Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Học giả nước ngoài: "Trò hề nhạo báng đối với luật pháp quốc tế"?

Thả hoa tưởng niệm các chiến sĩ ngã xuống vì trời, biển thiêng liêng của tổ quốc.
Tờ Wall Street Journal kêu gọi Mỹ cần thẳng thắn khẳng định: tấm bản đồ về cái gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc là “trò hề nhạo báng đối với luật pháp quốc tế”.
Trong số các bài viết lên án Trung Quốc, đáng chú ý có tác giả Benny Ani (phóng viên phụ trách chuyên mục Opposite Editorial của tờ New York Post) đăng trên tờ New York Post khi cho rằng, Washington phản đối việc Bắc Kinh cố gắng tạo ra những thực tế sai lệch tại biển Đông là bước khởi đầu đúng đắn. 
Tờ Wall Street Journal kêu gọi Mỹ cần thẳng thắn khẳng định: tấm bản đồ về cái gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc là “trò hề nhạo báng đối với luật pháp quốc tế”. 
Giới truyền thông Mỹ cũng chỉ rõ, Trung Quốc chỉ bắt đầu đòi chủ quyền trên phần lớn ở biển Đông vào những năm 1970 sau khi người ta khám phá được trữ lượng dầu khí lớn ở đây. Cũng theo báo chí Mỹ, cuối tháng 6, Trung Quốc là nước gây khiêu khích lớn nhất kể từ năm 1994 sau khi Bắc Kinh mời thầu tại 9 lô dầu khí hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 
Theo nghiên cứu viên Michael Auslin của Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), quyết định thiết lập của cái gọi là “thành phố Tam Sa” là một động thái nhằm nhấn mạnh sức mạnh quân sự của Trung Quốc và điều này gây lo ngại cho các nước hữu quan, cũng như khiến cho triển vọng giải quyết thông qua đàm phán về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông thêm mờ mịt. 
Theo nhận định của Nhóm Khủng hoảng quốc tế (ICG), nếu các bên không kiềm chế, xung đột có thể xảy ra trên biển Đông. Giám đốc dự án Trung Quốc và Đông Á của ICG là Stephanie Kleine-Ahlbrandt cho rằng, tình hình ở biển Đông hiện nay có quá nhiều nguy cơ gây xung đột. 
"Hạng nặng" - Hot girl Việt Nam
Giáo sư Carl Thayer (Australia) cũng cảnh báo, tranh chấp biển Đông chủ yếu vì nguồn tài nguyên, đặc biệt là dầu, khí, hải sản và Trung Quốc muốn kiểm soát nguồn dầu và khí này. Do đó, tranh chấp chủ quyền sẽ không được giải quyết và duy trì tính nguyên trạng một cách hòa bình không có mối đe dọa vũ lực, cùng phát triển trong một số khu vực nhất định có chọn lựa, đồng thời tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) có thể làm hài lòng tất cả các bên hữu quan. 
Theo Michal Meidan, nhà phân tích chuyên về Trung Quốc của Eurasia Group, tình trạng căng thẳng hiện nay tại biển Đông sẽ kéo dài. Tạp chí Foreign Policy chỉ ra 5 điểm có thể gây bùng phát những xung đột quy mô nhỏ trên vùng biển giàu tài nguyên và là tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. 
Tạp chí Foreign Policy cũng cho rằng, Trung Quốc có thể đang áp dụng chiến lược “gặm nhấm dần” để chiếm đoạt toàn bộ vùng biển Đông. Trên tờ Asia Times, học giả Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu châu Á (ISAS) cũng nhấn mạnh, Trung Quốc đã lộ rõ nanh vuốt trong tranh chấp trên biển. 
Tờ Jakarta Globe đưa tin, chuyên gia chính sách đối ngoại Ấn Độ Rajeev Sharma mô tả việc Trung Quốc mời thầu khai thác dầu trên vùng biển của Việt Nam là “hành vi gây hấn đơn phương nguy hiểm”. Giới phân tích đang quan ngại trước âm mưu đưa 23.000 tàu cá xuống biển Đông của Trung Quốc. Bởi Trung Quốc có thể mượn cớ bảo vệ số tàu cá này để sớm điều động nhiều tàu vũ trang đến biển Đông nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp, cũng như thực hiện âm mưu độc bá biển Đông. 
Hải sản.
Theo tờ The Straits Times (Singapore) số ra ngày 10-8, cựu quan chức ngoại giao Thái Lan Pavin Chachavalpongpun cho rằng, rất nhiều nước ASEAN đang coi Trung Quốc là mối đe dọa. 
Còn tờ Daily Inquirer (Philippines) đưa tin, theo kết quả khảo sát gần đây cho thấy hơn 55% người Philippines không tin tưởng vào thiện ý của Trung Quốc. 
Ngày 10-8, Tổ chức nghiên cứu South Asia Analysis Group đăng báo cáo của chuyên gia Subhash Kapila cảnh báo, chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc đang bị đẩy đến mức nguy hiểm. 
Giáo sư Carlyle Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia lại cho rằng, quân đội Trung Quốc chỉ muốn khẳng định thêm vai trò của mình trong chính trường Trung Quốc, không muốn xung đột hay chiến tranh xảy ra ở biển Đông. 
Quan điểm của Giáo sư Carlyle Thayer được Lora Saalman, nghiên cứu viên của Trung tâm Carnegie - Thanh Hoa đồng tình, nhưng cũng cảnh báo, một cuộc chiến tranh lớn với sự tham gia của tất cả các bên tuy không diễn ra, nhưng nguy cơ xảy ra các va chạm hoặc xung đột quy mô nhỏ là rất có thể. 
"Nóng..." - siêu mẫu nội y châu Âu
Giới quân sự đang dõi theo tin nói rằng, Mỹ đang giúp Philippines hiện đại hóa và phát triển khả năng quân sự sau khi Lầu Năm Góc đồng ý chuyển giao cho Hải quân Philippines 2 tàu chiến và đang thảo luận chương trình hợp tác quân sự quan trọng khác. Dự kiến, Mỹ sẽ cung cấp cho Philippines máy bay chiến đấu hiện đại, một hệ thống radar ven biển, thậm chí tăng sự hiện diện của lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Philippines. Nghị sĩ Rodolfo Biazon, 
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Philippines cho biết, Manila đã có kế hoạch mua các hệ thống vũ khí hiện đại để trang bị cho lực lượng Không quân và Hải quân Philippines. 
Indonesia từng cảnh báo nguy cơ gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia liên quan tranh chấp chủ quyền trên biển Đông nếu không sớm nhất trí được một cách tiếp cận chung. Tuy nhiên, Indonesia vẫn lạc quan có thể đạt được Bộ quy tắc về ứng xử trên biển Đông (COC) vào cuối năm 2012. 
Ngày 10-8, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã hội kiến với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono. Theo tờ Jakarta Post, tại cuộc hội đàm, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã đề cập đến việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và quan hệ ASEAN - Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng nghị quyết của ASEAN về việc tránh dùng vũ lực và giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp trên biển Đông. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa khẳng định, giải quyết vấn đề biển Đông cũng phục vụ lợi ích của Trung Quốc.
Quốc Tuấn - Khắc Dũng 
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Thờ cúng" - tranh của họa sĩ Laxman Aelay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét