Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Trung Quốc tráo trở hay logic độc bá biển Đông?

Lịch sử đã lặp đi lặp lại nhiều lần, đã trở thành quy luật đối với bất cứ quốc gia nào khi quan hệ với Việt Nam là: “Cho cái gì, sẽ nhận lại được cái ấy” và “Gieo cái gì thì gặt được thứ ấy”.
Có thể nói từ năm 1946 cho đến năm 1979 của thế kỷ 20, là 33 năm không ngơi nghỉ, Việt Nam phải chịu 4 cuộc chiến tranh tàn khốc do Pháp, Mỹ, Khme Đỏ và Trung Quốc đem đến. Và, tất nhiên, những gì họ đã phải nhận được thì lịch sử còn ghi rõ chưa phai mờ.
Chẳng người dân nào trên thế giới hiểu và chịu đựng sự nghiệt ngã, sự mất mát, đau thương, sự khủng khiếp của chiến tranh nhiều như dân Việt Nam.
Bởi vậy, muốn sống hòa bình hữu nghị, yên ổn làm ăn với các nước láng giềng là nguyện vọng thiết tha cháy bỏng của mọi thế hệ người Việt Nam. Cho nên, yêu chuộng hòa bình, làm mọi cách có thể vì hòa bình là tư tưởng, là nguyên tắc của Việt Nam.
Tháng 8 năm 2010, Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam sang thăm và làm việc với Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Tại lần này, trong tình hình mà mối quan hệ quốc phòng với Trung Quốc được coi là “tốt đẹp”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố chính sách “3 không” của quốc phòng Việt Nam.
Một lần nữa Việt Nam thể hiện sự yêu chuộng hòa bình, thể hiện tính hòa hiếu tự ngàn đời của ông cha để lại, thể hiện sự tôn trọng với một láng giềng hùng mạnh. 
"Chói lọi" - người đẹp Việt Nam
Và đây là hành xử của Trung Quốc:
Gần một năm sau sự đánh giá “tốt đẹp”, Trung Quốc trắng trợn gây hấn, cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí trong EEZ của Việt Nam, cố tình biến khu vực không tranh chấp thành khu vực tranh chấp để ép Việt Nam “cùng khai thác”. Đòi yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý, ngang ngược.
Họ vừa ăn cướp vừa la làng vu cáo Việt Nam “xâm lược” và giở giọng hung hăng “dạy cho Việt Nam bài học”. Họ nghênh ngang diễu võ dương oai tập trận hết đợt này đến đợt khác. Họ “bật đèn xanh” cho bọn lâu la trên báo, mạng khua môi múa mép xúc phạm dân tộc Việt Nam, đe dọa chiến tranh thôn tính Việt Nam…
Ngày 29-8-2011 cuộc đối thoại cấp thứ trưởng quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc lần thứ 2. Tình hình có vẻ như hai bên đã hiểu nhau và lắng dịu… Những chuyện vừa qua coi như gác lại, lấy quan hệ đại cục làm trọng…
Đặc biệt, tháng 10-2011 Việt Nam và Trung Quốc ký “Thỏa thuận các nguyên tác cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển”. Thỏa thuận này như BBC đánh giá là “làm dịu tình hình biển Đông”.
Thỏa thuận ký chưa ráo mực, nhân dân Việt Nam chưa kịp mừng thì tờ Hoàn Cầu thời báo cho ra một xã luận đe dọa: “Việt Nam chuẩn bị mà nghe tiếng đại bác”. Cảm ơn Hoàn Cầu đã nhắc nhở, nếu không Việt Nam vốn tin người, chắc không thể nghĩ Trung Quốc tráo trở nhanh đến thế.
Đến nay, tình hình biển Đông như thế nào thì dư luận đã rõ.
Thực tế đã chứng minh nhiều lần rằng, trong mối quan hệ với Trung Quốc, mỗi khi lãnh đạo hai nước có những ngôn từ tốt đẹp về nhau, khi Việt Nam có vẻ như cảm thấy yên tâm, tin tưởng vào những lời “hảo, hảo” là y như rằng không sớm thì muộn Trung Quốc bất ngờ hành động. Và dĩ nhiên khi Việt Nam lên tiếng tố cáo, hành động đó thì… việc đã rồi.
Vẫn biết bản chất của nhà cầm quyền ở Trung Quốc là thế nào. Vẫn biết không phải từ những hành động của Trung Quốc gây hấn trên biển Đông mà ít nhất là từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến giờ không có khi nào, không có nơi nào Việt Nam được yên với Trung Quốc.
Hết cản Việt Nam đánh Mỹ, chỉ cần có vùng đệm an toàn thôi vì sợ Mỹ, lại đến cản Việt Nam thống nhất vì sợ Việt Nam hùng mạnh. Cướp đảo Hoàng Sa xong còn tiếp tục cướp đảo Trường Sa…
Vẫn biết thế, nhưng chúng ta muốn hòa bình, muốn thân thiện, hữu nghị với các nước láng giềng và khi còn cơ hội hòa bình dù là mỏng manh thì cũng phải tận dụng. Đó là cách hành xử của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, cách hành xử của một dân tộc mà lịch sử luôn gắn liền với những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm và nghệ thuật bang giao với cái “ông hàng xóm phương Bắc” mà tổ tiên để lại. 
Xe lửa - ảnh Việt Nam xưa
Nhưng tại sao họ luôn hành xử như vậy với Việt Nam?
Quá ngây thơ khi cho rằng Trung Quốc bất ngờ tráo trở. Chính quan điểm này vô tình làm Việt Nam mất cảnh giác. Vì bản chất, dã tâm của họ đối với ta không bao giờ thay đổi, cho nên hành xử này có tính logic.
Trung Quốc tùy theo những lúc mạnh yếu khác nhau, yếu thì thực hiện mưu mô thâm độc, xảo quyệt; mạnh thì chèn ép ngang ngược, trắng trợn, đe dọa dùng vũ lực… với một mục tiêu duy nhất là bành trướng, bá quyền, thôn tính Việt Nam.
Đến đây, vấn đề đặt ra là, vậy, mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc được xác định như thế nào cho phù hợp trong tình hình hiện nay?
Tất nhiên, nhân dân Việt Nam luôn luôn coi nhân dân Trung Quốc là bạn trong bất luận tình huống nào. Nhưng lòng tin của nhân dân Việt Nam vào giới cầm quyền Bắc Kinh đã cạn. Mỉa mai thay “16 chữ vàng”, “4 tốt” mà họ đã khởi xướng, họ nói một đằng, làm một nẻo.
Nếu chính sách của giới cầm quyền Bắc Kinh là thù địch, chống Việt Nam thì Việt Nam cũng phải có đối sách thích ứng để tự bảo vệ mình.
Không xác định rõ ràng bạn, thù sẽ thiếu kiên quyết trong biện pháp xử lý, sẽ bị coi là nhu nhược, đớn hèn.
Không xác định rõ ràng bạn, thù sẽ có nguy cơ thỏa hiệp, mất cảnh giác. Mà thỏa hiệp, mất cảnh giác với kẻ thù thì có nghĩa là đầu hàng, mất nước, giữa 2 vấn đề này chỉ cách nhau một sợi tóc.
Đương nhiên, Việt Nam chẳng ngây thơ đến mức không phân biệt nổi ai là thù, ai là bạn, vấn đề là biểu hiện thái độ, bản lĩnh của chúng ta. Chúng ta muốn hòa bình, hữu nghị, nhưng tiếc thay, điều này, nó không đến từ một phía.
Năm 1946 nếu Pháp không quay trở lại đem chiến tranh đến Việt Nam thì không thể nào nhận được từ Việt Nam một Điện Biên Phủ.
Năm 1979, nếu Trung Quốc không đem quân đến để “Dạy cho Việt Nam một bài học” thì sẽ không nhận được từ Việt Nam một bài học đích đáng.
Lịch sử đã lặp đi lặp lại nhiều lần, đã trở thành quy luật đối với bất cứ quốc gia nào khi quan hệ với Việt Nam là: “Cho cái gì, sẽ nhận lại được cái ấy” và “Gieo cái gì thì gặt được thứ ấy”. 
Lê Ngọc Thống
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Vun đầy" - siêu mẫu nội y châu Âu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét