Nhân dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược lãnh hải. |
Cho dù bão đang nổi lên tại Biển Đông, nhưng ưu tiên hàng đầu của các bên tranh chấp là tránh một cuộc xung đột vũ trang. ASEAN và Trung Quốc đều có những lý do rõ ràng để tránh một cuộc chiến tại Biển Đông.
Căng thẳng tại Biển Đông đã lên đến mức cao nhất, ít nhất là trong khoảng hai năm trở lại đây, tiếp sau thất bại cay đắng tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh. Tổng thư ký Surin Pitsuwan, một người luôn tỏ ra lạc quan, đã thừa nhận rằng hội nghị là một thất bại “chưa từng có” trong lịch sử của ASEAN; còn Ngoại trưởng Indonesia thì vội vã tìm cách hòa giải căng thẳng giữa các quốc gia ASEAN vì lo ngại các quốc gia này sẽ lại một lần nữa làm trầm trọng thêm xung đột. Gần như tại thời điểm thất bại của ASEAN, một tàu khu trục hải quân của Trung Quốc đã bị mắc cạn ở một khu vực tranh chấp ngoài biển, điều này đã làm dấy lên những nghi ngại của khu vực rằng Bắc Kinh đang cố gắng để củng cố thêm yêu sách của nước này đối với toàn bộ khu vực Biển Đông.
Trong vòng hơn 3 năm trở lại đây, chính quyền Obama đã đưa ra một lập trường thận trọng nhưng cũng rất rõ ràng về chủ quyền Biển Đông và việc phân xử các tranh chấp. Trong khi nhấn mạnh rằng Mỹ không có bất kì yêu sách nào tại Biển Đông, chính quyền Obama cũng có nhiều phát ngôn ủng hộ quyền của các bên có tranh chấp trong ASEAN về yêu sách chủ quyền lãnh thổ, thậm chí chính quyền Obama còn nói rằng tự do hàng hải và việc một biện pháp giải quyết tranh chấp được tất cả các nước chấp nhận là “lợi ích quốc gia” của Mỹ.
Chính quyền Obama cũng đã tăng mức hỗ trợ của Mỹ cho các quốc gia Đông Nam Á. Ví dụ như đầu tháng này, Mỹ đã thông báo khoản tài trợ mới trị giá 50 triệu USD cho Sáng kiến Hạ Lưu sông Mêkông, dự án dành cho các quốc gia tại khu vực sông Mê kông như Lào và một số nước khác. Các đối tác trong khu vực của Mỹ như Philippines đang đẩy mạnh việc mua sắm vũ khí. Đồng thời, Trung Quốc và hầu hết các quốc gia tranh chấp một phần nào đó Biển Đông (như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan) đang ngày càng có thêm nhiều phát ngôn về các yêu sách của mình cũng như đẩy mạnh việc triển khai tàu đánh cá hải quân cũng như “ngư dân” ở Biển Đông để thăm dò lập trường của các nước khác.
Tuy nhiên, vẫn còn cơ hội cho sự thỏa hiệp giữa các bên tranh chấp và Mỹ. Các quan chức Trung Quốc nhận rằng việc ngày càng có nhiều tuyên bố hùng hồn của họ về vấn đề trên biển khiến các quốc gia Đông Nam Á xa lánh họ và đẩy những nước như Việt Nam và Philippines xích lại gần hơn với Mỹ. Cùng lúc đó, một vài các quốc gia ASEAN như Campuchia đang tiến đến gần phía Trung Quốc, còn một số nước khác như Philippines lại đang ngày càng tỏ ra gần gũi với Mỹ. Tất cả các quốc gia Đông Nam Á phải nhận ra rằng nếu như họ muốn được đối xử như là một thế lực tại vùng Đông Á, thì các nước này phải có được một mặt trận thống nhất về các vấn đề khác nhau.
"Siêu xe" - người đẹp Việt Nam |
Củng cố yêu sách lãnh thổ
Căng thẳng ở Biển Đông, vùng biển có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng và được cho là có trữ lượng dầu mỏ khá phong phú, lắng dịu trong những thập kỷ qua nhưng hai năm trở lại đây căng thẳng đã gia tăng đột ngột. Trung Quốc, với luận thuyết yêu sách gần như toàn bộ vùng biển này, trong những năm qua đã thúc đẩy những yêu sách của mình một cách mạnh mẽ hơn. Điều này được cho là xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau: Có thể do phải đối mặt với những vấn đề kinh tế nên Mỹ đã xao lãng khu vực châu Á trong nửa cuối của thập niên 2000; giới lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rõ về sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Bắc Kinh; chính phủ Trung Quốc hưởng ứng chủ nghĩa dân tộc gia tăng mạnh mẽ trong nước; các công ty tài nguyên Trung Quốc muốn tiến hành khảo sát các vùng biển; hoặc kết hợp những hoạt động khảo sát này với các yếu tố khác.
Mùa hè năm ngoái, ASEAN dường như đã sẵn sàng để Trung Quốc đề nghị bất kỳ giải pháp nào trong tương lai với việc công khai kỷ niệm bản dự thảo thỏa thuận giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình. Nhưng bản thỏa thuận này không phải bộ quy tắc mang tính ràng buộc, và nó không đề cập bất kỳ giải pháp thực sự nào đối các vấn đề cốt yếu như các yêu sách lãnh thổ chồng lấn trên biển và hoạt động khảo sát đối với các nguồn tài nguyên tiềm năng nằm sâu dưới biển.
Mùa xuân và mùa hè năm nay, các quốc gia yêu sách Đông Nam Á (ngoại trừ Malaysia với vai trò thụ động hơn) và Trung Quốc đã thể hiện lập trường cứng rắn với việc thể hiện nhiều hơn trên thực địa các yêu sách của mình. Các bên gần như đã biến các đá không có người cư trú thành các tỉnh và thành phố mới. Đầu năm nay, Trung Quốc ra thông báo Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp, cũng như khu vực khác của vùng biển, đã trở thành khu vực hành chính của Trung Quốc với tên gọi Thành phố Tam sa và có bộ máy chính quyền riêng.
Họ bắt đầu tuyên bố giành quyền sở hữu đối với dầu mỏ và khí đốt như một sự biểu thị về chất sức mạnh của mình: Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc gần đây đã mời thầu các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác khảo sát những lô dầu tiềm năng nằm ngay ngoài bờ biển của Việt Nam. Và họ cũng tăng cường sử dụng các tàu phi quân sự để thể hiện lập trường của mình. Ví dụ như tháng trước, Trung Quốc tuyên bố sẽ mở rộng đội tàu đánh cá mà nước này sẽ triển khai đến các vùng biển tranh chấp.
Nhiều nhà ngoại giao Đông Nam Á cho rằng những con tàu này về bản chất là tàu bán quân sự, tuy nhiên Việt Nam và Philippines đang tăng cường sử dụng các loại tàu tương tự để củng cố yêu sách của mình. Trong khi đó, các quan chức Philippines gia tăng sức ép với Washington về việc chuyển giao các trang thiết bị quân sự chất lượng hơn. Việt Nam và Philippines cũng đã mời các công ty dầu khí quốc tế tham gia vào các dự án khảo sát chung ở những khu vực tranh chấp.
Tiếp theo hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, một vài chỉ dấu quan trọng sẽ cho thấy liệu tất cả các bên có sẵn sàng nhượng bộ trong tranh chấp Biển Đông hay không, tranh chấp hiện nay ngày càng có nguy cơ biến thành một cuộc chiến tranh. (Dưới áp lực chính trị đáng kể từ phía các lãnh đạo Indonesia hôm 20 tháng 7, ASEAN cuối cùng đạt được cái gọi là sự đồng thuận về vấn đề Biển Đông, nhưng điều này đơn giản chỉ để che giấu rạn nứt và không có gì mới về thực chất). Các nhà quan sát đang dõi theo Trung Quốc sẽ công khai thảo luận “vùng lãnh thổ” mới Tam Sa như thế nào. Nhiều quan chức Đông Nam Á đang quan sát xem liệu Bắc Kinh có dốc hầu bao những khoản trợ cấp mới hào phóng hay các khoản vay lãi suất thấp cho Campuchia và Malaysia hay không, hai quốc gia ASEAN này có cách tiếp cận thụ động hơn nhiều trong vấn đề Biển Đông (Campuchia gần như ủng hộ quan điểm của Trung Quốc trong suốt hội nghị)
Sau cùng, tín hiệu của Bắc Kinh là Trung Quốc sẵn sàng một lần nữa bắt đầu thảo luận một bộ quy tắc ứng xử, đóng vai trò điều chỉnh cách thức tàu thuyền hành xử trong những vùng biển tranh chấp, một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang lùi lại trên miệng vực chiến tranh. Về phía Đông Nam Á, thiện chí của Việt Nam và Philippines trong việc rút các tàu đánh cá của nước mình là những tín hiệu kiềm chế quan trọng.
“Cái chết của Achilles” - tranh của họa sĩ Gavin Hamilton |
Sự rạn nứt trong ASEAN
Tranh chấp xảy ra trong năm nay gây những tác động nghiêm trọng chưa từng có tới tuyên bố của các nước ASEAN rằng họ có thể giải quyết các vấn đề quan trọng trong khu vực cũng như đã ảnh hưởng xấu đến sự hội nhập của khu vực trong tương lai. Ngay cả một số người ủng hộ mạnh mẽ nhất của tổ chức lúc này cũng đang tự hỏi liệu sự thống nhất vẫn thường có của các nước ASEAN từ trước đến nay vẫn còn tồn tại? Đây cũng không phải lần đầu tiên nguyên tắc làm việc dựa trên sự đồng thuận của ASEAN đã tỏ ra phản tác dụng: ASEAN đã thất bại – như đã xảy trường hợp của Đông Timo năm 1999 - trong việc có một lập trường đủ mạnh với các xung đột ngay ở trong khu vực Đông Nam Á, bởi nguyên tắc của tổ chức này là luôn gắn liền với sự đồng thuận và không can thiệp, một sự trái ngược hoàn toàn so với một vài tổ chức khu vực khác như Liên minh Châu Phi.
Mong muốn có được sự đồng thuận đang ngày càng bị thách thức bởi sự gần gũi giữa Trung Quốc và một vài quốc gia tại khu vực Đông Nam Á. Điều này đã làm dấy lên những lo ngại từ các nước như Philippines, Việt Nam và Brunei, rằng những nước như Campuchia, Lào và ngay cả Thái Lan sẽ là quân tốt thí của Trung Quốc.
Campuchia, quốc gia giữ chức chủ tịch của ASEAN trong năm nay, đang ngày càng phụ thuộc vào viện trợ và và đầu tư từ Trung Quốc. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Campuchia ước tính sẽ tăng gần gấp đôi trong khoảng từ này cho đến năm 2017, đạt mức 5 tỉ USD. Ngoài ra Trung Quốc cũng đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất của Campuchia.
Lào và Thái Lan cũng đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Do đó việc có được một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc được ky kết giữa các bên yêu sách trong ASEAN và Trung Quốc đang rất khó để trở thành hiện thực, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
"Dốc tình" - siêu mẫu châu Âu |
Ngăn chặn một cuộc xung đột
Ưu tiên hàng đầu của các bên tranh chấp đó là tránh một cuộc xung đột vũ trang. ASEAN và Trung Quốc đều có những lý do rõ ràng để tránh một cuộc chiến tại Biển Đông. Cho dù Trung Quốc đang có những tranh cãi với Việt Nam, Philippines và một vài quốc gia khác, nước này vẫn đang là đối tác thương mại lớn nhất và là một trong các nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào hầu hết các quốc gia ASEAN kể từ khi khu vực tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc đi vào hoạt động.
Về phần Hoa Kỳ, việc tránh một cuộc xung đột trên biển sẽ giúp nước này không phải huy động quá mức lực lượng quân đội, và quân đội Mỹ cũng không muốn đóng vai trò giám sát tại Biển Đông. Ngoài ra, việc tránh huy động quá mức quân đội cũng sẽ giúp Washington có thêm thời gian để nâng cấp lực lượng chiến đấu và thúc đấy sự đoàn kết hơn nữa giữa các thành viên ASEAN về vấn đề Biển Đông. Hoa Kỳ nên giúp các quốc gia ASEAN và Trung Quốc triển khai một đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị để giúp ngăn ngừa các sự cố trên biển khỏi leo thang. Ngoài ra, các nước ASEAN cũng có thể dùng đến Toà án quốc tế về Luật Biển để tham khả ý kiến về những tranh chấp, điều này có thể giúp lập trường của các quốc gia này trở nên vững chắc hơn. Các nước ASEAN và Trung Quốc cũng nên hợp tác với nhau về khai thác tài nguyên biển.
Cuối cùng, như nhiều quan chức ASEAN đã nhận định, nếu tổ chức này muốn cạnh tranh với Trung Quốc hay các cường quốc châu Á đồng thời muốn đàm phán nghiêm túc về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, tổ chức này cần phải củng cố Ban thư ký của mình, trao cho Ban thư ký nhiều quyền hạn hơn với một Tổng thư ký có tầm ảnh hưởng hơn và ngoài ra, nguồn lực của tổ chức cũng cần phải tăng thêm rất nhiều.
Joshua Kurlantzick
Viết Tuấn (gt)
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Người thiếu phụ - ảnh Việt Nam xưa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét