật đi, nếu lười biếng thì ác nghiệp từ muôn kiếp quá khứ nó không chừa một ai, nó sẵn sàng cướp đoạt tính mạng bất kỳ lúc nào khi hội đủ duyên. Nghiệp lang thang vô hạn định trong muôn kiếp luân hồi, không khởi đầu, không kết thúc. Sự vô thường, một đời người là không dài. Hãy tinh tấn thiền định, nếu không tinh tấn chứng đạo quả thì sẽ hối tiếc vì không có dịp hoặc hiếm hoi có dịp gặp Chánh Pháp nữa. Thế Tôn đã nói rõ biết bao lần những lời trên thì còn thọ ký cho ai?
Tiến trình tìm cầu giác ngộ của chúng sanh ra khỏi đau khổ vĩnh viễn
Trong vô số chúng sanh trong vũ trụ, chỉ những ai cực kỳ đau khổ, đau khổ đến cùng tận, không thể đau khổ hơn thì vị ấy mới hiểu được đời, sinh tử là đau khổ, sau nhiều kiếp vô minh luân hồi. Vì chịu không nổi đau khổ như vậy mới có sự thúc ép tìm cách thoát khỏi đau khổ, tức là tìm cầu giác ngộ ra khỏi đau khổ. Tìm hoài, tìm mãi cho, tu cách này, tu cách kia muôn muôn kiếp không lối thoát, đến khi nào cũng không mò mẫm ra được. Sau quá nhiều kiếp tích lũy Chánh Kiến và Chánh Tư Duy nhờ kinh nghiệm mới phá bỏ dần Tà Kiến và Tà Tư Duy qua nhiều kiếp sống thì lần sau cùng mới cố gắng cùng tột và tìm ra được Bát Chánh Đạo. Tiến trình tìm cầu giác ngộ của chúng sinh đó cũng là do duyên sinh, tức là tiến trình ấy là vô ngã (vị ấy không thể tự làm chủ), vị ấy có thể bị tiến lùi trí tuệ thành các con thú hàng đại kiếp, vào địa ngục, ngạ quỉ mất hết trí tuệ; Rồi có khi lại phải gầy dựng lại Nghiệp Trí tuệ đã tích lũy, có khi thành chư Thiên Dục Giới hàng triệu năm, vào cõi Sắc Giới hang triệu triệu năm. Nghĩa là sao? Có sự thăng tiến nghiệp thiện thì cũng phải có sự suy thoái nghiệp thiện. Các pháp do duyên sinh mà, chúng sanh ấy đâu làm chủ được mọi thứ, không ai sai khiến được mọi thứ, đó là Vô ngã. Cho nên, Giả sử Phật Thích Ca không xuất hiện như trước đây thì cũng có thể có một vị Phật khác xuất hiện theo tiến trình duy lý đó. Sự thành Phật là Sự Giác ngộ Vô ngã, không ai ban cho, không ai nói trước được. Nghĩa là (ví dụ) nếu trước đây 2600 năm Phật Thích Ca không xuất hiện thì có thể 3000, 4000…100000 năm sau Dương Lịch sẽ có thể có một vị Phật Thế Tôn xuất hiện do tiến trình tự nhiên mới vừa nói. Hoặc là có thể không có vị Phật nào xuất hiện luôn sau khi mặt trời nguội lạnh, sự sống loài người không còn trên quả đất. Vũ trụ là vô ngã, không cốt lõi, vô chủ thì mọi sự việc diễn ra chẳng phụ thuộc vào mong muốn của ai. Cho nên, phải quí trọng sự xuất hiện Chánh Pháp của một vị Phật Thích Ca hiện tại, đó là một đại nhân duyên hiếm hoi, phải nương nhờ đó mà tiến đến giải thoát. Thế Tôn không thọ ký cho ai mai sau (thành Thế Tôn kế vị) vì Thế Tôn hiểu thấu đau khổ là như thế nào: tu mò trong vô minh sẽ không chắc gì khám phá ra được chân lý Tứ Diệu Đế. Chính những sư ngu Bà La Môn ngoại đạo, trà trộn vào Đạo Phật Vô Ngã để chế biến, xào nấu ra Đạo Phật Đại Ngã mới có sanh ra tưởng tri Tâm Phàm Phu Thường Trụ, Như Lai Tạng sanh mọi vật, Tâm sanh vạn pháp, Phiền não phàm phu là Niết Bàn chư Phật, Ba Thân Phật... Họ chế biến ra Phật Di Lạc để kích lòng tham dục cho Phật tử xa rời Chánh Pháp Thế Tôn Thích Ca, tu theo Pháp Di Lặc để trục lợi tâm linh theo ý đồ của họ hoặc theo mục đích truyền thống Bà La Môn. Phật (Đức Giác Ngộ) hiểu rõ thế nào là Vô Ngã mà làm sao dạy mấy cái trò Ngã Chấp (Tham Ái) vào luân hồi đau khổ để chờ Phật Tương Lai mai sau, để phát minh lại “Cái bánh xe Chánh Pháp”. Phật là bậc Trí Tuệ, Từ Bi nên hiểu rõ Đau Khổ Triền Miên là gì khi sa vào luân hồi khó thoát. Do vậy Bậc Giác Ngộ không bao giờ có Tâm ác độc, ngu si mà sai bảo người ta lăn vào luân hồi để tìm ra Tứ Diệu Đế đã được tìm ra rồi. Cho nên vấn đề Phật thọ ký cho ai sau nhiều đại kiếp nữa thành Phật là không có. Thay vào đó với trí tuệ vô thượng, nếu người đó ("xin thọ ký") muốn giác ngộ thực sự thì Phật có cách khơi mở cho người đó phương cách tu tập thích hợp. Nếu gặp Phật chỉ dạy trực tiếp mà không giác ngộ thì tương lai những đại kiếp sau làm sao chắc chắn giác ngộ?
Thế Tôn Tương Lai có hay không trước khi loài người trên trái đất này bị biến mất cũng phải tuân theo Các Pháp Do Duyên Sinh:
Cái này phải có thì cái kia mới có
Cái này không có thì cái kia không có
Cái này diệt thì cái kia diệt
Cái này không diệt thì cái kia không diệt
Loài người có thể tự cứu mình cũng có thể tự hủy hoại mình, cái đó tùy theo loài người hiện nay và tương lai có muốn tu Chánh Pháp hiện nay hay không. Nếu như các lãnh đạo trên thế giới phần lớn theo Chánh Pháp thì làm sao mà có chiến tranh hạt nhân hoặc dùng vũ khí sinh học, hóa học khi có xung đột? Càng nhiều người trên thế giới tu đúng Chánh Pháp thì nhân loại càng hiền hòa, an bình, hạnh phúc, sống lâu… 
Chánh Pháp có mất đi hay không cũng do Các Pháp Do Duyên Sinh
Cái này phải có thì cái kia mới có
Cái này không có thì cái kia không có
Cái này diệt thì cái kia diệt
Cái này không diệt thì cái kia không diệt
Nếu như ngày càng nhiều những tu sĩ u mê dạy Tà Pháp trên thế giới; vô số người trên địa cầu hành ác pháp hoặc tà pháp thì có thể Chánh Pháp bị lu mờ, có khả năng biến mất. Nhưng Tứ Diệu Đế vẫn là sự thật được tìm ra theo Tiến Trình Giác Ngộ của Chúng sanh ở phía trên. Nghĩa là một vị Thế Tôn sẽ xuất hiện khám phá ra Tứ Diệu Đế nếu như Tập Hợp Nhân Duyên hội đủ ở một chúng sanh nào đó (bất kỳ).
Ở đầu bài PPCT có nói Bất kỳ ai muốn trở thành Bậc Trí Tuệ (Giác Ngộ) thì tối kỵ nhất là có tư duy: Kinh Sách, người nổi tiếng, Thầy Tổ xưa nay, học vị, bằng cấp nói sao thì đúng như vậy.
Như vậy các bạn hãy cẩn thận bất kỳ cuốn sách nào, thầy nào nói mà không phải là Kinh Pali nói. Thậm chí Kinh Pali, các bạn cũng phải đối xử rằng: không phải cái gì cũng tin mù quáng mà phải dùng Chánh Kiến như vầy: Liệu cái đó (ý kiến đó) trong Kinh Pali có giúp ta chứng nghiệm Tứ Diệu Đế? Giúp ta tăng trí tuệ? Giúp ta thoát Khổ ngay hiện tại? Thực hành ra sao?
Kinh Kalama, Phật đã dạy rõ ràng rồi:
“Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: "Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. ". Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên." (Kinh Kalama, Tăng Chi Bộ)”
Cho nên, dù có 1 vài ba bài Kinh Pali lỡ có vi phạm Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thì điều đó không có nghĩa là Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo, 37 phẩm trợ đạo là không có giá trị Giải Thoát Khổ trong các bài Kinh còn lại. Chẳng có ai đủ khả năng lý luận để làm cho Sự Thật Tứ Diệu Đế bị sai. Loài người có thể lãng quên Tứ Diệu Đế vì sau này có thể họ sống lâu hơn và sung sướng hơn (hoặc là yểu mạng hơn) nhưng Sự Thật (Tứ Diệu Đế) vẫn còn đó bất chấp loài người quên hay nhớ Sự Thật Tứ Diệu Đế. Nghĩa là họ vẫn phải bị Sinh, Già, Bệnh, Chết, Sầu, Bi, Ưu…Loài người trên trái đất đâu phải là trung tâm của vũ trụ. Chúng sanh 3 cõi đều có khả năng chứng nghiệm Tứ Diệu Đế nếu như chúng sanh có cơ hội tìm ra Tứ Diệu Đế, hoặc thừa hưởng Chánh Pháp từ một vị đã tìm ra Tứ Diệu Đế để thoát khỏi Khổ Đau Vĩnh Viễn, An Lạc Vô Thượng. Cho nên, mỗi người chúng ta nếu muốn đạt An Tịnh Đạo Lộ, Vượt Mọi Khổ Đau Ách Nạn đều nên tu đúng Chánh Pháp và có trách nhiệm duy trì và bảo vệ Chánh Pháp để tránh Chánh Pháp biến thành Tà Pháp do duyên sinh. 
Thân ái (11 tháng 6 năm 2013) 
Phật pháp chân thật
http://phatphapchanthat.blogspot.com 
Ghi chú:
(1): PPCT không tu theo bất kỳ trường phái Phật học của quốc gia nào hoặc bất kỳ ai. PPCT cũng không do bất kỳ ai, chùa chiền, thiền viện nào sai khiến PPCT tạo ra trang web blog này. PPCT chỉ là tuân theo lời dạy sau đây:
“Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?
- Bạch Thế Tôn, không thể được!
- Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: - "Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi". (Kinh Phạm Võng, Trường Bộ)
Do vậy bất kỳ ai, không câu nệ địa vị, bằng cấp, danh tiếng nếu chưa biết sự thật ra sao thì nên tiếp thu hoặc góp ý hoặc nếu như phê bình thì phải có chứng minh, giải thích, liên hệ Kinh Pali và thực tế như PPCT đã làm trong bài viết này, không nên đem những loại sách của những luận sư học giả viết ra mà đem vào đây phản bác (bởi Kinh Kết Tập Pali mới đáng dùng). Những ý kiến phê bình không chánh đáng, kém hiểu biết Chánh Pháp sẽ không được hoan nghênh. PPCT không nài ép ai chấp nhận ý kiến của nhau, không có gì là “quan điểm chung”, “quan điểm riêng” mà là quan điểm Chánh Pháp do Phật dạy trong Kinh Kết Tập. PPCT cũng không có trách nhiệm trả lời mọi câu hỏi, PPCT chỉ chia sẽ những gì cần chia sẽ về Chánh Pháp đã bị Tà Pháp vùi dập bao năm qua. Nếu có những câu hỏi nào cần trả lời về Chánh Pháp & Tà Pháp và trong giới hạn cho phép của hiểu biết và mục đích cần trả lời thì PPCT mới trả lời. Thay vào đó các bạn nên đến những nơi cần hỏi (những chùa dạy pháp tu Nguyên Thủy) để hỏi pháp và cầu đạo. Những câu hỏi không liên quan đến đề tài sẽ không được quan tâm. Chú ý để khỏi mất thời gian mình và làm phiền các độc giả khác. 
PPCT ơi! bên đại thừa họ còn nói phật DI LẠC sẽ ra đời sao khi hết thời kỳ của phật THÍCH CA tôi không biết kinh nguyên thủy phật THÍCH CA có nói vấn đề này không? hay họ nói gạt chúng sanh nữa .Kính mong PPCT trả lời dùm vì tôi không tin cái bọn đại thừa nữa
(3) Nói như vậy thì mới chính xác ý nghĩa, chỉ những người theo Đạo Tham Ái mới không nghĩ vậy. 
(4) Sự tối thượng của Phật A la hán đệ tử (thầy là Thích Ca)
1) An lạc, bậc La-hán,
Họ không có khát ái,
Ngã mạn khéo chặt đứt;
Lưới si bị phá rách. (diệt tận gốc Vô Minh, không cần phải tu gì thêm nữa)
2) Họ đạt được bất động,
Tâm viễn ly ô trược,
Không nhiễm trước thế gian,
Bậc Phạm thiên vô lậu.
3) Họ biến tri năm uẩn.
Do hành bảy Chánh pháp.
Bậc Chân nhân tán thán,
Con đích tôn chư Phật. (tu theo Chánh Pháp và thành Phật ngay hiện tại)
4) Ðầy đủ bảy món báu,
Ba học đều thành tựu,
Bậc đại hùng du hành,
Ðoạn tận mọi sợ hãi.
5) Ðầy đủ mười uy lực, 
Bậc Long tượng Thiền định.
Họ tối thắng ở đời,
Khát ái được đoạn tận.
6) Thành tựu vô học trí,
Thân này thân tối hậu,
Cứu cánh của Phạm hạnh,
Ðạt được không nhờ ai. (tự thân nỗ lực đạt được nhờ giáo pháp đã học từ Phật Thích Ca)
7) Ðối các tưởng, không động,
Giải thoát khỏi tái sanh, (không cần phải phụng thờ trăm ngàn ức Phật gì cả như Kinh Pháp Hoa nói) 
Ðạt được điều phục địa,
Họ chiến thắng ở đời.
8) Thượng, hạ cùng tả, hữu.
Họ không có hỷ lạc,
Họ rống sư tử rống,
Phật vô thượng ở đời! (các vị A la hán đệ tử là 1 vị Phật đầy đủ phẩm chất như Thế Tôn)
(Trích Tương ưng bộ kinh, Thiên Uẩn, IV. Các Vị A-La-Hán)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét