"Heo may" - người đẹp Việt Nam |
Kẻ nào gây nhiều "nhân" xấu thì sẽ phải nhận nhiều "quả" xấu và trái lại ai gieo nhiều "nhân" tốt thì sẽ gặt nhiều "quả" tốt. Do đó mới có câu: "Nhân nào quả ấy" hoặc: "Ai gieo giống gì thì gặt giống ấy". (ảnh không liên quan đến bài viết)
Nghiệp có nhiều loại
Nếu phân chia theo chi tiết thì có rất nhiều loại Nghiệp khác nhau. Tuy nhiên để hiểu khái quát, chúng ta chỉ nên nhớ mấy loại Nghiệp chính sau đây:
1) Nghiệp hiện tại: Tạo ác và bị quả báo ngay trong đời. Ví dụ anh A giết người và mấy năm sau anh ta bị tai nạn qua đời.
2) Nghiệp đời sau: Do tạo nghiệp đời này và đời sau (kiếp sau) mới bị quả báo. Có khi đến mấy kiếp sau mới bị quả báo.
3) Nghiệp bất định: Quả báo đến không nhất định về thời gian có thể mau hay chậm.
4) Nghiệp tích lũy: Nhiều nghiệp quả từ nhiều đời tích tụ lại.
5) Tập quán nghiêp: Nghiệp tạo ra theo tập quán. Ví dụ người làm nghề giết mổ heo gà vịt hành nghề lâu thành lập quán không bỏ.
6) Nghiệp Cận tử: Nghiệp tạo ra vào lúc gần lâm chung. Ví dụ một người lúc gần chết dùng vũ khí giết người vì căm tức hay để trả thù.
Nguyên nhân hành động phát sinh mức độ Nghiệp quả
Khi một người làm việc ác cùng với sự hăng say thích thú trong lúc hành động thì quả báo đến với họ gia tăng. Nhưng nếu một người làm điều ác theo lệnh cấp trên, bị bó buộc, bị sai khiến, thúc hối phải làm nhưng trong lòng không muốn, cảm thấy đau khổ xót xa vì biết là mình làm điều ác thì nghiệp quả vẫn tạo ta nhưng không lớn lao như người vừa mô tả trước. Vậy các nguyên nhân giữ vai trò quan trọng trong luật quả báo. Anh A làm điều ác, quả báo phản hồi về hành động ác ấy tùy vào nguyên nhân nào đã khiến anh ta hành động. Nguyên nhân ấy có thể do lòng gian ác hung bạo hận thù hay có thể là do bị bắt buộc nếu không làm thì anh ta phải chịu chết. Như thế nguyên nhân gây hành động tàn ác khác nhau nên hậu quả do quả báo đem lại khác nhau. Khi bàn về sự kiện này có người đã dựa vào lý luận để bào chữa cho hành động sai quấy của mình như người ăn trộm nghĩ rằng: Vì đói vì muốn cho vợ con hạnh phúc nên anh ta phải đi ăn trộm nên theo anh ta thì nguyên nhân ấy chắc sẽ không nhận quả báo quá nặng nề! Nếu lý luận theo cách đó thì rõ ràng anh ta chưa hiểu thế nào là thiện tâm là đạo đức là quả báo. Nếu cứ nghĩ sai lạc như thế thì kẻ giết người cũng sẽ bảo rằng: nếu tôi không giết người đó thì người đó sẽ tố cáo tôi - vì tôi sợ nên tôi phải giết thôi. Lý luận ấy cũng hồ đồ như có một kẻ sát nhân đã bảo: Tôi phải giết người ấy để lấy tiền bạc vì gia đình tôi đang túng thiếu!
Làm việc thiện không phải lớn lao mới tạo phước đức. Đôi khi việc nhỏ mà hành động với Tâm lành thì phước đức lại rất lớn lao. Nhiều người nói ta toàn chuyện phước thiện lớn lao ý nghĩ to lớn nhưng thực tế thì chẳng có gì cả. Đã có biết bao người thường nói: “Cầu cho tôi được trúng số tôi sẽ xây mấy cảnh chùa nhà thờ! Tôi sẽ... Tôi sẽ... “Chuyện trúng số thì biết bao giờ mới trúng, nên chi cứ nói mà không thấy trong khi có người lở đường xin chút tiền mua cơm ăn lại không cho, nghe đồng bào bị bảo lụt đói lạnh không dám bỏ vài đồng đóng góp. Thực tế trước mắt không thực hiện, chỉ thực hiện ở đầu môi chót lưỡi mà thôi. Thế gian có vô số người như thế.
"Xin Chải" - tranh của họa sĩ Tô Ngọc Thành |
Theo các kinh sách và lời giảng của các bậc tu hành thì trong cuộc đời dù ta làm việc Thiện nhỏ nhoi tới mấy đi nữa thì đó cũng là gieo mầm phúc thiện. Cứ mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút ta suy nghĩ những điều tốt lành làm những việc hướng Thiện thì dù nhỏ tới mấy nhưng cứ một ít, một ít dồn chứa tích tụ lại và cuối cùng đời ta cũng sẽ tạo được phước lành nếu không có ngay trong đời này thì cũng sẽ ở đời sau.
Mình muốn được mọi người thương mến mình thì cách hay nhất là mình phải thương mến mọi người hay ít nhất là đừng ghét họ. Vậy cái nguyên nhân tạo nên mối thiện cảm tốt lành chính là Tình thương. Do đó Kinh Phật có câu: “Đem yêu thương xóa bỏ hận thù”.
Theo thuyết luân hồi thì mọi thứ trên thế gian khi có sự gặp gỡ hội tụ liên kết nhau là do ở nhân duyên, nghiệp lực làm phát sinh. Tại sao cô con gái nhà đó lại làm con dâu nhà tôi? Tạo sao ông bà ấy lại là cha mẹ chồng của tôi? Tại sao chúng tôi lại sống cạnh nhau? Phải chăng là do có nghiệp báo luân hồi với nhau? Phải chăng chúng ta có Nợ với nhau? Như vậy, nếu có thì chúng tôi phải sống với nhau như thế nào cho tốt?
Chúa đã dậy rằng: “Đừng mắc nợ ai chi hết, Chỉ mắc nợ yêu thương mà thôi!”.
Hay: “Ngươi phải yêu kẻ lân cận mình như mình yêu mình vậy”.
Như vậy thì rõ ràng khi người mẹ chồng đối xử tốt với con dâu thì khó mà có người con dâu nào ăn ở không biết điều với cha mẹ chồng. Cũng vậy, một khi người con dâu xem cha mẹ chồng như cha mẹ mình thì khó có người cha mẹ chồng nào lại đem lòng ghét bỏ con dâu. Trong Kinh Thánh có đoạn ghi như sau: “Các ngươi muốn người ta làm cho mình như thế nào thì hãy làm cho người như thế ấy”
Trên đây chỉ là một số tội lỗi thường thấy trong đời sống của con người. Thật ra còn vô số sự kiện mà từ đó phát sinh nghiệp quả chồng chất ngày càng lớn lao như tội lừa dối (lừa dối chồng vợ, con cái, bè bạn người khác hăm dọa như nặc danh hăm dọa bằng lời nói...), xúi giục (xúc người khác làm điều xấu, hại người), chế diểu (cười cợt khi thấy kẻ khác gặp điều không may), ganh ghét (thấy kẻ khác hơn mình thì sanh lòng tức giận), ích kỷ (chỉ muốn tốt lợi cho mình mà không muốn tốt hay lợi cho người), sang đoạt, (lấy nhà cửa của cải người), gạt gẩm, giả mạo, bày mưu tính kế (chuyên làm giấy tờ giả mạo, sản xuất giả mạo - hàng giả, chế thuốc giả mạo, pha chế thức ăn giả mạo bằng những chất có hại cho cơ thể người tiêu dùng, bày mưu tính kế lừa gạt người hay làm hại người...). Những sự kiện vừa kể đã thường xảy ra từ muôn nơi và muôn thuở. Tuy nhiên những người phạm vào các vấn đề trên hiếm người cảm nhận được rằng mình làm điều sai quấy để rồi ân hận hối lỗi mà bỏ qua. Trái lại rất nhiều người biết việc mình làm sai nhưng vẫn cho là không ác hại gì và cứ thế mà tiếp tục. Hậu quả là ác nghiệp tạo thành ngày càng chồng chất khiến tội lỗi ngày càng nặng nề thêm và dĩ nhiên họ phải nhận lãnh quả báo không may sớm hoặc muộn mà thôi.
Muốn nghiệp báo đừng tạo thêm và giảm thiểu thì nhớ lời dạy của Phật:
- Ý nghĩ và hành động tốt lành (Thiện) thì nên nghĩ tới và tiến hành. Nếu việc Thiện đã tiến hành rồi thì nên phát triển việc thiện ấy ngày càng lớn thêm.
- Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.
"Phiêu bồng" - Hot girl Nhật Bản |
Nguyên nhân nào khiến ta phải đau khổ?
Con người sinh ra và sống trên cõi đời không ai là không khổ. Từ vua quan cho tới kẻ cùng dân, ai cũng đều có cái “Khổ” riêng cả. Cư sĩ Tâm Quang đã nêu một vài cái Khổ trong bài viết “Thân thể con người”.
“Cái chết là một cái Khổ trong 8 thứ Khổ của con người: Khổ vì bị sinh ra, khổ vì bị già, khổ vì bị bệnh, khổ vì bị chết, khổ vì bị gần với những thứ mình không ưa, khổ vì bị xa với những thứ mình ưa thích, khổ vì muốn mà không được, khổ vì có quá nhiều sức khỏe và Ngũ ấm.
Ngũ Ấm gồm năm thứ:
1) Sắc: chỉ cho các hình danh sắc tưởng.
2) Thọ: chỉ những cảm giác.
3) Tưởng: chỉ những sự tưởng tưởng, suy nghĩ.
4) Hành: chỉ cho các hành động tạo tác.
5) Thức: chỉ cho các cái biết của “Ý”.
Còn có cái Khổ khác nữa do mỗi con người tự tạo ta đó chính là Cái Tâm của mỗi người. Cái Tâm đó thường tham lam, thường mơ mộng, tưởng tượng những thứ không có thật mà cứ tưởng là có thật. Cái Tâm cũng là nguyên nhân tạo ta những hậu quả. Kinh Phật giáo thường cho rằng: “Mọi sự tại Tâm” đã nói lên điều đó.
Ngoài cái Tâm ta còn có cái Thân. Cái Thân xác mà ta cho là sự “của ta” hay “chính là ta”. Vì cái thân ấy mà ta phải khổ. Có thân thì có ham muốn vì đó chỉ là các thân vật chất thật sư. Có ham muốn là có chiếm hữu, sinh ra ích kỷ chỉ muốn lợi cho thân mình mà không muốn cho ai được lợi cả. Như thế càng ham sống là càng gây ra nhiều nghiệp quả để rồi nhận lấy quả báo luân hồi đau khổ.
Nếu biết cái xác thân chỉ như các áo ta mặc thì sự khổ đau, bệnh hoạn chỉ như cái áo bị rách cũ mà thôi. Cái xác thân ta đẹp đẽ hay xấu xí thì cũng như cái áo ấy màu sắc đẹp đẻ hoặc không được sáng sủa hấp dẫn. Khi chết chính là lúc cái áo ấy bị thay bỏ không mặc nữa và rồi ta sẽ mặc vào cái áo khác.
Khi sống, ta cử động nhúc nhích, đi lại thì cái thân xác ta cử động, nói năng, nhận biết, cảm xúc nhưng thật ra các hổ trợ đó không phải phát xuất từ cái xác thân mà từ nhiều thứ như ý nghĩ, cảm giác, thấy nghe, nếm ngửi... bộc lộ qua tai, mắt, mũi, miệng, lưỡi... Khi chết những thứ đó đều mất đi.
Vậy mà chúng ta, ai cũng nghĩ về Cái Thân Xác mình mang và cho đó là Chính Mình. Thật sự thì cái Thân xác ấy chỉ là những vật chất cơ bản tạo nên và sau một thời gian cũng quay về với các bụi mà thôi. Để chứng minh cái Thân xác ấy có phải của Ta không thì ta hãy nhớ lại là Cái Thân ấy có hoàn toàn theo ý ta không? Ta thì luôn luôn muốn khỏe mạnh, nhưng xác thân muốn đau yếu, bệnh hoạn muốn chết khi nào là tùy ý nó. Ta không muốn uống nước nhưng cái xác thân lại Khát và ta phải chìu ý nó. Ta cố rán sức thức nhưng cái Xác Thân cứ muốn ngủ không theo ý ta. Có khi ta quyết nhịn ăn, nhưng cái Xác lại đòi ăn. Rõ ràng là các Thân làm ta Khổ.
Ngay cả Cái Tâm mà chúng ta nghĩ ngợi, phân tích, suy tính thiệt hơn ta cũng tưởng là “của Mình” luôn. Nhưng cũng chính Cái Tâm làm mình khổ.
Tạo sao Cái Tâm thật sự không phải là Ta?. Nếu Tâm là Ta thì chỉ có mỗi một thứ Tâm thôi, cớ sao lại hai thứ như Tâm Thiện và Tâm ác? Vậy đã là Cái Ta thì tại sao lại là hai được?
Còn Cái Tâm làm cho ta đau Khổ thì thật quá nhiều. Ví dụ như khi Ta muốn điều gì tức là Tâm ta muốn nhưng đâu có phải muốn là đạt được. Ví dụ lúc ta có Thiện Tâm, ta muốn người bị bệnh được lành hay người nghèo có được tiền bạc, nhưng điều mình muốn hay Tâm mình muốn như thế đâu có phải hoàn toàn được như ý. Thế là ta Đau khổ vì không đạt ý nguyện. Đôi khi vì lòng ghen tức căm ghét một người nào đó nên ta muốn kẻ ấy phải bị khổ đau nhưng kẻ ấy vẫn bình yên an lành. Như thế là Tâm muốn mà không được cũng khiến ta đau khổ.
Vậy chính Cái Thân và Cái Tâm làm mình ham muốn, tự cao tự đại, tự ái phân biệt, ích kỷ, tham lam, ganh ghét, giận hờn. Tức tối... Nghĩa là vì Cái Thân và Các Tâm mà càng ngày mình càng phát triển Tham Sân Si, lòng thù hận nhiều lên nhất là khi mình cứ nghĩ là Cái Thân chính là của mình, Cái Tâm chính là mình.
Chính vì sự nhầm lẫn mê mờ u tối trong nhận thức về cái xác thân và cái Tâm như thế nên hằng phút, hằng ngày, hằng giờ... mỗi người đều tự tạo cho mình biết bao hành động, ý nghĩ sai lầm tội lỗi khiến tạo ra biết bao nghiệp báo chồng chất không bao giờ vơi mà mình không biết.
Xế cổ - ảnh Việt Nam xưa |
Một số thắc mắc về vấn đề Nghiệp báo
Nhiều người đã nêu thắc mắc rằng: mỗi người tạo ra Nghiệp và sẽ phải nhận lấy quả báo. Nếu nghiệp tốt thì quả lành, nghiệp ác thì quả dữ. Như vậy trường hợp một số đông người cùng bị đoạ đày đau khổ hay cùng bị chết một lượt như bị động đất núi 1ửa, bom đạn vân vân thì thế nào?
Câu hỏi rất chi ly và rất hữu lý. Thật vậy, tại sao trên đời ai cũng có lần nghe hay thấy vô số người bị tai nạn hay chết. Như cả chuyến máy bay chở mấy trăm người bị rơi khiến không một hành khách nào sống sót. Trong chiến tranh, nhiều cuộc dội bom khiến hàng trăm người chết hay trận động đất lớn làm hàng vạn người bị chôn vùi... Theo thuyết luân hồi nhân quả, nghiệp báo thì những trường hợp cùng chết hàng loạt như vậy gọi là Cộng Nghiệp (các Nghiệp cùng liên kết lại). Nhà biên khảo về luật quả báo là Gina Cerminara giải thích rằng trong vũ trụ tự nhiên có những nhóm linh hồn đầu thai hàng loạt trở lại quả đất để sống vì họ có cùng nghiệp lực tương đồng nhau. Sau đó, theo thời gian đã định phù hợp và hoàn cảnh thời đại thuận hợp để trả quả tương ứng đối với những người ấy thì họ sẽ lại gặp nhau tại một vùng đất nào đó, vị trí nào đó để cùng chịu quả báo một lượt. Để dễ hiểu hơn về vấn đề gọi là Cộng Nghiệp ta thử nêu thí dụ về một chuyến vượt biên khủng khiếp tại Việt Nam vào năm 1978 khiến hàng trăm người bị chìm ghe chết đồng loạt. Những người này ở từ nhiều nơi như người ở Huế, kẻ ở Quảng Nam, Đà Lạt, Sài gòn, Buôn mê thuột. Thế rồi họ cùng gặp nhau, lên cùng một chiếc ghe cuối cùng ghe chìm và tất cả đều chết. Theo lý giải về hiện tượng Cộng nghiệp thì những người này ở kiếp trước hay chính trong kiếp mà họ đang sống đã tạo ra một nghiệp nặng liên quan tới nước như làm cho kẻ khác chết chìm, xô người xuống nước hay trấn nước, nhận nước tới chết người nào đó. Khi hoàn cảnh thuận lợi đến (thời điểm phát sinh những cuộc vượt biên) những người tạo nghiệp tương tự sẽ cùng nhau đi vào nghiệp quả bằng cách quyết định đi chiếc ghe đó để cùng nhận lấy quả báo bằng cùng một hình thức như vừa kể trên.
"Thăm thẳm" - siêu mẫu đồ lót châu Âu |
Luật quả báo
Quả báo là một định luật, rõ ràng, minh bạch, công bằng và khoa học vô cùng - Cũng giống như ta ném cái banh vào tường trái banh sẽ dội ngược lại.
Luật quả báo không phân biệt một ai, nó như là định luật tự nhiên, như định luật phản chiếu của gương trong Vật lý: Có tia tới thì có tia phản chiếu, cân phân rõ ràng không hơn không kém: góc tới bằng góc phản chiếu; nếu gây nhân tốt thì gặp quả tốt gây nhân xấu thì nhận quả xấu. Nhân xấu gây nhiều thì sẽ nhận quả xấu nhiều và trái lại. Do đó mới có câu: Nhân nào quả ấy hoặc Ai gieo giống chi thì sẽ phải gặt lấy giống ấy. Hoặc Kẻ nào sử dụng gươm đao, kẻ ấy sẽ bị chết vì gươm đao (thiên Apocalypse - chương 13). Như vậy kẻ nào giết người thì kẻ đó sẽ phải bị giết. Lưới Trời lồng lộng, thưa mà khó lọt, bởi luật Quả báo thật công bằng.
Những kẻ sát nhân dù có trốn tránh, đánh lạc hướng thế nào đi nữa thì cuối cùng cũng bị bắt và bị đền tội. Có điều kỳ diệu là ngay trong bản thể của mỗi con người còn có một “năng lực” liên hợp với luật quả báo trong tự nhiên. Cái Năng lực lạ lùng đó chính là Lương tâm. Có kẻ sát nhân đã trốn tránh và qua mặt pháp 1uật nhưng một thời gian sau tự nhiên ra nộp mình. Chính các năng lực vô hình vừa kể đã thôi thúc y tuân theo luật quả báo một cách tự nhiên. Cái năng lực vừa kể đó đã ảnh hướng mạnh mẽ lên một năng lực khác ẩn tàng trong mỗi con người đó là các Thiện Tâm, cái Ân hận hay sự Sám hối. Năng lực này khi phát tỏa ra nơi mỗi người sẽ tạo nên một sức mạnh vô song có khả năng làm giảm bớt rất nhiều những hậu quả của luật Quả báo.
Acoka Vardhan, bạo chúa lừng danh Ấn Độ thường ra lệnh xây dựng nhà tù lớn để giam cầm vô số tù nhân và đặc ra những hình phạt dã man để tra tấn họ như thả vào chảo dầu sôi. Về sau bạo chúa tự nhiên ra lệnh dẹp bỏ các hình phạt và trở thành một ông vua đạo hạnh. Tuy nhiên chính nhà vua cũng biết những hành động tàn ác của mình đã làm trước đây không thể nào hoàn toàn gột rửa sạch tất cả, có chăng là sự ân hận sám hối và sống nhân đức sẽ giúp giảm đi cái quả báo nặng nề mà ông sẽ phải chịu. Thế là nhà vua bình thản chờ đợi. Quả nhiên về sau, người cháu nội của nhà vua đã cùng với các quan lại trong triều bắt giam nhà vua vào ngục và hạn chế phần ăn hằng ngày. Ấy vậy mà nhà vua lại thường bảo cai ngục rằng nếu có tù nhân nào đói khát không có ăn thì lấy phần cơm của ông cho ho. Cai ngục lấy làm lạ có lần hỏi nguyên do thì vua Acoka bảo: "Tội của ta trước đây to lớn vô cùng, đáng ra phải bị quả báo rất nặng, thể xác ta ngày nay không phải chịu như những người vô tội ngày xưa bị ta ra lệnh liệng vào vạc dầu sôi!”.
Đoàn Văn Thông
Đây là một món ăn dân tộc được khách du lịch ưa chuộng: Thịt gà xôi. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét