Trung Quốc đánh giá cao tên lửa Shaddock của Việt Nam. |
"Chủ quyền lãnh thổ là điều thiêng liêng tối thượng của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhưng hiện nay, các hành động của Trung Quốc đang đi theo hình leo thang. Và trong trường hợp cần quyết liệt thì ta cũng cần quyết liệt".
Tiếp tục chủ đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ông nhận định như thế nào về “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra tại Biển Đông?
- Theo tôi, sở dĩ thế giới và các cường quốc ủng hộ nước ta trong vấn đề tranh chấp Biển Đông là vì ta có “thứ vũ khí rất sắc bén trong tay”. Đó là tính chính nghĩa thể hiện qua những luận chứng thuyết phục về chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngược lại, hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đều không đúng chuẩn tắc. “Đường lưỡi bò’ được vẽ ra một cách hoang đường, phi lý. Nó phi lý đến mức, dù là người Trung Quốc, nhưng bất kỳ ai khách quan, khoa học và có lương tâm thì đều nhận thấy sự nực cười của nó.
Trước các động thái leo thang gây căng thẳng của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều chuyên gia nhận định nước này đang đi những nước cờ “đánh lận con đen, ngụy tạo chứng cứ”?
- Đúng! Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu vấn đề Biển Đông từ rất lâu và rất bài bản trước khi vấn đề tranh chấp này diễn ra. Vậy tại sao Trung Quốc không dám đưa vấn đề tranh chấp này lên Tòa án quốc tế? Đuối lý. Họ không đủ bằng chứng thuyết phục về chủ quyền của mình trên Biển Đông và họ đành chọn cách "đánh lận con đen, ngụy tạo bằng chứng".
Trong bối cảnh đó, chính giới nước ngoài đang dành nhiều lo ngại cho một bộ phận, mà ta tạm gọi là “giới diều hâu” Trung Quốc?
- Không nghe Trung Quốc nói mà hãy nhìn Trung Quốc đã và đang làm gì? Đã đến lúc nhiều người trong chúng ta phải tỉnh lại. Sau hàng loạt các hành động “ru ngủ” Việt Nam và cộng đồng quốc tế, con diều hâu hiếu chiến đã bắt đầu lộ mặt. Và diều hâu chỉ mềm mỏng với diều hâu mà thôi.
Chúng ta có bài học tranh chấp Nhật - Trung trên biển Hoa Đông năm 2004. Khi đó, với chiêu bài của mình, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận cùng khai thác với Nhật tại vùng biển này. Tuy nhiên, trong tranh chấp hiện nay giữa hai nước, Nhật đã bắt đầu có kinh nghiệm và thể hiện thái độ cứng rắn hơn khiến Trung Quốc cũng đôi phần e ngại.
"Cỏ mượt" - Hot girl Việt Nam |
Vậy theo ông, trong hoàn cảnh này, thái độ nào là phù hợp?
- Chủ quyền lãnh thổ là điều thiêng liêng tối thượng của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhưng hiện nay, các hành động của Trung Quốc đang đi theo hình leo thang. Và trong trường hợp cần quyết liệt thì ta cũng cần quyết liệt. Dân tộc ta là dân tộc yêu hòa bình, hòa hiếu nhưng chúng ta đầy lòng tự trọng. Một khi truyền thống ấy kết hợp với sức mạnh đoàn kết thì không thể nào thất bại.
- Chủ quyền lãnh thổ là điều thiêng liêng tối thượng của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhưng hiện nay, các hành động của Trung Quốc đang đi theo hình leo thang. Và trong trường hợp cần quyết liệt thì ta cũng cần quyết liệt. Dân tộc ta là dân tộc yêu hòa bình, hòa hiếu nhưng chúng ta đầy lòng tự trọng. Một khi truyền thống ấy kết hợp với sức mạnh đoàn kết thì không thể nào thất bại.
Tham vọng bành chướng của Trung Quốc có từ ngàn đời, phát triển muôn hình muôn vẻ. Nhưng là “người láng giềng”, ta nên nói với những người Trung Quốc còn mang trong mình tư tưởng "bá quyền nước lớn" rằng: “Tôi biết rõ ông rồi, hợp tác có mức độ, đừng có lấn vào bàn thời Tổ tiên tôi, kẻo cáo chết thì sói cũng ra ma”.
Không chỉ leo thang bằng lời nói, chỉ trong thời gian rất ngắn vừa qua, Trung Quốc liên tiếp đang có những hành động nhằm ngụy tạo bằng chứng chứng minh căn cứ pháp lý của mình trên Biển Đông. Nhiều nhà bình luận đã buộc tội Trung Quốc sử dụng lợi thế nước lớn của mình để bắt nạt láng giềng. Ông đánh giá gì về vấn đề này?
- Điều dễ thấy hiện nay là Trung Quốc đang tìm mọi cách thể hiện tính chiếm hữu thực sự của mình trên Biển Đông. Biểu hiện là một loạt các hành động như xây nhà cho thuê trên đảo, cho hàng chục nghìn tàu cá ra khơi khai thác trên biển…Tuy nhiên, dù được phù phép như thế nào thì sự hiện diện này cũng không chấp nhận được.
Bởi sự chiếm hữu chỉ hợp lý nếu trước khi người Trung Quốc đến, các đảo hoàn toàn chưa có người nước khác hiện diện. Hoặc, việc chiếm hữu phải dựa trên nguyên tắc hòa bình bằng con đường nhà nước…
Trong tình hình hiện nay, theo tôi, nước ta nên thành lập một cơ quan cấp Bộ về vấn đề Biển Đông, đứng đầu là một ủy viên Bộ chính trị với thẩm quyền, chức năng rõ ràng. Bộ này cần tập hợp những chuyên gia tư vấn, nghiên cứu vấn đề một cách bài bản, chuyên sâu hơn nữa.
Điều này, ta nên nhìn Trung Quốc. Cục Hải Dương của Trung Quốc mặc dù chỉ gọi là Cục để “ru ngủ” các nước, nhưng thực chất là một cơ quan siêu bộ, có viện nghiên cứu, lực lượng tuần tra, cảnh sát biển, bộ đội, hải quân,…
Trong điều kiện Trung Quốc hành xử ngày càng mạnh mẽ trong tương quan sức mạnh bất đối xứng giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế như thế nào, thưa ông?
- Đương nhiên, ta tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ. Ngoài ra chúng ta nên hợp tác với các nước khác có lợi ích trực tiếp trên Biển Đông như Nhật, Ấn Độ, Úc… Tuy nhiên, nên nhớ một điều rằng, bất kỳ quốc gia nào cũng có lợi ích dân tộc của mình và “không có bữa trưa nào miễn phí”, do vậy cần có sự thận trọng và tỉnh táo.
Thảo Lăng (theo Giaoduc.net.vn)
Thảo Lăng (theo Giaoduc.net.vn)
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét