Trong hơn 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã theo đuổi một chính sách nhất quán về Biển Đông gồm 2 điểm cốt lõi: Từng bước tăng cường tuyên bố chủ quyền, trong khi cố gắng thuyết phục các nước Đông Nam Á về những ý định hòa bình của mình.
Đó là nhận định của Ian Storey, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore và là tác giả cuốn sách “Đông Nam Á và sự trỗi dậy của Trung Quốc: Cuộc tìm kiếm an ninh”.
Thực vậy, chưa làm được gì để giải tỏa được những lo ngại ở Đông Nam Á về cách ứng xử cứng rắn, Trung Quốc còn khơi thêm bằng cách trắng trợn khai thác những bất đồng trong nội bộ các nước ASEAN để đẩy mạnh lợi ích quốc gia của riêng mình.
"Mượt mà" - người đẹp Việt Nam |
Trung Quốc “chơi rắn”
Các bài bình luận trên báo chí do nhà nước quản lý phân tích về vấn đề Biển Đông ngày càng kém mang tính hòa giải. Các bài xã luận nêu bật những khuynh hướng mới trong đường lối chính thức của Trung Quốc.
Lập luận thứ nhất là báo chí nhà nước Trung Quốc nói rằng lãnh thổ Trung Quốc, chủ quyền của họ cũng như các quyền về hàng hải và lợi ích ngày càng bị thách thức từ các nước Đông Nam Á và Nhật Bản. Họ lập luận rằng phản ứng của Trung Quốc cần phải nêu cao tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ hơn, tăng cường sự có mặt về quân sự trong các vùng biển tranh chấp, và, nếu cần thiết, cần sẵn sàng tiến hành các biện pháp ép buộc với các nước khác.
Một lập luận vô lý nữa của Bắc Kinh nói trong khi Trung Quốc tỏ kiềm chế, các nước khác như Philippines và Việt Nam lại theo đuổi các hành động khiêu khích chiếm dầu nguồn hải sản như dầu và cá mà Trung Quốc coi là của mình.
Lập luận thứ ba cho rằng Manila và Hà Nội tiếp tục khuyến khích Mỹ “nhúng” vào vấn đề Biển Đông; và rằng Mỹ sử dụng cuộc tranh chấp như là một cái cớ để chuyển “trọng tâm” quân sự sang châu Á.
Các nhà bình luận Trung Quốc kêu gọi chính phủ thực hiện các biện pháp kiên quyết hơn đối với các vùng đất và biên giới biển bị tranh chấp để đảo ngược các xu thế trên. Họ lập luận rằng tinh thần dân tộc đòi hỏi phải như vậy.
Những biện pháp gần đây của giới chức trách Trung Quốc thực tế cho thấy họ đang áp dụng đường lối cứng rắn hơn. Đáng ngại hơn cả là một số sáng kiến còn bao gồm một yếu tố quân sự mạnh, có lẽ là để cảnh báo cho các bên tranh chấp khác là Trung Quốc đã sẵn sàng “chơi rắn”.
Những hành động gây chú ý nhất của Trung Quốc nhằm củng cố chủ quyền ở Biển Đông là nâng cấp hành chính cho cái gọi là “thành phố Tam Sa” từ cấp quận lên cấp tỉnh vào tháng 6 vừa qua.
Chưa đầy một tháng sau, chính quyền thành phố trực thuộc trung ương này đã bầu ra một thị trưởng và ba phó thị trưởng và Quân ủy Trung ương đã ra lệnh thành lập một đơn vị đồn trú để “quản lý việc huy động quốc phòng, lực lượng dự bị và thực hiện các hoạt động quân sự khác của thành phố".
Trước đó, vào cuối tháng 6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo đã bắt đầu tuần tra "sẵn sàng chiến đấu" tại quần đảo Trường Sa để bảo vệ chủ quyền quốc gia và phát triển lợi ích an ninh".
Trung Quốc cũng đã tìm cách để ngăn cản những tuyên bố và các hoạt động thương mại của Việt Nam và Philippines trong vùng Biển Đông theo nhiều cách khác: Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) kêu gọi đấu thầu quốc tế 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Hà Nội đã cực lực phản đối.
Về tranh chấp với Philippines ở Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, lập trường của Trung Quốc là không khoan nhượng. Tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ở Phnom Penh hồi tháng 7, Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực này, bác bỏ ý cho rằng đó là nơi tranh chấp và cáo buộc Manila “gây rối”.
Theo Bộ Ngoại giao Philippines, các tàu cá của Trung Quốc, được sự bảo vệ của các tàu bán vũ trang, tiếp tục đánh bắt tại các vùng biển sát Bải cạn Scarborough/Hoàng Nham vi phạm hiệp định song phương trong đó hai bên đồng ý rút tàu ra khỏi khu vực.
Sau diễn đàn ARF, Trung Quốc tiếp tục gây sức ép. Vào giữa tháng 7, họ đã phái một đội tàu đánh cá 30 chiếc đến quần đảo Trường Sa được tàu hải giám Yuzheng 310 hộ tống. Những chiếc tàu này đã thu hoạch san hô và đánh cá gần một đảo do Philippines đang kiểm soát.
Món Parillada của Urugoay. |
Thất bại ở Phnom Penh
Trước đây, sau nhiều hành động quyết đoán ở Biển Đông, Trung Quốc thường cố gắng trấn an các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong một loạt các cuộc họp với ASEAN tại Phnom Penh vừa qua, các quan chức Trung Quốc hầu như không đưa ra sự bảo đảm nào với các đối tác Đông Nam Á. Tồi tệ hơn nữa, Trung Quốc dường như đã sử dụng ảnh hưởng của mình với Campuchia để phá nỗ lực giải quyết vấn đề của ASEAN, gây rạn nứt trong khối đoàn kết của ASEAN.
Ảnh hưởng từ hội nghị ASEAN này là trực tiếp và rất xấu. Ngoại trưởng Indonesia gọi sự thất bại không ra được tuyên bố chung của ASEAN là "vô trách nhiệm" và cho biết vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xây dựng kiến trúc an ninh khu vực đang gặp rủi ro. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore mô tả sự thất bại như là một "sứt mẻ nghiêm trọng" đối với uy tín của ASEAN.
Campuchia đã bị báo chí khu vực chỉ trích vì thiếu sự lãnh đạo và đặt mối quan hệ song phương với Trung Quốc trên các lợi ích tổng thể của ASEAN. Một nhà phân tích cho rằng các quan chức Campuchia đã tham khảo ý kiến trước với Trung Quốc trong giai đoạn cuối của cuộc đàm phán về việc ra thông cáo chung.
Vài ngày sau hội nghị, Tổng thống Indonesia đã phái ngoại trưởng đến thủ đô các nước Đông Nam Á trong một cố gắng hàn gắn đoàn kết ASEAN. Chuyến ngoại giao con thoi này đã đem lại kết quả là ra được tuyên bố “Lập trường 6 điểm của ASEAN về Biển Đông” vào ngày 20-7. Tuy nhiên 6 điểm không tạo được một sân chơi mới nào, mà chỉ tái khẳng định sự đồng thuận cuối cùng của ASEAN về Biển Đông.
Đáp lại tuyên bố chung này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ sẽ cùng ASEAN thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.
Mặc dù Trung Quốc đồng ý thảo luận COC với ASEAN vào tháng 11-2011, nhưng Bắc Kinh thường không mặn mà với một thỏa thuận như vậy, thay vào đó họ muốn tập trung thực hiện DOC. Không nản lòng, năm nay ASEAN đã bắt đầu xây dựng các nguyên tắc hướng dẫn cho một bộ quy tắc và đã nhất trí về một tập hợp các "yếu tố được đề nghị".
Nếu và khi mà hai bên thực sự ngồi vào bàn đàm phán về COC, rất có thể Bắc Kinh sẽ đòi hỏi bỏ tất cả các cách đề cập liên quan đến việc giải quyết tranh chấp với lý do là bộ quy tắc đưa ra chỉ là để giải quyết căng thẳng, và tranh chấp chỉ có thể được giải quyết giữa Trung Quốc và mỗi bên tranh chấp khác trên cơ sở một đối một. Tóm lại, những diễn biến này đã làm lu mờ một cách nghiêm trọng khả năng đạt được một thỏa thuận về một Bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và ASEAN ở Biển Đông. Và như vậy, tình hình nguyên trạng chắc sẽ tiếp tục trong tương lai gần.
Phạm Ngọc Uyển (Theo Asia Times)
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Biểu diễn" - Hot girl Hàn Quốc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét