Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Hùng triều thứ 3 - Hùng Nghị vương

"Đường cong" - Hot girl Trung Quốc
Hiện nay ai đó (?)... đã cố tình gán nghĩa là kim loại cho hành Kim của ngũ hành... xin thưa ở thời Thái cổ khi lập ngũ hành thì con người làm gì đã biết đến kim loại...? (ảnh không liên quan đến bài viết)

Tổ phụ phương Tây 

Vua khai sáng: Bảo lang.
Dang hiệu khác trong Việt sử: Thái Khang
Danh hiệu khác trong Hoa sử: Thiếu Hạo - Kim Thiên thị
Là thủ lĩnh tộc Khương tây. (khoảng Năm 8.000 trước CN).
Thành tựu khoa học kỹ thuật nấc thang 1 và 2 là đã giải quyết cái mặc và cái ăn, nấc thang kế tiếp là nơi ở hay chỗ cư ngụ, định cư cũng là một bước tiến vì chỉ khi đã định cư ta mới có xóm giềng rồi bản làng sau nữa đến quốc gia, muốn định cư tức phải có nơi ăn chốn ở ổn định nghĩa là phải có nhà, rời bỏ hang hốc xuống làm nhà quần cư nơi đất trống là cả một bước tiến dài Hùng sử tượng trưng giai đoạn này bằng thời Hùng Nghị hay Ngụ, việc quần cư ổn định chỉ có thể diễn ra khi đã biết trồng trọt và chăn nuôi, với việc biết làm nhà để cư ngụ cuộc sống con người đã là cuộc sống văn minh bỏ lại sau lưng thời ăn hang ở lỗ.
Phương Tây là phương mặt trời lặn, mặt trời lặn là lúc nghỉ ngơi nên còn có tên là bên siêu hay siu nghĩa là nghỉ ngơi. Trong Tiên Thiên Bát Quái: Quẻ Ly trấn phương Tây ngụ ý là: Ly là "lý" là chủ đạo chi phối mối tương quan giữa con người và tự nhiên, "lý' là Vĩnh Hằng, không thay đổi, vì là phương của Lý nên từ Việt có từ kép "nghĩ ngợi".
Ly = Lý → nghĩ ngợi.
Ly = Lìa → nghỉ ngơi.
Từ "nghị" cũng là nghĩa của "Lý" chính vì vậy tổ phụ phía Tây mới có danh hiệu là Hùng Nghị Vương. Và bắt đầu từ tổ phụ thứ ba này có thêm danh hiệu thứ 2 dùng chữ "Lang"; Vậy chữ "lang" nghĩa là gì? Hiện nay từ "Lang" còn dùng ở các dân tộc Thái - Mường chỉ người đứng đầu cộng đồng như Lang phìa, Lang tạo,v.v... Chữ "lang" là biến âm của chữ "Long" nghĩa là con rồng và cũng có thể gọi thay cho chữ "hoàng đế", như Tần Thủy Hoàng còn được gọi là: "Tổ Long" trong sử ký của Tư Mã Thiên. Trong thể chế quân chủ của Trung Hoa và Việt Nam từ "long" độc quyền trong việc chỉ về nhà vua và những gì thuộc về vua như "long thể", "long ngai", "long sàng", "long bào", "long xa",v.v… Vậy ta hiểu "long" cũng đồng nghĩa với "vương", "chúa" được dùng ở sắc dân thuộc cộng đồng Trung Hoa gốc của từ Lang là số 5 - năm trung tâm của Hà thư - Lạc đồ (năm→lăm→Lang).
"Bình minh" - tranh của họa sĩ Huy Khuê
Trong Hùng phả, phần danh hiệu dùng chữ lang này là vương hiệu vua khai sáng triều đại. Bảo Lang có nghĩa là chúa phía Tây, chữ "Bảo" hay bửu dịch sang Việt ngữ là "quí" như trong quí báu. Với Thập Can thì quí là số 9, số 9 trong Hà thư chỉ phương Tây (4-9). Sách Lã Thị Xuân Thu đặt Thiếu Hạo trong Mạnh Thu Kỷ; số tương ứng là số 9 (quí), lấy đức Kim (cang, cương) mà cai trị, thần tương ứng là Kim Thần Nhục Thu, như thế các mã tin Dịch Lý của kỷ này đều tương ứng với phương Tây, phương của mã nền là “không đổi” và trong Cửu Thiên, trời Tây được gọi là "Hạo Thiên" trùng với tên Thiếu Hạo tổ phụ phía Tây cũng như Thần Nông Thái Viêm trùng với Viêm Thiên chỉ trời phương Bắc của Dịch Lý. Thời Thiếu Hạo được cổ sử Trung Hoa gọi là Kim Thiên thị, chữ Kim là ký âm sai của chữ Cang, cương hay cứng. Hiện nay ai đó (?)... đã cố tình gán nghĩa là kim loại cho hành Kim của ngũ hành... xin thưa ở thời Thái cổ khi lập ngũ hành thì con người làm gì đã biết đến kim loại...?
Phương tây trước đây không được nói tới trong truyền thuyết lập quốc của người Việt nhưng đã được bổ sung là THÁI KHANG hay tổ phụ phương tây, từ khang thực ra là khăng , trong tiếng Việt khăng khăng nghĩa là không thay đổi, khăng =cang=cương=cứng là tính chất của phương tây theo dịch học: số 4 là cứng, số 9 là đinh hay tịnh, Lã thị xuân thu viết động vật tiêu biểu là loài lông mao ý nói loài sư tử, đây là cái sai rất điển hình của những người cố ý cạo sửa cổ thư vì sư tử là loài thú xa lạ với cả Đông Nam Á và Trung Hoa, bạn có nghe nói đến sư tử đông á châu bao giờ chưa?... Động vật tiêu biểu của phương tây phải là con voi vì can số 9 chỉ phương tây theo Hà thư là can: định, tịnh...; bản thân chữ tịnh đã là con voi rồi vậy mà có người còn cố ý nhập nhèm sửa đổi vì lý do phía bắc sông Hoàng Hà từ cổ chí kim làm gì có voi nên họ thay bằng con sư tử, cả sư và tử đều xuất phát từ âm tsi số 4 mà thôi,
Rất có thể sư tử là thần thú của dòng Hung nô ở trung á. Số 4 việt ngữ là bốn, biến âm thành bóng, sáng bóng hay bóng láng dịch sang Hoa ngữ là HẠO hay CHIÊU nên phương tây còn gọi là bên Chiêu hay Châu, tổ phụ phương này là THIẾU HẠO; cổ thư trung hoa cũng nói đến sông KHANG hay KHƯƠNG như cái nôi của người cổ, bộ tộc của Hiên viên có gốc ở sông Khang sau mới thiên cư sang gò Hiên viên, từ Khương ký âm thành Cương cho phép ta liên kết với sông MỄ CƯƠNG chính là sông MÊ KÔNG ngày nay.
Lưu ý cũng là từ KHƯƠNG nhưng dân Khương thời thái cổ này hoàn toàn khác với dân khương cuả sử Trung hoa thời trung cổ. Thời này từ Khương hay chi hay thổ phiên là từ chỉ người tây Tạng hiện nay.
Theo Dòng Hùng Việt
"Họa tiết" - siêu mẫu đồ lót châu Âu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét