Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Thế giới Hồi giáo (phần 1)

"Anh đào" - Hot girl Nhật Bản
Tương truyền Mohammed cấm giết chó, trừ những con chó mực có hai đốm trắng trên mắt, giống chó ấy bị coi là ma quỷ. Giết chó là tự làm ô uế bản thân mình; người ta nói giết chó xấu như giết bảy người; người ta tin rằng con chó có bảy kiếp sống. (ảnh không liên quan đến bài viết)
1. Trái tim Hồi giáo
Trong truyền thống Hồi giáo, trái tim không mang ý nghĩa là cơ quan xúc cảm mà là cơ quan của sự chiêm nghiệm và của đời sống tinh thần. Đó là nơi mà tinh thần nhập vào vật chất… là nơi được che khuất, nơi bí mật của lương tâm. Trái tim khêu gợi những ý nghĩ ẩn khuất nhất, bí mật nhất, xác thực nhất, làm cơ sở cho bản chất trí tuệ của con người.
Kinh Koran nói rằng trái tim của các tín đồ nằm ở giữa hai ngón tay của Đấng Nhân từ… Và Thượng đế bảo: “Trời đất không chứa được ta, nhưng ta chứa trong tim bầy tôi của ta”.
Kinh Koran nói nhiều đến sự nhận thức bằng trái tim: “Trái tim không bác bỏ những gì nó đã nhìn thấy” (nói về linh giác của nhà tiên tri), và rằng “không phải con mắt họ mà là trái tim trong ngực họ đã mù quáng”.
2. Abrham Mohammed
Abraham (có tên Arập là Ibrahim) là một tộc trưởng trong Kinh Thánh, người đã từ Mesopotamie (Lưỡng Hà) tới đất Chanaan vào đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước C.N. Là cư dân xứ Chaldée, ông được lệnh của Thượng đế rời bỏ quê hương đi sang một đất nước không quen biết, mà đường đi đến đó được Thượng đế từng bước chỉ cho ông. Khi Abraham đến được Mecca, Thượng đế nói với ông rằng đây là xứ sở được dành cho ông và con cháu ông. Theo Thánh Kinh, Thượng đế đã dẫn ông ra khỏi vùng các dân tộc đa thần để biến ông thành người giữ gìn thiên khải, bảo tồn tôn giáo độc thần. Sự phản ứng thường xuyên chống lại môi trường hủ bại đã trở thành một hằng số trong lịch sử các Tiên tri. Cái tính chất người nước ngoài ở trên chính đất nước của mình sẽ bảo lưu trong sứ mệnh thiêng liêng của họ. Điều đó hoàn toàn giống với Mohammed. 
Abraham là biểu tượng cho con người của đức tin. Thượng đế chỉ bảo một lời là ông đã rời bỏ quê hương để đến một đất nước xa lạ; và khi Thượng đế yêu cầu ông hiến sinh người con trai duy nhất thì ông lập tức tuân lệnh, và Thiên sứ đã ngăn tay ông lại vào phút cuối cùng.
Về bình diện tâm lý, Abraham tiêu biểu cho con người bị buộc phải dứt bỏ khỏi môi trường quen thuộc: gia đình, xã hội… để thực hiện một sứ mệnh xuất chúng và phát huy một ảnh hưởng vượt ra ngoài những giới hạn thông thường. Dám phiêu lưu mạo hiểm là đặc trưng của những số phận vĩ đại, và niềm tin vào Thượng đế có khả năng nhấc bổng những ngọn núi. Trí thông minh của Abraham đã truyền cho ông một cảm hứng để làm kẻ phiêu lưu của Thượng đế.
Cả về mặt này nữa, Mohammed cũng giống như Abraham. Hoàn toàn dễ hiểu vì sao đạo Hồi rất đề cao Abraham, thậm chí còn để cho con trai Ismael của ông vai trò là ông tổ của người Arập.
Xét theo lý tính thông thường, Abraham là một người điên, cũng như Mohammed từng bị người Mecca coi là điên. Nhưng “sự khôn ngoan của loài người là điên rồ trong mắt Thượng đế, trong khi sự hiền minh của Thượng đế lại là điên rồ trong mắt loài người”. Không có gì điên hơn là sự hiền minh vì nó không biết đến quy tắc nào khác ngoài lương tri.
Reza đã được công nhận là chuyên gia trong tiểu họa với những bức tranh mô tả những câu chuyện của thế giới Hồi giáo.
3. Thời gian biểu của người Hồi giáo
Người Hồi giáo chia ngày của họ thành những khoảng thời gian tương ứng với những lần cầu kinh: Lúc mặt trời sắp mọc, người muezzin gọi mọi người cầu nguyện lần thứ nhất trong ngày. Người đầu tiên thức dậy sẽ đánh thức những người còn lại trong gia đình. Khi đã rời khỏi giường, những người đàn ông, thường vẫn mặc nguyên bộ đồ ngủ đêm đi thẳng ra thánh đường. Những người phụ nữ thường cầu nguyện ở một chỗ riêng trong nhà. Sau lần cầu nguyện buổi sáng sớm, ngày làm việc thường lệ bắt đầu. Trẻ con sẵn sàng để đến trường, phụ nữ bắt đầu công việc chuẩn bị cho những bữa ăn trong ngày, còn những người đàn ông (và có thể cả phụ nữ nữa) chuẩn bị để đi làm.
Khi mặt trời lên gần đến đỉnh, người muezzin lại gọi các tín đồ cầu nguyện buổi trưa. Cầu nguyện xong, cả gia đình sẽ tập hợp lại để ăn trưa, sau đó ai lại quay về với công việc dang dở của người nấy. 
Khi mặt trời đã ngả một góc 450 với mặt đất là thời gian để cầu nguyện buổi chiều. Cầu nguyện xong, một số người sẽ hoàn thành nốt công việc, nhưng đa số sẽ tụ tập nhau để trao đổi những tin tức trong ngày.
Khi người muezzin báo lần cầu nguyện chiều tối thì cũng là lúc để những người phụ nữ quay trở về nhà. Sau khi cầu nguyện cả nhà sẽ quây quần ăn tối. Tiếp theo sẽ là một khoảng thời gian ngắn để thu xếp những công việc trong nhà, xem Tivi hay nghe đài.
Rồi đến giờ cầu nguyện buổi tối. Sau đó là đến lúc đi ngủ.
Các tín đồ Hồi giáo thường sẽ không nói, ví dụ, tôi sẽ đến nhà bạn “lúc 10 giờ sáng”, mà là “trước lúc cầu nguyện buổi trưa”.
4.Nước
Nước trong đạo Hồi tượng trưng cho sự thanh khiết và là phương tiện tẩy uế. Việc cầu nguyện theo nghi thức của đạo Hồi chỉ được coi là đúng phép tắc khi người cầu nguyện đã tắm gội sạch sẽ theo những nghi thức tỷ mỷ.
Kinh Koran coi thứ nước được ban phép lành, từ trên trời rơi xuống, là một trong những dấu hiệu của Thượng đế. Những khu vườn trên Thiên đường có những suối nước chảy ra. Bản thân con người cũng được Thượng đế tạo ra từ một làn nước. Thượng đế tối cao! Người đã tạo ra trời và đất. Và cho nước từ trên trời chảy xuống. Với nước Người đã làm cho hoa quả mọc lên. Để nuôi sống loài người.
Có những thứ mà kẻ vô đạo tạo ra, được những người đang cơn khát coi là nước, nhưng đó chỉ là ảo tưởng, những thứ ấy giống như thứ nước đen dưới đáy biển sâu bị các đợt sóng bao phủ.
5. Con chó
Con chó phải chịu đựng một sự kỳ thị không thể vượt qua được trong các xã hội Hồi giáo. Đạo Hồi biến con chó thành hình ảnh của tất cả những gì xấu xa đê tiện nhất trên thế gian. Những ai quyến luyến với cõi trần thế tức là tự đồng hóa mình với con chó ăn xác chết. Bị coi là biểu tượng cho sự tham lam, phàm ăn, chó không thể cùng tồn tại với thiên thần. Người Hồi giáo ở Syria tin rằng các thiên thần không bao giờ vào nhà nào có nuôi chó. Mohammed đã tuyên bố rằng cái bình nào đã bị chó uống thì phải rửa bảy lần, mà lần đầu tiên phải rửa với đất. Chó cũng được xem là loài vật ác độc. Các ác thần thường xuất hiện dưới dạng con chó đen. Tiếng chó sủa cạnh nhà là điềm báo trước cái chết. Tương truyền Mohammed cấm giết chó, trừ những con chó mực có hai đốm trắng trên mắt, giống chó ấy bị coi là ma quỷ. Giết chó là tự làm ô uế bản thân mình; người ta nói giết chó xấu như giết bảy người; người ta tin rằng con chó có bảy kiếp sống.
Tuy nhiên, theo các truyền thuyết đạo Hồi thì con chó có đến 52 tính chất, trong đó có một nửa là thiện, một nửa là ác quái. Ví dụ, khi thức tỉnh, nó kiên nhẫn không cắn chủ. Ngoài ra nó còn sủa bọn thư lại. Tính trung thành của nó được người ta ca ngợi, khi con người không có anh em thì con chó là anh em của người ấy, trái tim chó đập hòa nhịp với trái tim chủ nó
Đạo Hồi phân biệt rạch ròi chó thường với chó săn, mà dáng vẻ quý phái của nó biến nó thành một con vật trong sạch. Chó săn không bị coi là nhơ bẩn, mà là con vật có linh khiếu. Nó che chở cho con người khỏi vía xấu.
Theo NguyenSinh
Họp chợ - ảnh Việt Nam xưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét