Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Các chứng cứ trong tập sách cổ “Địa dư đồ khảo” chứng minh: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

"Địa dư đồ khảo” xuất bản dưới triều vua Quang Tự  nhà Thanh (1875-1908), chính thức xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc.
Giáo sư Cao Huy Thuần, giảng viên Luật học và Chính trị tại Đại học Picardia (Pháp) nhận xét: "Địa dư đồ khảo” đã cung cấp một chứng cứ mới, thêm một trong những bằng chứng quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; khẳng định từ xa xưa, chính Trung Quốc chỉ công nhận biên giới của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Ngày 28-8-2012, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn - hậu duệ đời thứ 4 của Thượng thư bộ Hình triều Khải Định (1916-1925) Trần Đình Bá đã công bố tập sách cổ "Địa dư đồ khảo”, kèm theo bản đồ chi tiết rõ ràng, nội dung xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc. Tập tài liệu cổ của chính người Trung Quốc soạn ra có giá trị khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời cho thấy Trung Quốc đã hoàn toàn bịa đặt về một vùng biên cương không thuộc về họ.
Xung quanh các nội dung chi tiết của tập sách cổ đặc biệt này, ngày 30-8-2012, PV Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn.
Xin ông cho biết, cơ duyên nào ông có được tập tài liệu này?
- Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn: Ngày 28-8 vừa qua, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ Công bố Tập sách "Địa dư đồ khảo” tại Trụ sở Báo Giác Ngộ (TP. Hồ Chí Minh). Đây là tập tài liệu được xuất bản dưới triều vua Quang Tự nhà Thanh (1875-1908), kèm theo bản đồ chi tiết rõ ràng, nội dung chính thức xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc. 
Tập sách đầu tiên là do cụ Trần Đình Bá (1867-1933), lúc đó giữ chức Thượng thư bộ Hình triều Khải Định (1916-1925) đã cho sao chép và cất vào tủ sách Phước Trang ở tư thất (số 114 Mai Thúc Loan, TP. Huế), truyền đến đời thứ 4 là tôi. Năm 1968, tôi chuyển vào Sài Gòn và hiện vẫn lưu giữ cẩn thận tập sách này. 
"Tím xưa" - Hot girl Na na
Tại sao Thượng thư bộ Hình triều Khải Định Trần Đình Bá lại lưu giữ lại tập tài liệu cổ, rất quý này thưa ông?
- Cụ tôi được triều Khải Định giao chức Thượng thư bộ Hình (tương đương chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp bây giờ), do đó theo tôi nghĩ có lẽ là do nhu cầu công vụ mà cụ đã lưu giữ lại tấm bản đồ còn nguyên gốc; cùng với 20 mục khảo cứu về địa dư và khoảng 20 bản đồ chi tiết khác đính kèm. Một nguyên do nữa được các thành viên trong gia tộc chúng tôi truyền lại là vào giai đoạn đó, nhà nước phong kiến Trung Quốc có các trao đổi về bản đồ địa lý với nước Nam ta, mà một trong số đó đã được cụ tổ dòng tộc chúng tôi lưu giữ lại là tấm bản đồ chi tiết rõ ràng, nội dung chính thức xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc. Sau đó, do nhu cầu công vụ, cụ đã ghi chép lại và lưu trữ.
Được biết, lượng tài liệu mà Thượng thư bộ hình Trần Đình Bá lưu trữ lại khá nhiều. Vậy, trong số rất nhiều các tài liệu cổ như thế thì phải có một lý do nào đó khiến ông chú ý tới tập "Địa dư đồ khảo” này chứ?
- Thắc mắc này thú vị. Thực ra khi gia tộc chúng tôi chuyển vào Sài Gòn định cư vào năm 1968 thì "Địa dư đồ khảo” chỉ là một tập sách cổ trong khá nhiều càng tài liệu, hiện vật cổ khác của gia tộc (có niên đại hàng trăm năm rồi). 
Tuy nhiên, khoảng cuối tháng 7-2012, khi Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng công bố và trao tặng tấm bản đồ quý "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được Nhà xuất bản Thượng Hải, Trung Quốc xuất bản năm 1904 cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã khiến tôi liên tưởng tới tập sách cổ Trung Hoa của cụ tổ. 
Tôi đã lục tìm lại và thật bất ngờ có cả tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” mà Tiến sĩ Hồng đã công bố, chỉ khác là tấm bản đồ do cụ tổ chúng tôi lưu giữ, không phải là bản đã phiên dịch ra tiếng Anh, mà còn nguyên trạng tiếng Hán. Rõ ràng là tấm bản đồ cổ hơn, mà từng trang giấy còn nguyên trạng. Cùng với tấm bản đồ là tập sách "Địa dư đồ khảo” viết trên giấy xuyến tốt, bên ngoài có bìa cứng, bọc lụa đỏ. Tổng cộng có 65 tờ viết chữ Nho hai mặt, chữ còn rõ đẹp, gồm 20 mục khảo cứu về địa dư và 20 bản đồ chi tiết đính kèm. 
Sau khi phát hiện, toàn thể gia tộc chúng tôi hết sức vui mừng, và ngay lập tức công bố bộ tài liệu này để góp thêm một chứng cứ khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không hề là lãnh thổ của Trung Quốc như họ từng công bố. 
“Cuộc cãi cọ giữa Ajax và Odysseus” - tranh của họa sĩ Leonaert Bramer
Sau khi công bố tập sách cổ vào ngày 28-8 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, gia tộc họ Trần đã nhận được các phản hồi nào từ giới nghiên cứu, cũng như toàn thể người dân yêu nước Việt Nam chưa thưa ông?
- Có thể nói là rất nhiều phản hồi, như Đài truyền hình, TTXVN, báo chí trong nước, nhiều nhà nghiên cứu về Biển Đông và ngay cả Lãnh sự quán các nước cũng ngỏ ý quan tâm. Riêng báo Đại Đoàn Kết, sau khi nhận được đề nghị thông tin chi tiết thêm về "Địa dư đồ khảo”, tôi đã dịch ra chi tiết phần "Quảng đông khảo lược” của tập sách, và một số phần liên quan đến chi tiết triều nhà Thanh ngay từ đầu không thừa nhận Tây Sa là lãnh thổ của mình, cũng không đảm trách công tác trị an ở đó. Tôi hi vọng báo Đại Đoàn Kết sẽ thông tin sâu rộng tới bạn đọc cả nước, cũng như đồng bào ta ở nước ngoài, các chư tôn giáo phẩm quan tâm tới chủ quyền của Tổ quốc ta trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay.
Sau khi thông tin về lễ công bố tập sách cổ thì bạn đọc báo Đại Đoàn Kết rất quan tâm và muốn được tìm hiểu về một số nội dung của "Địa dư đồ khảo”. Vậy ông có thể thông tin một số điểm lớn được ghi chép trong tập sách này không?
- Cảm ơn anh. Gia tộc chúng tôi rất sẵn sàng, vì chúng tôi xác định sự thật luôn đáng trân trọng, hơn nữa tập sách lại có một ý nghĩa rất quan trọng liên quan đến chủ quyền của đất nước. 
Về đại cục thì tập sách ghi chép các khảo cứu 7 tỉnh của Trung Quốc, gồm: Thiểm Tây, Cam Túc, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Xuyên (đều kèm bản đồ). Phần 2 là khảo cứu về các nước có chung biên giới và một số nước xung quanh Trung Quốc, trong đó có Tiêm La, Miến Điện, Thanh Hải, Mãn Châu, Ấn Độ khảo lược, Nhật Bổn khảo lược, Tây Lý Á, Á châu Nga thuộc, Tây Vực Hồi bộ và Ba Tư A Lạc bá khảo lược (đều kèm bản đồ). Tập sách khảo cứu cũng có kèm theo các bản đồ chi tiết, rõ ràng, được xuất bản dưới triều vua Quang Tự nhà Thanh. Nội dung xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc. 
Một số đoạn còn ghi chép tỷ mỉ và rất rõ ràng việc triều đình phong kiến Trung Quốc khẳng định, Thiên Nhai Hải Giác là vùng biên giới cuối cùng của Trung Quốc. Vùng này giáp với tỉnh Hải Phòng hiện nay. Như vậy rõ ràng là vùng biển của Trung Quốc hết sức hạn hẹp và có thể nói Trường Sa và Hoàng Sa không hề được Trung Quốc ghi nhận là lãnh thổ của họ từ đời nhà Thanh trở về trước. 
"Điểm tựa" - siêu mẫu nội y châu Âu
Thưa ông, những ghi chép trong tập "Địa dư đồ khảo” có gì kiểm chứng trong thực tế hiện nay hay không ?
- Rất nhiều là khác. Ngày nay, tại Du Lâm, cực Nam của Hải Nam vẫn còn các tảng đá rất to lớn ghi hàng chữ: Thiên Nhai Hải Giác (chân trời góc biển), hoặc Hải Khoát Thiên Không (biển rộng trời không, mênh mông vô bờ bến). 
Ngay cả các học giả của Trung Quốc họ cũng khẳng định điều này. Tôi lấy ví dụ trong bài viết về Biển Đông của học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc), có đoạn viết: "Vào thời nhà Thanh, có một chiếc tàu buôn của Pháp chở đồng đi qua vùng biển Tây Sa thì gặp cướp biển, bị cướp sạch. Theo quy tắc vận tải hàng hóa trên biển, họ phải đến gặp chính quyền sở tại để trình báo, đề nghị giúp bắt bọn cướp, đồng thời xin chính quyền nơi đó xác nhận làm bằng chứng để khi về báo cáo lại với chủ hãng và đòi bảo hiểm bồi thường. Viên thuyền trưởng người Pháp đưa tàu chạy đến cảng gần nhất là Du Lâm ở đảo Hải Nam, trình báo với tri phủ địa phương. Viên quan địa phương nói với thuyền trưởng người Pháp: "Nơi chúng ta đứng đây có tên là Thiên Nhai Hải Giác. Đất của Thiên triều đến đây là hết rồi. Chuyện ông bị cướp ngoài biển biết là ở chỗ nào? Ông bị cướp, chúng tôi không chịu trách nhiệm. Không quản được mà cũng không muốn quản”. Viên thuyền trưởng đành phải cho tàu chạy vào cảng Hải Phòng. Quan chức địa phương ở đó rất tốt, xác nhận cho ông ta, lại còn cho tàu ra chạy ngoài biển, coi như đã truy bắt cướp. Đó là chứng cứ về kiểm soát và quản lý thực tế. Chứng cứ này nói lên: Chính phủ Trung Quốc ngay từ thời triều Thanh đã không thừa nhận Tây Sa là lãnh thổ của mình, cũng không đảm trách công tác trị an ở đó. Còn chính quyền Việt Nam khi đó không những đã cho Tây Sa là lãnh thổ của mình, mà còn thực thi công tác giữ gìn trật tự ở đó. Điều đó chẳng chứng minh Tây Sa từ xưa đến nay đều thuộc về Việt Nam hay sao?”. 
Học giả hàng đầu của Trung Quốc họ đã khẳng định như thế, tôi cũng thấy lạ là tại sao chính quyền Trung Quốc hiện nay vẫn không thừa nhận, mà cố ý bất chấp cả lịch sử cũng như luật pháp quốc tế như thế.
Ở trên, ông có nhắc tới việc đã dịch một phần của tập sách là "Quảng Đông khảo lược”. Vậy chúng ta nên biết thêm nội dung quan trọng nào từ phần này?
- Đúng vậy, tôi đã lược dịch phần này theo yêu cầu của báo, cũng như đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân cả nước. Trong "Quảng Đông khảo lược” có mấy ý lớn thế này: Thứ nhất là khảo lược địa lý phần lãnh thổ Quảng Đông thời xưa (gọi là Việt Đông) của Trung Quốc. Trong phần này có khẳng định kèm theo bản đồ chi tiết rõ ràng, nội dung chính thức xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc. Một số đoạn còn chép "vùng đất Quỳnh Châu rất dễ bị xâm phạm bất ngờ, việc phòng thủ rất khó khăn (là vùng biên giới Trung Quốc, tức Hải Nam - PV). Thêm nữa, người dân mạnh tợn, ương bướng, phong tục dối trá, tranh giành, vẫn thường thấy bọn cướp biển nổi dậy quấy phá,…”. 
Xin cảm ơn ông! 
Thành Luân (thực hiện)
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Đánh giậm  - ảnh Việt Nam xưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét