Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Nhận diện thơ Hoàng Quang Thuận

"Bịt mắt bắt dê" - siêu mẫu nội y châu Âu
Theo ý kiến của tôi nên thu hồi tập thơ này của Hoàng Quang Thuận mà hủy đi. Làm như vậy chúng ta sẽ làm trong sạch văn chương Việt trong sáng của chúng ta! (ảnh không liên quan đến bài viết)

Từ sau cuộc hội thảo ngày 8-8-2012 của Tạp chí Nhà văn về thơ Hoàng Quang Thuận với 21 bản tham luận, đã dấy lên một làn sóng phản đối sự lu mờ của cuộc Hội thảo này. Quả là ma lực đồng tiền đã chế ngự mất rồi! Chúng ta cần phải đứng lên bảo vệ chân lý!

Hàng loạt bài viết của các cây bút văn chương, các nhân vật khác trên báo mạng đã phản ứng rất quyết liệt, đã có tác dụng lớn... đập tan ý đồ xấu của một số người vì lợi danh mà dám "cả gan" thổi phồng, tung hô, hòng đưa tập thơ Thi vân Yên Tử của Hoàng Quang Thuận ( HQT) đi dự giải Nô-ben văn học. Nay, chúng ta cần làm rõ việc này trên các tờ báo chính thống. 
I- Những lòe bịp, giả dối của thơ và con người HQT 
1- Cái học vị, học hàm Giáo sư, Tiến sĩ của HQT do Dương Kỳ Anh "phong" cho thì thật là lạ! Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về KHKT cần làm rõ trước công luận HQT có học vị, học hàm gì? Nhân tiện thì nêu ra thôi chứ nhân thân của HQT thì không cần phải nói, dù y có là gì gì đi chăng nữa...!
"Chị em" - tranh của họa sĩ Vũ Hoàng Châm
2- Về tập thơ Thi vân Yên Tử.
Thực ra tập thơ này ra đời tháng 3-1998, cũng đã im lìm 5 năm nay trên cõi văn chương rồi. Nay, vì một ý đồ đen tối cộng với ma lực đồng tiền mà được khuôi ra, phù phép một cách trơ trẽn, lộ liễu, hiếu danh. Đã 5 năm nay có ai để ý gì đến nó đâu, HQT lợi dụng thơ Thiền mà đưa vào tiêu thụ trong chùa chiền mà thôi. 
So sánh tập sách của Trần Trương: "Chùa Yên Tử, Lịch sử - truyền thuyết đi tích và danh thắng" và tập thơ Thi vân Yên Tử của HQT thì quá rõ rồi. Đây thực ra là tập chuyển thể văn xuôi thành văn vần mà thôi. Đáng ra HQT phải xin phép ông Trần Trương để được biên dịch, biên khảo sang thơ thì không ai bảo gì. Đằng này HQT lại mô phạm ăn cắp văn để viết thành thơ của mình. Việc này không hẳn là "đạo thơ" mà là "đạo văn", "tiêu hóa" chuyển thể thành thơ của mình. Nếu không có Trần Trương trong sách này thì không có HQT trong thơ kia. Một sự ăn cắp sống sượng!
3- Như 4 diện người dự giải Nô-ben văn học của Hoàng gia Thụy Điển mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu lên thì HQT làm sao mà gửi hồ sơ đi dự giải được, HQT không thuộc diện gì trong 4 diện ấy.
4- Việc ông Nguyễn Di Niên và một số nhân vật này nọ nước ngoài khen thơ HQT thì là trò hề thôi, có ai đánh thuế họ đâu? Đừng tưởng họ khen thật mà hí hởn.
5- Thử so sánh việc HQT sử dụng tập sách của Trần Trương và việc cụ Nguyễn Du sử dụng "Đoạn trường tân thanh" của Thanh Tâm Tài Nhân mà viết ra Truyện Kiều? Nguyễn Du chỉ sử dụng cốt truyện mà thôi. Từ đó cụ viết thành truyện thơ lục bát tiếng Việt với vô vàn điển tích sâu sắc. Do vậy không thể so sánh với việc của HQT được, HQT hầu như sử dụng hoàn toàn câu văn của Trần Trương mà sửa chữa thành thơ của mình. Thử hỏi: Nếu không có sách của Trần Trương thì HQT cắn bút, viết được mấy bài về Yên Tử? Nên HQT không dám nhận là thơ của mình là phải, lại nói liều là "viết hộ thần phật".
"Nẩy nở" - Hot girl Trung Quốc
II- Trình độ thơ trong "Thi vân Yên Tử" của HQT
Ngoại trừ các ý phân tích ở phần I, ta tập trung xem xét trình độ thơ của HQT.
1- Nếu không có tập sách của Trần Trương, để HQT đi chùa Yên Tử thì chắc y cũng chỉ làm được dăm ba bài thơ gọi là tạm được mà thôi. Nên rõ ràng đây là hiện tượng ăn cắp, đạo trong văn chương, không có chuyện sáng tác ở đây!
2- Ta đọc lại 143 bài trong Thi vân Yên Tử của HQT sẽ thấy trình độ thơ của y là xoàng xĩnh! Ngay bài "Am xưa" được ông Hữu Thỉnh khen cũng vậy thôi. Bài này là bài tếu táo, hoang tưởng, cường điệu. HQT viết bài này, y đã tự cho mình là Tiên - Phật rồi. Y liều lĩnh vô đạo.
khi viết: Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc/Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm. Người trần tục mà dám viết láo quá! Đến Bác Hồ mà cũng chỉ dám ví: Trần mà như thế kém gì Tiên.
3- Các bài dạng như "Đêm hồ Yên Tử" thì chứng tỏ HQT không hiểu biết gì cả. Khổ đầu: Cát vàng thoai thoải sóng lao xao/Cá to phớn chí nhảy lên cao/Le le xanh biếc đùa tung cánh/Chim gù trên núi cảnh tiêu dao - thì còn tạm được . 
Sang khổ 2 thì chân tướng lộ diện khi y nhắc đến Lưu - Nguyễn và Vua Trần, coi 3 vị này còn đang sống vậy: Sơn thủy hữu tình động tiên đào/Lạc đường Lưu - Nguyễn đếm trời sao/Lòng hồ đầy ắp đêm trăng sáng/Vua Trần thưởng nguyệt nhớ năm nào. Chắc là y đang tháp tùng 3 vị đi dạo Yên Tử. Quả là HQT "giỏi" thật, gắn được 700 năm trước về với ngày nay! Thật là nhố nhăng quá chừng.
4- Có thể nói tất cả 143 bài thơ của HQT đều là thơ "truyền thống phá cách", gượng gạo, tầm tầm trung bình và dưới trung bình, có thể xếp vào dạng thơ câu lạc bộ!
5- Đến đây có thể đánh giá: Tập thơ Thi vân Yên Tử của HQT nếu dự thi ở Quảng Ninh chắc cũng chỉ đạt giải khuyến khích là cùng. Đây là chỉ nói trình độ thơ thôi, nếu nói thêm phần I nữa thì sẽ bị loại thôi, thơ ăn cắp ai chấm làm gì?
6- Theo ý kiến người viết bài này đề nghị cho thu hồi tập thơ này của HQT mà hủy đi. Làm như vậy chúng ta sẽ làm trong sạch văn chương Việt trong sáng của chúng ta!
Để kết thúc bài viết này, xin nhắc đến câu thơ khí phách của Xuân Diệu: Cơm áo không đùa với khách thơ. Tin chắc rằng 21 bản tham luận trong buổi tọa đàm ngày 8-8-2012 nêu trên của 21 tác giả chắc cũng do nể nang HQT mà thôi, chứ thực ra những người đó đã làm trái lòng mình! Đến đây người viết bài này không còn gì để viết nữa! 
Vũ Từ Sơn 
(Hội viên Hội VHNT Bắc Giang)
Thầy bói trên đường phố Nguyễn Duy Kiên (Hà Nội) - ảnh Việt Nam xưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét