Theo các nhà khoa học hàng hải Ấn Độ, các phần còn lại của thành phố này được khám phá ra tại độ sâu 37m dưới mực nước biển tại vịnh Cambay ở vùng biển phía Tây Ấn Độ. Khi áp dụng phương pháp ước định niên đại C14, các mẫu vật cho kết quả khoảng 9.500 năm tuổi.
Thành phố rộng lớn - dài khoảng 8km và rộng 3km - được cho là sẽ đẩy lui niên đại của các tàn tích đã biết tại tiểu lục địa Ấn Độ thêm hơn 5.000 năm nữa.
Công trình đã được các nhà hải dương học từ Học viện công nghệ đại dương quốc gia Ấn Độ khám phá một cách tình cờ, trong khi đang chỉ đạo các nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm môi trường. Dùng máy quét sonar (phương pháp phản xạ âm học để định vị, đo đạc các vật thể và các cấu trúc nằm sâu dưới nước), họ đã xác định được các cấu trúc hình học tại độ sâu 37m. Các mảnh vụn được khám phá từ công trình - gồm các vật liệu xây dựng, đồ gốm, các dãy tường, các chuỗi hạt, các tác phẩm điêu khắc, cùng với xương và răng người - đã được xác định niên đại bằng phương pháp C14 và cho kết quả là khoảng 9.500 tuổi.
Nhiều bản tường trình khác cũng khẳng định lại đánh giá này.
Nhà làm phim Graham Hancock, đồng thời là một chuyên gia chuyên nghiên cứu về các nền văn minh cổ xưa, nói rằng bằng chứng này là rất thuyết phục. Ví dụ, ông nói các nhà hải dương học đã tìm thấy 2 tảng đá lớn lớn hơn bất kỳ thứ gì đã từng được khám phá. “Các thành phố theo quy mô này, là chưa từng được biết đến trong các ghi chép khảo cổ học cho đến khoảng 4.500 năm trước, khi các thành phố lớn đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà”.
“Vào giữa tháng giêng năm 2002, các nhà khoa học hàng hải tại Ấn Độ đã tuyên bố rằng họ đã có các bức ảnh sonar của các vật thể hình vuông và hình chữ nhật nằm sâu dưới mặt nước khoảng 130m tại vùng bờ biển Tây Bắc Ấn Độ ở vịnh Cambay. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Kỹ thuật Ấn Độ đã ra lệnh khu vực sẽ được khoanh vùng bảo vệ. Những gì được khám phá đã làm ngạc nhiên các nhà khảo cổ học toàn cầu” .“Toàn bộ các mô hình về nguồn gốc của nền văn minh hiện đại sẽ phải được xây dựng lại từ đầu”.
Linda Moulton Howe, nhà nghiên cứu các sự kiện kiểu này trên khắp thế giới, đã phỏng vấn Michael Cremo về khám phá mới này. Cremo là nhà nghiên cứu và là tác giả của cuốn sách “Khảo cổ học bị cấm” (Forbidden Archaeology), đã đến thăm Ấn Độ và dự hội thảo về công trình Cambay.
“Trong vòng vài tháng trở lại đây, các kỹ sư đã bắt đầu tiến hành nạo vét tại đó và họ đã mang lên nhiều hóa thạch xương người, các hóa thạch của gỗ, các dụng cụ đá, các mảnh đồ gốm, và nhiều thứ khác khẳng định rằng đó thực sự là một khu vực định cư của con người. Họ đã có thể tiến hành công việc định vị và đo đạc siêu âm dưới mặt nước một cách chuyên sâu hơn ở đó và đã có thể nhận ra được nhiều kiến trúc nữa. Chúng có vẻ đã từng nằm trên bờ của một con sông chảy từ tiểu lục địa Ấn Độ qua khu vực này”.
Hình chụp sonar cho thấy các cấu trúc dưới đáy biển không phải là kiến tạo tự nhiên. |
Linda Moulton Howe nói:
“Ngay cả nếu chúng ta không biết nền văn hóa của họ là gì, nếu đó là một thành phố cổ 9.500 năm tuổi, thì nó đã cổ xưa hơn nền văn minh Sumeria tới vài ngàn năm. Nó cổ hơn Ai Cập, cổ hơn Trung Hoa. Vì thế nó sẽ triệt để làm thay đổi bức tranh tổng thể của sự phát triển của các nền văn minh thành thị trên hành tinh này.
Giờ đây, nếu các nghiên cứu mở rộng có thể xác định được văn hóa của những người từng sống trong thành phố mà giờ đây đang nằm sâu dưới nước này - nếu đúng họ là những người Veda, thì tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng xác định vị trí của nó tại vùng duyên hải Ấn Độ - Tôi nghĩ điều đó sẽ triệt để thay đổi bức tranh toàn cảnh của lịch sử Ấn Độ, vốn trước đây được viết ra bởi các nhà khảo cổ phương Tây”.
Tất cả những khám phá gần đây chỉ rõ rằng thực tế có nhiều nền văn minh phát triển cao trong quá khứ xa xôi, ngay cả trong thời kỳ Băng Hà. Bên cạnh đó, còn có nhiều cấu trúc đền đài được tìm thấy tại nhiều vùng biển khác nhau trên thế giới. Từ Nhật Bản đến Ấn Độ, Cuba,…các thành phố dưới đáy biển chứng tỏ rằng đã từng tồn tại những nền văn minh, những xã hội cao cấp từ hơn 10.000 năm trước. Tuy nhiên, những khám phá này cũng chứng tỏ rằng sự kết thúc bất ngờ của những nền văn minh phát triển có thể còn lặp lại.
Hình chụp sonar cho thấy các kiến trúc bị chôn vùi dưới lớp cát biển. |
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét