"Đào phai" - Hot girl Trung Quốc |
Việt Nam có truyền thuyết Thần Trống đồng giúp Hùng Vương đánh giặc và sau đó để tưởng nhớ vua Hùng đã phong là “Đồng Cổ Sơn Thần” và đặt đền thờ ở núi Khả Lao. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Vua khai sáng:
Viêm Lang hay Viên lang.
Danh hiệu khác trong Việt sử:
Hùng anh vương - Đế Nghi.
Danh hiệu khác trong Hoa sử: Nghiêu đế, Đường Nghiêu, Giao Thường.
Quốc hiệu:
Viêm bang hay Hồng bang.
Niên đại: 2879 năm trước CN.
Hùng Vũ - Đế Minh truyền ngôi vua cho con trưởng là Đế Nghi và phong cho Lộc Tục là “vương” phương Nam… đó là những thông tin của truyền thuyết lịch sử Việt Nam:
Âm ‘Hy’ trong Hùng Hy xuất phát từ âm gốc là số hai - 2 trấn phương Bắc của Hà thư.
Hai→ hải-hà-hạ-hè-hồ-hời-hoa-huy.
Tương tự, âm "Lục" là đất và số 6, cũng có cả một hệ biến âm:
Lục→ lộc-lạc-lịch-nác-nước.
Triều đại Hùng Hy - Viêm Lang có hai vương được truyền thuyết lịch sử Việt Nam nói tới:
Đế Nghi - nối ngôi Đế Minh.
Đế Lai - con của Đế Nghi, là cha của bà Âu Cơ.
Ta có âm Lửa→ -La-ly-lý-lê-lô-lai-lão.
Trong Hoa ngữ số 2 còn gọi là ƠN hay ÔN và biến âm thành an, ân, yên, anh... tiếng Việt là ấm nên triều Hùng Hy còn được gọi là Hùng Anh vua khai sáng là Viêm lang, các từ: hy-hai, anh-ấm, viêm-nhiệt, ly-lai đều liên quan tới chữ LỬA chỉ vùng nhiệt đới-xích đạo tức phương bắc của Hà thư, đất ở đấy tên là đất Đào và khi trung tâm quốc gia ở đất Đào thì quốc hiệu nước ta là Viêm bang hay Hồng bang (đào-hồng-xích cùng nghĩa là màu đỏ), tất cả các từ dùng cho triều Hùng Hy đều là các đặc tính của quẻ LY như: lửa, sáng, nóng bức, màu đỏ...; người Hời ngày nay là con cháu chính dòng Hùng Hy; quốc gia lập trên đất ấy thời Xuân Thu - Chiến quốc là nước Yên, cổ sử Trung Hoa thường gọi con cháu Hùng Hy là người Di-lão, từ lão ta đã biết còn Di chỉ là biến âm của chữ nhị-nhì hay số 2 mà thôi, loài thú làm biểu tượng dân tộc là con HỔ, hổ cũng chỉ là biến âm của chữ hoả nghĩa là lửa đúng theo điểu thú văn mà ta đ̣ã từng nói đến.
"Mưa huyền" - tranh của họa sĩ Hà Minh Tuấn |
Việt Nam có truyền thuyết Thần Trống đồng giúp Hùng Vương đánh giặc và sau đó để tưởng nhớ vua Hùng đã phong là “Đồng Cổ Sơn Thần” và đặt đền thờ ở núi Khả Lao.
Khả Lao thực ra là "Cả La" nghĩa là vua hay chúa của tộc La như vậy núi Khả lão chính là nơi thờ Hùng Hy vương - Viêm lang hay Viên lang cũng chính là vua Công lưu của nhà CHU, sự liên quan huyết thống người La và người Chăm sau này được nhận ra nhờ "công thức" Chứa trong đạo vuông -tròn: "Viên lang" đồng nghĩa với "Hoàn vương". Nước Hoàn vương còn gọi là Lâm ấp - Chiêm Thành chính là nước Yên của Thiệu công; chính xác là Thiêu (đốt) công Thích, thủ đô là Sa Huỳnh địa danh khảo cổ nổi tiếng ở miền trung Việt nam. Từ "Thiêu" ở đây chỉ phương nóng hay Viêm phương tương tự như từ "Chu" trong Chu công là chỉ phương tây.
Đế Lai được biết đến là cha của Âu Cơ, trong truyền thuyết Âu Cơ - Sùng Lãm. Về niên đại thời Hùng Hy Vương - Viêm Lang có thể ước đoán là thời kỳ đầu của đợt biển tiến Holocen Trung vào khoảng sau 3.000 năm và trước 2.000 năm TCN.
Truyền thuyết Việt nói Kinh dương vương không lên ngôi đế vì nhường cho anh... nhưng cổ sử Trung hoa lại nói khác: Sở dĩ đế Nghiêu có hiệu là Đường Nghiêu vì trước khi lên ngôi vua có tước hiệu là Đường hầu hay vương đất Việt-thường, ta thấy Đường hầu hay Đường vương chỉ là cách gọi khác của Kinh dương vương mà thôi... tên tộc của đế Nghi là Giao thường, Giao thường nghĩa là đất Giao chỉ phía nam (khác với đất phía nam Giao chỉ còn gọi là đất Nam giao).
Đế Nghi có công rất lớn khi cùng Thuấn đế mở mang bờ cõi về phương nam... chỉ một câu ngắn gọn... “mệnh hy Thúc trạch Nam giao...” so ra bằng hàng mấy trăm năm mồ hôi đổ và có thể là cả máu để tạo cho con cháu mảnh đất Nam giao... (phải viết là Nam Giao Chỉ mới trọn nghĩa cho câu) tức đất Lĩnh Nam ngày nay, ở đây là phương Nam xưa theo Dịch lý ngược với hiện nay.
Người La như ta đã biết chính là người Chàm hay Chăm còn gọi là Hời hiện vẫn còn giữ cả 2 tập tục cổ xưa của con cháu Hùng vương là nhuộm răng đen và ăn trầu, ăn trầu là đặc điểm rất quan trọng để nhân diện dòng giống khi xét theo ý nghĩa của tập tục này mà ta đã nói đến ở phần trước khi bàn về sự tích trầu cau; người La quẻ Ly và Hồng bang hay Hồng bàng chính là những dấu tích của cộng đồng người họ Hùng thuở ban sơ đã ghi trong truyền thuyết.
"Hậu vệ" - siêu mẫu đồ lót châu Âu |
Lưu ý: Lịch sử nước ta có hai thời kỳ khác biệt hẳn nhưng lại trộn lẫn nhiều chi tiết đôi khi người đọc không hiểu nổi:
a) Thời dựng nước truyền thuyết lấy Hà thư làm chuẩn trong đó số 2 trấn phương Bắc (xích đạo), số 6 trấn phương Nam. Do tính chất các dịch tượng nên:
Số 2 gắn liền với các thông tin:
- Quẻ Ly, đất Đào, Viêm bang hay Hồng bang, triều Hùng Hy.
Số 6 gắn liền với:
- Quẻ khảm hay Cóng, đấ́t Việt thường hay Đường, Nam bang, Kinh dương vương.
b) Qua thời Vương quốc cổ sử dùng Lạc đồ làm chuẩn số 2 chuyển về góc Đông - Bắc xưa theo dịch lý còn số 6 chuyển về góc Đông - Nam.
Nhưng các biểu thị của số 2 và 6 vẫn giữ nguyên nên ta có tới 2 đất Đào, 2 Viêm bang - Hồng bang, 2 đất Việt-thường hay Đường và 2 Kinh Dương Vương.
Khi gặp các thông tin trên phải cẩn thận xem thuộc thời kỳ nào như:
- Viêm bang hay Hồng bang 1 là tên nước thời lập quốc khi trung tâm quốc gia ở đất Đào, triều Hùng Hy.
- Hồng bang 2 là quốc hiệu thời Hạ vương hay Hải lang - Linh lang, còn gọi là nước THAO.
- An Dương Vương xây thành ở đất Việt-thường thì đó là Việt thường 1 ở bắc Việt ngày nay.
- Nước Việt-thường cống chim trĩ cho nhà Chu là Việt-thường 2 ở vùng Trường Giang.
Nếu không phân định được thì có những tình tiết lịch sử đầy mâu thuẫn khiến ta không tài nào thông suốt.
Kinh Thư "Thiên Nghiêu điển" còn lưu một dấu vết rất quan trọng để xác định về mặt địa lý lãnh thổ Trung Hoa thời tối cổ: Vua Nghiêu sai Hy Trọng đến đóng ở Ngung Di. gọi là Dương Cốc, để định mùa xuân...; Ngung Di là gốc cổ của tên thành Phiên Ngung tức Quảng Châu ngày nay và Dương Cốc cũng chính là từ mẹ đẻ ra tên Dương Thành, nay vẫn còn tồn tại, đây là hai chỉ dẫn đích xác cực kỳ quý hiếm và khó có thể phủ nhận của cổ thư Trung Hoa.
Theo Dòng Hùng Việt
Người đàn ông Công giáo và những bức tượng nhỏ - ảnh Việt Nam xưa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét