Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Ma sở tri

Hot girl Bảo Trân bên chiếc máy đọc sách cao cấp nhất của Sony PRS-950.
Cho nên có ai hỏi chúng ta đảm bảo dứt được luân hồi sanh tử không? Mình sẽ quả quyết dứt được. Dứt kiểu nào? Một niệm dấy khởi không theo, thì không bị nó kéo đi. Chúng ta tu được như vậy thì đảm bảo cắt đứt được vòng luân hồi.
Chánh văn:
Ma này tức là lý chướng. Người tu thiền mà lý chướng chẳng trừ, thì chánh định bị nhiễu loạn, không thể nào yên ổn được. Vì sao sở tri có lỗi như thế ?
Chính vì biết ta đắc ngộ, biết ta thông tông, biết ta minh giáo, biết ta hội lý, văn ta lỗi lạc, ta thấy sâu rộng, ta giữ giới nghiêm, ta được chánh định, ta có trí tuệ, ta đã chứng không, ta được tự tại, ta không còn ngại, biết ta được thông, biết ta được diệu, ta đã chứng đạo, ta được thành Phật… Tất cả cái biết đó, đều là lý chướng. Lý chướng này chẳng trừ, thì chấp pháp khó quên. Chấp pháp chưa quên, thì chân tâm chẳng hiện. Người trong Tông môn nên phải tự xét. Sớm dứt chướng này.
Giảng:
Chúng ta đã học ma phiền não. Ma này là một loại ngoại ma. Đến đây, loại ma sở tri là nội ma. Thường người tu theo đạo Phật hay bị ma sự. Ma sự có hai loại: Một là nội ma, hai là ngoại ma. Nội ma tức là những cố chấp bên trong. Ngoại ma tức là những vướng mắc bên ngoài.
Những vướng mắc bên ngoài ta không giải tỏa, không vượt qua, không khắc phục được thì bị nó đánh gục. Như thế chúng ta bị ngoại ma phá hoại, làm cho đường tu không tiến được. Nếu như chúng ta khắc phục được những ma sự bên ngoài, nhưng đến những chất chứa, những cố thủ cù cặn bên trong mà không trừ bỏ, không vượt qua được thì chúng ta lại bị một loại ma nữa. Loại này cứng đầu khó trị, tuy nhiên nó cũng từ ta mà có, không phải ở bên ngoài đến.
Người biết tu, tức người có pháp trị ma. Pháp này chính là sự tỉnh sáng và an nhiên, làm chủ được đối với tất cả hiện tượng bên ngoài, đồng thời khắc phục được những dấy động bên trong. Cách trị ở đây là, vừa có niệm dấy khởi biết nó không thật liền buông. Nếu chúng ta cho nó là thật thì sẽ lao đầu chạy theo, rồi tạo nghiệp và chịu quả báo.
Buông được vọng tưởng thì có định, ma lực bên ngoài không làm gì được chúng ta. Nếu được định thì tuệ giác phát triển. Tuệ giác phát triển thì nội ma cũng không làm gì được. Bọn ma chỉ là những niệm tưởng lăng xăng điên đảo, nó là bóng dáng của tiền trần. Chúng dấy khởi lên bất cứ lúc nào trong mọi sinh hoạt.
Nếu làm chủ được tức là chúng ta chiến thắng giai đoạn đầu. Ma sự bên ngoài không làm gì được chúng ta. Chiến thắng ở giai đoạn này, chúng ta được an nhiên. An nhiên thì tuệ giác song song phát triển. Tuệ giác phát triển thì chúng ta biết tận nguồn của nó là không thật, là loài ma. Dù cho chúng có hiện thành Phật, Bồ-tát cũng không ăn thua, không dính dáng gì với việc của chúng ta. Do đó nội ma chúng ta cũng làm chủ được, tức là chiến thắng giai đoạn sau.
Cho nên có thể nói ngoại ma là những vướng mắc bên ngoài, nội ma là những chấp thủ bên trong. Người tu lúc nào cũng sáng suốt thấy rõ ma sự nên không để nó làm gì được mình. Một niệm dấy khởi mà không làm chủ được thì sẽ bị chúng ma kéo lôi ngược xuôi, tạo bao nhiêu hậu quả, vô vàn sinh tử không có ngày cùng. Đó là nỗi điên đảo lớn lao mà gốc gác là do chúng ta không làm chủ được.
Tỉnh giác, luôn luôn canh phòng chúng ma, đó là tu. Người lúc nào cũng tỉnh giác canh phòng các giác quan và mọi sinh hoạt của mình, đó là người đại tinh tấn. Tỉnh táo, sáng suốt, nhìn thấy rõ ràng sinh hoạt của ma, chúng ta sẽ không lầm đối với chúng nữa. Tại sao ? Dù chưa thật chứng nhưng qua kinh nghiệm tu tập, chúng ta biết gốc gác luân hồi sanh tử là từ sơ hở, từ sự điên đảo chưa làm chủ được mình. Biết rõ ràng như vậy nên chúng ta giữ giới trang nghiêm, giữ tâm định tỉnh trong mọi thời, lúc nào chúng ta cũng tỉnh và biết một cách rõ ràng. Đó là tuệ phát sinh, tuệ đã sinh thì bóng tối lùi tan, chúng ma đâu còn chỗ nương tựa. Cho nên người đại tinh tấn là người làm chủ được mình, là người canh phòng giỏi, không bị mắc mứu bởi những cảnh duyên.
Ta làm tất cả công việc cho chúng trong đạo tràng, từ việc rửa chén, quét nhà, dâng hương, xách nước, giặt đồ, làm vệ sinh, hoặc khi nấu ăn, cuốc đất, làm vườn… Tất cả việc đều tựu trung hồi hướng cho con đường Phật đạo của chúng ta. Một là trang nghiêm đạo tràng, hai là hỗ trợ cho đồng chí đồng hạnh của mình, ba là để trui luyện thực hiện con người thực của mình.
Tại sao phải như vậy ? Bởi vì có khi chúng ta coi thường các việc này, không phải là việc của mình phải làm. Giả như ở nhà thì những việc lặt vặt ấy của người khác làm, ta không cần phải làm. Nhưng trong đạo tràng thì khác, làm bất cứ việc nào cũng tu, việc làm nào cũng là Phật sự, trang nghiêm đạo tràng và tiêu dung nghiệp tập của mình. Hòa đồng vào tinh thần thể nhập. Thành ra làm việc là để tu.
Trong đạo tràng này có nhiều cơ sở và phương tiện để trui luyện tinh thần tu học của anh em chúng ta. Chúng ta nên tỉnh nhớ lời dạy của Hòa thượng, trong mọi việc làm đều phải tu. Việc nào đã được sắp đặt, được phân công thì phải gắng gỗ làm. Làm trong niệm sáng suốt, làm trong tinh thần tu tập để tăng tiến công phu, làm mà không bị nghiệp dẫn. Như thế là tu hành đắc lực. Người đó biết tu và là người đại tinh tấn.
Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng lên chánh điện lạy Phật, hoặc khấu chuông, tụng kinh, ngồi thiền mới là tu. Mà trong mọi sinh hoạt chúng ta phải tu. Rửa chén mà thấy hận trong lòng là đi con đường ngạ quỷ, tức là bị ma sự trói buộc. Hoặc cuốc đất mà thấy không vui, coi như là một việc làm bắt buộc, như vậy là chúng ta làm việc trái lại với bản nguyện tu hành của mình. Tuy là hình thức người tu mà đã là quyến thuộc của ma, để rồi bị dẫn vào con đường khổ. Khi được phân công mà thấy trong lòng bất an bất ổn, tức là mình chưa biết tu. Đó là chúng ta còn nuôi dưỡng những ma mị trong lòng, để cho chúng phát triển thành nội ma.
Những loài ma quái bên ngoài trị không khó. Văn minh đến đâu thì những loài ấy rút lui đến đó. Nhưng loài ma trong tim gan, trong máu thịt của mình mới là khó trị. Đây là những vướng mắc, những cố chấp, những cù cặn bên trong mà mình chưa dám thảy ra. Hãy thảy ra. Vì nuôi nó, chứa nó là chứa giặc, chứa phiền não để nó dẫn mình đi con đường sai lệch. Trong sinh hoạt của người tu, chúng ta sẵn sàng mạnh tay ném quách tất cả. Các Thiền sư dạy cây kiếm của chúng ta phải thật bén. Kiếm này không phải sắc thép mà là trí tuệ. Cái gì không đáng để trong đời tu của chúng ta thì phải chặt dứt, như thế mới tiến được.
Chúng ta đừng nghe nói ma mà tưởng nó là hiện hình râu tóc ghê rợn. Ma đây là sự thối chuyển, sự khiếp nhược, sự cố chấp… mình bị vướng mắc những thứ đó là ma. Có một loại ma rất khó trừ, đó là ma sở tri tức là những chấp thủ bên trong. Ma này thuộc về lý chướng. Người tu thiền mà lý chướng chẳng trừ, thì chánh định bị nhiễu loạn, không thể nào yên ổn được. Vì sao sở tri có lỗi như thế?
Chính vì biết ta đắc ngộ, biết ta thông tông, biết ta minh giáo, biết ta hội lý, văn ta lỗi lạc, ta thấy sâu rộng, ta giữ giới nghiêm, ta được chánh định, ta có trí tuệ, ta đã chứng không, ta được tự tại, ta không còn ngại, biết ta được thông, biết ta được diệu, ta đã chứng đạo, ta được thành Phật… Tất cả cái biết đó, đều là lý chướng. Lý chướng này chẳng trừ, thì chấp pháp khó quên. Chấp pháp chưa quên, thì chân tâm chẳng hiện. Người trong Tông môn, nên phải tự xét. Sớm dứt chướng này.
Chướng này còn có tên là chấp pháp, tức là chấp bên trong.
Biết ta đắc ngộ, nhưng đắc ngộ cái gì ? Mình là người bỏ quên của báu đi hoang, đói khổ lâu đời, bây giờ được duyên nhận lại của báu cũ, thêm thắc gì đâu mà gọi là đắc ngộ ? Biết ta thông tông, tức là thông được thiền, thông đạo lý. Biết ta minh giáo, tức là mình đã nhận, sáng được giáo lý. Biết ta hội lý, văn ta lỗi lạc, ta thấy sâu rộng, ta giữ giới nghiêm.
Ví dụ mình cho rằng ta giữ giới trang nghiêm, rồi thấy người khác không ra gì thì xem thường, đó là một chướng ngại lớn lao trên đường tu. Trong việc tu, giữ giới nghiêm là việc của mình, còn nghiệp tập của người khác, họ gây nhân thì họ sẽ bị quả báo. Chỉ khi nào đồng đạo tràng, sống chung trong một qui chế, chúng ta mới nhắc nhở hỗ trợ nhau. Không phải tu có chút thanh tịnh, có đạo lý, rồi thấy lỗi ông này, bà nọ. Đó là loại ngã kiến làm trở ngại cho đời tu và Phật sự của chúng ta.
Học tới đây ta thấy cách dạy của Lục Tổ Huệ Năng rất là hay. Tự thấy lỗi mình, xét lại xem mình có lỗi nhiều hay ít để tự trị. Còn thấy lỗi của người, thì lỗi quấy đó đã thuộc về mình. Ngài dạy một cách thiết thực như vậy.
Nhưng chúng ta là những người đồng hội đồng thuyền, trong qui chế chúng ta có pháp thỉnh nguyện. Pháp này là ta thỉnh cầu người khác chỉ cho khuyết điểm của mình, rồi nguyện sửa đổi. Nếu chúng ta chưa đủ tỉnh, thấy lỗi lầm của mình để sám hối, thì xin người khác chỉ cho để sám hối chừa bỏ. Ý nghĩa của việc thỉnh nguyện không phải cố ý chỉ lỗi của huynh đệ mà chủ yếu là hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến tu. Cho nên người yêu cầu thì ta sẵn sàng chỉ lỗi với thiện chí của cả đôi bên. Chỉ với tâm chân thật không có sự tị hiềm hay bất cứ một vấn đề gì khác, như vậy thì tốt.
Có những lỗi chúng ta biết nhưng vẫn cứ làm. Mình không dám đối diện, tìm phương cách trị nó. Giả như có huynh đệ nào thương, thấy mình làm không đúng với quy chế thì họ khuyên nhắc. Thành ra tinh thần thỉnh nguyện rất đẹp. Tôi chỉ cho anh những lỗi lầm, anh vui vẻ nhận và cố gắng khắc phục, rồi lại cám ơn tôi. Đối với những lỗi lầm của tôi, anh hỗ trợ giúp cho tôi chuyển hóa, khắc phục. Chúng ta cùng phấn chấn, cùng tiến tu. Như thế thì còn gì đẹp bằng.
Tinh thần đó mà được phát huy thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Chúng ta từ bốn phương, không phải máu xương ruột thịt gì, nhưng trong đạo tình cốt nhục Linh Sơn, cùng sống chung, cùng hỗ trợ nhau để tăng tiến thì cuộc sống mới có ý nghĩa, có lợi. Nếu không như vậy mà mỗi ngày phải đọc qui chế thì cũng giống như con trâu mang cái ách quá nặng.
Thành ra nói chướng là những trở ngại trên đường tu, làm nhiễu loạn định tâm của mình. Nếu định đã bị nhiễu loạn thì làm sao có tuệ. Định tuệ không rời nhau, một trong hai thiếu thì cái còn lại cũng không. Thành ra nói ta được chánh định, ta có trí tuệ, ta đã chứng không, ta được tự tại… Tất cả những cái đó đều là chướng ngại. Vì trong lòng chưa yên nên mình còn tơ tưởng, còn vướng mắc toan tính những việc đó. Chúng ta chưa dứt khoát dành trọn vẹn sinh lực cho việc tu hành giác ngộ giải thoát của mình. Nghiệm lại, chúng ta thấy mình còn rất nhiều chướng ngại.
Nên người tu hành tinh tấn, thành công là người làm chủ mình, chớ không có gì lạ. Người này cắt đứt hết dây mơ rễ má của các kiến chấp sở tri, an nhiên tự tại. Có những trở ngại nào liền giải tỏa ngay. Người tu hành nếu không tỉnh, không nhìn lại mình, cứ để thời gian trôi suông ngày qua ngày, tức là đã đánh mất mình. Đánh mất mình thì bị trôi lăn trong sanh tử, biết chừng nào ra khỏi.
Chú:
Vừa quay lưng với gia cảnh lại nắm bắt nội tâm, cứ như thế mà chạy mà tìm, thật là một trường ảo mộng! Si mê lui, phiền não dứt, ma sở tri này thuộc pháp chấp nên khó đoạn. Hàng Bồ-tát đến Đệ Thập Nhất địa, vẫn còn chút sở tri ngu. Với loại ma này, hành giả phải dày công, chân trí đã phát triển, lại luôn luôn nhắm thẳng Phật đạo mà tiến, dần dần hàng phục nó.
Tóm lại, biên cương ma Phật không thật có, còn thấy có hai, còn chấp thế này, thế nọ là ma. Phá vỡ các cái thấy biết hai bên thiên lệch có không đó, tiến thẳng vào cảnh vức Đệ Nhất Nghĩa Không, tức Như Lai địa bất sanh bất diệt. Khi này, cả hai danh từ Phật ma không chỗ lập cước, không còn bóng dáng pháp hay phi pháp, tất cả quét sạch, là chỗ “không pháp có thể tu, không Phật có thể thành.” Chỗ này tối kỵ lý thuyết suông, phải buông thân mạng, nỗ lực hành trì, mới có chút phần tương ưng. Cố gắng! Cố gắng!
Hình ảnh và lời cả quyết của bậc Đại sĩ dưới cội Bồ-đề năm xưa như còn đồng vọng : “Nếu không đạt đạo dù thân này nát thành tro bụi, ta quyết chẳng rời chỗ ngồi này”.
Dũng mãnh, tinh tấn vô biên ! Lời cả quyết của đấng cha lành ba cõi. Từ bi trí tuệ vô tận ! Lời cả quyết của bậc Đạo sư muôn loài. Lời cả quyết của Người, gông cùm ba cõi tiêu tan. Ánh tuệ nhật chiếu rạng, quét sạch mọi mê mờ cho chúng sanh.
Chúng con, những chúng sanh bất hạnh! Chỉ nương chút âm vang diệu vợi của Người. Đau đớn, cố gắng, nguyền xếp mình làm tròn di huấn muôn thuở. Cúi mong! 
Vừa quay lưng với gia cảnh lại nắm bắt nội tâm, cứ như thế mà chạy mà tìm, thật là một trường ảo mộng! Đây là lời chú, mình vừa quay lưng với giả cảnh thì nắm bắt nội tâm.
Quay lưng là sao? Mình có duyên gặp Phật pháp, cắt bỏ những ràng buộc thế gian vào đạo. Như vậy tưởng là ổn rồi nhưng không ngờ tới đây, mình bị những phần bên trong buộc ràng còn chướng hơn bên ngoài nữa. Nếu người tu không thấy chỗ đó, cứ như thế mà chạy tìm, lây quây mãi thì chỉ là trò đùa mộng ảo mà thôi. Bỏ việc đời thì mắc việc trong đạo, lăng xăng, lẩn quẩn. Ngoài đời là mộng ảo, trong đạo cũng là ảo mộng, đâu có gì thật.
Si mê lui, phiền não dứt. Ma sở tri này thuộc pháp chấp nên khó đoạn. Tức là khi đến một mức độ tương đối tuy nhiên còn những nội chấp, bên trong cho rằng mình đã được thế này thế nọ, đó cũng là những trở ngại.
Hàng Bồ-tát đến đệ thập nhất địa, vẫn còn chút sở tri ngu. Với loại ma này, hành giả phải dày công, chân trí đã phát triển, lại luôn luôn nhắm thẳng Phật đạo mà tiến, dần dần hàng phục nó. Tức là nói tu hành theo con đường Bồ-tát đạo thì có mười bậc từ Sơ hoan hỷ địa cho đến bậc thứ mười là Pháp Vân địa. Qua bậc thứ mười một là Đẳng giác. Tuy nhiên đến bậc này thì có những vi tế lăng xăng của vô minh của chấp thủ, chưa hoàn toàn.
Chúng ta là phàm phu ở ngoài vòng Thập địa Bồ-tát, cho nên biết những điên đảo, lăng xăng, chấp trước của chúng ta nhiều cở nào? Nhiều không tính kể hết. Tuy nhiên chúng ta cũng không phải là người khuất phục, khiếp nhược. Là Thiền tăng, mình biết tất cả những thứ đó không thật. Khi biết nó không thật thì ta phải thể hiện được cái chân thật, cái tâm của mình.
Nhà thiền nói nhận ra được Phật chất, hằng sống với tánh giác là người luôn tỉnh sáng, con đường tu hành được bảo đảm. Cho nên có ai hỏi chúng ta đảm bảo dứt được luân hồi sanh tử không? Mình sẽ quả quyết dứt được. Dứt kiểu nào? Một niệm dấy khởi không theo, thì không bị nó kéo đi. Chúng ta tu được như vậy thì đảm bảo cắt đứt được vòng luân hồi.
Nếu không làm chủ được thì ngày qua ngày mình giống như người đếm của báu cho người, như kẻ làm ngân hàng. Một ngày đếm không biết bao nhiêu tiền nhưng đều là của người ta. Đếm xong mìnhvẫn hoàn tay không. Chúng ta là người tu thiền, quyết không để cho đời mình luống uổng như vậy. Mỗi ngày trong từng phút giây, lúc nào chúng ta cũng làm chủ được, giữ được thế tự giác tự tỉnh cho mình.
Với loài ma này, hành giả phải dày công, chân trí đã phát triển, lại luôn luôn nhắm thẳng Phật đạo mà tiến, dần dần hàng phục nó. Tóm lại, biên cương ma Phật không thật có, còn thấy có hai, còn chấp thế này, thế nọ là ma. Phá vỡ các thấy biết hai bên thiên lệch có không đó, tiến thẳng vào cảnh vức Đệ Nhất Nghĩa Không, tức Như Lai địa bất sanh bất diệt. Khi này, cả hai danh từ Phật ma không thể lập cước, không còn bóng dáng pháp hay phi pháp, tất cả quét sạch, là chỗ “không pháp có thể tu, không Phật có thể thành”. Chỗ này tối kỵ lý thuyết suông, phải buông thân mạng, nỗ lực hành trì, mới chút phần tương ưng. Cố gắng, cố gắng!
Tóm lại biên cương ma Phật không thật có, còn chấp là ma, buông được là Phật, nhảy thẳng vào đất Như Lai an ổn địa của chính mình. Chỗ này không thể nói suông được. Chúng ta phải cố gắng hành trì.
Hình ảnh và lời cả quyết của bậc Đại sĩ dưới cội Bồ-đề năm xưa như còn đồng vọng: “Nếu không đạt đạo dù thân này nát thành tro bụi, ta quyết chẳng rời chỗ ngồi này”. Lời cả quyết của Bồ-tát Sĩ Đạt Đa sau khi bỏ thành xuất gia, tu hành khổ hạnh, trải qua quá trình tu học ấy, nhưng cuối cùng Ngài thấy chưa viên mãn. Ngài lần tới cội Bồ-đề, trải cỏ làm tòa ngồi, ngồi vững vàng và phát nguyện với lời cả quyết: “Nếu không đạt được đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, dù thịt nát xương tan ta quyết không rời khỏi chỗ này. Bởi sự cả quyết phi thường như vậy nên Ngài chiến thắng ma quân, thành đạo sau bốn mươi chín ngày đêm quyết tử.
Điều này khiến chúng ta nhớ lại một đoạn nhân duyên, Ngài và Bồ-tát Cầu Danh cùng xuất gia một lượt. Nhưng Bồ-tát Di Lặc xuất gia rồi thì liên hệ các nhà quyền quý, thế lực, cúng kính lợi dưỡng, việc tu hành chểnh mãng. Còn Ngài siêng năng liên tục cả quyết cho nên Ngài thành đạo sớm. Phật đã thành đạo nhưng ngài Di Lặc chưa rồi việc. Rõ ràng người tu hành siêng năng liên tục, tinh tiến liên tục thì sẽ sớm thành đạo quả.
Dũng mãnh, tinh tấn vô biên! Lời cả quyết của Đấng cha lành ba cõi. Từ bi trí tuệ vô tận! Lời cả quyết của bậc Đạo sư muôn loài. Lời cả quyết của Người, gông cùm ba cõi tiêu tan. Ánh tuệ nhật chiếu rạng, quét sạch mọi mê mờ cho chúng sanh. Chúng con, những chúng sanh bất hạnh! Chỉ nương chút âm thanh diệu vợi của Người. Đau đớn, cố gắng, nguyền xếp mình làm tròn di huấn muôn thuở. Cuối mong! Đây là lời cuối của đoạn chú này.
Chúng ta là những chúng sanh cách Phật quá xa. Tính theo thời gian cụ thể thì năm này là 2543 năm rồi, thời gian quá xa nên tôi nói mình là những chúng sanh bất hạnh. Chỉ nương chút âm vang diệu vợi của Người, nghĩa là chúng ta chỉ được học, được nghe những gì của Người để lại thôi. Đau đớn cho phận mình, trầm luân sanh tử cho tới bây giờ mà chưa giác ngộ. Cố gắng, nguyền xếp mình làm tròn di huấn. Mình là người trong tông môn, là con cháu của Ngài rồi thì phải cố gắng tu hành để được hết khổ.
Tóm lại đối với những sự chướng bên ngoài chúng ta đã trừ được thì đến sự chướng ngại bên trong cũng phải cố gắng trừ luôn. Tự thấy mình được cái này cái nọ, cũng là chướng. Cho nên người tu thiền, đối với những trở ngại bên ngoài, những chấp thủ bên trong, chúng ta đều phải tiêu dung, đều phải hóa giải mới yên lòng mà tiến đến nơi đến chốn.
Thuongchieu.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét