Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Trung Quốc theo đuổi chính sách "thái từng lát xúc xích" tại biển Đông

Các nhà làm chính sách và lập kế hoạch quân sự nên cân nhắc đến khả năng Trung Quốc đang theo đuổi chính sách “thái từng lát xúc xích” hay còn gọi là kiểu "gặm dần dần" trên biển Bông vì chiến lược này có thể phá hỏng các kế hoạch quân sự của Washington.
"Mưa dầm thấm lâu"
Bình luận về chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông, tờ Foreign Policy cho rằng Trung Quốc có thể đang áp dụng chiến lược “gặm dần dần”, sử dụng các bước đi rất nhỏ nhưng tích tụ trong thời gian dài để cuối cùng chiếm đoạt toàn bộ vùng biển này. Thông tin này được Infonet trích dẫn. 
Cũng theo nguồn tin này, gần đây, Lầu Năm Góc đã bàn bạc về những đề xuất của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế (CSIS) đối với các kế hoạch quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương. Báo cáo ngày 27-6-2012 của CSIS cho rằng Lầu Năm Góc nên chuyển các lực lượng của mình từ Đông Bắc Á về phía Biển Đông. Đặc biệt, CSIS kêu gọi Lầu Năm góc điều thêm tàu ngầm tấn công đến Guam nhằm tăng cường sự hiện diện của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại khu vực này đồng thời nghiên cứu khả năng điều một nhóm tàu sân bay tấn công đến “thường trú” tại phía Tây nước Úc. 
Báo cáo của CSIS và bài phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại Singapore hồi tháng 6 kêu gọi Mỹ tăng cường năng lực quân sự trong khu vực này, một phần là để nhằm đối phó với biến cố như chiến tranh Triều Tiên hay Trung Quốc bất chợt tấn công Đài Loan. Với các mục tiêu đó thì sự hiện diện hiện nay của Mỹ tại khu vực cũng đã làm tròn nhiệm vụ của mình. 
Thế nhưng nếu đối thủ sử dụng chiến lược “thái từng lát xúc xích”, tức là tích tụ các hành động nhỏ, không gây xáo động lớn nhưng theo thời gian sẽ tạo sự thay đổi mang tính chiến lược, kiểu mưa dầm thấm lâu, thì Mỹ cần phải làm gì? 
Các nhà làm chính sách và lập kế hoạch quân sự nên cân nhắc đến khả năng Trung Quốc đang theo đuổi chính sách “thái từng lát xúc xích” hay còn gọi là kiểu "gặm dần dần" trên biển Bông vì chiến lược này có thể phá hỏng các kế hoạch quân sự của Washington. 
"Chuỗi ngọc" - nữ hoàng nội y Ngọc Trinh
Phụ lục số 4 trong bản báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc năm 2012 về năng lực quân sự của Trung Quốc có đề cập đến tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông của nước này, cái gọi là “đường 9 đoạn”, cùng với tuyên bố chủ quyền trên diện tích nhỏ hơn của các quốc gia khác trong khu vực.
Mục đích chiến lược “mưa dầm thấm lâu” của Bắc Kinh là tích lũy dần, bằng những hành động nhỏ nhưng kiên trì, để có bằng chứng thể hiện sự hiện diện Trung Quốc trên vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền. Mục đích của Trung Quốc là để xóa mờ những quyền lợi kinh tế mà Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển qui định và có thể cả quyền trung chuyển của tàu và máy bay tại khu vực đang được coi là vùng biển quốc tế. 
Cũng theo Infonet, với chiến lược “sử dụng trên thực tế” vùng biển này một cách chậm rãi nhưng tích tụ trong thời gian dài, Trung Quốc hi vọng sẽ tạo nên sự đã rồi cho các tuyên bố chủ quyền của mình. 
Vào tháng 4, Trung Quốc và Philippines đã chạm trán nhau tại bãi cạn Scarborough. Vụ chạm trán diễn ra vài tuần sau khi không có biện pháp giải quyết về mặt pháp lý. Trong khi đó, Philippines có dự định bắt đầu khai thác khí tự nhiên tại Bãi Cỏ rong gần đảo Palawan và Trung Quốc phản đối kế hoạch này. Năm ngoái, một tàu chiến hải quân Trung Quốc đã tiến tới vùng biển cách đảo Palawan 130km và các tàu chiến Trung Quốc đã dọa đâm một tàu điều tra của Philippines gần Bãi Cỏ rong. 
Vừa qua Tập đoàn Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đưa ra một danh sách các lô khai thác dầu khí trên Biển Đông và mời thầu các công ty dầu khí nước ngoài. 
Vấn đề là các lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - thực tế thì Việt Nam đã cho thuê một số lô trong số đó để khai thác và phát triển. Chẳng mấy nhà phân tích cho rằng sẽ có một tập đoàn dầu khí nước ngoài nào tham gia vào vụ mời thầu này. Nhưng hành động mời thầu đó của CNOOC cho thấy Trung Quốc quyết đạt được mưu đồ của mình về chủ quyền, bất chấp qui định về vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước quốc tế về Luật biển mà hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng đã được công nhận rộng rãi. 
Mùa đông - ảnh Việt Nam xưa
Cuối cùng là vào tháng 6, chính quyền Trung Quốc còn thành lập cái mà họ gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa mà Trung Quốc giành từ tay chính quyền miền nam Việt Nam năm 1974. Tam Sa được thành lập với nhiệm vụ là trung tâm hành chính để thực hiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông gồm quần đảo Trường Sa gần bãi Cỏ rong và bãi cạn Scarborough. Trung Quốc còn tuyên bố kế hoạch gửi đơn vị đồn trú đến khu vực này.
Những hành động đó của Trung Quốc giống như nỗ lực nhằm hợp pháp hóa dần dần và có hệ thống tuyên bố chủ quyền của nước này trong Biển Đông. 
Trung Quốc đã thành lập chính quyền dân sự và kèm theo một đồn trú quân sự. Nước này cũng tăng cường “giành giật” lợi ích kinh tế bằng cách mời thầu dầu khí và cho ngư dân đánh bắt cá ở ngay vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác và còn điều hải quân đến để chặn các quốc gia phát triển trên vùng biển. 
Cuối con đường này Trung Quốc sẽ đạt được hai mục tiêu: có đủ số dầu trên Biển Đông có thể giúp nước này phát triển trong vòng 60 năm và vô hiệu hóa liên minh quân sự của Mỹ trong khu vực. 
Việc ASEAN không thể đạt được tiến bộ gì với bộ qui tắc ứng xử giúp giải quyết tranh chấp trên Biển Đông đã giúp ích cho chiến lược “mưa dầm thấm lâu” của Trung Quốc. Một bộ qui tắc ứng xử đa phương sẽ tạo khung pháp lý giải quyết tranh chấp và đặt tất cả các quốc gia trong cuộc tranh chấp vào thế bình đẳng. Nếu không có bộ qui tắc ứng xử đó, Trung Quốc có thể dùng lợi thế quyền lực của mình để áp đảo trong các cuộc đàm phán song phương với các quốc gia láng giềng nhỏ hơn mà không chịu hậu quả chính trị nào do hành động bên ngoài bộ qui tắc. 
Trong khi đó, Lầu Năm Góc định gửi quân đến củng cố năng lực quân sự trong khu vực và đang thiết lập các học thuyết mang tính chiến thuật nhằm chống lại sự lớn mạnh về năng lực quân sự của Trung Quốc. Nhưng các nhà làm chính sách ở Washington sẽ bị mắc kẹt khi sử dụng năng lực quân sự kiểu Mỹ chống lại một đổi thủ “thái từng lát xúc xích”. Nếu các lát xúc xích được cắt đủ mỏng, không một hành động cụ thể nào đủ lớn để làm cớ mở màn cho một cuộc chiến. 
"Bạch kim" - Hot girl Nhật Bản
Các nhà làm chính sách ở Washington lấy cớ gì để chặn đường một dàn khoan dầu của CNOOC có mặt ở bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hay một tàu Trung Quốc đuổi một tàu khảo sát của Philippines ra khỏi bãi Cỏ rong hay một trung đội bộ binh Trung Quốc xuất hiện tại các mỏm đá gần quần đảo Trường Sa?
Khi đang dự tính một cuộc chiến “hao người tốn của” với một cường quốc chính, thì các sự kiện nhỏ nhặt đó sẽ có vẻ nực cười nên không thể được coi là một biến cố khơi mào chiến tranh. Thế nhưng, sau khi tích tụ theo thời gian, những sự kiện nhỏ nhặt đó sẽ tạo nên thay đổi cơ bản trong khu vực. 
Mặc dù có vẻ là một người chơi ở quá xa bàn cờ biển Đông, nhưng lợi ích của Mỹ ở đây lại rất cao. Cả nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Mỹ đều phụ thuộc vào tự do đi lại trên biển, với mỗi năm lượng hàng hóa trung chuyển qua biển Đông đạt tới 5,3 nghìn tỷ USD, trong đó 1,2 nghìn tỷ là đi tới các cảng của Mỹ. 
Thứ hai, Hoa Kỳ có lợi ích lớn trong việc ngăn chặn bất kỳ cường quốc nào đơn phương xâm phạm luật hàng hải quốc tế đã được thiết lập sẵn chỉ để phục vụ lợi ích của mình. 
Cuối cùng là hệ thống liên minh và uy tín của Hoa Kỳ với tư cách là một đối tác an ninh sẽ bị ảnh hưởng.
Một đối thủ sử dụng chính sách mưa dầm thấm lâu sẽ khiến kẻ thù khó có thể ra tay hành động. Kẻ thù của họ sẽ ở vào tình thế hết sức khó chịu do không thể đưa ra cớ tiến tới một cuộc chiến. 
Món Nachos của người Ai-len.
Đối với Trung Quốc, nước này sẽ phớt lờ hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và tiếp tục thái những lát xúc xích của mình, mặc định rằng Hoa Kỳ không thể nào đe dọa chiến tranh chỉ vì những sự việc nhỏ nhặt trên vùng biển ở cách xa nước này. 
Nhưng những sự kiện tưởng như nhỏ nhặt dưới góc độ của Mỹ lại có thể rất quan trọng đối với những nước như Philippines và Việt Nam, những quốc gia đang nỗ lực bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình để không rơi vào tay một cường quốc bên ngoài. Thực tế đó khiến hai quốc gia này có động lực lớn hơn Hoa Kỳ trong việc đối đầu với các hành động xâm lấn của Trung Quốc. Và nếu trong trường hợp xảy ra giao tranh giữa Trung Quốc và một trong hai quốc gia trên thì các nhà làm chính sách ở Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc đến những hậu quả về mặt chiến lược và danh tiếng trên trường quốc tế với hành động phá hoại các quốc gia láng giềng nhỏ bé. 
Cả Hoa Kỳ và các quốc gia thành viên ASEAN đều ưa chuộng bộ qui tắc ứng xử trên biển trên cơ sở thương lượng nhằm giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Nhưng nếu Trung Quốc lựa chọn theo đuổi chiến lược “mưa dầm thấm lâu” thì các nhà làm chính sách ở Washington có thể sẽ cho rằng cách thức đáp trả khả thi duy nhất về mặt chính trị là khuyến khích các quốc gia nhỏ bảo vệ chủ quyền của mình mạnh mẽ hơn, ngay cả khi điều đó tạo ra nguy cơ xung đột, và Hoa Kỳ hứa sẽ hậu thuẫn về mặt quân sự cho các quốc gia này. Điều đó có nghĩa Hoa Kỳ sẽ phải thay đổi chính sách hiện nay là tuyên bố trung lập đối với các cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển. 
Hoa Kỳ vẫn giữ thái độ trung lập vì không muốn đẩy mình đối mặt với một chuỗi các biến cố có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát của mình. Cách tiếp cận đó của Hoa Kỳ là có thể hiểu được nhưng nó ngày càng mâu thuẫn với những hứa hẹn về an ninh của Hoa Kỳ đối với những người bạn của mình trong khu vực và mục tiêu duy trì thông lệ quốc tế. Các nhà làm chính sách và xây dựng chiến lược ở Washington sẽ phải suy nghĩ mình phải làm gì để đối phó với một kẻ “thái xúc xích” theo từng lát mỏng như vậy.
Theo GDVN
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Osin" - người mẫu châu Âu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét