Những người lính Việt Nam tạo nên "Vòng tròn bất tử" dưới làn đạn của quân Trung Quốc. |
Tinh thần người lính Hoàng Sa còn lưu mãi, thế hệ cháu con tạc dạ ghi lòng. Tên tuổi người lính Trường Sa làm nên khúc hùng ca, biển mẹ hát vào những ngày giông tố.
Hỡi ôi!
Những chàng trai chân đất đầu trần một đời trung nghĩa, sống ngoan cường bất khuất trước bão giông. Người tử sĩ năm nào đã đi vào lòng biển, tấm thân gầy tuẫn tiết nợ nước non. Lính Hoàng Sa vượt thử thách gian nan, không quản ngại hi sinh xương máu. Anh ra đi và tạc vào biển mẹ những dòng chữ vàng son, giữ cơ đồ ngàn năm tiên tổ.
Vốn một đời hiền hạnh thật thà lưới cá ghe thuyền mà đặng sống, cũng khắc lòng câu nợ nước ơn vua. Xa gia đình vợ yếu con thơ, thương cha già lòng đau như cắt. Từ biệt mẹ già tóc bạc gió sương, trong ngấn mắt rưng dòng lệ rỏ. Vượt trùng dương vươn mình ra bể, chắc tay chèo tay súng hướng về phía mặt trời. Ra đi không hẹn ngày về một tấm quan tài không có. Hình nộm dâu nhập hồn anh đó, sóng đưa anh về đất mẹ nghỉ ngơi. Trải năm tháng người nối bước người, dòng nhiệt huyết không bao giờ chia cắt.
Người chiến sĩ Trường Sa cảm tử, noi gương anh giữ vững ngọn cờ, trong giờ phút hiểm nguy, ngăn tàu địch ngông cuồng xông tới. Căng lồng ngực máu trào nóng hổi anh ra đi trong tư thế hiên ngang. Trừng mắt trước kẻ thù lòng hướng tới giang san, anh ngã xuống mà mắt rơi dòng lệ đỏ. Những cái tên anh Phương, anh Thông, anh Đệ, anh Hoành... dũng cảm quên mình, cùng 60 cái tên (*) đã đi vào lịch sử. Những trận chiến 74, 88 (**) sóng biển khóc than, khúc bi ca ngàn đời oán thù bất tận. Những địa danh Gạc Ma, Coolin, Lam đảo... một thời tắm máu, tàu đã chìm anh vẫn đứng lên. Hỏa lực kẻ thù mạnh gấp chục gấp trăm, ngăn sao được lời thề quyết tử. Những người trai tuổi mười tám đôi mươi, giã gia đình bảo vệ quê hương, anh đã gởi thân mình trong trùng dương thăm thẳm. Hận vì ai gây nên dông bão tước đoạt tuổi xanh! Hận vì ai vô nghĩa bất nhân đem sức mạnh mà dìm chân lí.
Năm tháng phôi pha, quân thù trắng trợn hung tàn, mộng bành trướng chẳng đoái gì chính nghĩa. Chúng xâm chiếm đất thiêng tiên tổ, miệng hùm tâm sói huênh hoang, chúng lòng dạ gian tham gieo tai họa mà mệnh trời chưa thấu.
Tinh thần người lính Hoàng Sa còn lưu mãi, thế hệ cháu con tạc dạ ghi lòng. Tên tuổi người lính Trường Sa làm nên khúc hùng ca, biển mẹ hát vào những ngày giông tố.
Ngửa mặt khóc than trời, gạt nước mắt đau thương, mối quốc hận chẳng bao giờ quên lãng. Đòi công lí cho tận cùng chân lí, non sông này một dải biển khơi. Nước Việt Nam ngàn năm văn hiến, chưa bao giờ khuất phục trước ngoại xâm. Nhân dân Bắc - Trung - Nam đoàn kết lại mà trọn câu “địch khái” (***). Xin hứa trước linh hồn các anh hùng liệt sĩ, tổ quốc đang cần chúng tôi dám hi sinh. Người trong nước nắm tay người xa nước, máu Lạc dòng Rồng một huyết thống sinh ra. Thắp nén hương thơm tưởng nhớ hồn chiến sĩ vô danh, đọc lại những tên người đã hi sinh vì tổ quốc. Triệu triệu trái tim vẫn còn đau nhói, nỗi đau mất thịt mất da. Cầu chúc anh hồn người tử sĩ ra đi thanh thản, đợi một ngày toàn vẹn giang sơn. Hồn đất nước trong hồn người bất tử!
VHNA
......................................................
Chú thích:
(*) Trong trận hải chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988. 64 cán bộ chiến sĩ đã hi sinh vì chủ quyền biển đảo dân tộc.
(**) Ngay từ những năm đất nước bị chia cắt người Việt Nam đã chiến đấu giữ gìn chủ quyền biển đảo dưới danh nghĩa của nước Việt Nam cộng hòa.
(***) Chữ của Nguyễn Đình Chiểu đã dùng trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: tinh thần khảng khái trước kẻ thù.
Muốn văn tế lính vnch ở HS năm 74 thì nên làm một bài riêng. Không thể đặt chung với QĐNDVN. Đặt chung là một sự xúc phạm đối với QĐNDVN và những người lính đã tử thủ bảo vệ thành công Len Đao, Cô Lin và phần còn lại của Trường sa. Do những lẽ sau đây:
Trả lờiXóa- QĐNDVN không ngang hàng với lính vnch một quân đội bù nhìn đánh thuê của Mỹ. Giá trị khác nhau 1 trời 1 vực.
- QĐNDVN đánh thắng và bảo vệ thành công Len Đao, Cô Lin và phần con lại của TS. Chỉ có 1 bãi đá ngầm bị mất là Gạc Ma, Gạc Ma không có quân đồn trú. Các công binh VN đã lập "vòng tròn bất tử" ở đây, tất cả đều chết chung với bãi đá ngầm này. Như vậy QĐNDVN đã hy sinh đến người cuối cùng và giọt máu cuối cùng rồi mới để mất bãi đá ngầm Gạc Ma. Trong khi đó QLVNCH bại trận, trốn chạy, bỏ về để mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
- VNCH cũng như Quốc Gia Việt Nam trước 1954 về hình thức thì là giữ MNVN cho VN, nhưng về bản chất là giữ cho Pháp - Mỹ, để cho Pháp - Mỹ sử dụng. HS năm 1974 cũng vậy. Chiến tranh Việt Nam năm 1974 ở phía bên kia vẫn do Mỹ lãnh đạo cuộc chiến.
- Một quân đội anh hùng bảo vệ tổ quốc, có truyền thống đánh thắng hết giặc ngoại xâm này đến giặc ngoại xâm khác không nên cào bằng rồi gom chung vào với một quân đội phục vụ cho bọn đã rải bom và chất độc hóa học hủy diệt đất Việt, số lượng bom chúng rải xuống một mình VN nhiều hơn gấp 3 lần cả thế giới rải vào nhau trong 2 cuộc chiến tranh thế giới. Gây ra hàng trăm tội ác và thảm sát, giết người, đốt nhà, hãm hiếp phụ nữ và cả trẻ con, tiền dâm hậu sát họ. Hàng trăm cuộc thảm sát do Mỹ, VNCH, và đồng minh gây ra ở Miền Nam đã được cơ quan NARA của Mỹ bạch hoá và nhiều lần đăng trên BBC.
- Có quá nhiều tài liệu, nhân chứng sống Ta - Tây - Mỹ - VNCH - "lề phải" - "lề trái" - "quân đỏ" - "quân xanh" - "quân vàng", các hồ sơ giải mật của VN năm 1979 về quan hệ Việt - Trung, của Kissinger, McNamara để cho thấy 1 sự thật không thế chối cãi là chính Mỹ đã nhượng HS cho TQ năm 1974. Mỹ đã đẩy lính vnch ra cho TQ giết. Nguyễn văn Thiệu đã phản bội lính vnch ở Hoàng Sa. Gọi giật ngược trở về và ngăn chặn quân tiếp viện và truyền lệnh triệt thoái. Tốt thí không thể gom chung 1 rọ với những người chiến đấu giữ gìn biển đảo chính danh.
Sách mới của Huy Đức cũng cho biết việc này: "Cũng năm 1973, Khi Nixon thương lượng với Trung Quốc, nó ra điều kiện nếu Trung Quốc để cho Mỹ ném bom B52 ra miền Bắc thì Mỹ sẽ nhường Hoàng Sa cho Trung Quốc. (lời kể của bà Nga, vợ ông Duẩn, trích sách Bên Thắng Cuộc. Anh ở đây tức là bà Nga nói về chồng - ông Duẩn)