Thánh Tôma Tông đồ. |
Người ta có thể nói rằng sự nhận biết siêu nhiên về Thiên Chúa trước hết chính là sự nhận biết Thiên Chúa rất nhân từ, đó là sự nhận biết Thiên Chúa là Đấng cứu những người tội lỗi.
Thánh Tôma
Hiến chế Gaudium et Spes, được Công Đồng Vaticanô II công bố năm 1965, trình bày cho chúng ta những vấn đề của thời đại, theo một cách thức mà hôm nay vẫn còn giá trị. Đó là những vấn đề mà con người ngày nay, vốn đang sống trong một thế giới được biến đổi sâu xa nhờ tiến bộ về kỹ thuật và khuynh hướng toàn cầu hoá, vẫn còn đang đặt ra liên quan đến bản chất và ý nghĩa về sự hiện hữu của con người. Phần lớn giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II nhằm chú giải và đào sâu bản văn công đồng này mà đích thân người đã từng góp phần vào việc soạn thảo.
Hiến chế Gaudium et Spes, được Công Đồng Vaticanô II công bố năm 1965, trình bày cho chúng ta những vấn đề của thời đại, theo một cách thức mà hôm nay vẫn còn giá trị. Đó là những vấn đề mà con người ngày nay, vốn đang sống trong một thế giới được biến đổi sâu xa nhờ tiến bộ về kỹ thuật và khuynh hướng toàn cầu hoá, vẫn còn đang đặt ra liên quan đến bản chất và ý nghĩa về sự hiện hữu của con người. Phần lớn giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II nhằm chú giải và đào sâu bản văn công đồng này mà đích thân người đã từng góp phần vào việc soạn thảo.
Vị Giáo Hoàng này vẫn thường khởi đi từ những dấu chỉ của thời đại, ở giữa điểm nối của hai Thiên niên kỷ, để suy niệm về mầu nhiệm con người và ơn cứu độ cho con người qua Chúa Kitô. Trong chiều hướng đó, ngài đã giới thiệu thánh Tôma Aquinô là doctor humanitatis, nghĩa là một vị thầy có thể đưa chúng ta đến chỗ nhận biết con người là gì và ý nghĩa của vận mệnh con người là gì. Trong nhãn quan của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phalô II, như thế cũng có nghĩa là nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học hỏi đạo lý của nhà thần học thời Trung Cổ này.
Trong khi sức mạnh về vật chất của con người càng ngày càng lớn và tiến trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, thì cần phải có những quyết định khả dĩ thúc đẩy chúng ta càng ngày càng triệt để hơn. Con người được mời gọi quyết định về bản thân mình, về tính cách trọn vẹn của cuộc hiện hữu của mình và về số phận của hành tinh này. Việc học hỏi Sách Thánh và Truyền Thống, cũng như việc học hỏi đạo lý của thánh Tôma, người đã từng miệt mài truy tầm những lãnh vực này khi luôn luôn cố gắng tìm kiếm những nguyên tắc được hình thành từ Mặc Khải và sự tương hợp của những nguyên tắc này với lý trí, có thể có một vai trò quyết định trong việc thủ đắc được cái “bổ túc của linh hồn” này mà triết gia Henri Bergson từng coi là cần thiết đối với nhân loại vốn được mời gọi đến một trách nhiệm lớn lao như thế.
Điều thánh Tôma nhắc nhở chúng ta trước tiên, đó là con người hoàn thành ơn gọi của mình khi con người tìm kiếm chân lý, và nhất là khi con người nỗ lực để nhận biết, yêu mến và phụng sự Thiên Chúa là “Chân Lý đệ nhất”. Điều này tương ứng với một trong những mục đầu tiên của các sách giáo lý : “Thiên Chúa đã sáng tạo nên chúng ta và đã đặt chúng ta vào thế giới để nhận biết Người, để yêu mến Người, phụng sự Người và như thế để đi vào sự sống vĩnh cửu”. Từ thế kỷ XIII, người ta gọi thánh Tôma là doctor communis. Thật vậy, qua những giáo huấn của người, thánh nhân luôn luôn dẫn chúng ta đến những chân lý nền tảng, đến những chân lý chung, vượt lên trên những lập trường hạn hẹp. Những chân lý này phải là nguồn mạch của sự hiểu biết của con người. Thánh nhân giúp chúng ta trung thành với những chân lý đó trong tư tưởng và trong cuộc đời của chúng ta.
Một trong những đóng góp của thánh Tôma là chỉ cho chúng ta thấy làm thế nào ân sủng của Chúa Kitô đến không phải để phá hủy, nhưng đón nhận và kiện toàn bản tính con người tới mức hơn cả lòng người ước mong. Con người phát huy một cách tuyệt vời những năng lực của bản tính mình khi con người sống trong đức tin và lòng mến Thiên Chúa. Như thế, thánh Tôma đề cao “giao ước lạ lùng và kỳ diệu của con người với Thiên Chúa trong Chúa Kitô”, ấy là nói theo định nghĩa thánh nhân dành cho Tin Mừng, trong tác phẩm của người chú giải thư gửi tín hữu Rôma.
Khi bàn đến sự nhận biết của con người về Thiên Chúa (Ia, qq. 12-13), thánh Tôma lưu tâm minh giải cho người ta thấy lời mời gọi nhận biết Thiên Chúa được ghi khắc trong bản tính của con người như thế nào, lời mời gọi ấy là thành tố làm nên thân phận con người của chúng ta ở mức độ nào, rồi thánh nhân cố gắng chứng minh ân sủng của Đức Kitô phục hồi nơi chúng ta khả năng tự nhiên muốn tìm kiếm và nhận biết Thiên Chúa trong tình yêu, bằng cách hoàn thiện khả năng thích ứng ấy tới mức vượt quá tất cả những gì con người có thể hy vọng: “Đó là những điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, và chẳng hề khởi xuất từ lòng con người… những điều ấy Thiên Chúa đã chuẩn bị cho những ai mến yêu Người”.
"Ngỡ ngàng" - Hoa hậu Ngọc Hân |
1. Triết lý của thánh Tôma về trí hiểu
Khó khăn trong việc phân biệt rõ ràng ranh giới giữa sinh vật với con người, như ta nhận thấy nơi một số phong trào triết lý và đạo đức học đương thời (evolutionisme philosophique và deep ecology), là một điều có ý nghĩa nói lên sự tiến hoá về những não trạng, và về một sự biến đổi nào đó về ý nghĩa của điều muốn nói lên con người là gì, về ý nghĩa của sinh linh con người là như thế nào, trong nền văn hoá đương thời của chúng ta.
Khi đào sâu suy tư của triết gia Aristote, thánh Tôma giúp chúng ta phân biệt ra rằng cái làm nên nét đặc thù của con người trong thế giới này chính là trí hiểu. Trước đó, triết gia Aristote đã thấy rõ và đã chỉ cho thấy là sự sống không thể giản lược vào vật chất, và trí hiểu không thể giản lược trong sự sống thể lý. Có một bước nhảy vọt về chất, một sự chuyển đổi từ trật tự của thực tại này sang trật tự của thực tại khác, trong khoảng cách phân tách thực tại của đời sống thể lý ra khỏi thực tại của đời sống trí thức.
Điều rất quan trọng là phải hiểu đúng yếu tố phân biệt trí hiểu với tất cả những hoạt động khác do thân xác thực hiện, trong đó bao gồm sự hiểu biết thuần túy của cảm giác. Thảo mộc không có khả năng hiểu biết. Tương quan của nó với thế giới bên ngoài là tương quan của sự tuần hoàn trong vũ trụ. Nó chỉ mở ra với thế giới bên ngoài là để tự tìm chất dinh dưỡng nuôi sống mình. Thú vật nhận biết bằng cách sử dụng những cơ quan cảm giác : nó nhìn, nghe, cảm nhận, đụng chạm, và nếm những hữu thể ngoại tại. Như thế, tương quan của nó với thế giới bên ngoài là rộng hơn và khác hơn tương quan của thảo mộc. Thú vật biết xác định cái gì là có hại và cái gì là hữu ích cho nó. Nó được phú bẩm một khả năng nào đó để thích ứng, và chính khả năng đó đã giúp cho các loài sinh vật tiến hoá. Tuy nhiên, ta không thể nói về trí hiểu đúng nghĩa đối với trường hợp thú vật.
Vì hoàn cảnh không cho phép đào sâu vấn đề bằng những lập luận phức tạp, tôi chỉ xin mạn phép gợi lại đây một cuộc gặp gỡ riêng tư. Ở Institut Catholique de Paris, có một thời gian chúng tôi đã thành lập một nhóm gồm có các nhà khoa học và các nhà thần học, để cùng nhau suy nghĩ về lúc khởi đầu của sự sống con người. Trong khung cảnh của việc suy tư này, chúng tôi đã mời một nhà chuyên môn về “ngôn ngữ của các loài vật”. Việc truyền thông giữa các con vật với nhau được nghiên cứu rất nhiều, nhất là ở Hoa Kỳ. Chẳng hạn, thật là ấn tượng khi nhận thấy tính cách phức tạp của các thông điệp có thể được một số loài linh trưởng đón nhận và truyền đi. Sau khi đã trình bày cho chúng tôi như thế, nhà chuyên môn, khách mời trong buổi thuyết trình, đã đưa ra một nhận xét sau đây giúp tôi hiểu thêm rất nhiều:
“Cho dù cấp độ phức tạp của ngôn ngữ thú vật như thế nào đi chăng nữa, thì vẫn có một hố sâu ngăn cách giữa ngôn ngữ của con linh trưởng đã tiến hoá ở cấp cao nhất với tiếng bập bẹ của một em bé. Con thú truyền thông theo lối mệnh lệnh. Cần phải chiếm lấy hay phải tránh đi. Còn em bé thì dừng lại ở chính bản thân các sự vật. Em bé quan tâm đến sự vật vì chính sự vật, độc lập với những gì em bé có thể làm đối với những sự vật ấy. Em bé ham muốn và sung sướng nhận biết và gọi tên những sự vật mà mẹ của em chỉ cho em thấy”.
Trong nhận xét trên của nhà khoa học, hàm chứa trọn vẹn triết lý của thánh Tôma về trí hiểu. Trí hiểu, theo nghĩa đen của hạn từ này, chính là khả năng sở đắc một sự nhận biết khách quan, khả năng quan tâm chú ý đến chính hữu thể của các sự vật, đến vị trí của các sự vật trong tính toàn thể của thực tại, độc lập ngay cả với chủ thể đang suy nghĩ về các sự vật ấy nữa. Trí hiểu là khả năng nhận thức hướng mở một cách vô hạn đến tất cả những gì có thể hiện hữu. Và điều này vô cùng trổi vượt hơn sự nhận biết thuần tuý của thú vật.
Khi ta suy ngẫm về những gì đụng chạm đến chúng ta, những gì đánh động chúng ta khi mới thoạt nhìn thấy, khi vừa nghe thấy tiếng cười và những tiếng bập bẹ đầu tiên mà một cháu bé thốt ra, ta thấy mình đang ở trung tâm điểm của truyền thống Tôma xét theo khiá cạnh triết học của truyền thống ấy. Lý do sâu xa nhất của sự đánh động này là sự bất cân đối giữa sự nhỏ nhoi bé bỏng của một em bé với sự mênh mông vô tận của trí hiểu đã chiếm ngụ nơi em bé rồi; đó là khoảng cách lớn lao giữa sự khiêm tốn nơi khởi đầu của cuộc đời em bé với sự vĩ đại của cái tương lai đang được loan báo nơi chính em bé đó rồi.
Lễ hội đua thuyền - ảnh Việt Nam xưa |
Trí hiểu là khả năng giúp hữu thể con người mở ra đến tất cả những gì có thể hiện hữu. Tuy thế, chúng ta cũng biết rõ là trí hiểu của con người chúng ta bị giới hạn. Chúng ta mở ra, vươn tới mọi điều, nhưng chúng ta không biết hết mọi sự, và những gì chúng ta biết, chúng ta ý thức rằng chúng ta chỉ biết chúng một cách rất bất toàn. Lý trí con người cũng mang nơi họ một ý niệm về mầu nhiệm, đó là ý niệm về sự bao la của những sự vật mà con người vẫn còn chưa biết đến.
Nếu như con người là một hữu thể có chiều kích tâm linh, thì con người khai triển các năng lực tâm linh của mình qua trung gian của thân xác, luôn luôn khởi đi từ kinh nghiệm khả giác của mình. Tiếp nối tư tưởng của triết gia Aristote, thánh Tôma nhấn mạnh nhiều về điểm này. Con người là một hữu thể có trí năng, nhưng trí năng của con người được nuôi dưỡng nhờ kinh nghiệm khả giác. Tâm trí của con người được tạo nên để lớn lên nhờ vào sự kết hiệp của nó với thân thể. Bởi vì hoạt động của trí năng nơi con người được nối kết với việc hành xử các quan năng cảm giác, cho nên trí năng này phải được giáo dục và phải tiến triển. Thánh Tôma đã dựa trên từ ratio trong La ngữ để mô tả trí năng của con người theo tính đặc thù của nó, nghĩa là sự liên hệ của nó với thân xác, với cái khả giác, là tính cách tiệm tiến của nó.Intellectus theo đúng nghĩa là thuộc về con người, bị lệ thuộc vào tình trạng của con người, chính là ratio. Đặc tính riêng của ratio là phải lý luận, tức là phải khai triển các lý luận, “các tam đoạn luận”. Như vậy, con người được định nghĩa là animal rationale.
3. Con người, “ở chân trời của hai thế giới”, là hình ảnh của Thiên Chúa
Con người, sinh vật biết suy nghĩ, được mở ra tới chân trời vô biên của hữu thể, trong khi đó vẫn đang sống trong một thân xác. Chính khởi đi từ sự sống của thân xác, được sáng soi nhờ ánh sáng của trí hiểu - như vậy là nhờ có thân xác, chứ không phải là cho dù có thân xác hay không - mà con người được mở ra tới sự vô biên của cái đang hiện hữu. Khi lấy lại một biểu thức của Denis l’Aréopagite, thánh Tôma nói rằng con người là một “chân trời”, một ranh giới giữa hai vũ trụ, vũ trụ của những thực tại khả giác và vũ trụ của những thực tại vô hình, visibilium và invisibilium, theo kiểu diễn tả của kinh Tin kính.
3. Con người, “ở chân trời của hai thế giới”, là hình ảnh của Thiên Chúa
Con người, sinh vật biết suy nghĩ, được mở ra tới chân trời vô biên của hữu thể, trong khi đó vẫn đang sống trong một thân xác. Chính khởi đi từ sự sống của thân xác, được sáng soi nhờ ánh sáng của trí hiểu - như vậy là nhờ có thân xác, chứ không phải là cho dù có thân xác hay không - mà con người được mở ra tới sự vô biên của cái đang hiện hữu. Khi lấy lại một biểu thức của Denis l’Aréopagite, thánh Tôma nói rằng con người là một “chân trời”, một ranh giới giữa hai vũ trụ, vũ trụ của những thực tại khả giác và vũ trụ của những thực tại vô hình, visibilium và invisibilium, theo kiểu diễn tả của kinh Tin kính.
Một đàng, con người, hữu thể thần linh, được mở ra đến sự vô tận của các hữu thể. Đàng khác, con người lại ở trong thế tiếp giáp thường hằng với những thực tại khả giác, và cũng chính nhờ sự tiếp giáp này, con người được nâng lên đến chỗ nhận biết những thực tại khả niệm. Con người cứu xét bản chất của các sự vật, và thắc mắc về lý do hiện hữu của chúng, về lý do hiện hữu tối hậu của chúng. Kinh nghiệm khả giác của con người đặt con người trước cái nghịch lý của một thực tại qủa là đang hiện hữu đấy, nhưng tự thân nó lại không có lý do hiện hữu tối hậu của nó, một thực tại đang hiện hữu với tính chất riêng của nó, nhưng lại không hoàn toàn tự mình hiện hữu. Khi nhận ra cái nghịch lý này, con người có khả năng khẳng định sự hiện hữu của một Nguyên Nhân tuyệt đối đệ nhất và hoàn hảo tự thân của Nguyên Nhân ấy, đó là điều “mọi người gọi là Thiên Chúa”.
Con người theo khả năng tự nhiên có thể xác quyết sự hiện hữu của Thiên Chúa và sự hoàn hảo nơi hữu thể của Người. Khi thực hiện cuộc khám phá này, như triết gia Aristote khẳng định trong cuốn “Đạo Đức học gửi Nicomaque”, con người có thể hiểu rằng không có hoạt động nào của con người cao cả hơn, và vì thế đem lại hạnh phúc nhiều hơn, so với việc cố gắng để nhận biết nhiều hơn những thực tại thiêng liêng và chính Thiên Chúa. Con người là một hữu thể được dựng nên để chiêm ngưỡng những thực tại trổi vượt hơn con người và để kính tôn các thực tại ấy; theo bản tính, thì con người là một hữu thể có tôn giáo.
Khởi đi từ chương đầu tiên của sách Sáng thế, Truyền Thống đã khai triển một thần học về con người là hình ảnh của Thiên Chúa, vốn giúp đem lại một chiều kích thâm sâu mới cho việc suy tư về tính cách trung gian của thân phận con người, ở nơi tiếp giáp giữa hai thế giới. Vì Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh của Người bằng cách làm cho con người thành một hữu thể có hiểu biết và tự do, cho nên con người hoàn thiện nơi bản thân mình phận vị giống như hình ảnh của Thiên Chúa khi con người cai trị công trình sáng tạo hữu hình với sự khôn ngoan và với lòng nhân hậu là những điều phản ánh sự khôn ngoan và lòng nhân hậu của Thiên Chúa, và nhất là khi con người vượt lên trên thế giới khả giác là thế giới đã được tặng ban cho con người, để làm cho nó sinh hoa kết quả cho tới chỗ nhận biết và yêu mến Đấng Sáng Tạo. Khi chia sẻ với anh chị em đồng loại và khi dâng tiến cho Đấng Sáng Tạo những của cải của thế giới này, con người đang vun đắp tình bằng hữu là mối dây liên kết con người với Thiên Chúa.
"Phù dung" - Hot girl Trung quốc |
1. Luân lý của Aristote và Tin Mừng
Khi đào sâu ý nghĩa của hình ảnh Thiên Chúa nơi con người, các Giáo phụ đã chứng minh cho thấy tri thức của con người vốn mở ra tới sự bao la vô tận của hữu thể, đã làm cho con người thành một hữu thể tự do như thế nào. Không gì có thể kìm hãm hoàn toàn tinh thần con người được, trừ phi là Thiên Chúa. Ở đầu cuốn Tự thuật, thánh Augustinô đã thốt lên: “Ngài đã làm nên chúng con cho Ngài, lạy Chúa, và tâm hồn chúng con khắc khoải không ngơi bao lâu nó chưa được yên nghỉ nơi Ngài”. Nơi triết gia Aristote, thực sự không có triết lý về tự do của con người. Đối với Aristote, sự tự do là một vị thế xã hội, đó là không phải làm nô lệ. Sự tự do không phải là một chiều kích của cuộc hiện hữu giúp cho toàn thể ngôi vị con người có được một phẩm giá bất khả nhượng và vô biên. Nếu như theo Aristote, đối với con người, không có hoạt động nào cao quí hơn là hoạt động chiêm ngưỡng các thực tại thần thiêng, thì chỉ có một số nhỏ ưu tuyển có thể tự hào là có thể thực hiện được điều đó, và lấy hoạt động cao cả hơn này làm trục chính của cuộc hiện hữu của mình : đó là nhóm các triết gia. Cuộc cách mạng của Tin Mừng, đó là mời gọi hết mọi người, bắt đầu từ những người bé nhỏ nhất, nghèo khó nhất, dùng sự nhận biết và tình yêu Thiên Chúa làm thành trục chính của cuộc hiện hữu của mình. Thánh Tôma thường nhắc lại biến cố này vốn được xem là “phép lạ lớn nhất trong các phép lạ” mà Thiên Chúa đã thực hiện để nâng đỡ lòng tin của chúng ta: phép lạ lễ Hiện Xuống, tức là phép lạ về sự khôn ngoan được ban tặng trong ân sủng của Chúa Kitô cho những con người không được học hành, cho những con người đơn sơ bé mọn. Đấy chính là điều đã đến trước tiên là cho các Tông Đồ, những con người có cuộc đời khiêm tốn đã trở thành Thầy dạy của Các Dân Tộc. Với việc Chúa Kitô đến và Tin Mừng được loan báo, một “bà lão nhà quê” không biết chữ nhưng sống trung tín với phép thánh tẩy, sống trong lòng mến, lại biết nhiều hơn về Thiên Chúa và nhờ sự hiểu biết ấy mà có được niềm vui lớn hơn cả triết gia Aristote nữa. Theo thánh Tôma, trách nhiệm của một thầy dạy thần học là nhằm phục vụ sự hiểu biết của đức tin nơi mọi phần tử trong Dân Thiên Chúa, cho đến tận những người khiêm tốn nhất. Thánh nhân cũng xứng đáng với tước hiệu “Tiến sĩ chung” là vì lẽ đó : vì sự nghiên cứu học hành của mình, thánh nhân cố gắng làm cho mình trở thành hữu ích cho mọi người, bắt đầu từ những người nhỏ bé nhất”.
2. Con người cần ân sủng để có thể đáp lại ơn gọi làm người của mình
Tin Mừng không chỉ là sự mở rộng cho toàn thể nhân loại cái quyền ưu tiên được sống nhờ sự chiêm niệm những thực tại thần thiêng. Tin Mừng thăng tiến đến vô tận sự chiêm niệm của các triết gia. Hiền nhân ngoại giáo đôi khi đắm chìm trong sự thán phục đối với một thực tại vượt quá những gì hiền nhân có thể nhận thức. Còn người tin thì đi vào trong mối tương quan thường hằng của “tình thân mật”, hoặc “tình bằng hữu” với Thiên Chúa. Ân sủng, hiểu theo nghĩa đen của từ này, là điều tạo trong chúng ta sự gần gũi thân mật này, giúp chúng ta sống mọi sự trong mối tương thân tình cá nhân với Thiên Chúa. Ở đây, người ta thấy bản tính nhân loại, được niềm ao ước nhận biết Thiên Chúa chiếm ngự, khi tìm thấy hành vi cao cả nhất của mình trong sự tìm kiếm và chiêm ngắm Thiên Chuá, đã được ân sủng đón nhận và kiện toàn một cách kỳ diệu như thế nào.
Được đặt ở giữa thế giới khả giác và được mời gọi đến cứu cánh cao vời là trở thành bạn hữu thân tình với Thiên Chúa, con người ở trong một tình trạng chênh vênh. Tự sức mình, tức là giả như chỉ dựa vào những năng lực mình được hưởng theo bản tính của mình mà thôi, thì con người rất có thể bị cám dỗ tự giam hãm mình trong thế giới khả giác, vui thú với chính bản thân mình trong mối tương giao thống trị mà con người hành xử đối với thế giới. Duy ân sủng của Thiên Chúa có thể giữ cho con người được qui hướng về Trời.
Chuyện xảy ra là con người ngay từ khởi đầu lịch sử của mình đã loại trừ ân sủng của Thiên Chúa, quay lưng với lời mời gọi sống trong tình thân mật của Thiên Chúa. Đấy chính là biến cố huyền nhiệm của tội nguyên tổ. Từ đó trở đi, công trình sáng tạo khả giác lẽ ra phải là tấm gương cho con người nhìn vào mà chiêm ngắm những sự hoàn thiện của Thiên Chúa và như nền tảng cho sự thánh thiện, thì lại trở thành cạm bẫy che mờ trí năng của con người và đánh lừa ý chí. Đời sống của tội nhân, một khi đã bị tước mất ân sủng, quay về với sự phi lý và rơi vào bi kịch. Con người tìm thoả mãn niềm ao ước cái vô biên của mình trong cái hữu hạn. Thánh Tôma nhấn mạnh đến sự cần thiết tuyệt đối của ân sủng đối với ơn cứu độ của con người. Con người không thể đáp lại ơn gọi làm người của mình và qui hướng cuộc hiện hữu bản thân cũng như cộng đoàn của mình về Thiên Chúa, nếu như ân sủng của Thiên Chúa không đến để luôn luôn linh hứng, chữa lành và nâng đỡ con người.
Ân sủng của Thiên Chúa, xét như được ban tặng cho chúng ta trong Đức Kitô, không chỉ đến để phục hồi “vẻ đẹp của buổi ban đầu”, tức là tình trạng của con người trước khi phạm tội. Ân sủng được thông truyền cùng với một lòng thương xót vô biên, dưới một thể thức vượt quá mọi sự chờ mong của con người. Người ta không thể nhận thức được bất cứ điều gì tuyệt vời hơn ân sủng. Chính thể thức cụ thể của việc thông truyền ân sủng và những chiều kích thẳm sâu mà ân sủng mở trí con người thoáng thấy mầu nhiệm Thiên Chúa. Đó là điều chúng ta sẽ đề cập đến trong phần tiếp theo.
Thư giãn |
1. Mặc khải về lòng thương xót của Thiên Chúa và mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong Ngôi Lời Nhập Thể
“Ai tiến lại gần Thiên Chúa thì phải tin rằng Người hiện hữu, và Người ân thưởng cho những ai kiếm tìm Người” (Hr 11,6). Thánh Tôma, khi dựa vào câu trên trong thư gửi tín hữu Hípri, đã quan niệm lịch sử nhân loại như là lời giải thích, trong tâm trí của con người, và nhờ ánh sáng của Lời Thiên Chúa và của đức tin, về hai lãnh vực của các chân lý : lãnh vực thứ nhất của các chân lý liên quan đến hữu thể của Thiên Chúa, đó là lời giải thích trong lịch sử của Dân Thiên Chúa về niềm tin vào sự hiện hữu của Người; lãnh vực thứ hai liên quan đến hoạt động của Người nhắm đến con người, đó là lời giải thích trong lịch sử Dân Thiên Chúa về niềm tin vào ơn quan phòng ân thưởng những ai “kiếm tìm Thiên Chúa”. Nếu như hai lãnh vực của các chân lý này được phân biệt, thì chúng lại luôn được nối kết với nhau hết sức chặt chẽ. Chính qua những gì Người làm cho chúng ta mà Thiên Chúa tự biểu lộ cho chúng ta, và dẫn chúng ta mỗi lúc một đi xa hơn nữa trong sự hiểu biết về Người. Vậy mà không phải Thiên Chúa chỉ cứu chúng ta thoát khỏi tội, nhưng Người còn thực hiện điều ấy với một lòng thương xót vô biên. Đấng Cứu Thế mà Người gửi đến cho chúng ta chính là Ngôi Vị Con của Người, nơi Người Con ấy nối kết sự hoàn hảo của bản tính Thiên Chúa với bản tính nhân loại, và công trình của Ngôi Lời Nhập Thể, đó chính là ơn cứu độ bằng Thập Giá. “Chiều kích của lòng thương xót là quan trọng nhất và ẩn tàng tất cả trong sự nhận biết siêu nhiên về Thiên Chúa. Người ta có thể nói rằng sự nhận biết siêu nhiên về Thiên Chúa trước hết chính là sự nhận biết Thiên Chúa rất nhân từ, đó là sự nhận biết Thiên Chúa là Đấng cứu những người tội lỗi”.
Quả vậy, thánh Tôma tiên vàn trình bày Đức Kitô là Đấng Cứu Thế. Ơn cứu độ được ban tặng nơi Đức Giêsu Kitô là sự thông truyền cho những người được tuyển chọn sự sung mãn của ân sủng vẫn hằng chất chứa nơi linh hồn của Đức Kitô, tuôn chảy tràn lan trong Người nhờ Sự Kết Hiệp của yếu tính Thiên Chuá, một sự thông truyền được thực hiện thông qua tất cả những gì Người đã làm và tất cả những gì đã xảy đến trong cuộc đời của Người trong thế giới này, biết bao nhiêu mầu nhiệm mà sự tưởng nhớ và những phúc lành của các mầu nhiệm ấy được chuyển thông cho Hội Thánh nhờ các bí tích của Vị Thượng Tế của Giao Ước Mới. Khi nhập thể, khi giảng Tin Mừng và khi dâng tiến mạng sống của mình trên Thập Giá, Ngôi Lời đã mở trí cho con người hiểu Mầu Nhiệm vốn làm cho linh hồn nhân loại của Người ngập tràn ánh sáng và sự bình an ngay từ buổi đầu của cuộc hiện hữu của Người trên dương thế : đó là mối tương quan của Người với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần.
2. Sacrum convivium
Thánh Tôma được Truyền Thống tôn kính cách đặc biệt như là vị thánh tiến sĩ về bí tích Thánh Thể. Thánh nhân là tác giả của bài kinh nguyện kính Thánh Thể hiện vẫn còn được sử dụng trong phụng vụ Rôma. Lòng sùng kính của thánh nhân đối với Thánh Thể được đặc biệt đề cao trong các bản văn viết về cuộc đời thánh nhân. Các lời kinh nguyện của thánh Tôma nhấn mạnh đến chiều kích chiêm niệm và cánh chung của bí tích “cao cả nhất trong các bí tích”.
2. Sacrum convivium
Thánh Tôma được Truyền Thống tôn kính cách đặc biệt như là vị thánh tiến sĩ về bí tích Thánh Thể. Thánh nhân là tác giả của bài kinh nguyện kính Thánh Thể hiện vẫn còn được sử dụng trong phụng vụ Rôma. Lòng sùng kính của thánh nhân đối với Thánh Thể được đặc biệt đề cao trong các bản văn viết về cuộc đời thánh nhân. Các lời kinh nguyện của thánh Tôma nhấn mạnh đến chiều kích chiêm niệm và cánh chung của bí tích “cao cả nhất trong các bí tích”.
Chính vì thế, một truyền thống rất đẹp còn được giữ trong Học viện Đa-minh của Tỉnh Dòng Việt Nam là việc cầu nguyện tại cung nguyện bao giờ cũng được mở đầu với tiền xướng “O sacrum convivium”, “Ôi yến tiệc Mình và Máu Thánh”, điệp ca mở đầu và kết thúc bài thánh thi Magnificat trong bài kinh phụng vụ lễ Mình và Máu Chúa Kitô (Corpus Christi).
“Bữa tiệc” Thánh Thể là một bữa tiệc thần thiêng. Trong bữa tiệc này, con người đã đón nhận “bánh của Trời’, tức là lương thực của những thánh nhân, những vị đang chiêm ngưỡng vinh quang của Thiên Chúa : “Chúa đã ban bánh bởi Trời cho nhân loại”. Tuy nhiên, trong sự hạ mình tột độ của Người, Thiên Chúa đang nâng chúng ta lên tới Người nhờ những phương thế đơn giản nhất và cụ thể nhất, thích hợp nhất (thánh Tôma gọi là những phương thế “thích hợp” nhất) với bản tính nhân loại của chúng ta. Một bản tính, như chúng ta đã biết, trong đó linh hồn kết hợp theo cách bản thể với một thân xác. Tuyệt đỉnh của tất cả nhiệm cục bí tích và Bí Tích Thánh Thể, khi được hoàn tất nơi trần thế này, trong niềm mong đợi được diện kiến Thiên Chuá, đều mang một giao ước Tin Mừng tuyệt vời giữa bản tính thần linh và bản tính nhân loại. Chính nhờ Mình và Máu của Chúa Kitô, hiện diện một cách bản thể dưới hình các phụ thể trong Bí Tích Thánh Thể, mà linh hồn của các tín hữu được đầy tràn ân sủng, một ân sủng của ánh sáng và tình yêu : “và đổ đầy ân sủng xuống cõi lòng nhân thế́”.
Thánh Thể giáo huấn và thánh hoá trước tiên xét vì Thánh Thể là lễ tưởng niệm ơn Cứu Độ và Thánh Giá : “Tiệc nhắc nhớ Người đã chịu khổ hình”. Một lần nữa, theo thánh Tôma, tất cả trong trật tự của ân sủng, của sự nhận biết và của đời sống siêu nhiên được chi phối bởi chiều kích của lòng thương xót của Thiên Chuá và của ơn Cứu Độ. Ơn Cứu Độ được quan niệm trong sự viên mãn của nó : đó là sự tham dự vào đời sống vinh quang của Đấng Phục Sinh. Thánh Thể hướng người tín hữu đến Vinh Quang : “Tiệc bảo đảm cho ta một ngày mai huy hoàng rực rỡ.”
Chính qua Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích “làm nên Hội Thánh” mà phép lạ lớn về sự khôn ngoan được thông truyền mỗi ngày cho Dân Thiên Chuá, một sự khôn ngoan được lan tràn cho đến tận những thành phần bé nhỏ khiêm tốn nhất, để tưới gội cho tất cả những gì làm nên cuộc hiện hữu của con người và để hoàn thành ơn gọi của cuộc hiện hữu ấy ngay ở dưới thế này, trong khi chờ vinh quang.
"Phượng hồng" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Cha Hyacinthe Marie Cormier, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Anh Em Thuyết Giáo, từ 1904 đến 1916 và đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong chân phước, đã chọn câu này làm châm ngôn : Caritas veritatis. Cha đã giải thích câu này là không có lòng mến nào lớn lao hơn là trao tặng chân lý. Trong chiều hướng của một linh đạo hiện đại tập trung vào tình yêu xót thương, cha Cormier đã tiếp nối suy tư của thánh Tôma về hoạt động cao nhất của con người: “Chiên ngưỡng và thông truyền cho người khác điều mình đã chiêm ngưỡng.” Nhất là cha đã tiếp nối giáo huấn của Tin Mừng : người môn đệ được Đức Giêsu phái đi để làm chứng cho Chân lý, một lời chứng có liên quan một cách không thể tách rời khỏi giới răn yêu thương.
Thánh Tôma nhận thức công việc làm thầy dạy thần học của mình và cách chung là cuộc đời của bất cứ người giảng thuyết nào đều như một cuộc chiên niệm dồi dào, bởi vì việc chiêm niệm này được thúc đẩy bởi tình yêu, mà tình yêu vốn tự bản chất ước muốn tự chia sẽ. Chúng ta chỉ có thể yêu mến tha nhân hết lòng khi chúng ta tiếp xúc được với họ ở mức độ có thể đụng đến được thâm cung lòng họ, bằng cách tìm kiếm và yêu mến họ cách chân tình, bằng cách hết lòng khiêm tốn đặt mình trong việc phục vụ cho việc tìm kiếm này, bằng cách chia sẻ với họ niềm vui : là nhận biết Thiên Chuá là Thiên Chuá, là Cha của tất cả lòng thương xót đã được loan báo qua Đấng Cứu Thế chung của chúng ta.
Ngày nay, việc phục vụ đáng mến đối với chân lý mang một thể thức riêng. Trong phần mở đầu, tôi đã nhắc lại là não trạng của chúng ta đang mang nặng nét tiến bộ của kỹ thuật và của việc toàn cầu hoá. Nhiều người ở Phương Tây, khi cảm thấy nội tâm trống rỗng trong một nền văn hoá bị thống trị bằng việc tìm kiếm lợi nhuận vật chất, thường có một sự hiểu biết rất sơ lược về Kitô giáo, trong khi khá dễ dàng liên hệ với các linh đạo của Phương Đông, đã bị lôi cuốn mạnh mẽ trong việc tìm kiếm sự hoàn thiện bản thân nhờ những kho tàng của những linh đạo này. Nhưng về phiá Châu Á càng ngày cũng càng dấn sâu vào trong những tiến trình kinh tế thế giới, trong nền văn hoá tự do đi kèm theo nó, và như thế Châu Á cũng đang lấn sâu vào tinh thần của Phương Tây hiện đại. Tin Mừng của Đức Kitô, như John Wu, một tác giả người Trung Hoa đã viết, là “vượt qua cả phương Đông lẫn phương Tây”. Tin Mừng có thể tạo điều kiện cho một cuộc gặp gỡ của các nền văn hoá thực sự mang lại phúc lợi. John Wu cũng từng nghĩ rằng chỉ có Tin Mừng mới có thể giúp cho cuộc gặp gỡ này tránh được những nguy cơ đưa cả bên này lẫn bên kia đến một sự thoái hoá. “Ông đã từng viết, trong những năm năm mươi, riêng cá nhân, tôi từng bị cám dỗ tin rằng sự thông minh của phương Tây có thể có khả năng trừu xuất nhiều hơn nữa. Nó có khả năng nghiên cứu để cho có sự thích thú nghiên cứu, có khả năng tách các phương thế ra khỏi mục đích, có khả năng phân tích một cách say mê các cấu trúc của tư tưởng như thể chính tư tưởng là một cứu cánh. Chính như thế mà nó đạt đến chỗ khám phá ra bản tính và những khả năng của việc vận dụng trí năng thuần tuý. Nơi những người Đông Phương, người ta không bao giờ mất định hướng về cùng đích mà tư tưởng theo đuổi. Đối với họ, cái biết phải dẫn đến sự minh triết - đến độ sẽ là vô ích và điên rồ khi muốn thủ đắc cái biết chỉ vì để biết. Người Phương Đông cảm thấy khó chịu đối với những phân biệt và diễn dịch. Họ suy tư theo lối loại suy và tổng hợp. Cùng đích hấp dẫn họ hơn là nguyên nhân. Trước khi dấn thân vào một việc nghiên cứu học hỏi, họ tự hỏi xem việc nghiên cứu đó dẫn đưa họ đến cứu cánh cuối cùng của con người vốn là sự thành toàn của bản thân họ hay không”. Sự khám phá và phát triển của khoa luận lý học đã giúp cho Phương Tây phát triển về kỹ thuật. Và sự phát triển này đã đưa đến một cuộc cách mạng kỹ thuật khiến đào sâu thêm hố sâu ngăn cách về văn hoá giữa Phương Tây và Phương Đông, giữa Bắc và Nam, và đã là nguyên nhân gây ra những cuộc đối đầu dữ dội trước khi áp đặt những đòi hỏi cho toàn thể hành tinh.
Nơi thánh Tôma, luận lý học và siêu hình học được đưa vào phục vụ việc chiêm niệm Tin Mừng trong đó mọi người, nhất là người nghèo, đều có thể tìm thấy mục đích của một sự hoàn thiện đích thực. Người ta cũng thấy nơi vị tiến sĩ của chúng ta một con đường cho việc suy tư mà trên con đừng đó những giá trị và những nguồn lực riêng của những nền văn hoá cổ xưa có thể tìm lại được, được làm cho phong phú và được bổ túc thêm, đồng thời cũng có thể giúp đáp trả lại thách đố của đà tiến kỹ thuật bằng cách kiểm soát chặt chẽ nền luân lý và đời sống thiêng liêng, nhằm phục vụ nhân loại, và quan tâm lo cho những người nghèo khổ nhất. Tôi hy vọng rằng việc nghiên cứu học hỏi thánh Tôma sẽ nối kết những nỗ lực dấn thân nhắm đến một nền văn minh tình thương mà Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã mong muốn, trong đó những giá trị của tình liên đới và tính nội tâm được cổ võ, nhằm đón nhận ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô.
Tu sĩ Gilles Berceville
Tu sĩ Gilles Berceville
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét