Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra.
Tham vọng của Trung Quốc muốn biến biển Đông thành "ao nhà" đã và đang gây ra những căng thẳng với các nước xung quanh biển Đông, trong đó có Việt Nam. Cái gọi là "đường lưỡi bò (hay đường chữ U, đường chín đoạn) do Bắc Kinh đưa ra nhằm thâu tóm trên 80% tổng diện tích biển Đông đang bị tất cả các học giả trên thế giới phản đối kịch liệt.
Lý Lệnh Hoa, một học giả chuyên nghiên cứu vấn đề vạch ranh giới biển quốc tế của Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc, liên tục đưa ra những nghiên cứu và tranh luận về sự sai trái của chính đất nước ông đối với lịch sử của biển Đông. Ông cho rằng "đường lưỡi bò" đã lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nhiều nước khác và hoàn toàn không có căn cứ lịch sử cũng như căn cứ pháp lý. Qua đó, học giả Trung Quốc này yêu cầu Bắc Kinh phải từ bỏ âm mưu bành trướng và tiến hành thỏa hiệp nhằm giải quyết êm thấm mọi xung đột bằng biện pháp hòa bình.
"Táo chín" - Hot girl Việt Nam |
"Đường lưỡi bò" không có căn cứ pháp lý
Học giả Lý Lệnh Hoa sinh năm 1946, từng có thời gian học tại khoa Hải dương thuộc Học viện Hải dương Sơn Đông, sau về công tác tại Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc. Ông từng viết trên 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo, phản đối những quan điểm sai trái về vấn đề biển Đông. Ông thẳng thắn bác bỏ "đường lưỡi bò", chủ trương giải quyết những tranh chấp theo "Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982" và luật pháp quốc tế.
Ông từng công bố bài báo "Xung quanh vấn đề đường lưỡi bò và quy định về biên giới trên biển quốc tế" trên báo Tin tức ngư nghiệp tháng 12-2005. Theo những nghiên cứu của ông, chứng cứ lịch sử của Trung Quốc tại vùng biển Đông không rõ ràng, thiếu căn cứ và không có tính thuyết phục. Ông cũng có bài viết "Lập hàng rào rõ, để có quan hệ tốt với láng giềng" đăng trên Thời báo Hoàn cầu tháng 6-2011, cho rằng việc coi "đường lưỡi bò" do chính quyền Trung Hoa dân quốc đơn phương vẽ ra năm 1947 là ranh giới phân định vùng biển của Trung Quốc là quan điểm thủ cựu và nhận thức sai lầm. Chủ trương đơn phương này không thể phát huy tác dụng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển Đông.
Ngày 14-6-2012 vừa qua, ông Lý Lệnh Hoa tham gia cuộc hội thảo "Tranh chấp biển Đông: chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế" do Viện Nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức. Tại đây, ông liên tục thuyết phục các học giả và người nghe rằng "đường lưỡi bò" chỉ là hư ảo - sự thật mà chính quyền Trung Quốc luôn giấu giếm bấy lâu. Theo ông, từ xưa đến nay đường biên giới trên bộ hay trên biển của toàn thế giới chưa bao giờ có một đường nào là đường đứt đoạn, khiến cái "lưỡi bò" kia trở nên vô giá trị.
Ngày 3-7, ông cho đăng tải một bức bản đồ phân định vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước trên biển Đông. Học giả Lý Lệnh Hoa chỉ rõ sai phạm nghiêm trọng của Trung Quốc khi đòi chủ quyền "đường lưỡi bò" từ phần lãnh hải của Việt Nam. Theo ông, tấm bản đồ này hoàn toàn đáng tin vì nó được vẽ dựa trên tinh thần của Công ước 1982, khẳng định rõ ràng chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với ông, cách nói của Chính phủ Trung Quốc "quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển phụ cận" quá mập mờ; ngay chuyện phụ cận bao nhiêu hải lý đều không thể nói rõ. Cách nói ấy không phải là ngôn ngữ pháp lý. Do các đảo có diện tích nhỏ, cách xa đại lục Trung Quốc, nên không thể xác định các điểm cơ sở lãnh hải, dẫn đến việc Trung Quốc không thể có được vùng nước đặc quyền kinh tế rộng lớn tại đây.
Ông viết bài "Không nên có nhận thức lỗi thời về đường lưỡi bò", kịch liệt phê phán quan điểm sai trái của một số học giả Trung Quốc. Ông phản bác luận điệu của giáo sư Lý Kim Minh thuộc Đại học Hạ Môn cho rằng "chủ quyền Trung Quốc có trước Công ước 1982", hay việc học giả Lý Quốc Cường cứ vung miệng nói "Bắc Kinh có đủ bằng chứng pháp lý" mà chẳng đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào.
Ông cũng dẫn lời giáo sư Lý Quốc Hưng thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải khẳng định: "Đường lưỡi bò không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, không có căn cứ pháp luật". Ông Lý cho biết nếu Chính phủ Trung Quốc tự nhận họ tạo nên "đường lưỡi bò" thì chẳng cần phải xác định hay tuyên bố đường cơ sở lãnh hải. Đó phải chăng là một trò lừa dối dư luận, che giấu lòng tham độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh?
Nhà hát thành phố. Toà nhà này được xây dựng từ năm 1898-1900. |
Trung Quốc sáng tác lịch sử để chiếm biển Đông
Khi không có chứng cứ địa lý, Bắc Kinh đang "viết lại lịch sử" để hậu thuẫn cho những đòi hỏi chủ quyền phi lý và dã tâm bành trướng ở biển Đông. Bắc Kinh tìm mọi cách phủ nhận những thực tế địa lý và dựa vào những bịa đặt lịch sử để áp dụng cho mọi đòi hỏi chủ quyền với lập luận người Trung Quốc là "người đầu tiên" đi lại trên biển Đông. Họ tự vẽ bản đồ "đường lưỡi bò" trùm lên các khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei và sát với vùng biển Natuna được đánh giá rất giàu tiềm năng khí đốt của Indonesia. Rõ ràng Bắc Kinh đang đưa ra những điều hoàn toàn phi lý và đáng bị bác bỏ!
Học giả Lý Lệnh Hoa từng nhắc tới những căng thẳng trong tranh chấp đảo Scarborough (Hoàng Nham) giữaPhilippines và Trung Quốc. Ông đã viết rất nhiều thư gửi cho các cán bộ liên quan của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về chuyện đảo Hoàng Nham nhưng không có thư trả lời. Ông cho rằng Bắc Kinh đang quá tham lam khi cố vươn tay tới một bãi đá ngầm không dân cư, trơ trọi giữa biển cả mênh mông. Theo học giả Lý, Trung Quốc đang dần bộc lộ quan điểm cố chấp, âm mưu phá tan đường ranh giới lịch sử chiếm tới 2/3 chu vi ở biển Đông của các quốc gia xung quanh.
Chính quyền Trung Quốc luôn luôn khẳng định rằng họ có chủ quyền "không thể chối cãi" trên hầu như toàn bộ biển Đông. Thế nhưng, Bắc Kinh luôn luôn bác bỏ các đề nghị đưa tranh chấp ra trước Tòa án quốc tế hoặc mở đàm phán đa phương về vấn đề này. Trung Quốc chưa từng bao giờ chính thức tuyên bố về "đường lưỡi bò" nhưng không ít sách giáo khoa và báo chí lại coi đây là biên giới trên biển của Trung Quốc. Theo ông, Bắc Kinh có chủ ý khiến dân chúng coi biển Đông thuộc về Trung Quốc, nhưng lập luận này không thể đứng vững. Bởi lẽ một khi chính phủ các quốc gia đàm phán hữu nghị và thống nhất đường biên giới của từng vùng trên biển Đông thì nghịch lý "đường lưỡi bò" sẽ tự nhiên biến mất. Thậm chí, Trung Quốc có nguy cơ bị mất đi ít nhất một phần các vùng biển và lãnh thổ mà họ đòi hỏi chủ quyền.
"Thanh tú" - thiếu nữ châu Âu |
Trung Quốc không thể trì hoãn đàm phán về biển Đông
Ngày 10-7, ông Lý Lệnh Hoa cho đăng trên diễn đàn Sina.com bài viết "Không thể trì hoãn việc giải quyết vấn đề biển Đông". Ông Lý không tán thành quan điểm "Trung Quốc đang biết chờ đợi", yêu cầu chính quyền phải chủ động, tích cực giải quyết tránh mọi xung đột không cần thiết. Theo đó, chỉ cần Trung Quốc cùng với các nước xung quanh biển Đông thiết thực nỗ lực thì vấn đề sẽ được giải quyết.
Những năm gần đây, các nước xung quanh biển Đông đều không để ý tới đường đứt đoạn. Ông Lý Lệnh Hoa cho biết khi hoạch định ranh giới biển cần phải tiến hành theo tinh thần công ước và quy tắc quốc tế, chứ không thể nói căn cứ theo cái gọi là nhân tố lịch sử, nước giàu hay nghèo, người đông hay ít, tình trạng địa chất địa mạo đáy biển. Ông thẳng thắn bày tỏ quan điểm Bắc Kinh cần triển khai đối thoại, đàm phán thân tình với các nước xung quanh có chung biển trên cơ sở tất cả các điều khoản quy định của công ước trong bầu không khí hòa bình. Cần nhớ rằng Trung Quốc đã tham gia công ước, nhưng đang có dấu hiệu vi phạm. Học giả Lý cho biết các quốc gia nên tỉnh táo suy xét, tích cực, thiết thực và gương mẫu quán triệt, chấp hành tất cả các điều khoản, để biển Đông sớm trở thành vùng biển hợp tác và hữu nghị.
Thời gian qua, dư luận cộng đồng mạng Trung Quốc đã có nhiều phản ứng trái chiều trước những luận điểm của Lý Lệnh Hoa. Một số cho rằng ông Lý cực đoan, quá khích, "Hán gian" và muốn loại bỏ ông. Số khác lại đồng tình, ủng hộ khi nói học giả này có suy nghĩ rành rọt, sáng láng. Họ đồng ý với cách nghĩ của ông về Nhà nước Trung Quốc, rằng đó là lối hành xử theo kiểu "tự lừa dối, tự độc thoại, không quan tâm tới người khác và tạp nham các vấn đề".
Một khách của diễn đàn nhận xét: "Tôi rất kính phục lão tiên sinh dám đứng ra nói lên sự thật! Vị học giả về biển này thật đáng ca ngợi. Cuối cùng cũng đã có một người Trung Quốc có lương tri dám đứng lên nói ra sự thật. Trung Quốc là một nước lớn, không thể làm kẻ cướp. Trung Quốc cũng từng bị người khác bắt nạt, đã nếm mùi kẻ yếu thế bị đòn, không thể lành vết thương và nỗi đau vẫn còn đó. Lẽ nào ta hùng mạnh rồi lại cũng bắt nạt người khác? Người Trung Quốc cần là những người rộng lượng, nước lớn không bắt nạt nước nhỏ mới là thông minh".
Ngày 17-7, Lý Lệnh Hoa tiếp tục cho đăng tải bài viết mới về thành phố Tam Sa với nhận xét "làm trò cười cho quốc tế", kêu gọi từ bỏ ý tưởng này ngay lập tức. Trang Sina.com dẫn lời ông: "Chúng ta nên bình tĩnh và hãy biết lý lẽ đối với luật biển do Việt Nam công bố gần đây. Cái thành phố có diện tích to lớn như thế có thể giống một thành phố hay không? Chúng ta nên học tập nghiêm túc luật biển quốc tế trong thời hiện đại, xác định chính xác đường lãnh hải cơ bản và các điểm cơ sở trên biển, chúng ta không thể cứ tự do mà làm sai". Ông kịch liệt phản đối động thái thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và lên án hành động chính quyền Trung Quốc cho Công ty Dầu lửa Hải dương mời thầu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra "thành phố Tam Sa" là cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc chơi bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế. Lý Lệnh Hoa cho rằng đường biên giới đứt đoạn trên biển của bản đồ Trung Quốc đã cố ý chiếm trọn toàn bộ biển Đông, đi ngược lại sự thật lịch sử. "Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả Trung Quốc cũng không giải thích rõ được".
Nhiều người dân Trung Quốc đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn tại Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Lý do học giả Lý đưa ra chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập "thành phố Tam Sa" đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc. "Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra", ông Lý nói tại hội thảo về biển Đông.
Ông thừa nhận trong những năm qua Trung Quốc và các nước láng giềng luôn xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp lãnh hải rất nghiêm trọng. Ông kêu gọi chính phủ nên hình thành một vùng biển hòa bình, hợp tác và hữu nghị với các nước xung quanh, tuyệt đối không chỉ là những lời nói suông. Trung Quốc nên lấy chính sách hơp lý và dựa trên luật pháp quốc tế để xử sự. Học giả này tỏ ra tức giận với những người "ngu dân" khi một chút là đòi chiến tranh để tranh lãnh hải. Với ông, họ không hiểu rõ tầm quan trọng to lớn của Công ước 1982 với nhân loại, mù mờ về xu hướng phát triển chủ đạo của thế giới, chuyên ăn nói không đúng sự thật, gây thêm rắc rối cho chính Trung Quốc cùng những quốc gia khác mà thôi…
Anh Doãn - Việt Dũng
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về quá trình tinh thể hóa đá mã não. Và dạng đá mã não đặc biệt như trong ảnh đến giờ vẫn là thách thức lớn với các giải thích. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét