Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Tại sao Trung Quốc rất sợ đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế?

Tên lửa được phóng lên từ tàu ngầm Kilo (Việt nam sẽ có 6 chiếc để bảo vệ chủ quyền biển)
Trong bài viết này ông Diến lấy phần trăm người Trung Quốc đang có chân trong Tòa án Luật Biển Quốc tế và Tòa án Công lý Quốc tế để nói đến sự thắng - thua khi đưa tranh chấp biển Đông ra Tòa án Quốc tế và có ý e dè sự thiên vị... Không đâu! Tòa án Công lý Quốc tế là Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa án Luật biển Quốc tế là Tòa án Luật Biển Quốc tế, người Trung Quốc là người Trung Quốc... Chỉ chúng ta có dám kiện bọn bành trướng xâm lược này ra Tòa án Liên Hiệp Quốc hay không mà thôi...!!!

"Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hiệp Quốc có 1/15 thẩm phán là người Trung Quốc; trong khi tại Tòa án Luật biển Quốc tế con số này là 1/21 thẩm phán, thì rõ rằng họ hoàn toàn có lợi thế. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn rất dè chừng trong vấn đề đưa tranh chấp Biển Đông lên các cơ quan tài phán quốc tế bởi họ đuối lý hơn ta nhiều lần. Do đó, hoàn toàn có thể tin tưởng rằng nước ta sẽ dành thắng lợi trên “chiến trường” này, PGS.TS Nguyễn Bá Diến khẳng định.
Trung Quốc đã chính thức “lật ngửa lá bài” tham vọng bành chướng (hay còn gọi là “Chiến lược diều hâu”) trong vấn đề Biển Đông. Đó là nhận định của PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Trưởng Bộ môn Luật Quốc tế, trường Đại học Quốc gia Hà Nội trong cuộc trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam về tình hình tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông Diến nhận định, thay vì “dè chừng” và thường dừng lại nghe ngóng phản ứng của Việt Nam, Mỹ, ASEAN sau mỗi động thái thì nay các hành động của Trung Quốc đã mang tính thách đố, mạnh bạo và dữ dằn hơn nhiều.
Bằng chứng gần đây nhất là hành động đưa ồ ạt đưa hàng chục nghìn tàu đánh cá ra biển, đồng thời ngay lập tức yêu cầu Mỹ “im mồm” khi nước này cho rằng Trung Quốc đã vi phạm Luật Biển Quốc tế, yêu cầu quay trở lại bàn đàm phám với ASEAN trên nguyên tắc DOC ( Quy tắc ứng xử trên Biển Đông).
Ông nhận định, là một quốc gia lớn, có chân trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, không phải ngẫu nhiên Trung Quốc không đưa tranh chấp Biển Đông lên Tòa án và các Trọng tài Quốc tế. Nguyên nhân sâu xa ở đây là do “người khổng lồ” không hề có bằng chứng thuyết phục chứng minh chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa.
Thông thường, việc xử lý tranh chấp biển đảo của Tòa án Công lý Quốc tế sẽ căn cứ vào Điều 38 trong Quy chế Tòa án Quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Tức là, khi tiến hành phân xử ranh giới quốc gia dựa trên các điều ước quốc tế liên quan (song phương, đa phương), tập quán quốc tế, các nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế, án lệ (các phán quyết của Tòa án Quốc tế, Tòa án Luật biển, hoặc nhận định của Cơ quan Tài phán quốc tế nổi tiếng, các quan điểm của của các chuyên gia, luật gia, luật sư nổi tiếng,…). Căn cứ vào đây, chắc chắn Trung Quốc sẽ “đuối lý” bởi vì:
Trung Quốc vi phạm nguyên tắc chiếm hữu thực tế. Theo nguyên tắc này, việc chiếm hữu phải bằng con đường hòa bình, bằng cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, được công khai, minh bạch và không gián đoạn. 
"Lối cũ" - Hot girl Việt Nam
Trong khi đó, thực tế năm 1954, lợi dụng thời điểm tranh tối tranh sáng trong việc chuyển giao lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp theo hiệp định Giơnevơ, Trung Quốc chiếm các đảo phía đông Hoàng Sa bằng vũ lực.
Năm 1974, thực hiện thỏa thuận ngầm với Mỹ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, họ tiếp tục đổ bộ chiếm nốt các đảo phía tây Hoàng Sa. Ngoài ra còn nhiều lần Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm nhiều đảo khác. Chính điều này tiếp tục vi phạm nguyên tắc “Cấm dùng vũ lực và đe dọa dung vũ lực trong quan hệ quốc tế” của Liên hiệp quốc.
Trong khi đó, thực tế Trường Sa và Hoàng Sa đã được người Việt Nam phát hiện, khai thác từ thế kỷ 17. Thậm chí có bằng chứng chứng minh, triều đình đã thành lập một đội ngũ dân hàng năm ra đảo đánh bắt trong những tháng mùa khô,…
Ông Diến cho biết, đối với vấn đề tranh chấp biển đảo giữa các quốc gia, tính đến 2010 Tòa án Công lý quốc tế đã tiến hành xét xử 31 vụ. Và hầu hết các phán quyết của Tòa án Quốc tế thường dựa trên nguyên tắc lợi ích, căn cứ pháp lý, luận cứ pháp lý, nguyên tắc chiếm hữu thực sự,…
Trong xử lý tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông, theo ông Diến, cần bổ sung thêm những văn bản của nhà nước ban hành liên quan tới vấn đề biển đảo được đa phần quốc tế thừa nhận. Ví dụ như Luật Biên giới quốc gia năm Tuyên bố 12-5-1977 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; Tuyên bố ngày 12-11-1982 về đường cơ sở của Việt Nam; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Luật Các vùng biển Việt Nam được Quốc hội thông quan ngày 21-6-2012… Bởi vì tuy đây là những văn bản luật nhưng nó có tính quốc tế, lý lẽ được phần lớn cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Ngoài ra, những chiếu chỉ thành lập Hoàng Sa, Trường Sa của Triều Nguyễn; những văn bản sát nhập Hoàng Sa, Trường Sa; bản đồ nhà Thanh chứng minh Hải Nam là cực nam Trung Quốc;…cũng là những bằng chứng thuyết phục. Bởi chúng do những chuyên gia đầu ngành của các triều đại biên soạn và là sản phẩm nhà nước.
Việc nghiên cứu vấn đề Biển Đông đã diễn ra ở Trung Quốc từ rất lâu trước đây. Đồng thời hiện nay, tại Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hiệp Quốc có 1/15 thẩm phán là người Trung Quốc; trong khi tại Tòa án Luật biển Quốc tế con số này là 1/21 thẩm phán, thì rõ rằng họ hoàn toàn có lợi thế.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn rất sợ đưa vấn đề đưa tranh chấp Biển Đông lên các cơ quan tài phán quốc tế bởi họ đuối lý hơn ta nhiều lần. Do đó, hoàn toàn có thể tin tưởng rằng nước ta sẽ dành thắng lợi trên “chiến trường” này, PGS.TS Nguyễn Bá Diến khẳng định lại.
Ngày 7-8-2012, Cục Thông tin đối ngoại , Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu cuốn sách “Thềm lục địa trong luật pháp quốc tế” do PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cuốn sách trình bày và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản nhất của Luật biển Quốc tế về thềm lục địa như: Khái niệm khoa học địa chất, khoa học pháp lý về thềm lục địa, quy chế pháp lý của thềm lục địa, xác định ranh giới thềm lục địa theo quy định pháp luật quốc tế, quy trình thực hiện việc xác định ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của Ủy bản Ranh giới về thềm lục địa, phân định thềm lục địa của các quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau, quy chế pháp lý và vai trò của đảo trong xác định ranh giới thềm lục địa, vấn đề xác định thềm lục địa theo pháp luật và thực tiễn Việt Nam.
Bên cạnh những vấn đề mang tính lý luận cơ bản, cuốn sách còn phân tích thực tiễn phân định và giải quyết tranh chấp về thềm lục địa của một số quốc gia thông qua các án lệ điển hình của cơ quan tài phán quốc tế.
Được biết, hiện nay Cục thông tin đối ngoại đang phối hợp với NXB Thông tin Truyền thông xây dựng tài liệu “Những vấn đề pháp lý cơ bản về biển đảo” bao gồm tổng hợp các chuyên đề nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học để làm tài liệu cung cấp cho các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về công tác tuyên truyền biển, đảo.
Thảo Lăng (theo Giaoduc.net.vn)
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Mùa Xuân" - tranh của họa sĩ Nguyễn Xuân Đông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét