"Tuổi ngọc" - Hot girl châu Á |
Nhà văn muốn vĩ đại thì phải bứt tốc cất cánh lên trời. Đằng này nhà văn của chúng ta lúc nào cũng sợ bị xa rời đồng đội bảo kê và tem phiếu an toàn nên lúc nào cũng chạy thể dục nhịp nhàng theo tập đoàn... (ảnh không liên quan đến bài viết)
PV: Thưa anh Nguyễn Hoàng Đức có phải hôm nay chúng ta sẽ bàn đến tầm nguyên lý của nhà văn mậu dịch? Tôi hồi hộp quá!
NHĐ: Hồi hộp là đúng. Chính tôi cũng đang hồi hộp. Nguyên lý có thể coi như sự vận động xuyên suốt của vạn vật và vũ trụ. Nói về nhà văn mậu dịch Việt Nam, một lực lượng chính qui của văn hóa còn rơi rớt lại của thời bao cấp tem phiếu, không thể hồ đồ võ đoán mà chúng ta phải bàn về nó dựa trên thước đo, như người Việt nói “muốn tròn thì phải có khuôn, muốn vuông thì phải có thước”. Cuộc bàn luận hôm nay có thể nói không quá , chúng ta đã có dịp lao lên đỉnh cao nhất của thước đo nhân loại áp dụng vào giá trị văn học mậu dịch. Một anh bạn tôi thuộc ngành âm nhạc chuyên nghiệp nói, phải đi một chặng đường đủ dài nào đó người ta mới có thể thăng trầm để leo đến cao trào. Một vài bài thơ ngắn cũn giống một đoản ca dù có đem trình diễn ở nhà hát thì cũng không cách chi leo đến cao trào, chỉ có một tổ khúc mới có thể có cao trào mà thôi. Hôm nay, sau một chặng đường đối thoại, tự nhiên độ dài đó đã dẫn chúng ta lên đỉnh cao trào cao bậc nhất hành tinh.
PV: Hệ trọng thế ư?
NHĐ: Không hệ trọng sao được, vì nó liên quan không chỉ tới con người, mà liên quan đến nhà văn, rồi hàng nghìn nhà văn.
PV: Vậy thì anh còn chờ gì nữa mà không bắt đầu lên cao trào đi.
NHĐ: Triết gia trong tốp bậc thầy thế giới Hegel đã viết một cuốn sách “Ông chủ và đầy tớ” (Master - slave), đã bàn rất nhiều, rất kỹ về sự phân biệt giữa ông chủ và đầy tớ. Đặc biệt ông đã phát hiện ra sự phân biệt có tính nguyên lý:
1- Kẻ nào chú mục về danh dự hơn sẽ là ông chủ.
2- Kẻ nào chú mục vào việc giữ gìn đời sống hơn sẽ là đầy tớ.
Hegel lý giải: Kẻ để ý danh dự hơn sẽ không sợ chết, nó có thể đổi mạng nó lấy danh dự. Nghĩa là giữa danh dự và sự tồn vong của thể xác, nó ưu tiên chọn danh dự, vì thế nó là ông chủ.
Kẻ để ý đến sự sống chết của thân xác sẽ không dám xông pha hiểm nguy, nó buộc phải là đầy tớ.
Ở đây sẽ xuất hiện cái gọi là “cơ số danh dự”, chẳng hạn một bọn đầu trộm đuôi cướp đều ngang tàng không coi cái chết là gì, nhưng thằng không sợ chết nhất, tức là muốn có nhiều danh dự nhất, sẽ là đầu lĩnh. Trong cuộc sống cũng vậy, tất cả những ai có khả năng phiêu lưu, bất chấp hiểm nguy cho bản thân, coi thường sống chết, sẽ thường là ông chủ. Còn kẻ không dám coi thường mạng sống phải làm nô lệ.
Mở rộng hơn, những người tham gia tập thể hay đám đông, là những người mưu cầu sự an toàn cao cho mình, người ta có câu “ba quân dễ kiếm, một tướng khó tìm”, gia nhân bao giờ cũng đông hơn ông chủ, và tâm khí tham gia vào đám đông nói chung là của đám người hầu con ở. Hay nói như người Trung Quốc, đó là “tiểu nhân đồng nhi bất hòa” hoặc đám đông vô lại.
Triết học nói chung cho rằng: đám đông là không có cá tính! Không có lương tâm! Không phải chịu trách nhiệm về lương tâm! Một vụ giết người nếu tìm ra đích danh thủ phạm thì tòa án mới có thể xử tội, nhưng nếu tội ấy là của một tập thể hay dân tộc thì không thể nào xử được.
PV: Như vậy, thì đám đông cũng không có danh dự?
NHĐ: Không thể khác được! Hegel còn phân tích: một anh lái xe và ông chủ cùng ngồi trên một chiếc xe sang trọng, thì làm sao phân biệt ai là ông chủ, ai là đầy tớ? Và ông nói: căn cứ vào tính mục đích. Ông chủ là người sử dụng chiếc xe, ông tùy ý bảo đầy tớ lái chỗ nọ chỗ kia. Trái lại đầy tớ thì không thể tùy ý đi theo ý mình, anh ta chỉ là người thụ động ngồi trên xe. Cỗ xe văn học cũng vậy, nó không phải của nhà văn mà là của nhà nước. Nhà nước nuôi nấng chu cấp tem phiếu và cả mặt báo cho nhà văn thi thố chỉ là cách trả lương cho lái xe bảo họ đánh đến chỗ này chỗ kia. Văn học của chúng ta nói chung rặt công nông binh trình độ văn hóa cấp ba, nếu học qua đại học thì là văn hóa cấp bốn nâng cao, mấy trăm nhà thơ lao vào viết trường ca chẳng hề có nhân vật có khác nào mì mậu dịch không người lái, có một hai nhà văn nổi tiếng lệch trời, leo lên tiểu thuyết mi ni đã cạn vốn trơ cả đáy, thử hỏi đó có phải trình độ của “lái xe” không? Anh có thấy tác phẩm nào của Việt Nam đề cập đến danh dự không?
PV: Hình như hiếm lắm! Tôi nhớ không nhầm thì chính nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa nói rằng: văn học Việt Nam rặt chỉ lo ăn uống.
NHĐ: Danh dự là bước nhảy vọt của văn học cận đại so với văn học cổ điển.
PV: Tôi tưởng những văn học xưa kia, hay đặc biệt với Hăm-let hay Romeo và Juliet của Sếch-xpia, người ta đã đề cập đến danh dự và những cuộc đấu kiếm về danh dự rồi chứ.
NHĐ: Đúng vậy, nhưng đó chỉ là những cuộc đấu kiếm mà phần thắng bao giờ cũng nghiêng về những kẻ vũ phu. Nhưng khi khẩu súng lục ra đời thì khác hẳn, người phụ nữ nhỏ bé yếu ớt cũng đòi quyền đấu súng để có danh dự. Và thi hào Puskin chẳng hạn, ông không chỉ là người sáng tác ra những cuộc đấu súng của danh dự, mà ông đã trở thành chính “nhân vật” đấu súng để đi đến cái chết. Người ta bảo “quả nào sinh trái nấy”, nhà văn hội đồng của chúng ta liệu có hạt giống danh dự để ra quả danh dự không?
PV: Thì bên trên chúng ta đã bàn rồi “đám đông không có tránh nhiệm về lương tâm và danh dự”.
NHĐ: Nhiều nhà văn của chúng ta còn mắc bệnh hứa hão!
PV: Hứa hão là thứ thuộc về mọi người, đặc biệt là lãnh đạo chứ. Người Việt có câu “miệng quan chôn trẻ” mà.
NHĐ: Sau khi hứa hão người ta lại còn tự hào rằng mình khôn ngoan.
PV: Sao lại còn khôn ngoan? Hứa xong được, lờ đi là tốt rồi, còn tự hào khôn ngoan làm gì?
NHĐ: Người ta tự hào rằng đã cho kẻ khác cắn lưỡi câu hờ mà vẫn tưởng được cấp tem phiếu đợi chờ! Rồi khi được hỏi người ta thường hay đổ tại “để tôi hỏi thuộc cấp xem!”.
"Rừng dại" - siêu mẫu đồ lót châu Âu |
PV: Thì đấy chẳng phải bản chất của đám đông sao, nó là nơi cho người ta cả sự an toàn, cả sự vô trách nhiệm mà. Này nếu để chọn một hình ảnh về tập đoàn nhà văn mậu dịch anh sẽ chọn hình ảnh nào? Liệu tập đoàn nhà văn mậu dịch có đổ vỡ như Vinashine không?
NHĐ: Đổ vỡ thì chắc rồi chỉ có điều tầm vóc đổ vỡ rất khác nhau.
PV: Khác thế nào?
NHĐ: Tập đoàn Vinashine đổ phá sản dăm - bảy tỉ USD, còn tập đoàn nhà văn đổ chỉ là một đống giấy vụn gồm những bài thơ lẻ tẻ, vài truyện ngắn, mấy tiểu thuyết chưa chỉnh bố cục (tất nhiên có một ít người là ngoại lệ) bay lả tả.
PV: Còn hình ảnh tập đoàn văn học thì sao?
NHĐ: Nhà sáng lập hãng ô tô Ford có nói: “Khi cả thế giới dường như đang chống lại bạn, hãy nhớ rằng chiếc máy bay luôn cất cánh ngược gió”. Chiếc máy bay rất nặng, tốc độ của nó rất cao, nhiệm vụ thực thi của nó rất lớn là phải cất cánh lên trời, điều đó đã tạo ra sức gió từ chính bản thân nó. Nhà văn muốn vĩ đại thì phải bứt tốc cất cánh lên trời. Đằng này nhà văn của chúng ta lúc nào cũng sợ bị xa rời đồng đội bảo kê và tem phiếu an toàn nên lúc nào cũng chạy thể dục nhịp nhàng theo tập đoàn. Có người đã hạ thủy xuống tầu cao tốc, lao như tên bắn, bỗng giơ tay ra ngoài thì liền thấy vô số tay của đồng đội nắm lấy.
- Các bạn cùng hội của tôi, các bạn đi bằng gì đấy mà tôi không thấy?
- Chúng tôi đang lướt ván, à không chúng tôi lướt lá tre.
- Sao lại là lá tre?
- Mấy câu thơ lèo tèo thì chẳng gọi là lá tre thì là gì?!
- Mà nó chạy bằng động cơ gì?
- Chúng tôi bôi ít xà phòng xuống cuống lá.
- Nhưng tôi chạy xa lắm rồi, tưởng đã bỏ các bạn bên kia đại dương?
- Trời ơi, bạn đã bứt tốc, cất cánh đâu. Vả lại hệ điều hành của bạn vẫn tranh tre nứa lá làm sao đòi thành tầu vũ trụ được.
- Trời ơi…???
- Bạn có biết Tổng bí thư Tập Cận Bình là lãnh tụ của một quốc gia đông dân nhất thế giới, giầu có thứ hai thế giới, mà mới đây một nhà báo của BBC còn bảo: mọi thứ cách tân của ông ta chỉ là hình thức mà không hề có nội dung. Còn bạn nhận mình là gì?
- Mình là… mình là…
- Thôi nhận đi ông bạn cho tiến bộ, ông cũng chỉ có tí hình thức múa may, tất cả chúng ta chỉ là lái xe. Làm gì có hệ điều hành của ông chủ mà đòi ra vẻ bày đặt này nọ.
- Vậy mời các bạn lên xuồng với tôi cho vui!
- Vẽ chuyện, bên ngoài hay bên trong có khác gì nhau. Bên ngoài chúng tôi là động cơ xà phòng, bên trong ông là động cơ ảo của tem phiếu xin cho. Thôi ngồi đấy đi để chúng tôi hộ tống ông cho nó oai!
PV: Hôm nay tôi thấy được no đủ về tầm cao của cái nhìn nguyên lý. Theo anh lần sau chúng ta có nên bàn về đề tài này nữa không?
NHĐ: Nhận thức sợ nhất là khi nó bị chấm dứt. Nếu bạn có câu hỏi nào về đề tài này thì cứ hỏi, tôi xin đáp ứng ngay.
PV: Xin cám ơn anh!
Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức
Chợ ở Đà Nẵng - ảnh Việt Nam xưa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét