Bản đồ tỉnh Quảng Đông trong cuốn Postal Atlas of China xuất bản năm 1933. Phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc trong bản đồ này chỉ đến đảo Hải Nam. |
Bản đồ là tiêu chí để nhận biết cương giới lãnh thổ quốc gia. Những bản đồ hành chính Trung Quốc từ đời Tống đến đời Thanh mà ngày nay còn tìm thấy đã khẳng định giới hạn cực Nam lãnh thổ Trung Quốc đời nào cũng là đảo Hải Nam.
Trung Quốc là một nước có truyền thống vẽ bản đồ. Thời Chiến quốc các nước đều có bản đồ riêng của mình. Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc và từ các triều đại về sau đều có bản đồ Trung Quốc của niên đại mình.
Ngày nay, người ta còn có thể tìm thấy bản đồ Trung Quốc từ đời Tống về sau. Bản đồ nói ở đây là bản đồ hành chính, thể hiện cương giới lãnh thổ Trung Quốc đời nhà Tống (906 - 1279) còn để lại hai bản đồ khắc đá và một tập bản đồ lịch sử.
Bản đồ khắc đá gồm:
* Hoa di đồ (khuyết danh): Được khắc đá năm 1137, hiện còn lưu giữ ở khu bia đá Tây An. Bản đồ thể hiện hình thể Trung Quốc giống như hình thể Trung Quốc ngày nay. Phía Bắc là Vạn Lý Trường Thành, sông Hoàng Sa, phía Đông và Nam là biển, phía Tây là khu vực đầu nguồn sông Hoàng Hà, Trường Giang và sông Mê Công ngày nay. Điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Các nước láng giềng được ghi chú bằng lời giải ở vị trí tương ứng của nó (Phụ lục I).
* Địa lý đồ: Do Hoàng Thường vẽ khoảng năm 1189 - 1190, khắc đá năm 1247, được lưu giữ ở Học phủ Tô Châu. Hình thể Trung Quốc trên bản đồ này tương tự như "Hoa di đồ" đề cập ở trên, giới hạn cực Nam lãnh thổ Trung Quốc cũng là đảo Hải Nam.
Tập bản đồ lịch sử do Thuế An Lễ, đời Tống soạn vẽ (Theo "Trung Quốc đại bách khoa toàn thư"), do Tô Thức viết lời tựa. Tập bản đồ này có bản đồ từ đời thượng cổ đến đời Tống. Trong đó, bản đồ Trung Quốc đời Tống cũng chỉ vẽ đến đảo Hải Nam.
"Tha thướt" - người đẹp Ngọc Oanh |
Đời Nguyên (1206 - 1368) một bản đồ Trung Quốc cỡ lớn (7 x7 thước = 2,3 x 2,3 m) do Chu Tư Bản (1273 - 1333), một quan chức triều Nguyên vẽ trong những năm 1311 - 1320. Bản đồ này khắc đá ở Tam Hoa viện tại Thượng Thanh, được La Hồng Tiên sao vẽ lại, thu nhỏ thành sách và ấn hành năm 1561, mang tên Quảng dư đồ, bản đồ của Chi Tư bản được vẽ thu nhỏ trong Quảng dư đồ gồm bản đồ toàn quốc mang tên "Dư địa tổng đồ" và bản đồ 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh thời đó. Trên bản đồ toàn quốc phạm vi cương giới Trung Quốc, phía Bắc đến sa mạc Gô Bi, phía Nam đến đảo Hải Nam, phía Đông đến biển, phía Tây đến tỉnh Thanh Hải ngày nay. Bản đồ Quảng Đông cũng chỉ vẽ đến đảo Hải Nam.
Đời Minh (1368 - 1644) có Hoàng Minh chức phương địa đồ do Trần Tổ Thụ soạn vẽ, năm 1635, gồm bản đồ toàn quốc mang tên "Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ" và bản đồ 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh đời Minh.
Trên bộ bản đồ này, giới hạn cực Nam lãnh thổ Trung Quốc cũng đến đảo Hải Nam.
Đời Thanh (1616 - 1911) có nhiều bản đồ, nhưng đều được vẽ trên cơ sở "Hoàng dư toàn đồ" do các giáo sĩ phương Tây đo vẽ trên thực địa trong những năm 1708 - 1718, theo chỉ dụ của vua Khang Hy và được bổ sung hoàn chỉnh vào năm 1761 thời vua Càn Long. Bộ bản đồ gồm 103 mảnh, tỷ lệ 1/1.400.000, được đúc thành tấm đồng, in 100 bộ, lưu giữ trong cung cấm, thường gọi là "Nội phủ địa đồ".
Trên bộ bản đồ này, giới hạn cực Nam lãnh thổ Trung Quốc cũng là đảo Hải Nam (mảnh 102).
Các bản đồ hành chính Trung Quốc về sau đều vẽ theo bản đồ này, trong đó có Đại Thanh trực tỉnh toàn đồ (1862), Hoàng dư toàn đồ (1899) (Phụ lục II), Đại Thanh đế quốc toàn đồ (1905), giới hạn cực Nam lãnh thổ Trung Quốc vẫn không vượt quá đảo Hải Nam.
Bản đồ là tiêu chí để nhận biết cương giới lãnh thổ quốc gia. Những bản đồ hành chính Trung Quốc từ đời Tống đến đời Thanh mà ngày nay còn tìm thấy đã khẳng định giới hạn cực Nam lãnh thổ Trung Quốc đời nào cũng là đảo Hải Nam.
Sách cổ và bản đồ Trung Quốc đề cập ở trên đều là bằng chứng chứng minh một sự thật khách quan: Các quần đảo ở Biển Đông (Nam Hải) chưa bao giờ là lãnh thổ Trung Quốc.
Biendong.net
(Một số ảnh không liên quan đến bài viết)
Bữa cơm của những người vợ lính ở Quảng Yên. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét