Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Vì đâu Khổng Tử coi thường phụ nữ!

"Dấu mặt" - Hot girl châu Á
Khổng Tử từng khuyên học trò là Tử Hạ rằng: “Nhữ vi Quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho”. (Ngươi làm nho Quân tử, đừng làm nho tiểu nhân). Theo cách hiểu đó thì Khổng Tử xếp phụ nữ vào cùng một hạng với bọn “tiểu nhân”, khó có thể “nuôi dưỡng, dạy dỗ” được. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27-8-551 trước Công Nguyên, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Nhiều sử sách ghi rằng ông sinh trong một gia cảnh nghèo. Thực tế, ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quý tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ.
Cha của Khổng Khâu, Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông.
Năm lên ba, Khổng Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi.
Nhờ làm việc chăm chỉ, xuất sắc, Khổng Tử được thăng chức lên làm quan tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử hay gọn hơn là Khổng Tử, có nghĩa là thầy họ Khổng.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường.
"Venice" - tranh của họa sĩ  Francesco Guardi
Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị.
Nhưng rồi bị ly gián, gièm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa. Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách cho tới khi mất.
Trong suốt cuộc đời mình, Khổng Tử rong ruổi khắp 6 nước để tìm minh chúa có thể sử dụng học thuyết của mình song không thành công. Sau khi ông mất, tư tưởng của ông được duy trì song vẫn không được dùng tới.
Cho tới tận thời nhà Hán, học thuyết của Khổng Tử mới chính thức được trọng dụng, trở thành tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Cũng bắt đầu từ đây, người ta tôn xưng Khổng Tử như bậc thánh nhân.
Mọi lời nói, hành động của Khổng Tử khi trước đều được coi là chuẩn mực của lý tưởng Nho gia. Thậm chí, tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc và một số nước Đông Á còn được coi như một thứ tôn giáo.
Có một điều có lẽ sẽ khiến nhiều người thắc mắc, trong tất cả các sử sách ghi chép về bậc thánh nhân Khổng Tử, người ta dường như không thấy nhắc tới cuộc sống gia đình, đặc biệt là vợ của Khổng Tử.
Trong nhiều tài liệu, người ta biết rằng, Khổng Tử lấy vợ vào năm 19 tuổi, tuy nhiên, vợ Khổng Tử là ai thì gần như không mấy ai để ý. Vậy, vợ của “vạn thế sư biểu” Khổng Tử mà người ta tôn sùng rốt cuộc là ai?
Lần giở lại sử sách thì người đầu tiên đề cập đến vợ của Khổng Tử có lẽ là Vương Tiêu người thời Tam Quốc. Trong cuốn sách “Khổng Tử Gia Ngữ”, Vương Tiêu có viết về toàn bộ cuộc đời của Khổng Tử một cách tóm lược như sau: “Năm Khổng Tử 3 tuổi Thúc Lương Ngột chết, chôn ở đất Phòng.
"Hương đêm" - siêu mẫu đồ lót châu Âu
Tới năm 19 tuổi, lấy Nguyên Quan thị người nước Tống, một năm sau thì sinh ra Bá Ngư”. Từ đoạn văn này có thể biết được rằng, năm Khổng Tử kết hôn đúng như các tài liệu sau này thường nhắc tới, đó là khi Khổng Tử 19 tuổi.
Còn vợ của Khổng Tử chính là Nguyên Quan thị người nước Tống. Sau khi kết hôn 1 năm thì Nguyên Quan thị sinh cho Khổng Tử người con cả chính là Bá Ngư.
Nguyên Quan thị là người ra sao, xuất thân thế nào thì tuyệt nhiên không thấy sử sách nào nhắc tới. Ngay cả bản thân Khổng Tử cũng chưa bao giờ nhắc tới vợ của mình với người khác.
Sau khi Khổng Tử qua đời, các học trò của ông đem những bài giảng ông giảng trên lớp học hoặc những cuộc đối đáp giữa ông với học trò biên soạn thành cuốn “Luận Ngữ”. Tuy nhiên, trong cuốn sách này người ta cũng tuyệt nhiên không thấy Khổng Tử nhắc tới Nguyên Quan thị, các học trò của Khổng Tử cũng không?
Thậm chí, trong cuốn “Luận Ngữ”, chỉ có một lần duy nhất Khổng Tử nhắc tới phụ nữ mà nhiều người cho rằng, phần nhiều có liên quan tới người vợ Nguyên Quan thị ít khi được nhắc tới của ông:
Khổng Tử nói: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” (Nghĩa là, Khổng Tử nói: “Duy chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dưỡng. Gần thì họ khinh nhờn, vô lễ, xa thì họ oán hận”).
“Tiểu nhân” trong quan niệm của Khổng Tử là khái niệm đối lập với “quân tử” vốn được coi là hình mẫu một con người lý tưởng. Nếu người quân tử là người có đạo đức, có chí khí, làm theo điều nhân nghĩa thì tiểu nhân là kẻ ti tiện, không có chí khí, làm theo điều lợi.
Chính vì vậy, Khổng Tử từng khuyên học trò là Tử Hạ rằng: “Nhữ vi Quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho”. (Ngươi làm nho Quân tử, đừng làm nho tiểu nhân). Theo cách hiểu đó thì Khổng Tử xếp phụ nữ vào cùng một hạng với bọn “tiểu nhân”, khó có thể “nuôi dưỡng, dạy dỗ” được.
Những phiến lá cỏ ở độ phóng đại 200x, ảnh của tiến sĩ Donna Stolz đến từ đại học Pittsburgh.
Vì câu nói này của Khổng Tử, nhiều người sau này cho rằng, Khổng Tử có ý kỳ thị, thành kiến đối với phụ nữ. Tuy nhiên, gần đây, nhiều người cho rằng, nhận định này của Khổng Tử cũng là có lý do riêng của mình chứ không hẳn là có ý thành kiến với phụ nữ.
Theo các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân khiến Khổng Tử cảm thán như vậy có thể có hai nguyên nhân: Một là Khổng Tử gặp phải trắc trở trong quá trình yêu đương, hai là, sau khi kết hôn, cuộc sống của Khổng Tử không được mỹ mãn như mong đợi và hai lý do này không hề loại trừ nhau.
Việc Khổng Tử gặp trắc trở trong chuyện tình duyên thì không có sử liệu nào khẳng định chắc chắn được. Tuy nhiên, nếu như chuyện đó có thật thì có lẽ nó liên quan nhiều tới ngoại hình của Khổng Tử.
Theo mô tả của sử sách thì Khổng Tử vốn không phải là một người có ngoại hình khá, nếu như không muốn nói là “dưới mức trung bình”. Hầu hết các tài liệu đều mô tả Khổng Tử là có “dị tướng”: Người cao lớn, có tướng ngũ lộ (mắt lồi, lỗ mũi rộng, lộ hầu, tai bạt, răng hở), mặt to và có những vạch như quả dưa chín. Bàn tay hổ, ngực rùa, râu rậm, mồm rộng, miệng nói tươi, đi nhanh. Với một tướng mạo như vậy, Khổng Tử khó mà lấy được cảm tình từ các cô gái.
Vì thế, trong quá trình yêu đương, Khổng Tử có bị từ chối hay cười nhạo cũng là chuyện khó tránh. Điều này rất có thể tạo nên một sự ám ảnh không tốt trong Khổng Tử đối với phụ nữ.
Nếu như chuyện rắc rối trong tình duyên chưa thể chắc chắn thì chuyện cuộc sống hôn nhân của Khổng Tử không mỹ mãn là chuyện hoàn toàn có thực. Trong cuộc đời của Khổng Tử chỉ lấy một người vợ là Nguyên Quan thị.
Cũng khó có thể biết rằng, Nguyên Quan thị yêu Khổng Tử ở điểm nào, song việc quyết định kết hôn với Khổng Tử cũng có thể xem là Nguyên Quan thị quyết tâm gắn bó với Khổng Tử. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Khổng Tử và Nguyên Quan thị đã ly hôn.
"Xanh mát" - Hot girl Trung Quốc
Việc Khổng Tử “xuất thê” là chuyện hoàn toàn có thực. Trong sách “Lễ Ký” có đoạn chép: “Mọi người hỏi Tử Tư rằng: ‘Trước đây, cha ông có mặc áo tang trong ngày tang lễ của người mẹ đã ly hôn với ông nội ông hay không?". Chu Hy người thời Tống chú giải về đoạn này rằng: “Mẹ của Bá Ngư mất sau khi đã ly hôn”. 
Bá Ngư chính là con do Nguyên Quan thị sinh cho Khổng Tử. Vì vậy, chắc chắn rằng Khổng Tử đã ly hôn với Nguyên Quan thị. Vào thời Khổng Tử, ly hôn người ta gọi là “xuất thê”.
Trong các sách ghi chép về lễ nghi thời cổ đại thì có 7 quy định về nguyên nhân ly hôn gồm: Không có con, dâm loạn, không chăm sóc cha mẹ, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông, mắc bệnh hiểm nghèo. Chỉ cần người phụ nữ mắc phải một trong số 7 điều nói trên thì người đàn ông đều có thể “xuất thê”.
Nhiều người dự đoán rằng, Khổng Tử là một người coi trọng sự nghiệp, trong cuộc đời mình, Khổng Tử không ngừng trui rèn học vấn, chu du các nước, nhằm có được sự trọng dụng của các quân vương. Một người như thế đương nhiên không có nhiều thời gian lo cho gia đình.
Là một người vợ, ắt hẳn, Nguyên Quan thị trên thì phải lo cho cha mẹ già, dưới thì phải chăm sóc con thơ, trăm việc đều đến tay. Tuy nhiên, do Khổng Tử quanh năm đi xa, vợ chồng không có thời gian gần gũi, quan tâm tới nhau, Nguyên Quan thị ắt không khỏi có những lúc cảm thấy khổ tâm, tủi phận.
Một người phụ nữ dù đảm đang tới đâu, trong hoàn cảnh ấy cũng không khỏi phàn nàn, thậm chí là oán trách. Lúc đó, Khổng Tử cả đời du thuyết nhưng không được trọng dụng, chỉ đành phải về quê mở lớp dạy học, trong lòng cũng sẵn phẫn uất.
Vì thế, chuyện vợ chồng Khổng Tử mâu thuẫn là điều khó mà tránh được. Câu “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã…” có lẽ là tâm trạng bộc phát của Khổng Tử sau một lần trong nhà có chuyện không vui.
Nho giáo nói rằng, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. “Một cái phòng không quét được thì làm sao có thể quét được thiên hạ”. Khi còn sống, học thuyết của Khổng Tử không được trọng dụng, không biết có phải là vì ngay chuyện “tề gia” đã thất bại hay không?
Phunutoday
Khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) xưa kia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét