Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Thế giới Hồi giáo (phần 2)

"Bạch ngọc" - người đẹp Lý Nhã Kỳ
Ngôi vị của các sultan đế chế Ottoman không được hợp thức hóa bằng luật pháp. Vì thế trong nhiều thế kỷ, một thủ tục của các sultan mới lên ngôi là bắt giết tất cả các anh em của mình, để ngăn chặn bất kỳ một âm mưu lật đổ ngai vàng nào. (ảnh không liên quan đến bài viết)
6. Thánh địa Mecca
Mecca nằm tại một thung lũng cát nóng bức ở miền trung tây Arập Xêút. Thung lũng này không thích hợp cho việc trồng trọt, nhưng nó án ngữ trên tuyến đường lạc đà chính từ vùng miền nam bình nguyên Arập đến Syria, và ở đó có đủ nước để cung cấp cho những thương đoàn qua sa mạc. Điều đó, cùng với sự hiện diện của Kaaba, đã giải thích tại sao thành phố vĩ đại và giàu có này lại phát triển tại một địa điểm không thuận tiện như thế.
Mecca đã là một trung tâm thương mại và là một thành phố thiêng liêng từ lâu trước khi Mohammed sinh ra. Nhưng từ khi trở thành trung tâm của thế giới Hồi giáo thì cuộc sống kinh tế của Mecca hoàn toàn lệ thuộc vào vai trò thần thánh của nó. Sau Thế chiến thứ II, Mecca trở thành thành phố của Arập Xêút.
Trong thời gian diễn ra cuộc hành hương, chỉ có những người Hồi giáo mới được vào thành phố thiêng liêng này. Thành phố hiện có khoảng 370 ngàn dân. Chăm sóc cho những người hành hương mà con số lên đến gần hai triệu người vào dịp lễ Hajj là công việc làm ăn chính của cư dân nơi đây từ nhiều thế kỷ nay.
7.  Mohammed lên thiên đàng
Truyền thuyết kể rằng khi Mohammed tới Jerusalem trong cuộc du hành ban đêm, ông đã vào viếng Đền Thờ. “Khi tôi bước vào trong đấy, ông kể, thiên thần Gabriel đã hiện ra trước tôi, cầm một chiếc chén đựng rượu và chén kia đựng sữa chua. Tôi chọn chén thứ hai, Gabriel nói với tôi: ngươi đã chọn Fitra, tức là bản chất của con người nguyên thủy. Tôi được bảo rằng, nếu ngươi cầm lấy chén rượu, thì cộng đồng của ngươi sẽ lâm vào con đường lầm lạc”.
Theo một dị bản khác thì khi Mohammed tới Jerusalem, tất cả các nhà tiên tri đã ra đón ông, họ đưa cho ông ba chén, một đựng sữa, một đựng rượu và một đựng nước. Và ông đã chọn sữa, vì ông đã có điềm báo, chọn nước với ông và dân tộc ông sẽ là sự đắm tàu, chọn rượu là lạc lối, còn chọn sữa là dấu hiệu bước lên con đường tốt đẹp.
8. Vị thánh “Đối tuyết” ở Bamian
Thung lũng Bamian ở Afghanistan nổi tiếng vì những tu viện Phật giáo cổ đại đào trong hang núi, nhưng ngày nay dân cư ở đó chủ yếu là những người Hồi giáo. Ở đó có đền thờ “vị thánh “đốt tuyết”. Theo truyền thuyết địa phương, một lần vị thánh cùng các môn đệ đi qua thung lũng này và vào xin dân làng củi để nấu thức ăn. Nhưng dân làng cho là ông đóng giả tu sĩ nên từ chối. Thế rồi vị thánh sai một môn đồ trèo lên vách núi lấy về một ít tuyết, và trước con mắt dân làng, ông đốt tuyết cho cháy lên để nấu nướng. Bấy giờ dân làng mới tin và cầu xin ông ở lại, và ông đã chấp thuận. Khi ông chết, ngôi đền này được xây lên trên mộ, đó là một mái vòm rất giản dị làm bằng đất sét có tường vây quanh, toàn bộ được kết các dây băng màu đỏ. Những người đàn ông râu ria trong làng bước vòng quanh ngôi mộ bên trong bức tường bao, miệng lẩm bẩm dhikr (thần chú); mỗi khi bước ngang qua chiếc bàn nhỏ đặt cuốn kinh Koran thì họ lại cúi mình phủ phục xuống.
Người dân Hồi giáo không ăn thịt heo mà thay vào đó họ ăn nhiều thịt bò, cừu và cá.
9. Các Sultan của đế quốc Ottoman
Các sultan Ottoman thường có tên hiệu. Sau khi Constantinople thất thủ, Mehmed II tự xưng là “Kẻ Chinh phục”. Con trai ông ta là Bayezid II thừa kế ngai vàng, xưng là “Người Sùng đạo”. Bayezid II bị con trai lật đổ, ông con với tính cách hung hăng tự gọi mình với cái tên “Kẻ Tàn nhẫn”. Còn sultan Suleiman thì gọi mình là Suleiman “Tài trí”.
Ngôi vị của các sultan đế chế Ottoman không được hợp thức hóa bằng luật pháp. Vì thế trong nhiều thế kỷ, một thủ tục của các sultan mới lên ngôi là bắt giết tất cả các anh em của mình, để ngăn chặn bất kỳ một âm mưu lật đổ ngai vàng nào. Những tục lệ như thế khiến cho phương Tây tin rằng Ottoman là một đế chế tàn bạo và không văn minh.
10. Một vài luật lệ từ kinh Koran và Hadith
1) An ninh cho cuộc sống và tài sản cá nhân: Trong bài diễn thuyết của Mohammed nhân chuyến hành hương cuối cùng về Mecca, ông nói: “Không ai được lấy đi cuộc sống và tài sản của các bạn cho đến khi các bạn gặp được Đấng Chúa tể trong ngày Phục sinh”. Ông cũng nói: “Bất cứ ai giết chết một người ngụ cư (tức một người không theo đạo Hồi sinh sống trong một đất nước Hồi giáo) thì thậm chí sẽ chẳng được ngửi thấy mùi thơm của Thiên đàng”.
2) Tôn trọng danh dự người khác: Kinh Koran không cho phép xúc phạm đến danh dự của một người: “Ôi, Đấng được Tôn thờ, xin đừng để những người này lấy người khác ra làm trò cợt nhạo. Đừng làm mất danh dự của người khác. Đừng sỉ nhục người khác bằng cách đặt tên lóng. Đừng nói xấu hay chỉ trích ai sau lưng”.
3) Tự do cá nhân: Kinh Koran bảo vệ sự riêng tư: “Không được dò la người khác và không được tự tiện xông vào nhà người ta nếu không được chủ nhà cho phép”.
4) Quyền được xét xử: Đạo Hồi cấm bắt giam bất kỳ một cá nhân nào trước khi chứng minh được tội lỗi của người đó trước một tòa án Hồi giáo. Điều đó có nghĩa là người bị buộc tội có quyền tự bảo vệ và trông cậy vào sự công bằng và không thiên vị từ tòa án Hồi giáo.
5) Tự do bày tỏ quan điểm: Đạo Hồi cho phép tự do tư tưởng và phát biểu ý kiến, với điều kiện việc làm đó không gây nguy hại cho các cá nhân khác và cho xã hội nói chung. Ví dụ, không được phép viện cớ phê phán để dùng những lời lẽ thóa mạ và sỉ nhục người khác. Vào thời Tiên tri Mohammed, những người Hồi giáo thường hỏi ông về nhiều vấn đề khác nhau. Nếu ông không nhận được thần khải từ Thượng đế giải đáp cho những vấn đề đó thì các tín đồ được tự do phát biểu các ý kiến cá nhân của họ.
6) Tự do lập hội: Các tín đồ được phép thành lập các hội đoàn, đảng phái và các tổ chức với điều kiện phải tuân theo những luật lệ của đạo Hồi.
7) Tự do tín ngưỡng và nhận thức: Kinh Koran tuyên bố: “Không được cưỡng bức trong vấn đề đức tin”. Đạo Hồi cấm việc cưỡng ép cải đạo. Cùng với sự tự do tín ngưỡng và nhận thức, đạo Hồi đảm bảo tình cảm tôn giáo của các cá nhân sẽ được tôn trọng và sẽ không nói gì hay làm gì xâm phạm đến quyền đó.
8) Quyền có được những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống: Đạo Hồi công nhận những người nghèo khó được quyền yêu cầu giúp đỡ từ những người may mắn hơn: “Và của cải của họ được coi là để giúp cho những người nghèo khó và cơ cực”.
Và dưới đây là một vài quy định nữa mà tất cả những tín đồ Hồi giáo phải tuân thủ, rút ra từ kinh Koran và Hadith:
1) Không được uống rượu hay dùng các chất kích thích bất hợp pháp. 
2) Đàn ông và đàn bà không cùng một gia đình bị cấm không được động chạm vào nhau. 
3) Phụ nữ nhận được số tài sản thừa kế bằng phân nửa đàn ông. 
4) Trong một vụ tranh chấp hay kiện tụng, lời chứng của hai người phụ nữ có giá trị tương đương lời chứng của một người đàn ông. 
5) Các tín đồ luôn ăn uống bằng tay phải. Tay trái chỉ dùng cho việc rửa ráy sau khi đi vệ sinh. (Vào thời Mohammed, việc rửa ráy sau khi đi vệ sinh dùng cát và bằng tay trái). Vì thế không bao giờ được ăn bằng tay trái.
11. Đại danh của Thượng đế
Theo truyền thuyết Hồi giáo, Thượng đế có một Đại danh không ai được biết. Đó là tên gọi duy nhất không được viết ra trong số 40 ngàn cái tên của Thượng đế. Nếu người ta đọc to cái tên ấy ra thì có thể làm được phép màu. Chính nhờ biết được Đại danh này mà vua Salomon đã chế ngự được ma quỷ.
Người ta bảo rằng muốn biết được Đại danh của Thượng đế thì phải đốt một cuốn kinh Koran, chỉ có cái tên ấy là không thể cháy, nhưng đốt kinh Koran là một hành động phạm thánh sẽ bị đày xuống địa ngục. Hoặc có cách khác là đọc các chữ trong kinh Koran theo một trình tự nối kết như thế nào đó: chữ nào còn sót lại không nối được với các chữ khác thì chính chữ ấy là đại danh. Nhưng vấn đề là nối kết như thế nào.
Người ta đồn Mohammed từng tiết lộ đại danh của Thượng đế nằm ở trong surah thứ hai, thứ ba hoặc thứ mười, nơi Thượng đế được tôn xưng bằng các tên gọi Đấng Vĩnh cửu (al-Hai), Đấng Tự tôn (al-Quigum), hay Ngài (Hu).Người ta gán cho đại danh một sức mạnh thần bí, bởi Thượng đế sẽ chấp thuận điều mà người khấn cái tên ấy muốn cầu xin, vì thế các sufi đều ra sức để tìm cái tên ấy. 
"Nước ngọt" - Hot girl Trung Quốc
12. Số bảy
Số bảy rất hay xuất hiện trong giáo lý cũng như những tục lệ của đạo Hồi, vì theo đạo Hồi thì số Bảy là một con số tốt lành, một biểu tượng hoàn hảo: có bảy tầng trời; bảy tầng đất; bảy biển; bảy ngăn địa ngục; bảy cửa Thiên đàng; Fatiha - thiên mở đầu kinh Koran có bảy đoạn; tuần lễ có bảy ngày; hành hương ở Mecca phải đi bảy vòng quanh Kaaba; đi lại bảy lần giữa các ngọn núi Cafa và Marnia…
- Cửa Thiên đường sẽ mở ra trước mặt người mẹ có bảy cô con gái. 
- Khi người mẹ đang mang thai bị nguy hiểm, người ta đọc bảy đoạn thơ của một chương kinh Koran để được yên lành. 
- Đứa trẻ mới sinh được bảy ngày nếu đặt trước nó một thanh kiếm tuốt trần thì lớn lên nó sẽ trở thành một người dũng cảm. 
- Những người theo Mật tông Hồi giáo tuyên bố rằng kinh Koran có bảy nghĩa. Một hadith (sự tích Tiên tri) khẳng định: Kinh Koran có một nghĩa quang truyền và một nghĩa bí truyền. Nghĩa bí truyền này bản thân nó lại có một nghĩa bí truyền khác và cứ như thế có đến bảy nghĩa bí truyền.
13. Arabesque
Hoa văn Arabesque hay hoa văn Arập, không chỉ là một bộ phận của nghệ thuật Arập mà còn rất đặc trưng cho nền nghệ thuật này, một nền nghệ thuật bị cấm khắc họa hình tượng con người và động vật. Arabesque không phải là một hình tượng mà là một tiết điệu. Một sự nhắc đi nhắc lại không bao giờ ngưng chỉ một chủ đề, nó cho phép con người thoát ly thế giới vật chất, cuốn hút người ta vào một sự chiêm nghiệm kỳ ảo.
Arabesque ứng với một nhãn quan tôn giáo. Đạo Hồi chống lại tranh tượng thánh thần mà chỉ sùng bái Lời của thánh thần. Đối lập với tranh thờ Byzance, đạo Hồi cho chảy cuồn cuộn những đường lượn arabesque trừu tượng mà ở giữa người ta viết bằng thư pháp những dòng trích trong kinh Koran. Đây là một kỹ thuật trang trí để tránh sự sùng bái thần tượng, là một sản phẩm được thanh lọc của tinh thần Hồi giáo… Nó không có khởi đầu và không có kết thúc, mà cũng không hướng đến sự khởi đầu hay kết thúc, bởi vì toàn bộ của nó đều là sự tìm kiếm cái mà theo Kinh Koran thì vừa là Khởi thủy vừa là Khánh chung. Nó được dẫn dắt một cách không mệt mỏi, nhưng vô hiệu, đến cái bất tận.
Với những du khách nào muốn chiêm ngưỡng arabesque thì nó hiện ra trước mắt người đó như một mê cung, một mớ bòng bong. Cái mà người nghệ sĩ muốn làm là vừa che giấu đồng thời vừa biểu lộ lời thánh truyền, và bằng cách ấy kích thích sự rung động bởi cái đẹp và cái chân, những cái luôn khích lệ con người ta vươn đến cõi xa viễn.
14. Những thông tin đời tư
Gia đình Hồi giáo là một không gian sống cực kỳ riêng tư, nhưng thông tin về gia đình một ai đó lại được người ta hết sức quan tâm. Khi làm quen với một người Hồi giáo, câu hỏi đầu tiên cho bạn thường sẽ là “Anh có vợ chưa?” Nếu câu trả lời là rồi, thì tiếp theo sẽ là “Anh có con chưa?” và cứ tiếp tục như thế cho đến khi người ta đã hình dung ra khá rõ ràng gia đình của bạn là như thế nào mới thôi. Còn nếu câu trả lời là chưa, thì người ta thường sẽ bày tỏ thái độ thông cảm với nỗi đau khổ của bạn, bởi vì với người Hồi giáo, một người không có gia đình và không có con cái thì đó là cả một tấn bi kịch.
15.Trách nhiệm với thú vật và cây cỏ
Những người Hồi giáo có trách nhiệm đạo đức không chỉ với cha mẹ, họ hàng, láng giềng và cộng đồng mà còn với cả thú vật và những loài cây cối hữu ích. Ví dụ, săn bắn chim chóc thú vật để mua vui là không được phép. Tương tự, chặt cây cối đem lại trái quả thu hoạch cho con người cũng bị cấm trừ phi có nhu cầu buộc phải làm như vậy.
Theo NguyenSinh
"Thảm kịch tại Trung Quốc" - tranh của họa sĩ Lý Viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét