Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Khổng Tử: Sự thực và huyền thoại

Khổng Tử dạy học.
Thời của Khổng Tử là thời loạn, Khổng Tử muốn ra tay dẹp loạn bằng cách dùng đức mà giáo hóa, dùng lễ mà thiết lập kỷ cương, nhưng, ông lại không được trao quyền để làm việc đó.
Dưới thời trị vì của Linh Vương (nhà Chu, Trung Quốc), có võ quan là Thúc Lương Ngột lấy vợ, sinh hạ liên tục 9 người con gái liền. Vì muốn có con trai nối dõi tông đường, ông bèn cưới thêm một người vợ lẽ. Và, người vợ lẽ ấy đã sinh hạ cho ông một người con trai thật, đó là cậu Mạnh Bì, nhưng tiếc thay, Mạnh Bì lại bị tật què bẩm sinh. Thúc Lương Ngột buồn nản thực sự. Mãi đến lúc về già, ông mới cưới thêm người vợ lẽ thứ hai, đó là bà Nhan Thị. Hai ông bà thường rủ nhau lên Ni Khâu để cầu tự. Thế rồi vào một ngày tháng 10 năm Canh Tuất, tức là vào năm trị vì thứ 21 của Linh Vương nhà Chu (551 trước Công Nguyên), bà Nhan Thị sinh hạ được một cậu con trai. Có người nói rằng, Vì Thúc Lương Ngột và Nhan Thị hay lên Ni Khâu cầu tự nên mới đặt tên cho con là Khâu (Khổng Khâu) và sau cũng nhân đó, Khổng Khâu lấy tên là Trọng Ni. Tuy nhiên, cũng có người nói rằng, vì thấy con mình có trán cao như cái gò nên hai ông bà Thúc Lương Ngột và Nhan Thị mới đặt tên con là Khâu (Khâu cũng có nghĩa là gò).

Khổng Tử ra đời y hệt như tất cả mọi người trên thế gian này đã ra đời, nhưng vì Khổng Tử là Khổng Tử, người được nho gia đời đời tôn vinh, cho nên, chuyện về ngày sinh của ông cũng không sự ly kỳ. Tổng hợp và hệ thống lại những sự ly kỳ ấy thì đại để, vào những ngày trước khi sinh con, bà Nhan Thị bỗng thấy con kì lân vào nhà dân tờ ngọc thư, trên có dòng chữ (phiên âm rằng). Thủy tinh chi tử, kế suy Chu vi tố vương (nghĩa là: con của Thủy Tinh, sẽ nối nhà Chu đã suy vi, làm vua thiên hạ mà không ngồi trên ngai vàng). Thấy vậy, bà Nhan Thị bèn lấy dải lụa buộc vào sừng con kì lân. Được mấy ngày thì con kì lân đi mất.
Ngày Khổng Tử ra đời có cặp rồng vàng xuống cuốn quanh nhà và có 5 vì sao trên trời biến thành 5 ông lão đứng hầu trước sân. Trong buồng sinh, bà Nhan Thị có nghe tiếng nhạc mừng rộn rã và tiếng nói rõ rệt rằng: Thiên cảm sinh thánh tử (nghĩa là, trời cảm được lòng thành cầu nguyện mà cho sinh con thánh).
Nơi Khổng Tử chào đời là làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ. Đất này thời Khổng Tử thuộc nước Lỗ là một trong những nước chư hầu của nhà Chu, nay thuộc Duyện Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Nhưng tổ tiên Khổng Tử lại vốn người nước Tống (khu vực tỉnh Hà Nam của Trung Quốc ngày nay), di cư tới Khúc Phụ, tính đến Khúc Lương Ngột là đời thứ ba.
Sách xưa cho hay, năm lên ba tuổi, Khổng Tử đã mồ côi cha. Theo mô tả của sách Khuyết lí (Trung Quốc), thì Khổng Tử là người có tầm vóc cao lớn, mắt lồi, lỗ mũi rộng, tai bè, răng hở, mặt to và có những vạch tựa như quả dưa chín. Tay Khổng Tử như… tah hổ, ngực như ngực rùa, râu rậm, miệng rộng và luôn cười tươi, đi rất nhanh…
"Khoảng cách" - người đẹp Trung Quốc
Ngay từ nhỏ, Khổng Tử đã có hai cá tính khá đặc biệt, một là rất trọng lẽ nghĩa và hai là rất hiếu học. Trò chơi mà Khổng Tử thường mải mê yêu thích nhất mỗi khi tụ họp với bạn bè là bày nghi lễ để cúng tế. Bấy giờ, có người cho ông là già trước tuổi. Bình sinh, hễ thấy bất cứ điều gì hay, ông cũng đều để tâm học hỏi. Theo ghi chép của sách Tả truyện (Chiêu công năm thứ 19) thì Khổng Tử từng học đánh đàn với Sư Tương, học âm luận với Trành Hoằng, học tiếng nước ngoài với Đàm Tử…
Năm 19 tuổi, Khổng Tử lập gia đình, cũng năm đó ông nhận chức Ủy Lại. Bấy giờ ở nước Lỗ, chức Ủy Lại là chức coi trại chăn nuôi để lấy vật dùng trong các tế lễ. Tương truyền, trại trăn nuôi mà Khổng Tử trông coi là trại chuyên nuôi dê dùng trong lễ Thái Lao (Lễ lớn). Sự cần mẫn của Khổng Tử đã được quan trên đặc biệt ưu ái. Sau, Khổng Tử được giao làm Tư Chức Lại, chức này tương tự như chức thủ kho, lo việc phát lương thực mỗi khi có lệnh. Tương truyền, chính Khổng Tử là tác giả của của cái cần gạt dùng để gạt thùng thóc cho đồng đều.
Tuổi tuy trẻ, chức tuy thấp, nhưng Khổng Tử đã có tiếng là người tài. Tiếng tốt ngày một đồn xa, có vị quan lớn của nước Lỗ là Trọng Tôn Cổ cho hai người con là Hà Kị và Nam Cung Quát tới hầu Khổng Tử để xin học lễ.
Trong chỗ không ngờ, chính mối quan hệ với Trọng Tôn Cồ, về sau lại có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cuộc đời của Khổng Tử. Vào những năm khoảng gần 30 tuổi, Khổng Tử thường tâm sự rằng, giá như có điều kiện có thể đến Lạc Ấp là kinh đô của nhà Chu lúc bấy giờ mà học hỏi thêm, thì chẳng những thỏa chí mà trí tuệ của ông cũng nhất định sẽ được nâng cao. Học trò của ông là Nam Cung Quát (con trai Trọng Tôn Cồ) liền đem việc ấy tâu với vua nước Lỗ nlà Hầu Lỗ. Hầu Lỗ liền cấp tặng cho Khổng Tử đầy đủ kinh phí cùng với một cỗ xe song mã cùng với vài ba người hầu để ông đến Lạc Ấp.
Tới Lạc Ấp, công việc đầu tiên, cũng là công việc chủ yếu của Khổng Tử là khảo sát sách vở cùng những di vật của các bậc thánh hiền được lưu trong tòa Minh Đường. Khổng Tử cũng đã thận trọng khảo sát mọi việc hay dở ở Lạc Ấp, đồng thời, cũng tranh thủ tận dụng mọi thời gian để xin đến ra mắt và tham vấn các đấng tài cao học rộng đương thời. Trong Sử kí, nhà sử học vĩ đại người Trung Quốc thời tiền Hán là Tư Mã Thiên có kể chuyện Khổng Tử cùng với một vài môn đệ đến tận nước Chu (quê hương của Lão tử), để xin học lễ. Bấy giờ, Khổng Tử chỉ mới ngoài ba mươi tuổi, khí huyết đang hăng, vì thế, Lão Tử mới nói với Khổng Tử rằng:
- Ta từng nghe nói, kẻ khéo buôn bán thì thường giấu kín của cải, thoạt trông tưởng như chẳng có gì, người quân tử giàu đức tốt cũng vậy, thoạt trông tưởng là đứa ngu.
Khổng Tử trở ra, môn đệ hỏi:
- Lão Tử là người thế nào?
Khổng Tử đáp:
- Chim thì ta biết nó có thể bay, cá thì ta biết có thể bơi lội. Muông thú thì ta biết nó có thể chạy. Đối với loài biết chạy, ta có thể dùng bẫy để săn. Đối với loài biết lội, ta có thể dùng lưới để bắt. Đối với loài biết bay, ta có thể dùng cung tên để bắn. Duy chỉ có con rồng cưỡi mây xé gió, có thể lên trời lại có thể xuống đất, thì ta chẳng biết làm sao để săn, để bắt hay để bắn. Nay ta gặp Lão Tử thì thấy Lão Tử có lẽ là con rồng vậy.
Sau một thời gian ở Lạc Ấp, Khổng Tử lại trở về quê hương là nước Lỗ của mình. Tuy danh tiếng của ông ngày một lớn lao, học trò theo học ngày một nhiều, nhưng vua nước Lỗ là Lỗ Hầu vẫn không chịu dùng ông. Thế rồi, chẳng may nước Lỗ loạn lạc, Khổng Tử phải bỏ nước Lỗ mà đi sang nước Tề. Vua nước Tề là Tề Hầu sai người đón Khổng Tử đến để hỏi chuyện chính trị, Khổng Tử đã nói rất hợp ý Tề Hầu, vì thế Tề Hầu đã có ý cấy Ni Khê đi mà ban cấp cho Khổng Tử, nhưng quan Đại Phu của nước Tề là Yến Anh lại tìm đủ mọi lý lẽ để can ngăn. Quá thất vọng, Khổng Tử liền trở về nước Lỗ. Bấy giờ, tình hình nước Lỗ cũng tạm yên, Khổng Tử mở trường dạy học và suy ngẫm đạo nghĩa của các bậc thánh hiền.
Mãi đến năm 51 tuổi (tính theo tuổi ta), Khổng Tử mới được Lỗ Hầu bổ dụng làm quan. Thoạt đầu, ông được giao chức Trung Đô Tể, hơn một năm sau thì được thăng làm Đại Tư Khấu. Sách xưa cho biết, trong bốn năm nắm giữ chức này. Khổng Tử đã đặt nhiều phép tắc, định lắm thứ luật lệ, khiến cho trên thì triều đình được an nhàn, dưới thì người nghèo khổ được cứu giúp, kẻ chết được chôn cất chu đáo theo đúng lễ và trong khắp thiên hạ thì lớn nhỏ hay gái trai đều phân biệt rõ ràng, người đi đường thấy của rơi không nhặt, kẻ gian phải bạt vía im hơi… Sau, Lỗ Hầu lại tin cậy mà trao cho ông cả quyền nhiếp Tướng Quốc. Cũng theo ghi chép của sách xưa, chỉ trong ba tháng nắm quyền Tướng Quốc, Khổng Tử đã làm được hai việc lớn. Một là về nội trị, ông đã chỉnh đốn được guồng máy của triều đình nước Lỗ, giết kẻ lọan thần đang ở hàm Đại Phu là Thiếu Chính Mão. Hai là về ngoại giao, ông đã dùng lí lẽ mà buộc nước Tề phải trả toàn bộ lại đất đai đã lấn chiếm của nước Lỗ. Nếu tài năng và đức độ của Khổng Tử khiến cho các lương thần kính trọng bao nhiêu thì ngược lại, khiến cho lũ gian phi căm ghét bấy nhiêu. Bấy giờ, nước Tề muốn trả thù, bèn mượn kế gian hảo, đem ba chục con ngựa tốt và tám chục cô gái đẹp, hát hay, múa rất giỏi… đến tặng Lỗ Hầu. Lỗ Hầu say mê với món quà lạ, bỏ việc triều chính những ba ngày liền, vì thế, Khổng Từ đành phải bỏ nước mà ra đi.
Cùng với một số môn đệ thân tín của mình, Khổng Tử đã chu du khắp thiên hạ của nhà Chu. Ông thường nói với môn đệ của mình rằng: "Khưu giả, Đông, Tây, Nam, Bắc chi nhân giã" (Khổng Khâu này là người của tứ phương Đông, Tây, Nam. Bắc vậy).
Tarsier, một loài khỉ ở Đông Nam Á, sở hữu đôi mắt rất to. Mỗi nhãn cầu mắt của nó có đường kính xấp xỉ 16mm, tương đương với kích thước cả bộ não.
Cuộc chu du này lâu dài hơn, rộng lớn hơn, thu được nhiều điều bổ ích nhưng cũng gặp phải vô số những khó khăn. Thời của Khổng Tử là thời loạn, Khổng Tử muốn ra tay dẹp loạn bằng cách dùng đức mà giáo hóa, dùng lễ mà thiết lập kỷ cương, nhưng, ông lại không được trao quyền để làm việc đó. Ông thường tâm sự đại ý nói rằng: muốn thay đổi thiên hạ thì trước hết phải có quyền hành, không có quyền mà chỉ có lời nói suông thì thật khó mà thành công. Ông không phải là người tham quyền, nhưng ông mong muốn có quyền để thực hiện sở học của mình, để đổi thay thiên hạ. Ông từng tuyên bố một cách đầy tự tin rằng: "Cẩu hữu dụng ngã giả, kì nguyệt nhi dĩ khả giã, tam niên hữu thành" (nghĩa là: Nếu có người dùng ta thì ắt là chỉ trong vòng ba năm thì tất có sự thành).
Mặc dù đã kiên trì ra đi trong nhiều năm trời, gõ đủ mọi cánh cửa các vua chư hầu với một niền tin mãnh liệt, nhưng Khổng Tử vẫn không được ai dùng đến. Lý do sâu xa của sự thật chua xót này là ở chỗ. Khổng Tử ra sức củng cố trật tự danh phận của xã hội mà đỉnh cao nhất của hệ thống trật tự ấy chính là quyền lực Thiên Tử nhà Chu, trong khi đó, các vua chư hầu lại sôi sục cuồng vọng tranh hùng, tranh bá.
Năm 68 tuổi, khi hoài bảo làm quan để “đổi thay thiên hạ” đã hoàn toàn tiêu tan. KhổngTử trở về quê nhà nước Lỗ, an phận mở trường dạy học, san định sách xưa, biên soạn sách mới, để chí ở sự lập ngôn. Và, đây mới chính là sự thành công của lớn nhất của cuộc đời mà Khổng Tử may mắn được tận hưởng. Sách xưa cho hay, ông có đến trên 3000 học trò, trong đó có đến trên 70 người tài giỏi. Và, trong số trên 70 người giỏi ấy, lại có 10 người giỏi nhất. Cụ thể như sau:
- Về đức hạnh: có 4 người là Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiên, Nhiệm Bá Ngưu và Trọng Cung.
- Về ngôn ngữ: có hai người là Tể Ngã và Tử Cống
- Về chính trị: có hai người là Nhiễm Hữu và Quý Lộ
- Về văn học: có hai người là Tử Du và Tử Hạ
Khổng tử là nhà giáo vĩ đại, nhà đạo đức và là nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc cổ đại. Nhờ những năm tháng cuối đời rất đặc biệt này. Khổng Tử có thể trở thành đấng “vi tố vương” (làm vua mà không được ngồi trên ngai vàng) của thiên hạ, trở thành bậc được suy tôn là thánh tổ của Nho gia.
Tháng 4 năm Nhâm Tuất, tức là năm trị vì thứ 41 của Chu Kính Vương (479 trước công nguyên), Khổng Tử qua đời, hưởng thọ 73 tuổi (tính theo tuổi ta). Tương tự khi chào đời, sách xưa đã chép không ít chuyện li kỳ về ngày tạ thế của Khổng Tử: Đại để: trước đó hai năm, người của nước Lỗ đi săn được con kì lân mà con kì lân ấy lại bị què mất một chân trước ở bên trái. Mọi người thấy thể đều cho là điểm không lành, bèn đem con kì lân ấy ra thả ngoài đồng. Khổng Tử trông thấy, liền buồn bã hỏi rằng:
- Kì lân ra làm gì thế?
Hỏi xong liền bưng mặt khóc. Về nhà KhổngTử than:
- Ngô đạo hùng hĩ (nghĩa là đạo của ta đã đến lúc cùng rồi hay sao)
Kinh Xuân Thu (một trong Ngũ kinh của Nho gia) do Khổng Tử soạn ra cũng chép đến chuyện con kì lân là hết. Hậu thế lắm người nhân đấy cho là điềm linh dị thật lạ thường: kì lân xuất hiện và nhả ngọc thư thì Khổng Tử chào đời, kì lân bị què và bị người đi săn bắt được thì Khổng Tử tạ thế.
2: Khổng Tử người có công khai sinh một đại học phái.
Cho đến nay, cũng có người cho rằng Khổng Tử là thủy tổ của Nho giáo. Cách nói như vậy, tuy ở một chừng mực nào đó là không sai, nhưng, rất tiếc lại chưa đúng. Toàn bộ cuộc đời với những hoạt động phong phú và sinh động của KhổngTử chỉ mới đủ để chúng ta kết luận rằng, ông là người khai sinh ra một đại học phái, có ảnh hưởng to lớn và lâu dài không những đối với người Trung Quốc mà còn cả với phương Đông. Đại học phái ấy chính là Nho học. 
Nói đến Khổng Tử cũng có nghĩa là trước hết và chủ yếu là nói đến công lao san định và biên soạn Ngũ kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu) - công trình có giá trị đặt nền tảng căn bản đầu tiên cho sự khai sinh của Nho học. Hiểu một cách đơn giản nhất thì Ngũ kinh đại để như sau:
Kinh Thi: Là tác phẩm tuyển chọn ca dao cổ đại của Trung Quốc, hẳn nhiên, Khổng Tử tuyển chọn theo cách của Khổng Tử. Nếu không có Khổng Tử thì không có Kinh Thi, nhưng nếu không có Kinh Thi thì xã hội Trung Quốc vẫn còn hằng hà sa số ca dao. Với tất cả 311 bài ca dao (gồm nhiều phần khác nhau như Mân phong, Vệ phong, Tần phong, Đại nhã, Tiểu nhã…). Kinh Thi tuy chỉ có độ dài rất khiêm nhượng, nhưng lại có những ý nghĩa về Kinh Thi như sau: “Các trò sao chẳng học Kinh Thi? Kinh Thi làm cho ta hứng khởi tâm chí, nhờ đó mà có thể thấy được bao thứ chim muông cây cỏ”. Là ca dao, Kinh Thi dễ nhớ nhưng lại khó học. Sách luận ngữ ghi lại lời đánh giá tổng quát của Khổng Tử như sau: “Kinh Thi có hơn 300 bài nhưng nếu muốn nói lời tóm gọn cho tất cả thì đó là chớ đọc với tà ý trong lòng”.
Kinh Thư: Là tuyển tập những điển, mô, huấn, cáo, thệ, mệnh… của các vua Trung Quốc thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn cho đến thời Đông Chu. Điển nghĩa là phép tắc, Mô nghĩa là mưu chước, Huấn nghĩa là dạy bảo, Cáo là lời người trên căn dặn người dưới, là bài văn dạy bảo, Thệ nghĩa là thề. Mệnh nghĩa là sai khiến, là thiên định. Ở một chừng mực nào đó, chúng ta có thể diễn đạt theo cách nói hiện đại, rằng Kinh Thư là tác phẩm tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu những văn kiện nhà nước trước Khổng Tử. Lịch sử Kinh Thư có thể tạm chia làm bốn giai đoạn khác nhau như sau:
- Khổng Tử đến trước Tần Thủy Hoảng (thế kỷ thứ III trước công nguyên) Kinh Thư được truyền bá với những văn bản được tin là trung thành với văn bản so Khổng Tử san định.
- Tần Thủy Hoàng đến thời Tiền Hán (khoảng hơn hai trăm năm trước công nguyên) Kinh Thư đã bị nhà Tần thiêu hủy. Văn bản Kinh Thư được truyền bá nhờ vào bản chép lại từ trí nhớ lạ lùng của một người có biệt tài học thuộc lòng.
- Khoảng cuối thời Tiền Hán, người nước Lỗ đã tìm được một bản Kinh Thư trong vách nhà xưa của Khổng Tử và từ đó, Kinh Thư được truyền bá nhờ vào văn bản này.
- Từ thời Đông Hán, một triết gia nổi tiếng là Khổng An Quốc đã ghép cả hai bản Kinh Thư (một bản chép theo trí nhớ gọi là kim văn, một bản tìm thấy trong vách nhà Khổng Tử gọi là cổ văn) thành ra văn bản Kinh Thư mà chúng ta thấy ngày nay.
Kinh Thư hiện đang lưu truyền có tất cả 59 thiên. Đọc Kinh Thư, chúng ta có thể sơ bộ hình dung được chế độ, phép tắc, tư tưởng, đạo đức và cấu trúc của xã hội Trung Quốc cổ đại. Không có Khổng Tử, hẳn nhiên là sẽ không có Kinh Thư, nhưng nếu không có Kinh Thư thì kho tàng văn kiện nhà nước trước Khổng Tử vẫn có một cách tồn tại riêng của nó.
"Nuột nà" - siêu mẫu nội y châu Âu
Kinh Lễ: Là công trình tập hợp tuyển chọn và giới thiệu nghi lễ của người Trung Quốc cổ đại, mà theo Khổng Tử là để nuôi đức, giữ tình và tạo dựng trật tự sao cho thật phân minh, hạn chế những điều sai quấy thường thấy trong muôn đời.
Trong Ngũ kinh, tính phức hợp thể hiện trong Kinh Lễ là rõ ràng, tập trung và sâu sắc nhất. Văn bản Kinh Lễ nay còn lưu giữ được có tất cả 25 quyển, chia làm 49 thiên. Tuy Kinh Lễ cũng không phải là một công trình lớn, nhưng các bậc Nho thiên cổ của cả Trung Quốc lẫn của ta đều cho rằng, đó thực sự là kết quả của một cuộc đại tập thành trí tuệ của nhiều thế hệ. Khổng Tử chỉ là người mở đầu mà thôi.
Kinh Dịch: nguyên nghĩa, dịch là đổi, biến đổi. Do có điều kiện thuận lợi, lại cũng do cơ sở trường rất đặc biệt của mình, ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc chẳng những đã nắm khá vững các vận động có tính quy luật của vũ trụ mà còn tiến tới việc xây dựng một hệ thống phương pháp phân tích và nhận thức các vận động có tính quy luật đó theo cách riêng của họ.
Thư tịch cổ thường hay nhắc đến Hà đồ và Lạc thư, đặt trong lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống phân tích và nhận thức nói trên, ở một chừng mực nào đấy, chúng ta cũng có thể nói Hồ đồ và Lạc thư là bước chuẩn bị quan trọng đầu tiên. Từ Hà đồ của Phục Hy cho đến Lạc thư của Hạ Vũ, một loạt khái niệm căn bản của nhận thức như âm dương, ngũ hành, bát quái…, đã được xây dựng và phổ biến ngày một rộng rãi. Sau đó các bộ dịch lí lớn, mang trình độ phân tích và tổng hợp cao hơn cũng đã lần lượt ra đời.
Thời nhà Hạ có "Liên sơn dịch".
Thời nhà Thương (hay còn gọi là nhà Ân) thì có "Quy tàng dịch".
Thời nhà Chu có "Chu dịch".
Kinh Xuân Thu: nguyên nghĩa, Xuân là mùa xuân, Thu là mùa thu, mỗi năm có một mùa xuân và một mùa thu. Người xưa chép sử theo lối biên niên (tức là theo thứ tự năm tháng trước sau), cho nên, nói Xuân Thu cũng có nghĩa là nói năm tháng, nói đến tuần tự phát triển của lịch sử.
Trong thực tế, Xuân Thu cũng là một xử bộ - xử bộ chép việc chủ yếu của nước Lỗ quê hương của Khổng Tử, từ đời Lỗ Ẩn Công đến đời Lỗ Ai Công (tức là từ năm 722 đến năm 481 trước công nguyên).
Với Kinh Xuân Thu, Khổng Tử muốn xây dựng và quảng bá thuyết chính định danh phận, bởi thế, các triết gia xưa thường nói Kinh Xuân Thu là kinh của danh và phận. Tất nhiên, Khổng Tử quảng bá luận thuyết của mình qua việc viết sử. Chữ trong Kinh Xuân Thu được chọn lọc và sử dụng một cách đặc biệt nghiêm cẩn. Được khen một chữ trong Kinh Xuân Thu, vinh quang còn hơn cả việc được vua ban cho áo thêu hoa cổn. Bị chê một chữ trong Kinh Xuân Thu nhục nhã chẳng kém phải chịu trừng phạt bằng búa rìu. Có lẽ, Kinh Xuân Thu là thành tựu được chính Khổng Tử tâm đắc nhất. Ông từng nói “ Tri ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ. Tội ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ” (nghĩa là, những người biết tới ta cũng chỉ ở Kinh Xuân Thu, những người ghét ta cũng chỉ ở Kinh Xuân Thu).
Ngay khi Khổng Tử còn tại thế, Ngũ kinh đã được đông đảo môn đệ của ông hân hoan tiếp nhận. Cho dẫu được xây dựng trên một nền tảng lịch sử như thế nào và cho dẫu sự thừa kế đã diễn ra với một độ cụ thể sao. Kinh ngũ vẫn thực sự là tinh hoa trí tuệ của Khổng Tử, không ít học giả uyên thâm ở các giai đoạn lịch sử sau đã dựa vào nhiểu căn cứ xác đáng khác nhau để rồi chứng minh được những phần phi Khổng Tử trong các tác phẩm mang tên Khổng Tử. Về mặt khoa học, đó là những đóng góp quý giá, rất đáng được trân trọng. Nhưng về mặt nhận thức, rõ ràng, đó cũng là một trong những biểu hiện uy tín mạnh mẽ, rộng lớn lâu dài của Khổng Tử. Trên tinh thần đó, chúng ta có thể nói Ngũ kinh là của Khổng Tử. Từ Ngũ kinh và trên cơ sở Ngũ kinh, Khổng Tử có công đặt nền tảng căn bản đầu tiên cho sự khai sinh của Nho học.
Dienđankienthuc
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Được phát triển vào khoảng thế kỷ 13, Nhã nhạc cung đình Huế mang một âm điệu đặc trưng, thể hiện phong cách, tâm hồn, bản sắc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét