"Noel" - Hot girl Việt Nam |
Mục đích của độc cư là giữ tâm chuyên nhất vào pháp hướng để tu tập, không phóng tâm ra ngoài. Người không giữ hạnh độc cư, thường để tâm phóng dật chạy theo trần cảnh... (ảnh không liên quan đến bài viết)
Độc cư không có nghĩa là câm, không nói chuyện, không thốt ra lời hay sợ mất hơi mà không nhập được định.
Độc cư có nghĩa là không tụ họp, không nói chuyện tào lao, chuyện phiếm, tập ít nói, lựa lời đáng nói mới nói, lời không đáng nói nhất định không nói.
Độc cư còn có nghĩa là Thọ Bát Quan Trai, Thọ Bát Quan Trai tức là tu tập học sống làm Phật trong một ngày.
Độc cư còn có nghĩa là nhập thất để sống cho mình hay nói cách khác là để tẩy trừ những chướng ngại pháp trên thân, thọ tâm và các pháp.
Độc cư chính là phòng hộ sáu căn giữ gìn không cho dính mắc sáu trần, đó là pháp đệ nhất tu tập ngũ căn.
Độc cư là Thánh hạnh, phàm phu không thể sống được, nếu phàm phu không tập sống Thánh hạnh thì chẳng bao giờ nhập được Thánh Định, bằng chứng hiện giờ chư Tăng phạm giới, phá giới, vì thế Thánh Định chỉ là những bài thuyết giảng suông.
Độc cư là bí quyết thành tựu Tứ Thánh Định, thế nhưng ai là người sống đúng hạnh độc cư, người không phòng hộ sáu căn hay nói cách khác là sống không hàng phục tâm, thường để tâm phóng dật, đó là hành động phá hạnh độc cư tâm mình.
Người tu hành theo Phật giáo mà phá hạnh độc cư thì tu hành phí công vô ích tức là tự phá hoại đời sống tu hành của mình thì đi tu làm chi cho mất công vô ích.
Mục đích của độc cư là giữ tâm chuyên nhất vào pháp hướng để tu tập, không phóng tâm ra ngoài. Người không giữ hạnh độc cư, thường để tâm phóng dật chạy theo trần cảnh bên ngoài, sanh ra trạo cử gọi là tuôn trào, khi tâm tuôn trào chạy đi nói chuyện đầu này, đầu kia, sanh ra nhiều ác pháp, khiến cho mình và người khác không an để tu tập, đó là đã phá hạnh độc cư, làm hại mình hại người. Người phá hạnh độc cư, được xem là người đã tu sai pháp, khiến tâm không bao giờ buông xả được. Họ chỉ nói buông xả, chứ thật ra tâm tham, sân, si, mạn, nghi vẫn còn đầy đủ. Vì thế lòng thương, ghét, thù, oán, tị hiềm... không mất một chút nào cả. Và cuối cùng họ còn hiểm độc, gian xảo, hung ác hơn những người chưa tu, chỉ vì họ bị ức chế tâm.
Đức Phật gọi tâm này là tâm phóng dật. Người tu hành còn để tâm phóng dật thì không thể tu theo đạo Phật được, nên trở về sống đời sống thế gian, trau dồi đạo đức nhân quả, thì không mang nợ của đàn na thí chủ.
Người tu hành nhập thất từ 1 tháng đến 3 tháng, rồi xả thất ra đi ta bà chỗ này đến chỗ kia... Sau đó rồi trở về tu tập lại. Nếu người nào cứ tu như vậy thì suốt đời tu hành cũng chẳng tới đâu, vì luôn luôn phá hạnh độc cư.
Người sống độc cư không chịu nổi là người không thể tu thiền định của đức Phật được.
Người muốn sống độc cư được trọn vẹn thì phải giữ tâm trong các pháp hành thật miên mật, không được để có kẽ hở.
Còn có kẽ hở thì tâm theo kẽ hở đó mà phóng ra, khiến cho chúng ta cảm thấy cô đơn vô cùng. Từ đấy tâm dễ sanh buồn chán và sự tu hành bắt đầu chểnh mảng, tâm không còn thích tu nữa. Do đó sự tu hành chỉ còn tu lấy lệ cho qua ngày.
Khi sống không đúng độc cư, bị phóng tâm chạy theo ngoại cảnh. Do đó tu thiền dù bất cứ loại thiền nào, cũng sẽ rơi vào tà thiền.
Tà thiền ở đây có nghĩa là loại thiền không làm chủ được sự sống chết và không chấm dứt luân hồi tái sanh.
Bởi hạnh độc cư rất quan trọng, nếu một người tu mà không giữ gìn trọn vẹn hạnh này thì uổng phí một đời tu, chẳng có kết quả gì.
Ngày xưa, Đức Phật đã đuổi 500 vị Tỳ kheo không giữ gìn hạnh độc cư, mặc dù đó là những đệ tử của ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên.
Thích Thông Lạc
"Hòa nhịp" - Hot girl Brazil |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét