Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Ăn chơi và làm thơ: Vị Đạt lai Lạt ma “khác thường”

Tsangyang ăn mặc như một người dân thường, và thường lấy tục danh là Norsang Wangpo khi ra ngoài vào ban đêm để đi uống rượu và vào các nhà chứa. Ông uống rượu, và hát tình ca trong các quán rượu suốt đêm. (ảnh không liên quan đến bài viết)


Về danh hiệu Đạt-lai Lạt-ma
Đạt-lai Lạt-ma là danh hiệu của một nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Gelug. Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lai Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh.
Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng của trường phái Gelug vào năm 1578. Kể từ 1617, Đạt-lai Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng.Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước. Vị hiện thời là ngài Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay... 
"Sợi nhỏ" - Hot girl Việt Nam
Vị Đạt-lai Lạt-ma "phàm tục"
Sứ mệnh của các đời Đạt-lai Lạt-ma là để cứu độ chúng sinh khỏi vòng khổ đau của luân hồi sinh tử. Vì vậy hầu hết các ngài đều sống một cuộc đời phạm hạnh, hết lòng tu tập và hoằng pháp nhằm đem đến nhiều lợi lạc nhất có thể.
Tuy vậy, trong lịch sử của dòng tái sinh ấy, lại có một vị Đạt-lai Lạt-ma dù có trình độ học thuật rất cao thâm, nhưng lại sống một cuộc đời hoàn toàn khác so với các vị trước đó và sau này. Đó là Tsangyang Gyatso (1683 - 1706). 
Trở thành vị Đạt-lai Lạt-ma thứ sáu vào năm 1697, nhưng Tsangyang Gyatso luôn luôn đi ngược lại các nguyên tắc của trường phái Gelug, mà ông chính là nhà lãnh đạo tinh thần. 
Người ta miêu tả ông thường mặc áo choàng lụa mầu xanh và để tóc dài. Giống như những kẻ ăn chơi thời đó, ông dành cả ngày tập bắn cung với bạn bè đằng sau cung điện Potala, trước khi xuống phố vào buổi tối. 
Tsangyang ăn mặc như một người dân thường, và thường lấy tục danh là Norsang Wangpo khi ra ngoài vào ban đêm để đi uống rượu và vào các nhà chứa. Ông uống rượu, và hát tình ca trong các quán rượu suốt đêm. Các cái quán này có mầu trắng, số khác sau đó lại sơn màu vàng. Có một đức tin khá phổ biến, những quán nào có mầu vàng là chốn linh thiêng, vì đó là nơi Tsangyang gặp gỡ người tình của mình. 
Ngoài việc ăn chơi, Tsangyang còn thường xuyên làm thơ. Những bài thơ của ông hay viết về tình yêu với nhiều phụ nữ mà ông từng có quan hệ, từ gái điếm cho tới các cô bán rượu bia ở chợ… 
Thú vui tao nhã chơi cây cảnh của người xưa.
Dưới đây là một số bài thơ tình của ông 
Cô gái từng yêu tôi 
Cô gái từng yêu tôi 
Giờ lấy người nào đấy 
Tôi buồn rầu thương nhớ 
Héo hon tấm thân gầy 

Hoa xuân tàn rơi rụng 
Hoa xuân tàn rơi rụng 
Lũ ong chẳng thở than 
Hai chúng mình xa cách 
Chúng ta không thể khóc 

Khao khát nàng chủ nhà 
Khao khát nàng chủ nhà 
Nở bừng trong tuổi trẻ 
Như thèm muốn trái đào 
Chín mọng cành cây cao 

Cô gái tôi yêu từ khi nhỏ dại 
Cô gái tôi yêu từ khi nhỏ dại 
Ắt hẳn là con gái của loài sói 
Dù đã nhiều đêm nàng ở bên tôi 
Nàng vẫn tìm đường trốn chạy 
Như loài sói, tới những núi đồi 

Mũ trên đầu 
Mũ trên đầu 
Bím tóc dài vắt ngang vai. 
"Đi may mắn." 
"Bình yên ở lại." 
"Em sẽ buồn..." 
"Mình sẽ sớm gặp lại." 
"Bưởi năm roi" - siêu mẫu nội y châu Âu
Cũng có khi chủ đề thơ là về sự mâu thuẫn nội tâm trong con người ông. Đó chính là những ham muốn ngày càng mạnh mẽ đối với sự “thoải mái và khoái lạc”, trong lúc ông cũng hoàn toàn ý thức được trách nhiệm của mình. 
Thiền định 
Giá như ta có thể định tâm 
Vào Phật pháp như vào em yêu dấu 
Thì ta đã đạt tới giác ngộ 
Ngay trong đời này kiếp này. 

Ngay cả lúc ngồi thiền 
Ngay cả lúc ngồi thiền 
Tôi không thấy Lạt-ma 
Nhưng đôi khi hiện ra 
Nụ cười em yêu dấu 

Tôi gắng sức bắt mình 
Tôi gắng sức bắt mình 
Nghe lời dạy Lạt Ma 
Nhưng tim tôi trốn chạy 
Nghĩ tới người tôi say 

Những đám mây màu hồng 
Những đám mây màu hồng 
Che giấu sương, mưa đá 
Kẻ nửa tục nửa tu- 
Kẻ thù của Giáo pháp 
(Người dịch thơ: Vũ Hoàng Linh & Hoàng Hưng)  
Ngoài làm thơ ra, Tsangyang cũng sáng tác khá nhiều bài hát, mà đến nay một số vẫn được người dân Tây tạng hát. 
Món ăn trong lễ Tết Tsagaan Sar của người Mông Cổ.
Kết cục bi thảm 
Đời sống đầy phàm tục của Tsangyang làm xói mòn một trong những đức tin chính của các nhà sư rằng Tsangyang có thật sự là hiện thân của vị Đạt-lai Lạt-ma thứ năm hay không. Nghi ngờ này rõ ràng có cơ sở khi mà người tiền nhiệm của ông là một nhà lãnh đạo rất uyên thâm, bao trùm quyền lực cả về đời và đạo khắp vùng Tây tạng, trong khi hành động của Tsangyang thì hoàn toàn khác hẳn và không thể đoán trước. 
Năm 1706, Tsangyang bị nhà vua Mông Cổ, lúc đó là tay sai cho triều đình Mãn Thanh, bắt cóp và đưa về Bắc Kinh. Ông đã chết một cách bí ẩn khi đường đi, có nhiều nghi ngờ là ông bị mưu sát. Tuy vậy, vị Đạt-lai Lạt-ma yểu mệnh này đã để lại một di sản thơ ca phong phú và chúng đã trở thành dân ca được lưu truyên đến tận ngày nay trong khắp hang cùng ngõ hẻm của Tây Tạng. 
Theo Nghệ Thuật Yêu 
"Lưới mỏng" - thiếu nữ Nhật Bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét