Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Những Thiên đường mù (phần cuối)

"Bồng bềnh" - siêu mẫu châu Âu
Cậu nói nhỏ, như hụt hơi. Nhưng mợ Thành nghe thấy. Mợ lao từ trong buồng ra, tay cầm một chiếc áo len trẻ con màu đỏ, có lẽ là hàng viện trợ chiến tranh. Mợ thảng thốt nhìn chồng. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Cậu Chính đáp, giọng khô khan.
- Anh đừng nói tầm phào. Làm gì có những cuộc nhảy nhót vô hình?
Chàng lãng kử cười khe khẽ nói. 
- Có đấy. Tôi đã chứng kiến vài lần. Những kẻ cao sang, sau một thời gian bày mưu tính kế hãm hại các đối thủ, chạy chọt, o bế quan trên, đã tới được cái đích của họ, một chức tước nào đó đủ cả quyền uy và bổng lộc. Đêm hôm cuối cùng của cuộc hạ sát ấy, họ ngồi hút thuốc lào sòng sọc hoặc đốt thuốc lá cho tới buổi sáng mà quyết định bổ nhiệm họ được đọc lên. Đêm ấy, chắc chắn tim óc họ sẽ nhảy nhót. Chúng tôi nhảy thì ôm bạn gái. Còn họ ôm cái bóng của chính mình, ôm cái ghế mà họ khao khát. Ấy là điệu nhảy vô hình mà tôi muốn nói. Theo ông, điệu nhảy ấy có trụy lạc hơn điệu nhảy của chúng tôi không ? 
- Tôi không nói chuyện ấy với anh. Các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, cơ quan chúng tôi không có. 
- Cứ tin là cơ quan ông không có. Vậy khi cơ quan ông không có, ông cũng không thèm để tâm tới các hiện tượng xã hội? Thế các ông làm gì? 
Cậu Chính gay gắt. 
- Anh lạ thật. Chúng tôi làm công tác tư tưởng. 
Lúc ấy, có tiếng gõ cửa. Chàng lãng tử hỏi. 
- Ai đấy? Kìa anh Khoa ngồi gần mở cửa xem ai? 
- Thôi tớ đang viết dở, Hải ra hộ vậy. 
Hải béo đáp. 
- Được. 
Tiếng bước chân anh ta huỳnh huỵch. Cửa kẹt mở. Giọng rụt rè của một cô gái. 
- Cho em hỏi anh Khoa. 
Hải hỏi. 
- Cô tên gì? 
Giọng đáp lại e dè. 
- Em là Chương. Em ở Kiép. 
- Chờ nhé. 
Đoạn anh ta quay vào. 
- Anh Khoa. 
Tiếng ông nghiên cứu sinh thì thầm. 
- Bảo tớ vắng nhà. Bảo cô ta đi đi. 
- Được rồi. 
Tiếng chân anh ta ngay đầu giường tôi nằm. Chợt, giọng chàng lãng tử vang lên. 
- Khoan đã. 
Hải dừng lại. Nghe tiếng anh ta thở ngay đầu giường tôi nàm. Rồi anh hỏi, ngạc nhiên. 
- Có chuyện gì vậy? 
Chàng lãng tử đáp. 
- Chờ đã. 
Rồi anh ta cười khảy và nói. 
- Này anh Khoa. Anh đuổi một đứa con gái giữa lúc đên khuya dễ dàng như thế sao? 
- Không đuổi thì để nó vào làm gì? Có cho nó ngủ nhờ cũng chẳng còn chỗ. Cậu treo nó lên đầu cậu được không? 
- Nếu cần, treo cô ta lên đầu anh. Bất cứ người con gái nào anh chưa lừa được lên cái giường của anh đều có giá. Và ngược lại... Chí ít anh cũng phải có một chút lương tri chứ? 
Khoa cười nhạt, phì một tiếng, đáp: 
- Cậu ít nhời đi. Còn đủ thời gian lý luận. 
- Tôi không tranh cãi. Nhưng anh phải để cho cô ta vào. Mười giờ đêm cô ta biết đi đâu? 
Khoa quát. 
- Cậu ra lệnh cho tôi phải không? Tôi là chủ căn phòng này. 
Chàng trai cười khảy. 
- Anh là chủ căn phòng này. Đúng. Nhưng tôi lại là chủ thứ khác có giá trị hơn. Nói chung, anh thích nghe những lời thô lỗ. Giờ, muộn sao? 
Trong phòng im lặng. Chỉ còn nghe tiếng tích tắc của đồng hồ. Rồi, giọng ông nghiên cứu sinh nặng nề. 
- Thôi được. Hải, gọi cô ta vào hộ tôi. 
Hải bước ra khỏi cửa. Rồi quay vào oang oang nói. 
- Biến rồi. 
Chàng lãng tử bảo. 
- Cậu đuổi theo cô ta. Chắc cô ta còn ở phòng trực. 
Anh chàng to béo mở cửa, đi ra. Tiếng bước chân nặng nề mất hút dần ngoài hành lang. Căn phòng yên lặng. Không ai nói với ai nữa. Tôi lơ mơ như muốn ngủ lại. Nhưng chừng 10 phút sau, tiếng chân ồn ĩ của anh chàng to béo đã khua ngoài cửa. Anh ta vào, nói. 
- Biến rồi. Tôi trễ thang máy. Xuống phòng trực, họ bảo cô ta vừa lấy giấy tờ xong. Chạy ra cửa không thấy bóng dáng ai. Có lẽ cô ta đã vớ được chuyến xe buýt cuối ngày. 
Không ai nói gì. Chừng năm phút sau, anh chàng Hải béo lại lên tiếng. 
- Thôi đi ngủ các vị. Mai tiếp tục cuộc chiến đấu. Được ngày nào vét ngày ấy không tới kỳ thi lại đâm đầu vào học. 
Anh ta ngáp thật to rồi nói. 
- Ối giời ơi, thế này mà ở bên nhà mọi người cứ nghĩ mình đi học nước ngoài là sung sướng lắm đấy. Thật là thân trâu cày ngựa cưỡi... Oàm oàm... 
Anh ta lại ngáp thật to, nghe như tiếng gầm của một con hổ bị nhốt trong cũi sắt. Sáng hôm sau, khi tôi thức dậy, căn buồng trống vắng. Nhưng lúc tôi quờ tay, làm rớt vật gì đó xuống sàn, anh chàng da ngăm chợt xuất hiện ở cửa thông sang khu vực phụ. Anh ta hỏi. 
- Tỉnh rồi hả? 
- Vâng. 
Cổng Văn Miếu (Hà nội) - ảnh Việt Nam xưa
Mặt và đầu anh ta ướt ròng. Chắc vừa ở trong phòng tắm. Hôm nay anh ta mặc sơ mi ca rô nâu nhạt và quần jin nhung. Tôi chợt nhớ một hình ảng đã gặp. Tôi ngơ ngác. Anh ta nhìn tôi, tủm tỉm cưới.
- Có phải cô đang nghĩ xem đã gặp tôi ở đâu, phải không?
- Sao anh biết? 
- Tôi đang học nghề phù thủy hiện đại. Nói đúng hơn, tối đang muốn thử nghiệm khả năng ngoại cảm của mình. Cô đã nhớ ra chưa? 
Tôi lắc đầu. 
- Chịu. 
Chàng lãng tử cười. 
- Trí nhớ tồi qua. Hôm khai trường, cô mặc chiếc áo đầy những dây và khóa cài màu tím nhạt, và đi đôi guốc trắng vẽ hoa. 
Tôi bất chợt reo lên. 
- À! tôi nhớ rồi. 
Anh ta ở nhóm sinh viên lớn đã đùa cợt tôi. 
- Ai vẽ cho em kiểu áo đẹp thế? 
Nhưng dạo ấy, anh gầy hơn bây giờ, trông như cây lau. 
- Tôi là sinh viên khóa Sử. Lúc cô vào, tôi vừa học xong một năm ngoại ngữ, chuẩn bị sang đây. 
- Anh vẫn học? 
- Tất nhiên. Phi vụ này là công việc của tụi tôi. Trách nhiệm với gia đình. Còn cô tại sao bỏ học? 
- Mẹ tôi bị tai nạn giao thông, cụt chân. Tôi đành bỏ trường để kiếm sống. 
- Làm gì? 
- Thợ dệt. 
Anh ta lắc đầu. 
- Còm nhom thế chịu sao được rét. Kiếm được miếng cơm ở xứ này cũng nhọc nhằn lắm cô bạn ạ. 
- Tôi biết. Nhưng không còn cách nào khác. 
Anh ta xoa mạnh chiếc khăn mặt lên đầu, đôi mắt thờ thẫn nhìn đâu đó. Mắt anh ta màu hạt dẻ, mơ màng. Rồi chợt thở một hơi mạnh, hỏi. 
- Còn ông Chính là thế nào với cô? 
- Cậu ruột. 
Chàng trai nhún vai. 
- Thế à? 
Tôi im lặng. Anh ta lại hỏi. 
- Cô lên chơi với ông cậu? Nhưng tôi thấy cô còn đang ốm. 
- Tôi vừa ở bệnh viện về được 10 hôm. Cậu ấy điện cho tôi lên. 
- Điện thế nào? 
- Điện là: “Cậu ốm. Hằng lên ngay.” 
Anh nhếch môi cười. Lúc ấy tôi thấy như chàng lãng tử Yến Thanh hiện về, với tất cả vẻ kiêu mạn trẻ trung đầy quyến rũ. Anh thong thả vắt khăn mặt lên ghế, kéo ghế tới gần giường, ngồi đối diện với tôi. 
- Cô biết ông cậu của cô gọi cô lên Mátxcơva làm gì không? 
Tôi không đáp, nhìn anh chờ đợi. Anh nói tiếp: 
- Ông ta chuẩn bị đóng hòm gửi biển. Việc ấy, cần phải giỏi tiếng Nga và giỏi chi tiêu. Cả hai thứ ông ta đều kém. 
Chàng lãng tử ngừng lại, suy ngẫm hồi lâu rồi tiếp. 
- Đám người như thế, tôi soi kính lúp vào tận ruột họ. Nhưng dù sao, tôi cũng không thể hiểu được, với một cô gái mảnh khảnh yếu ớt như cô. 
- Boong... 
Chuông ngân nga. Đã chín giờ rưỡi. Chàng lãng tử nói. 
- Ông ấy đi ra cửa hàng thực phẩm sắp về. 
Rồi móc trong túi một xấp bạc, đưa cho tôi. 
- Cô cầm lấy. 
Tôi kêu lên. 
- Không được. Sao anh kỳ cục thế? 
Chàng lãng tử nhếch mép cười. 
- Không kỳ cục đâu, cô bạn. Nghe tôi nói đã. Cô không thể ở đây giúp ông cậu gửi hàng vì việc đó tốn sức và tốn tiền. Mặt cô xanh mét, và tiền chắc cũng không dư dả. Lát nữa, khi ông ta ngỏ lời nhờ cậy, cô hãy đưa nắm tiền này ra và nói: Cháu phải về làm việc, không thể ở lâu. Cháu giúp cậu tiền cước. 
Tôi lắc đầu. 
- Không phải vậy. 
Anh chàng quả quyết. 
- Không phải, cho cô chặt đầu tôi. Cứ cầm lấy. Ông ấy về ngay bây giờ. 
Dúi nắm tiền vào tay tôi xong, anh ta quay đi luôn. Tôi nhét số tiền ấy dưới gối. Chàng lãng tử pha một cốc sữa nóng với mấy viên trợ lực đưa cho tôi. 
- Uống đi. 
Tôi cầm cốc sữa, không dám nói lời cảm ơn vì thấy rõ sự nhạt nhẽo của ngôn từ. Uống sữa xong, người tôi nóng dần lên, mồ hôi rịn ra hai bên thái dương và trên trán. Chừng năm phút sau, lúc tôi nằm trùm chăn, chàng lãng tử cạo râu trước gương, cậu Chính về. Ném làn thực phẩm xuống sàn, cậu hỏi. 
- Anh thấy con cháu tôi nó tỉnh chưa? 
- Quái lạ, đã uống thuốc mà cứ sốt li bì. Lẽ ra, nó phải dậy rồi mới đúng. 
- Chỉ có mấy viên cảm làm sao đủ trị sốt. Ông phải cho cô ấy ăn uống gì nữa chứ? Không ăn, mẻ cũng chết. 
- Ờ ờ... Tí nữa tôi sẽ nấu mì cho nó ăn. 
Tôi nghe chàng lãng tử thu dọn đồ vật gì đó, rồi chừng năm phút sau, anh ta bảo cậu Chính: 
- Tôi đi. Một giờ tôi về. 
Cánh cửa mở rồi đóng, rung sàn. Tôi ngồi lên. Cậu Chính mừng rỡ bảo. 
- Cháu khỏe rồi hả? Có ăn gì không ? 
- Cháu không muốn ăn gì. 
- Ừ, tới bữa ăn cả thể cũng được. 
- Bao giờ cậu về trường? 
- Ngày mai. 
- Cậu gọi cháu lên đây có việc gì? 
Cậu gật đầu ờ ờ... Rồi bước tới gần tôi vcậu nói: 
- Cậu sắp về, chỉ hai tuần nữa thôi. Cháu còn ở lại lâu, cháu có khả năng làm kinh tế. Cậu muốn nhờ cháu giúp cậu... 
Tôi lặng im, cậu tiếp. 
- Khi đi, mẹ mày dặn: khó khăn gì đã có con Hằng. Cháu giỏi ngữ. Cậu chẳng biết tiếng tăm. 
Tôi vẫn ngồi im, cậu hắng giọng, lại tiếp. 
- Hàng họ cậu đã chuẩn bị hòm. Nhưng gay go nhất là khoản cước. 
Tôi lại muốn nằm, tôi muốn kết thúc nhanh chóng. Tôi rút nắm tiền dưới gối. 
- Đây, cậu cầm lấy. 
Cậu nhìn, ngần ngừ hỏi: 
- Bao nhiêu? Sao nhiều thế? 
- Cậu cứ cầm lấy, cháu chưa đếm. 
Cậu cầm nắm bạc, bắt đầu đếm. 134 rúp. Cậu xếp nắm tuyền thứ tự: tờ 50 rúp ngoài, tới tờ 25 rúp bên trong, tới tờ 10 rúp, năm rúp, một rúp. Một công việc cẩn trọng và say mê. Khuôn mặt cậu hiện ra lồ lộ trước mắt tôi: đường lượn của quai hàm, tràng mày, đường cong đuôi mắt, sống mũi. Những dáng nét quen thuộc từ phút giây gặp gỡ đầu tiên. Phút giây ấy, tôi đã yêu cậu với một tình yêu sung sướng. 
- A à à... 
Cậu bỗng buông tiếng thở dài khoan khoái, đoạn bỏ số tiền đã xếp gọn ghẽ vào túi áo. Tôi trùm kín chăn để khỏi nhìn thấy cậu. Trong bóng tối, hình ảnh một ngày quá vãng trở về.
"Nai..." - Hot girl Trung Quốc
Sớm hôm ấy, tôi thức dậy sớm. Tôi pha sữa cho mẹ uống, giặt giũ mớ áo quần bẩn, mua hoa quả, bánh trái và đặt sẵn những dụng cụ cần thiết trên bàn. Xong xuôi tôi gửi mẹ cho mấy người nuôi bệnh nhân cùng phòng để đi báo tin cho cậu Chính. Mẹ tôi đã yêu cầu khẩn thiết từ buổi tối đầu tiên tôi vào ngủ trong bệnh viện. Nhưng tôi khất lần cho tới hôm nay. Mẹ bảo.
- Chủ Nhật, thế nào cô cậu ấy cũng ở nhà.
- Vâng, mẹ cứ yên tâm. Nhưng mới có sáu giờ sáng, chưa thể đi ngay được. Ở những khu tập thể, họ thường ngủ muộn. 
Mẹ lặng im, nhưng nét mặt bồn chồn. Sáu giờ 15, tôi xách làn đi. Trước hết, ra cổng viện, tôi kiếm hàng xôi lúa làm một đĩa đầy rồi mới thủng thẳng dắt xe đi. Tới Quốc Tử Giám, gặp gánh xiếc miền Nam có biểu diễn trò xe leo vòng, tôi lại ghé vào xem một lúc. Tôi tới nhà cậu Chính lúc non 9 giờ. Cậu đang buộc lại cánh cửa chuồng nuôi thỏ. Thấy tôi, cậu cười. 
- A, cái Hằng. Mẹ cháu đâu? 
- Mẹ cháu bị xe chẹt. 
- Có làm sao không? 
- Một. 
- Thế còn là may. Hôm qua ở đường Triệu Việt Vương có thằng bé 15 tuổi bị xe chẹt cưa cụt cả hai chân. Không chịu chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. Sống mà vô tổ chức vô kỷ luật thì thế nào cũng chết, chẳng sớm thì muộn. Thôi, vào nhà đi. Cậu rửa cái tay đã. 
Tôi vào nhà. Cậu Chính thu dọn kìm búa, mấy đoạn giây thép, vài cái đinh rồi đi rửa tay. Mợ Chính đang bận gì đó trong buồng. Thấy tôi, mợ ló đầu ra, đôi mắt sáng rỡ. 
- A, Hằng đến chơi hả cháu? Mẹ đâu? 
Tôi chưa kịp trả lời, cậu Chính đã nói vọng vào. 
- Mẹ nó bị xe chẹt, cụt chân rồi. 
Mặt người đàn bà đần ra, đôi mắt tắt ngấm. Mợ ta lắp bắp. 
- Thế hả?... Thế hả? 
Sau đó, mợ bảo. 
- Ngồi chơi với cậu nhé, mợ đang tìm cho em Tú chiếc áo len cũ. 
Rồi mợ thụt đầu vào trong buồng. Cậu Chính lau khô tay, tới ngồi trước mặt tôi. 
- Mẹ mày nằm viện nào? 
- Mẹ cháu nằm trong viện Bạch Mai. Mẹ cháu có ý nhắn cậu từ thứ tư tuần trước, nhưng cháu bận. 
Tới đó cậu lặng ngắt. Tôi cũng lặng ngắt. Để ý nhìn, gian phòng của cậu đã khang trang hơn xưa. Nơi đặt chiến trạn gỗ đã thay bằng chiếc tủ lạnh hiệu Xatatốp mới tinh. Trên nóc tủ đứng, đặt một chiếc máy truyền hình Nhật 19 inh. Máy phủ tấm lụa in hoa sặc sỡ. Sau một lát im lặng, Cậu Chính cất tiếng gọi. 
- Thành ơi. 
Từ trong buồng có tiếng đáp. 
- Có chuyện gì, anh Chính? 
- Ra đây tôi bàn tí việc. 
Trong buồng có tiếng đáp. 
- Thì cứ nói, đang dở tay tìm cái áo cũ cho thằng bé. 
- Cần một ít tiền gửi vào cho chị Quế. Nhà mình có không? 
Mợ Thành đáp vọng ra: 
- Có hay không anh còn phải hỏi hay sao? Lương kỳ một trả hết tiền căng tin rồi, vừa xà phòng, mì chính vừa xăm lốp xe đạp và hai cái xoong nhôm. 
- Rút tiết kiệm. 
- Anh thật quan liêu. Sổ tiết kiệm nhà mình là loại có định kỳ, năm năm nữa mới rút ra được. Còn hàng tháng lấy lãi phải tới mồng 7 tháng sau. 
- Có vay tạm ai được không 
- Đoạn ấy thì chịu. Xưa nay mình chẳng vay ai một xu. 
Cậu Chính thở dài. Đoạn, cậu làu bàu. 
- Có cái gì đem bán đi nhỉ? 
Cậu nói nhỏ, như hụt hơi. Nhưng mợ Thành nghe thấy. Mợ lao từ trong buồng ra, tay cầm một chiếc áo len trẻ con màu đỏ, có lẽ là hàng viện trợ chiến tranh. Mợ thảng thốt nhìn chồng. 
- Bán cái gì? 
Cậu Chính lằm bằm. 
- Ấy là tôi nói thế. 
- Chiếc Xalatốp kia là tiền của tôi, tôi mua, trong đợt tham quan Liên Xô đấy nhé. Nhà này, anh chỉ mua được cái TV thôi. Anh có bán thì bán. Nhưng bán thì con anh mất xem. 
Tôi lẳng lặng bỏ ra về. Cả hai vợ chồng đang cúi gằm mặt suy tính. Có lẽ, họ không nhìn thấy tôi. Hoặc nhìn thấy nhưng họ cố tình giả tảng? 
Tôi trở lại phòng bệnh của mẹ tôi lúc gần ngọ. Mẹ đang nằm, mặt quay ra cửa. Thấy tôi, mẹ cười tươi. 
- Hằng về hả con? 
Nụ cười tươi tắn trên vành môi nhợt và gương mặt trắng như giấy ngâm. Hai mắt mẹ hau háu nhìn tôi, có ý chời đợi, phấp phỏng. Ánh mắt ấy là ánh mắt của con chó trung thành chờ âm huệ ban thưởng. Tôi nhói lòng. Tôi quay đi. Mẹ có ý nhắc. 
- Thế nào còn? 
- Cậu Chính đi công tác mẹ ạ. 
Mẹ hỏi, mụ cười vẫn ngời sáng trên môi. 
- Cậu đi công tác xa hay gần hở con? 
- Xa. 
- Thảo nào, hôm qua mẹ nghe đài nói có đoàn đại biểu Liên Xô vừa sang trao đổi với Đảng mình về công tác tư tưởng. Chắc cậu con đưa đoàn ấy đi tham quan các tỉnh miền Nam. 
- Vâng.
"Dông bão" - tranh của họa sĩ Phạm Huy Thông
Có một bàn tay đập rất mạnh vào vai tôi.
- Dậy, dậy đi Hằng. Cậu nấu trước bát mì, ăn đi cho mau khỏe.
Tôi co mép chăn, để cậu khỏi giật ra được, và tôi đáp. 
- Không, cháu không muốn ăn, cậu để cho cháu nằm. 
Trong bóng tối ấm áp của tấm chăn, tôi được tĩnh lặng Tôi quên mọi gương mặt, tôi xóa mọi âm thanh. Trí nhớ như căn phòng hoang vắng. Và tôi chìm vào giấc ngủ. 
Hôm sau, chàng lãng tử ngỏ ý đưa tôi ra ga thay cậu Chính. Không một phút đắn đo, tôi gật đầu ưng thuận, dù trong thâm tâm tôi biết rắng người con gái cư xử như thế thật chẳng hay ho gì. Tôi không muốn trước khi bước lên tàu, chịu đựng một cuộc hành trình buồn tẻ lại phải nhìn thấy ông cậu ruột. Chàng lãng tử đã mua sắm đồ ăn đường và mua vé cho tôi. Anh cũng mua cho anh tấm vé vào ga để đưa tôi ra tận kè đá chờ tàu. Tôi thấy anh ta nói tiếng Nga giỏi chẳng kém gì người đàn ông tóc muối tiêu đã đưa tôi tới căn buồng của ông nghiên cứu sinh Sinh Hóa. Với ngữ điệu đặc sệt Nga, nước da rám đen và gương mặt thanh tú anh chàng khiến cho nhiều cô gái Nga chú ý. Họ ném theo những ánh mắt hoặc vội vã thầm lén, hoặc công nhiên và dai dẳng. Chàng lãng tử giữ vẻ mặt phớt tỉnh Ănglê. Tôi thầm cười anh ta vì dẫu sao, anh cũng chỉ hơn tôi vài tuổi. Chúng tôi đứng bên nhau chờ tàu, nói đủ thứ chuyện, trừ chuyện về bản thân. Giờ từ biệt, cuối cùng cũng tới. Tôi xiết chặt tay anh. 
- Cảm ơn anh. Cảm ơn anh rất nhiều. 
Chàng lãng tử cười. 
- Đừng, cảm ít thôi còn để dành cho lần sau. 
Mắt anh lóe lên tia lửa tinh nghịch, ranh mãnh. Tôi bật cười theo. Anh hỏi. 
- Có gửi gắm gì cho cậu không ? 
- Không. 
Rồi sau chút đắn đo, tôi hỏi. 
- Cậu ấy làm thuê cho các anh từ bao giờ? 
- Mấy tháng nay. Trước, chúng tôi thuê một ông khác. Ông ấy về nước và giới thiệu ông Chính. Hai người này có quen biết nhau. Ở đây chúng tôi coi là việc hợp lý hóa lao động. 
Tôi lắc đầu. 
- Dù sau , tôi cũng không thể hiểu. Ngày hôm qua, sự việc diễn ra đúng như anh dự đoán. 
Chàng lãng tử đưa tay kéo món tóc xòa xuống mắt tôi lên, rồi nói. 
- Người ta nên hiểu biết hết mọi sự trên đời cô bé ạ, dù cho là sự thực đau buồn. Ông cậu của cô giống như một loạt người tôi từng gặp. Họ là những kẻ đã phung phí gần hết đời sống của mình vào việc vẽ nên một thiên đường dưới trần ai, nhưng trí khôn ngắn ngủi của họ lại không đủ để hiểu thiên đường ấy ra sao và con đường nào đưa tới nó. Vì thế khi biết công việc ấy hão huyền thì họ hối hả tìm kiếm những miếng ăn thực, nhặt nhạnh những hạt ngũ cốc thực trên mảnh đất bùn lầy, Họ làm việc ấy, bất kể bằng cách nào. Họ là tấn thảm kịch cho chính họ, tấn thảm kịch cho thế hệ chúng ta. 
Tàu đến, anh xiết chặt tay tôi lần nữa, rồi xách túi đưa tôi lên toa. Khi tôi ngồi vào chỗ, anh trở lại bờ kè. Ở đó, anh đứng chờ cho con tàu tư từ lướt qua và hình bóng anh nhòa dần sau ô cửa kính.
Nhà văn Dương Thu Hương
"Nud" - Hot girl Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét