-Ngư dân Việt Nam bắt được cá gì giống... lưỡi bò vậy ta...??? |
Trong thư phản hồi cho tổng biên tập tạp chí Climate Change, Xuemei Shao thuộc Viện khoa học địa lý và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Kinh đã nhục nhã thú nhận: “việc nhét đường lưỡi bò vào bản đồ là do yêu cầu của chính phủ Trung Quốc”.
Bằng vũ khí khoa học, các học giả Việt đã phản đối quyết liệt đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc (TQ) đang cố tình áp đặt trên biển Đông, chiếm hơn 80% diện tích khu vực này. Việc làm này đã xâm phạm nghiêm trọng vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và các nước trong khu vực.
TQ đã thực hiện nhiều thủ đoạn tuyên truyền kiểu “mưa dầm thấm lâu” để ru ngủ thế giới rằng vùng biển nằm trong đường lưỡi bò phi pháp là của họ. Một trong các thủ đoạn đó là thủ đoạn nhồi sọ và ép buộc các nhà khoa học đáng thương của họ phải thực hiện hành vi phản khoa học: khi công bố các bài báo khoa học có dính tới bản đồ TQ thì phải nhét cái đường lưỡi bò phi pháp vào. Dẫu biết đây là việc làm phản khoa học, nhưng các nhà khoa học đáng thương của họ không biết phải làm sao nên đã nhắm mắt làm liều, vì nếu không thực hiện thủ đoạn phản khoa học của lãnh đạo TQ thì cuộc sống của họ sẽ bị đe dọa về mọi mặt. Chính vì thế mà trong thời gian gần đây, nhiều bài báo khoa học từ TQ trên các tạp chí khoa học quốc tế đã xuất hiện bản đồ TQ với cái đường lưỡi bò phi pháp.
Với tình yêu non sông sâu nặng, với tình thần “có gì đánh đó”, những người con đất Việt ở khắp nơi trên thế giới đã không làm ngơ trước hành động (gián tiếp) xâm lược của TQ đối với biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Giới tri thức Việt đã tập hợp viết thư phản đối các tạp chí khoa học có đăng bài của các tác giả TQ có bản đồ TQ với cái lưỡi bò phi pháp.
Đây có thể nói là một quá trình gian nan. Ngay cả các ban biên tập các tạp chí khi nhận được thư phản đối từ các tri thức Việt, họ cũng không hiểu “chuyện gì đã xảy ra”. Vài biên tập viên của các tạp chí còn “tố” ngược lại các học giả Việt: các anh nói chuyện chính trị, chúng tôi không bàn chính trị! Một biên tập viên người Canada của tạp chí Climate Change đã sỉ nhục khéo tôi vì tôi đã “tố cáo” họ liên tiếp 2 lần.
Tuy nhiên, quá trình đấu tranh của các tri thức Việt cũng đã có nhiều kết quả thú vị. Hai kết quả quan trọng bước đầu là:
Tổng biên tập tạp chí Waste Management, TS. Raffaello Cossu - giáo sư ĐH Padova - một thành phố cổ kính của nước Ý, đã nhận thức được việc đăng bản đồ TQ có đường lưỡi bò là một sai lầm và ông đã quyết định: sẽ cho đăng bài đính chính.
"Sao biển" - người đẹp Jennifer Phạm |
Trong thư phản hồi cho tổng biên tập tạp chí Climate Change, Xuemei Shao thuộc Viện khoa học địa lý và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Kinh đã nhục nhã thú nhận: “việc nhét đường lưỡi bò vào bản đồ là do yêu cầu của chính phủ TQ” (có thể hiểu: chính phủ TQ buộc chúng tôi làm thế, chứ bản thân chúng tôi thật ra cũng biết là nó phản khoa học, không nhét đường lưỡi bò vào thì chúng tôi khó sống!).
Hai chi tiết thú vị này đã hun đúc tinh thần đấu tranh xóa đường lưỡi bò của các tri thức Việt, nhưng quan trọng hơn là tri thức Việt đã nhận thức đầy đủ về tính phi pháp và phản khoa học của đường lưỡi bò.
Vừa qua, tạp chí nổi tiếng Science (2010 impact factor là 31.377, xếp thứ 11 trong 7170 tạp chí ISI, xem phần phụ lục) đã ra một thông báo sau khi nhận được sự phản đối liên tục của tri thức Việt. Thông báo ghi: độc giả có thể đã hiểu sai, Science không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền, tạp chí sẽ kiểm tra lại quy trình nhận bài liên quan bản đồ để tránh dính các vụ tranh chấp. Tuy Science không nói thẳng: sai, sửa lại và sẽ không đăng đường lưỡi bò, nhưng người viết tin tưởng rằng Science sẽ không đăng bài có bản đồ dính đường lưỡi bò phi pháp đến từ anh bạn bành trướng TQ. Tôi đoán rằng Science đã biết sai nhưng cố tình lấp liếm là do tính tự cao, nhưng trong khoa học thì đó là một sai lầm.
Và tôi xin phép được “mãn nguyện” vì một tạp chí lừng danh khác, không kém gì Science, là Nature đã lên tiếng chính thức, thẳng thắn về tính phi pháp và phản khoa học về cái đường lưỡi bò trong bản đồ của TQ thông qua hai bài viết: một thông báo của ban biên tập và một bản tin. Và coi như hy vọng tuyên truyền đường lưỡi bò của TQ thông qua các tạp chí khoa học đã tiêu tan thành mây khói.
Trước khi điểm dịch vài chi tiết quan trọng mà Nature đã nêu, xin có đôi nét về tạp chí này. Nature là một tạp chí tổng quát, có thể nhận đăng bài trong tất cả các lĩnh vực. Và tạp chí này chỉ nhận đăng những kết quả mang tính khám phá, những phát minh lớn. Những người có bài đăng trên tạp chí này, cũng như Science, thường có cơ hội nhận được giải thưởng cao trong khoa học (ngày hôm qua tôi được biết Viện Hàn Lâm Phần Lan đã yêu cầu hội đồng khoa học của họ làm một so sánh về số lượng bài đăng của Phần Lan trên hai tạp chí Science và Nature với các nước trong khu vực Bắc Âu). Chỉ số trích dẫn, impact factor, của Nature hiện tại là 36.104, xếp thứ 6 trong 7170 tạp chí của ISI (cao hơn Science 5 bậc).
TS Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan)
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Hàng tào phớ rong - ảnh Việt Nam xưa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét