Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ ???

Buổi Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn của Hội Nhà văn tổ chức.
Để xem ông chủ tịch hội và nhà thơ ứng viên giải Nobel văn học ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?
Quả thật mấy ngày nay tin văn về những tập thơ thần thánh của vị giáo sư tiến sĩ họ Hoàng làm mình nóng mặt. Không thể hiểu cái Hội nhà văn Việt Nam và ông chủ tịch hội ra sao nữa. Nào hội thảo,nào tụng ca, nào tuyên bố... ngút trời về một thiên tài từ trên Thiên đình rớt xuống. Cứ như sắp sửa mang về cho nền thi ca Việt Nam một cái mề đay Nobel văn chương thật sự ấy. Những tập thơ do thánh thần nhập thế cho vị giáo sư ghi lại,đã được các vị tổng thống nước Mỹ, Pháp, Anh ca ngợi hết lời ,thế mà người yêu thơ nước Việt như mình lại chưa thấy mặt mũi ra sao thì quả là đáng trách. 
Đất nước mình thời cộng sản vinh quang kể cũng lạ. Những cuộc hôi thảo thi ca dường như chỉ dành riêng cho những người có chức có quyền, có tiền có tiếng. Chưa thấy cuộc hội thảo nào dành cho những nhà thơ chân đất.Thôi thì thế cũng chẳng sao, đồng tiền và quyền lực đã ngự trị trên tất cả mọi giá trị của cuộc sống rồi thì đành vây, nhưng mà... hình như có cái gì đó không bình thường... 
Tiếc là chưa được đọc bài thơ nào trong các tập thơ thần của ông Tiến sĩ Hoàng Quang Thuận nên cũng chỉ biết ngơ ngác đứng ngoài chầu rìa nghe những bài tụng ca quá lố và trông chờ một điều gì đấy có thể long trời lỡ đất sắp nổ ra vậy... Điều gì đấy tất nhiên không phải từ các quan chức Ban chấp hành Hội Nhà văn, cũng không phải từ ông hội trưởng, càng không phải từ hệ thống truyền thông vĩ đại của nhà nước. Không biết duyên nợ ra sao nhưng mình cứ trông mong một người... mà mình rất kính nể về cả tài năng và tính cách... 
Bài viết của nhà thơ Trần Trương khiến văn đàn hy vọng, ít nhất cũng đã có một sự khởi đầu, phải có lời phản biện chứ, văn chương là vậy, không thể cảm nhận và ca tụng một chiều.
"Tự tin" - người đẹp Việt nam
Mình là người ngoại đạo, lại chưa đọc thơ, nhưng vẫn có cảm giác không thể tin được trong nửa đêm, chỉ mấy tiếng đồng hồ ngắn ngũi mà ông giáo sư chưa bao giờ làm thơ lại nhả ngọc phun châu đến cả trên trăm bài thơ theo Đường luật, mặc dù đã có mấy vị tiếng tăm ra lời chứng giám. Trong số đó có cả danh nhân văn hóa được ghi tên ở sách Bách khoa Toàn thư châu Á - Dương Xuân Nam, tức nhà thơ Dương Kỳ Anh - một nhà thơ đàn anh đồng hương mà mình chưa được đọc thơ nhưng biết tiếng qua những cuộc thi khoe mông, vú, chân dài. 
Và đây rồi, điều trông mong của mình đã đến, hơn cả sự trông mong. Luật sư - thi sĩ Nguyễn Minh Tâm, một người anh, người bạn thi ca thân thiết -không ngờ lại cũng là bạn thân quen của tác giả những bài "thơ thần" đang làm rùm beng văn đàn -đã vén lên bức màn nhung bí ẩn của vị Giáo sư họ Hoàng và phen này thì... quả đúng là chuyện long trời lỡ đất... Và cuối cùng tướng quân Trần Mạnh Hảo đã rút "chùy" ra. 
Ông Giáo sư, Tiến sĩ, Viện trưởng, ứng viên giải Nobel văn học và nhà thơ chủ tịch hội Hữu Thỉnh sẽ đỡ đòn ra sao đây với những đường "chùy' của "tướng quân" Trần Mạnh Hảo, khi mà cả mấy chục giáo sư thuộc ngành giáo dục đào tạo mấy năm trước dù tả xung hữu đột nhưng cuối cùng cũng phải đem chước thứ... 36 ra dùng.
Với những bằng chứng rành rành mà vị luật sư nổi tiếng, thi sĩ Minh Tâm vừa vén lên thì mình thấy lo cho ông chủ tịch hội và "nhà thơ thần" Hoàng Quang Thuận quá. 
Chỉ mới "múa đường chùy" đầu tiên mà tướng quân Trần Mạnh Hảo đã chỉ ra thế này:
"Hóa ra, ông viện trưởng (gà trống thiến sót) này đã nói dối, rằng thơ thẩn của ông là thơ ăn cắp, bỗng chốc trở thành thơ thần thơ Phật. Tội lừa đảo cả thế giới, lừa đảo cả trời Phật này của liên danh thơ thẩn Hoàng Quang Thuận - Hữu Thỉnh to lắm, nặng nghiệp lắm, đê tiện lắm"... (hết trích).
Chắc chắn nhà thơ Trần Mạnh Hảo sẽ không đơn phương độc mã một mình như những lần trước đâu, ắt sẽ có nhiều điều thú vị. 
Để xem ông chủ tịch hội và nhà thơ ứng viên giải Nobel văn học ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?
Nguyễn Xuân Lộc 
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ) - ảnh Việt nam xưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét