"Suy niệm" - Hot girl Nhã Vân |
Nhà ngoại cảm chỉ nói chuyện được với các “oan hồn”? Có bài viết đã khẳng định như vậy, cho rằng nhà ngoại cảm chỉ có thể nói chuyện được với các “oan hồn” và chúng sinh ở cõi ngã quỷ, họ không thể tiếp xúc được với các “linh hồn”- chúng sinh ở cõi khác. Có đúng vậy không? (ảnh không liên quan đến bài viết)
Trong dân gian, tuy không có định nghĩa rõ ràng, nhưng đa số sự hiểu “linh hồn” là chỉ chung chung tất cả các trạng thái sau cái chết vật lý và sinh học của thân xác.
Chúng tôi có cách hiểu, sau cái chết vật lý và sinh học của thân xác, trải qua 49 ngày thân trung ấm, “linh hồn” vẫn có thể đang tiếp tục trải qua giai đoạn trung gian (thân trung ấm), có thể đã đầu thai vào cõi súc sinh, cõi Nhân (có thân xác vật lý và sinh học), hoặc tái sinh vào một trong 4 cõi (không có thân xác vật lý và sinh học), tức là đã thành chúng sinh ở các cõi khác trong lục đạo luân hồi.
Do vậy, “linh hồn” phải được hiểu trong tính luân hồi liên tục, không đơn giản là “linh hồn” ở cõi âm, còn người sống ở cõi dương như trong dân gian thường quan niệm.
Kể cả “linh hồn” đó đã đầu thai trở lại thành người, thì xác suất để trở thành người trên trái đất cũng không cao, nếu xét theo xác suất toán học, vì cõi Nhân cũng bao la trong vũ trụ.
Chúng tôi cũng đã đọc một số tài liệu của một số tác giả, các tài liệu đó trích dẫn kinh điển, một số vị đã phân tích và cho rằng trong đạo Phật không công nhận có “linh hồn”.
Bạn đọc nào trao đổi, có ý kiến thắc mắc, phản biện xin lưu ý là trước khi trao đổi nên làm rõ khái niệm “linh hồn” theo cách hiểu nào?
Nếu theo cách hiểu “linh hồn” là thường hằng bất biến thì đạo Phật không công nhận, còn “linh hồn” chỉ là một giai đoạn của chu kỳ luân hồi liên tục trong lục đạo, hoặc “linh hồn” trong trường hợp đã đầu thai và thành chúng sinh ở cõi khác (cõi vô hình, hoặc hữu hình) thì khái niệm “linh hồn” đã rất khác xa cách hiểu như trong quan niệm dân gian.
Theo cách hiểu như vậy, chúng tôi có đôi điều trao đổi về nội dung của hai bài báo sau:
Bài “Cõi âm và khả năng ngoại cảm” đăng trên báo Giác Ngộ, trang Phattuvietnam.net đã đăng lại tại đường link: http://www.phattuvietnam.net/4/tamlinh/2057.html
Bài phỏng vấn Thượng tọa Thích Thanh Duệ với tiêu đề “Ngoại cảm không "nói chuyện" với hồn” đường link: http://www.phattuvietnam.net/4/tamlinh/2434.htm, nội dung bài báo cho rằng, không có chuyện nhà ngoại cảm nói chuyện và tiếp xúc được với “linh hồn”.
Trước hết xin được trao đổi và thảo luận, chúng tôi không đơn giản nghĩ rằng là sự hiểu của mình đã đúng, nhưng mọi sự trao đổi chân thành sẽ có lợi cho nhận thức chung.
Thứ nhất, nhận định cho rằng nhà ngoại cảm không thể nói chuyện được với “linh hồn” sau cái chết sinh học và vật lý của thân xác, chúng tôi không nhận định như vậy.
Thứ hai, nhận định cho rằng nhà ngoại cảm chỉ nói chuyện được với các “oan hồn”, chúng tôi cho đó là một kết luận vội vàng và chưa thỏa đáng.
Ở góc độ khoa học xã hội và nhân văn khi nhận định như vậy là rất thiếu “tế nhị”.
Trong bài viết này, chúng tôi thành tâm trao đổi trên tinh thần cầu thị, hoan hỉ lắng nghe để điều chỉnh tư duy, tiếp thu và học hỏi.
Sự trao đổi của chúng tôi, dựa theo kinh sách Phật giáo và thực chứng cá nhân, cộng với phép suy luận logic, quán tưởng và phân tích.
Bài “Cõi âm và khả năng ngoại cảm” có đoạn “Quan điểm của Phật giáo là thần thức sau khi chết tối đa là 49 ngày thì tái sinh vào một thế giới tương ứng với nghiệp thức.
Nếu đã tái sinh vào cõi khác thì "ai” tiếp xúc với các nhà ngoại cảm? Tại sao có những người chết cách nay hàng trăm năm vẫn tiếp xúc được với các nhà ngoại cảm? "Cõi âm” mà các nhà ngoại cảm tiếp xúc được nằm ở đâu trong lục đạo”.
Và ở đoạn khác:
“Khoảng thời gian cho giai đoạn mang thân trung ấm này tối đa là 49 ngày, ngoại trừ hai trường hợp cực thiện và cực ác thì tái sinh ngay lập tức vào cõi Trời hay cõi Địa ngục.
Tuy nhiên, còn có trường hợp đặc biệt của thân trung ấm do chết đột ngột (đột tử) và chết một cách oan ức thì thần thức hoặc “không biết” mình đã chết, hoặc do oán hận ngút ngàn mà cận tử nghiệp bám chặt, chấp thủ kiên cố vào trạng huống “hiện tại”, được gọi là các “oan hồn”, cần phải khai thị (giải nghiệp) mới có thể chuyển kiếp, tái sinh.
Ngoài các thân trung ấm, những “oan hồn”, các nhà ngoại cảm còn tiếp xúc được với những chúng sinh trong loài Ngạ quỷ”
“Ở đây, trường hợp đặc biệt cần lưu tâm là các “oan hồn”. Như đã nói những người chết “bất đắc kỳ tử”, chết trong oán hận tột cùng rất khó tái sinh. Mặc dù phần lớn các luận sư Phật giáo đều cho rằng thời gian thích hợp cho tái sinh của thân trung ấm thường tối đa là 49 ngày nhưng “oan hồn” là một ngoại lệ”.
Khi đọc những nhận định trên, chúng tôi có 3 góc độ để trao đổi lại, dựa trên những sở cứ, như sau:
Thứ nhất, ở góc độ chính trị - khoa học xã hội và nhân văn, không phải là chúng tôi cố gắng chính trị hóa vấn đề tâm linh, nhưng khi nhận định như trên, tuy vô tình nhưng đã đụng chạm đến tình cảm, niềm tin của hàng triệu gia đình có người mất trong chiến tranh, loạn lạc, đói khổ, đặc biệt hơn trong đó có hàng trăm ngàn gia đình liệt sĩ.
Thời gian qua, ở nước ta rộ lên chuyện các nhà ngoại cảm, nổi tiếng nhất về thành tích của họ là tìm mộ liệt sĩ bằng nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp “nói chuyện” với “linh hồn”, lẽ nào các liệt sĩ chỉ là các “oan hồn”?
Nhiều vị tu hành khi trao đổi với tác giả - Giới Minh, cũng bày tỏ băn khoăn về bài báo nêu trên.
Ở nước ta, sau nhiều cuộc chiến tranh, đã có hàng triệu người hy sinh, xả thân cho Tổ quốc khi cần, đó là những tấm gương sáng, “sống anh hùng, chết vẻ vang”.
Như vậy, ở góc độ xã hội và lịch sử, sự hy sinh của họ được ghi nhận xứng đáng.
Nếu đúng như kết luận của tác giả, nhà ngoại cảm chỉ nói chuyện được với các “oan hồn”, thì khi xảy ra chiến tranh, “chết cho Tổ quốc sống”, để mà trở thành các “oan hồn” thì ai còn dám hy sinh?
Lịch sử dân tộc ta là lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta muốn hòa bình, nhưng các thế lực hiếu chiến cứ luôn đe dọa cuộc sống bình yên của xứ sở này, do vậy tinh thần xả thân vì Tổ quốc khi cần đã trở thành tính cách anh hùng trong huyết quản của người Việt mọi thời đại.
Nhận định như vậy, tuy tác giả vô tình, nhưng các gia đình liệt sĩ kể cả tin, hay không tin vào nhận định đó, họ sẽ không vui, hương hồn các anh không vui,…
Sau chiến tranh có hàng triệu người chết, nhiều trong số đó là của các anh hùng, liệt sĩ chưa biết hài cốt ở đâu, trong khi văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam rất trân trọng “chết có mồ, có mả”, “sống cậy nhà, chết cậy mồ”, hay “sống dù bôn ba, chết về quê nhà”… nên không chỉ Nhà nước mà nhiều cá nhân, tổ chức thiện nguyện đã có rất nhiều công sức, tâm huyết của mình, trong đó có sự đóng góp lớn của giới ngoại cảm và những người có khả năng đặc biệt trong việc tìm mộ liệt sĩ qua nhiều hình thức, trong đó có hình thức ngoại cảm, hình thức gọi hồn, áp vong….
Thứ hai là ở góc độ thực chứng, chúng tôi trên tinh thần cầu thị và chiêm nghiệm, chưa đủ khả năng giác ngộ để kết luận, nhưng đã quan sát rất nhiều cuộc gọi hồn, trò chuyện đối thoại giữa nhà ngoại cảm, các thanh đồng và “hương linh” các liệt sĩ, đặc biệt hơn cả là qua phương pháp áp vong, mời vong các anh hùng liệt sĩ nhập vào người thân để chỉ cho biết hài cốt ở đâu, còn hay không… tất nhiên không phải lần nào cũng thành công và cũng không phải “liệt sĩ” nào về cũng khai khẩu được.
Chúng tôi nhận thấy có một sự lạ? Gần như trên 90% “linh hồn” gia tiên mà trước đây chết do bệnh, chết già, do tai nạn, ốm đau,… qua phương pháp áp vong thì hành động đầu tiên khi nhập vào con cháu là khóc, sau đó mới khai khẩu và trò chuyện. Có “linh hồn” nhập về chỉ khóc và sau đó “thăng”.
Phải chăng lâu ngày gặp lại con cháu ở trần gian, họ còn luyến nhớ nên khóc vui có, khóc nhớ nhưng, khóc tiếc nuối có?
Trong khi “linh hồn” các liệt sĩ nhập về rất ít khi khóc, họ nói chuyện rất lạc quan, thậm chí còn chủ động an ủi người thân đừng buồn phiền làm gì, tinh thần đồng đội của họ rất cao, có người về còn động viên người yêu đi lấy chồng, sao cứ ở mãi một mình vậy. Dấu hiệu như thế, theo chúng tôi chứng tỏ họ rất “giác ngộ” và “hoan hỉ”, sao lại có thể là “oan hồn?”.
Ở đây chúng tôi nói chung chung các liệt sĩ là “họ”, không nói riêng một vài trường hợp riêng lẻ.
Bạn đọc nào chưa tin những điều trên, xin mời đến các cơ sở áp vong để có thống kê, ghi chép và thực chứng quan sát, tự mình rút ra sự chiêm nghiệm.
Nhận xét nêu trên của chúng tôi là thực chứng khách quan, không “lái” vấn đề, để chính trị hóa nhận thức.
Chúng tôi tạm suy luận, vì chưa đủ sự giác ngộ để kết luận, nhưng những trạng thái đó của đa số “linh hồn” các liệt sĩ là những trạng thái rất lạc quan, vui vẻ và họ không tiếc nuối sự hy sinh bản thân mình cho Tổ quốc, thì không thể nào là các “oan hồn”.
Lưu ý: Tôi có anh bạn, có mẹ là một cô giáo, do bị oan trong việc va chạm cuộc sống đời thường, bác đã thắt cổ chết (tự tử), bạn tôi đã nhiều lần qua nhiều thanh đồng khác nhau, đi gọi hồn và không gọi được. Nhờ một vài nhà ngoại cảm “giao tiếp” cũng không thành. Bản thân tôi cũng chưa hiểu vì sao?
Thứ ba: Trong Phật pháp coi việc bố thí thân xác, quên cả mạng sống (mạng sống là hy sinh thân xác, còn sự sống lại theo nghĩa khác) của mình vì Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân, đồng bào là một trong những hình thức bố thí cao cả nhất.
Ở góc độ kinh sách Phật giáo, trong nhiều quyển Kinh đã ghi chép cụ thể chuyện đức Phật lúc giảng giải Phật pháp, đã có vô số chúng sinh ở các cõi vân du, hội tụ để nghe giảng Kinh, các vị Bồ Tát, các đệ tử chứng đắc thần thông dùng khả năng của mình để biết được các “linh hồn” đang ở cõi nào, hay tái sinh vào cõi nào là có.
Với người chứng đắc thần thông, có sự giác ngộ cao và có thể giao tiếp được với các “linh hồn” như vậy, thì có lý gì mà các nhà ngoại cảm lại không nói chuyện được với “linh hồn” - chúng sinh ở các cõi giới khác?
Đó là xét về mặt lý thuyết, thực tế để có thể nói chuyện được hay không, ta phân tích một ví dụ thông thường với 1 điều kiện cần và 4 điều kiện đủ, sau đây:
Điều kiện cần: Vì đây là cuộc trò chuyện giữa chúng sinh cõi hữu hình và chúng sinh ở cõi vô hình, nên đòi hỏi người đối thoại, nhà ngoại cảm có khả năng thần thông đến đâu, ở mức độ nào, đạo hạnh, mục đích cuộc “nói chuyện”…
Điều kiện đủ: Ví dụ, chưa nói là cuộc trò chuyện giữa cõi này và cõi kia (cõi ở đây cần hiểu theo cách phân loại của Phật giáo), mà ngay cùng một cõi Nhân (theo phân loại lục đạo), chẳng hạn ông A ở Việt Nam muốn nói chuyện với ông B ở Nam Phi, sự kiện đó muốn diễn ra cũng phải có các điều kiện:
Thứ nhất, ông A đóng vai trò chủ động khi muốn trò chuyện với ông B.
Thứ hai, ông A phải sang tận nơi gặp ông B, điều này còn phụ thuộc vào kinh phí, phương tiện đi lại, phiên dịch viên (nếu ông A và ông B không hiểu ngôn ngữ của nhau), thủ tục đi lại… trong trường hợp này dù rất khó khăn, nhưng xét về tính khả thi là có.
Trường hợp khác, ông A mà muốn nói chuyện với ông C (ở hành tinh X) cùng thuộc cõi Nhân như ông A, thì tính khả thi (đến thời điểm khoa học kỹ thuật hiện nay) là = không.
Thứ ba, sự phát triển của khoa học kỹ thuật giúp sức, trong trường hợp bỏ qua điều thứ hai, ông A và ông B có điện thoại, email… cũng có thể liên lạc được với nhau.
Thứ tư, dù các điều kiện trên là đủ, nhưng ông B không muốn nói chuyện với ông A thì cuộc nói chuyện cũng khó diễn ra.
Hiểu như vậy, chúng ta cũng thông cảm hơn cho các nhà ngoại cảm, khi muốn trò chuyện được với chúng sinh cõi giới khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đâu phải cứ đơn giản muốn là được, có kinh phí nhờ họ như kiểu thuê nhân công là xong, kết nối nói chuyện được thì khen là tài năng, không được thì lại chê bai không có khả năng…
Trở lại vấn đề, ở cả 2 bài báo nêu trên, có những nhận định giống nhau như: “Quan điểm của Phật giáo là thần thức sau khi chết tối đa là 49 ngày thì tái sinh vào một thế giới tương ứng với nghiệp thức. Nếu đã tái sinh vào cõi khác thì "ai” tiếp xúc với các nhà ngoại cảm?".
Nên hay không nên việc áp vong, gọi hồn?
Những câu chuyện về tâm linh, “linh hồn”, các khả năng lạ… đã đi theo lịch sử loài người từ hàng ngàn năm qua, nhưng trong vài chục năm gần đây đã rộ lên trong nhận thức xã hội những luồng thông tin, nhận định khác nhau là bởi ba nguyên nhân chính.
Nguyên nhân thứ nhất là sự xuất hiện những người có khả năng ngoại cảm, một số người có khả năng đặc biệt, khả năng lạ, cùng với đó là các hiện tượng giáng linh, vong nhập, áp vong, ốp vong, gọi hồn qua các thanh đồng, cô đồng….
Nguyên nhân thứ hai là không phải trong chiều dài lịch sử nhân loại không có các hiện tượng trên, nhưng những năm qua nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông, nên dư luận xã hội nhanh chóng nắm bắt hơn, dù có thể chưa phải là thông tin đã khách quan, phản ánh đúng tính chất của các hiện tượng trên…
Nguyên nhân thứ ba là sự nhận thức khác nhau của các tôn giáo, các nhóm tín ngưỡng, trình độ giác ngộ của từng cá nhân, của từng cộng đồng xã hội… đã tạo nên những cách hiểu khác nhau, những cách tin và không tin cũng khác nhau…
Đứng trước 3 nhóm nguyên nhân đó tạo thành một bức tranh nhận thức chung - tổng thể của xã hội, chúng tôi tạm chia thành những nhóm người có quan điểm sau đây.
Nhóm tin chuyện tâm linh và ngoại cảm, linh hồn là có thật, nhưng không quá tin và bận tâm nhiều về chuyện đó, vì mỗi người tùy theo tôn giáo, tín ngưỡng, có nhận thức khác nhau, cách luận giải khác nhau…
Nhóm không tin, coi đó là bịa đặt, hoang đường… Họ phủ định hoàn toàn, không tin chuyện ngoại cảm, gọi hồn, áp vong, vong linh giáng về. Họ không chịu khó dùng trí tuệ để kiểm chứng, mà vì vốn đã tin không có tâm linh, không có “linh hồn”, “người âm”, … nên vẫn giữ quan điểm đó.
Nhóm quá tin, thì lại có xu hướng “thần thánh hóa” những chuyện đó quá mức và có nhiều biểu hiện lệch lạc, cho dù niềm tin đó về mặt hiện tượng là đúng, nhưng hành động lại biến thái thành mê tín, dĩ đoan…
Dù ở cõi nào, “linh hồn” cũng là chúng sinh - như chúng ta muôn một.
Trong bài viết này, chúng tôi lưu ý đến một bộ phận trong những người thuộc nhóm tin nhưng không để ý, không bận tâm, tin là tin có tâm linh, có “linh hồn” nhưng không tin chuyện ngoại cảm có thể trò chuyện được với “vong linh”, hay tin các hiện tượng nhập đồng, linh giáng là có thật…
Thậm chí có người còn cho rằng tin vào chuyện đó là trái tinh thần Phật giáo, trong Phật giáo không công nhận có chuyện đó. Thực tế, cách hiểu đó đã đúng chưa?
Một bộ phận nhỏ những Phật tử coi chuyện giao tiếp với “linh hồn” đa số là ma quỉ, là oan hồn,… với một góc nhìn không mấy thiện cảm.
Theo chúng tôi, dù chúng sinh mà nhà ngoại cảm gặp gỡ và trò chuyện đang ở cõi nào trong lục đạo, chúng ta cũng cần có cái nhìn trân trọng, vì “tất cả chúng sinh đều bình đẳng, ai ai cũng có tâm bản thể là tâm Phật”.
Tránh cái nhìn của sự “kiêu ngạo giác ngộ”, cho rằng họ là ma quỉ, là các “oan hồn”… mình hiểu thế này, thế kia, thế nọ… là mình cao hơn họ?
Trường hợp khác lại có cái nhìn lệch lạc, theo kiểu kể cả chúng sinh ở cõi Thiên cũng chỉ là lục đạo luân hồi, cõi Niết bàn mới là cao, Tứ Thánh quả mới là cao, nên tỏ ra coi thường các chúng sinh trong lục đạo, mà quên rằng mình là ai, mình cũng chỉ là chúng sinh như muôn một mà thôi.
Tâm lý này thường nảy sinh ở những người có hiểu biết về lục đạo, về đạo Phật nhưng chưa sâu, và chưa có cách nhìn thấu đạo lời đức Phật đã dạy “Tất cả chúng sinh đều bình đẳng, đều là Phật sẽ thành”.
Hiểu biết về lục đạo và cách phân loại cũng sẽ giúp ích cho chúng ta thêm nghị lực và quyết tâm trong việc tu tập, giác ngộ.
Để tránh cái nhìn “kiêu ngạo giác ngộ”, tạo nhân cho sự chấp trược, khinh mạn; chúng ta quán tưởng và hình dung, ngay trong cõi Nhân (Người) cùng là một cõi giới mà sao có người thông minh, có kẻ ngu đần, có người trở thành bác học, có người là nhà tu hành đáng kính, có cả Phật, có Bồ Tát, có Thánh và cũng có cả người bình thường…còn chúng ta - chúng ta là ai?
Theo chúng tôi, khi áp dụng cách nhìn của đạo Phật trước các hiện tượng như ngoại cảm, gọi hồn, áp vong, lên đồng… chúng ta cũng nên hiểu như sự đa dạng trong cõi Nhân, với đủ các hạng, bậc chúng sinh khác nhau, thì ở các cõi giới khác cũng vậy.
Là Phật tử, chúng tin là có Nhân - Quả, có Luân - Hồi, và chúng sinh dù ở cõi nào, cũng cầu mong cho họ sớm giác ngộ, đặng bề tu tập, hướng đến cảnh giới, cõi giới cao hơn,… Họ như chúng ta, chúng ta như họ, họ cũng như bao người xung quanh ta, với đầy đủ các hạng, bậc, có chúng sinh tốt, có chúng sinh chưa tốt,… tất cả đang hiện hữu như trong cõi Nhân này.
Trong khi đó, có những người lại quá thần thánh hóa “linh hồn”, quá đề cao quyền năng của các “linh hồn” và vẽ ra nhiều câu chuyện hoang đường, chúng tôi đã có những thống kê ngẫu nhiên trong 30 chục trường hợp với câu hỏi khi thắp hương cho ông bà tiên tổ, quí vị thường khấn gì? Nội dung như thế nào? (có thể việc cầu khấn chỉ mang yếu tố nghi lễ và văn hóa, nhưng qua đó cũng thể hiện việc thần thánh hóa linh hồn?)
Nhận được kết quả, tạm phân loại theo lời cầu khấn, như sau:
25 người cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho sức khỏe, làm ăn phát đạt…
3 người xin sám hối tội lỗi với gia tiên, ngoài ra không cầu xin gì…
12 người cầu cho con cái học giỏi, cháu, con thi đậu đại học,…
5 người cầu cho con cháu bớt hư, mong ông bà gia tiên giúp giáo dục con cháu…
4 người cầu cho được lên chức, sinh con trai…
Rất may trong số 30 người chúng tôi phỏng vấn ngẫu nhiên để thử làm một trắc nghiệm nhỏ, không có ai cầu cho việc buôn bán, làm ăn bất chính.
Có lần đọc trên báo ANTG, có phạm nhân phạm tội buôn bán ma túy, đã kể lại cho phóng viên nhà báo rất thật thà, trước lúc bị bắt cháu vừa ra mộ thắp hương cho mẹ và cầu được mẹ che chở, vì mẹ cháu thương cháu lắm, vậy mà…
Bài viết chỉ đề cập một trường hợp cụ thể về chuyện áp vong… và hiểu tại sao đức Phật không khuyến khích chuyện giao tiếp với các cõi giới, cảnh giới vô hình khác.
“Áp vong” để “chơi” chứng khoán…
Tôi có anh bạn, làm giám đốc một Công ty Nhà nước khá lớn ở Thanh Hóa, biết tôi có quen biết một vài người có khả năng lạ, như khả năng áp vong, anh đã nhờ tôi liên hệ với một nhân vật có khả năng áp vong, để cả nhà anh đi áp vong.
Nhà anh có 5 người ra Hà Nội, hôm đó có mấy vong linh gia tiên anh nhập vào con cháu, nhưng đáng lưu ý hơn là vong bà cụ mẹ của anh nhập về hơn 3h đồng hồ, bà cụ nhập vào cháu nội, con gái anh - cháu mới 14 tuổi.
Theo anh kể bình thường tính cách cháu rất hay sợ ma, ghét nghe mùi lá trầu không, và vụng tính, không để ý chuyện gì trong gia đình, và những chuyện thời bố mẹ, ông bà cháu gần như không nắm được, vì bà nội mất lúc cháu chưa sinh.
“Bà cụ” nhập về qua cô cháu nội đã kể những chuyện rất đúng mà theo anh không ai khác có thể kiểm chứng ngoài anh, như chuyện anh bị đứa bạn ném đá vào đầu để lại vết sẹo ra sao lúc bé, theo anh chuyện này vợ, con anh không thể biết được. Sau hơn 2h với đủ các câu chuyện riêng của gia đình, thấy cụ chưa “thăng”, anh hỏi thêm chuyện anh dự định mua miếng đất ở thành phố Thanh Hóa có được không?
Cụ trả lời: - Con cứ mua đi, được đó, mẹ phù hộ cho.
Anh còn hỏi bạn bè rủ rê con chơi chứng khoán, theo mẹ con có nên không?
Bà cụ trả lời rất giọng dạc và còn cười rất đắc chí: - Con cứ nghe bạn chơi đi, bạn bè giúp con đó, phát lắm đấy…
…6 tháng sau buổi áp vong đầy hân hoan trở về, bỗng dưng chúng tôi nhận được điện thoại của anh tỏ vẻ băn khoăn hoài nghi không biết có phải mẹ anh nhập về hay không, hay có vong nào mạo danh? Nghe giọng anh rất nặng nề, làm tôi cũng hết sức băn khoăn, mẹ anh đã nói và tâm sự như vậy thì còn ai vào đấy nữa? Tôi khẳng định dứt khoát với anh, theo kinh nghiệm của bản thân, tôi dám chắc 100% là mẹ anh.
Lúc này, anh mới trút bầu tâm sự, sau buổi áp vong về anh đã mua miếng đất đó và sau mới biết miếng đất đó có nhiều vấn đề phức tạp về pháp lý, anh đã phải thua lỗ hơn một tỷ đồng, còn chơi chứng khoán thì mất những 400 triệu…
Đến lúc này, tôi mới có dịp giãi bày cùng anh, tội cho con cháu đã khiến bà cụ phải trở thành nhà tư vấn bất động sản và chứng khoán bất đắc dĩ.
Vốn là người thông minh, nhưng là một người nông dân thuần túy, cả đời bà cụ, tôi dám chắc chưa khi nào nghe đến từ chứng khoán, vì bà mất lúc thị trường chứng khoán Việt Nam chưa ra đời, thế mà anh lại đi hỏi và tin lời cụ như là chuyên gia.
Chúng tôi cho rằng, với “linh hồn” - chúng sinh ở cõi khác trong lục đạo dù còn nhân duyên và có những ảnh hưởng qua lại theo hướng tốt - xấu với cõi Nhân, hiểu nôm na là phù hộ hay làm hại cho con cháu là có. Những điều này chúng tôi sẽ giải thích kỹ hơn ở các kỳ sau, kể cả hiện tượng “linh hồn” về chữa bệnh cho người dương…
Nhưng chúng ta quá tin vào chuyện đó, là đánh mất sự tự tin của chính mình và như câu chuyện trên thành ra mê tín dị đoan. Có những câu chuyện lại mê tín đến mức, có người lúc sống còn không giải quyết nổi những câu chuyện thực tế, nhưng lúc thác đi lại được các nhà ngoại cảm dỏm, các thanh đồng, tôn thành nhân vật có khả năng can thiệp vào đủ chuyện ở cõi Nhân và các câu chuyện thế sự với một sức mạnh tâm linh phi thường?!
Trường hợp trên, nếu anh nghĩ bà cụ cũng là một chúng sinh bình thường, như lúc sống, có những việc có thể giúp con cháu, với những giới hạn nhất định, và có những việc là không thể thì mọi việc sẽ khác, trong khi đa số mọi người lại có xu hướng “thần thánh hóa” phần “linh hồn” sau khi chết với những quyền năng lớn hơn lúc sống?
Điều đó có phần đúng, và có phần sai, chúng tôi sẽ giải thích kỹ hơn vào các kỳ tiếp theo.
Tại sao đức Phật khuyên không nên giao tiếp với cõi giới khác? Hiểu lời khuyên này như thế nào cho đúng?
Để trả lời đúng trọng tâm của kỳ này, nên hay không việc gọi hồn, áp vong và quan điểm của Phật giáo ra sao về vấn đề, chúng tôi cho rằng, một số quí Thầy khi trả lời cho quí Phật tử những câu hỏi tương tự thường nói là không nên, vì đa số những người giữ quan điểm này cho rằng, việc giao tiếp với các “linh hồn” không mang lại lợi lạc nào, mà chỉ dẫn đến mê tín, dị đoan… và việc giao tiếp đó, ảnh hưởng đến cả người sống lẫn người đã khuất.
Việc này làm cho các “thần thức” lại cứ luẩn quẩn và quyến luyến không lợi lạc cho chính họ trong việc đầu thai, tái sinh, kéo dài mãi tình trạng bám kẹt và cố chấp thân xác (hài cốt) nên họ khó có sự tái sinh, chuyển kiếp.
Chúng tôi lại có cách hiểu, về mặt lý thuyết nhà ngoại cảm có thể “trò chuyện” được với chúng sinh ở tất cả các cõi giới khác, tuy nhiên để giao tiếp được hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đã phân tích ở các bài viết trước.
Theo nhận thức sơ cơ của chúng tôi, đa số các giao tiếp đó là với chúng sinh ở cõi Atula, cõi Thiên… và họ chính là chúng ta và chúng ta chính là họ.
Thời đức Phật không khuyến khích những người có khả năng thần thông giao tiếp với họ là ý cắt bớt nhân duyên để tăng bề tinh tấn tu tập, hướng đến con đường giải thoát giác ngộ.
Đức Phật khuyên các đệ tử là gắng công tu tập, nâng cao hạnh quả… để hồi hướng công đức đó cho khắp tất cả đệ tử và chúng sinh để ai ai cũng có công đức, duyên lành để tu tập.
Sự giao tiếp du ở bất kỳ cõi nào, kể cả cõi mà chúng ta đang sống cũng không nên giao du với bạn xấu…, song đó là các mối giao duyên không tốt, nói cách khác là không nên chơi với bạn xấu để bị bạn xấu “cải hóa ngược”, còn giao tiếp mà mang lại lợi lạc về đạo Pháp, hay giác ngộ được đối tượng giao tiếp thì dù họ là cõi nào cũng phúc đẳng hà sa…
Hiểu như vậy, để chúng ta đừng nghĩ các chúng sinh ở cõi vô hình như là gì đó xấu xa chúng ta phải xa lánh họ, cũng đừng thần thánh họ với những quyền năng và khả năng này nọ một cách quá mức thành ra mê tín, hoang đường.
Hiểu như thế cũng đã trả lời cho câu hỏi nên hay không nên áp vong, gọi hồn và quí vị tự có câu trả lời cho các trường hợp cụ thể của mình…
Vì bên cạnh những người am hiểu đạo Phật, còn nhiều loại hình thức tín ngưỡng khác, nhận thức khác trong xã hội…
Đâu phải chúng sinh ở các cõi vô hình, mà ngay trong cõi Nhân cũng có kẻ tốt, người xấu, chúng ta sẽ chọn sự giao tiếp và trò chuyện với ai.
Tất nhiên, đức Phật cũng khuyên chúng ta chọn người tốt để bạn cùng “đồng tu”, nhưng nếu gặp kẻ xấu mà có duyên có thể giúp họ cải huấn trở thành người tốt thì sao không gặp? - tinh thần Phật pháp là ở đấy chứ ở đâu?!
Tất nhiên còn tùy thuộc nhiều yếu tố như nhân duyên, khả năng, thời gian, mục đích… và không nhất thiết làm nếu không có hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả về hoằng pháp, trợ duyên giúp họ giác ngộ.
Có lẽ thấu được nhân duyên của chúng sinh, nên chúng tôi hiểu trong một số câu hỏi của đệ tử: - Đức Phật đã im lặng, không trả lời.
Thực ra đức Phật không trả lời đã là một cách trả lời Vì, có những điều “bất khả tư nghị”, không một ngôn ngữ nào có thể diễn tả được, phàm đã “nói” là “sai”, đã “viết” là “sai”.
Những điều nói, viết chỉ mục đích duy nhất là để chúng sinh tăng tiến phần trí tuệ để hướng đến khai mở trí huệ, khi đã có trí huệ thì chúng ta tự trả lời được những câu hỏi mà đức Phật đã im lặng.
Sự im lặng ở đây, là một câu trả lời rất uyên thâm, đúng là không chứng không hiểu, không hiểu thì không biết. Đó là “bất khả tư nghị”.
Đức Phật đã từng khuyên các đệ tử: Có bốn hiện tượng bất khả tư nghị: Này tỉ-khâu, bốn trường hợp mà người ta không nên suy ngẫm, đó là: năng lực của một vị Phật (pi. buddhavisaya), Định lực (pi. jhāna-visaya), nghiệp lực (pi. kamma-visaya) và suy ngẫm, tìm hiểu thế giới (pi. lokacintā)…" (Tăng nhất bộ kinh, IV. 77).
Trong trường hợp tâm linh và ngoại cảm, theo chúng tôi trong một số phẩm đoạn trong các quyển kinh, đức Phật khuyên các đệ tử có khả năng thần thông có thể giao tiếp trò chuyện được với chúng sinh ở các cõi giới khác không nên chạy theo cái “khả năng thần thông” để giao tiếp với họ là vì e rằng chúng sinh đi sai đường, vì mải mê cho cái chứng đó, mà quên mất con đường chính đạo.
Hơn nữa, hơn ai hết đức Phật đã nhìn thấu căn cơ của chúng sinh, nên nếu khuyến khích thì với căn cơ của đa số chúng sinh sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường? Do vậy, đức Phật đã khuyên không nên giao tiếp, coi trọng cái đó?
Khi miêu tả về hình dáng, kích thước của chúng sinh trong cõi Atula và một số cõi giới khác, có nhà nghiên cứu cho rằng, các đệ tử sau này khi viết lại lời Phật dạy, vẫn có những lúc có thêm bớt và mượn các hình ảnh trong đạo Bà la môn?! Điều này chúng tôi sẽ phân tích ở nhiều kỳ tiếp theo.
Đó là cách miêu tả về hình dáng, kích thước chúng sinh,… thậm chí theo quan niệm dân gian Việt Nam thì “trần sao, âm vậy” - nhiều người lại càng tin hơn khi một số nhà ngoại cảm miêu tả “cõi âm” như “cõi trần” vậy, có tổ chức xã hội, có người làm to, kẻ làm nhỏ, có kẻ không có áo cơm và có kẻ giàu sang đầy đủ vàng, bạc, châu báu…
Chúng tôi không cho rằng miêu tả đó là đúng, nhưng tại sao một số nhà ngoại cảm lại miêu tả như vậy?
Theo chúng tôi, trình độ giác ngộ của chúng sinh ở các cõi khác, hoặc ngay trong từng cõi cũng ở các mức độ giác ngộ khác nhau, chúng tôi không tin chuyện “trần sao, âm vậy”, nên đã chất vấn một số nhà ngoại cảm và thấy họ bị ảnh hưởng bởi sự hiểu biết của mình rất nhiều (chi phối bởi 5 giác quan thông thường) khi nhìn vào cảnh giới vô hình.
Bạn đọc có tin không? Đó là quyền của bạn đọc. Để tự rút ra chiêm nghiệm của bản thân, bạn đọc thử trực tiếp phỏng vấn các nhà ngoại cảm có am hiểu đạo Phật, và nhà ngoại cảm chưa am hiểu nhiều về đạo Phật sẽ thấy những so sánh thú vị…
Và với các dẫn chứng thực tế, chúng tôi sẽ thử giải thích ở các kỳ tiếp theo những câu hỏi từ thực tiễn, nêu trên.
Còn về tính chất, tính cách khi miêu tả về chúng sinh ở cõi Atula thì có nét riêng, ít bị ảnh hưởng bởi cái tính chất miêu tả mang tính hình ảnh của tôn giáo khác có trước khi đạo Phật ra đời - với tư cách là một tôn giáo.
Một trong các nét tính cách đó là, sự hiếu thắng, thích chinh phục… nên khi giao tiếp với con người họ rất hay thể hiện tính cách này, con người nếu mà quá tin vào đó sẽ dẫn đến mê tín, dị đoan và lệch lạc trong nhận thức, trong tư duy giác ngộ đạo Pháp? (ở đây vì tập trung phân tích cõi Atula, nên chúng tôi chỉ nhắc đến cõi này).
Theo chúng tôi, đức Phật khuyên là không nên có những giao tiếp giữa con người và chúng sinh ở cõi khác là vì hiểu theo cái căn cơ đó của chúng sinh ở từng cõi khác nhau (trừ trường hợp những người có sự hiểu biết và giác ngộ đạo Pháp, thì dù ở cõi nào cũng là trường hợp khác)?
Còn thực chất, đức Phật không cấm, nếu chúng ta ý thức rõ về sự giao tiếp đó - có mang lại sự lợi lạc nào không, đặc biệt là sự lợi lạc về đạo pháp, sự tinh tấn về đạo hạnh.
Trong không ít đoạn, phẩm kinh đã miêu tả cảnh nhiều cõi giới, chúng sinh với các căn cơ khác nhau vân du về nghe các vị đại Bồ Tát, đức Phật giảng giải Phật pháp đó sao? Sự giao tiếp vì lý do đạo Pháp như vậy, đức Phật đâu có cấm…
Trong cuộc sống, chúng ta quan sát và nhận thấy có hai nhóm người có thể giao tiếp với các “linh hồn” theo các cách khác nhau.
Cách thứ nhất là giao tiếp song đôi, giữa người có khả năng đặc biệt và các “linh hồn”, chủ yếu ở dạng nghe thấy, một ít khác là nhìn thấy,…các trường hợp này đa số là các nhà ngoại cảm…
Cách thứ hai là qua các hiện tượng nhập vong qua cô đồng, áp vong, gọi hồn… đa số là qua các thanh đồng, ghế đồng…
Bạn đọc thử so sánh, trong cuộc sống đời thường, loại bỏ yếu tố đạo hạnh, thì giữa các nhà ngoại cảm và các cô đồng, thanh đồng… có điều gì khác nhau? {lưu ý, chúng tôi phân biệt giữa nhà ngoại cảm và các cô đồng, thanh đồng, không như cách đặt vấn đề của một số nhà nghiên cứu, sử dụng thuật ngữ “ngoại cảm” để gọi một số thanh đồng, ghế đồng là nhà ngoại cảm…. Trong thực tế có người vừa có khả năng ngoại cảm + vừa kết hợp vai trò là ghế đồng, thanh đồng}.
Điều khác nhau, cơ bản đó là các nhà ngoại cảm về mặt tâm lý, sinh lý họ cũng là những người bình thường (trừ trường hợp cá biệt), còn các thanh đồng, ghế đồng thì như dân gian thường gọi là đồng bóng, hay “ghen như ghen đồng”, “dân đồng bóng”; “chiều như chiều vong”… “sáng nắng, chiều mưa”… Điều đó có phải do Tâm họ chưa định? Vì sự giao tiếp theo hình thức bị “vong” điều khiển,… nên ảnh hưởng đến đời sống tâm, sinh lý và thể trạng…
Sự giải thích đang chờ từ các nhà nghiên cứu.
Chúng tôi hiểu, lời khuyên của đức Phật trong các trường hợp này thật hữu lý, vì không riêng gì các thanh đồng, ghế đồng, mà ngay cả một số nhà nghiên cứu (lưu ý: một số nhỏ, không phải là tất cả), sau khi tiếp xúc với nhiều cách nói chuyện khác nhau của các “vong linh” cũng đâm ra hoảng loạn, càng tìm hiểu càng không thể hiểu nổi “cõi âm” như thế nào - có 2 nhà nghiên cứu có danh vừa tâm sự, vừa chia sẻ về sự hoang mang với tác giả như vậy khi nhận định về “cõi âm”.
Sự hoang mang ở đây, cũng dễ hiểu, vì có vong linh khi tiếp xúc về kêu than con cháu “thiêu” cụ nóng quá…. thế là nhà nghiên cứu A đã vội kết luận là với người chết không nên thiêu mà nên chọn hình thức địa táng…
Một thời gian sau, có vong linh khác khi tiếp xúc lại khen là thiêu thì thân xác sạch sẽ, không cảm thấy bị thối, rữa, giun, dế gặm, nhấm,… nên rất hoan hỉ… đến đây, nhà nghiên cứu A quá tin lời của “vong” bắt đầu rơi vào tình trạng không hiểu nổi “cõi âm” là gì? Tại sao trước, sau bất nhất?
Không riêng những câu chuyện trên mà có vô vàn những câu chuyện khác, có vong về đòi đốt vàng mã, có vong về nói thẳng là không nên, đốt như thế là hoang phí, là mê muội… Tại sao lại như vậy?
Chúng tôi lại có cách hiểu khác, qua phép quán tưởng, ngay cõi Nhân chúng ta, nếu không phải là bậc giác ngộ rốt ráo thì cho dù là thánh nhân lời của họ nói ra đâu phải đã là chân lý? Một cõi Nhân - như chúng ta thấy có Phật, có Bồ Tát, có Nhà khoa học, có công nhân, nông dân, có người mù chữ, có kẻ ác hơn cả ác quỉ…
Vậy sao cứ lấy lời của một vài chúng sinh để luận là “cõi âm” thế này, “cõi âm” thế kia…? Liệu có đáng tin cậy không?
Đó là chưa kể với nhà ngoại cảm, đặc biệt là các thanh đồng, ghế đồng (ở đây loại bỏ hiện tượng lừa đảo) kể cả khi họ giao tiếp thật sự với chúng sinh ở các cõi giới vô hình ít nhiều bị ảnh hưởng bởi nhận thức của chính mình, sự hiểu biết của mình.
Điều này đã được chúng tôi thực hiện nhiều thí nghiệm, và ở các thanh đồng, ghế đồng cũng có các trạng thái khác nhau như đồng tỉnh, đồng mê… có lúc dân gian hay gọi là nhập sâu, hay nhập cạn.
Có phải vì có 3 hồn 7 vía, 3 hồn 9 vía và tùy theo các vía nhập vào ở mức độ nào đó mới có hiện tượng đồng tỉnh, đồng mê không? Điều này, chúng tôi cũng mong các bậc cao minh chỉ giáo.
Riêng bản thân chúng tôi qua quan sát từ các nhân vật có khả năng ngoại cảm, khả năng gọi hồn, áp vong và từ bản thân mình, chúng tôi hiểu sự ảnh hưởng thông tin trong nhận thức của “chủ thể” là rất cao, sự ảnh hưởng ở đây có 2 trạng thái, ảnh hưởng khách quan (có khi vong nhập vào, bị ảnh hưởng nhưng ghế đồng, thanh đồng không ý thức được sự ảnh hưởng đó) và ảnh hưởng chủ quan (ảnh hưởng mà thanh đồng, ghế đồng ý thức được, song ở trình trạng tự động bị điều khiển, hoặc thanh đồng, ghế đồng chủ động sử dụng ý thức để áp đặt và lẫn lộn tình trạng lời của vong, lời của bản thân đan - xen…
Đó là một cách để hình dung, thực tế để tả lại trạng thái thân xác mình bị điều khiển bởi “linh hồn khác” quả thật là rất khó diễn tả bằng ngôn ngữ…
Có phải vậy không, các nhà ngoại cảm, bạn đọc rất muốn nghe các nhà ngoại cảm, đặc biệt là những nhà ngoại cảm nổi tiếng, có am hiểu đạo Phật, hoặc trước đây chưa hiểu lắm, nhưng sau khi tìm hiểu đạo Phật đã có sự thấu hiểu sâu mật hơn, xin mời quí vị lên tiếng, để bạn đọc bớt chút băn khoăn,… Coi đó như thêm một kênh để tham khảo.
Giới Minh
"Rừng hoang" - Hot girl Brazil |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét