Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Chân dung nhà văn Nguyễn Đình Thi (phần 2)

"Model" - Hot girl Kelly
Trời đất, những lý luận cao siêu này tới ngày nay cũng khó nhét vào đầu một ông Bí thư Huyện ủy huống hồ là chị đàn bà mù chữ, kiếm sống bằng chân tay. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Trong lúc cách mạng khó khăn, mấy anh tiểu tư sản đã chạy làng, đảng chỉ tìm được chỗ dựa ở công nhân thôi. 
Nhân vật thứ hai Khắc được xứ uỷ cho móc nối là chị Gái, công nhân xi măng . Đã là công nhân thì không thể có chuyện dao động, ngại khó, ngại nguy hiểm. Quả nhiên Khắc tới, chị Gái mừng lắm, bố trí nơi ở an toàn cho anh và hẹn: "Tôi đã báo tin anh về cho các đồng chí ở xi măng rồi. Các anh ấy mừng lắm và muốn gặp anh ngay…”. 
Thế là như cá trở lại nước, đồng chí phái viên xứ uỷ đã tìm được cơ sở đảng và bắt tay vào hành động. Lực lượng trung kiên của Đảng còn lại gồm toàn công nhân. Trí thức tiểu tư sản đố anh nào chen vào được. Đó không phải thực tế như vậy mà chính là “thực tại trong tiểu thuyết “bị đòi hỏi phải như thế. Giữa cái “đang là” và cái “phải là” , tất nhiên ông nhà văn chọn cái “phải là” thì mới thể hiện được tính đảng và tính giai cấp. 
Uốn nắn “thực tại” theo quy luật vận động của “cuộc cách mạng vô sản”, Nguyễn Đình Thi cố gán ghép “động lực cách mạng Việt Nam” cho mấy anh thợ xi măng, thợ mỏ thực ra là sai bét. 
Giai cấp công nhân Việt Nam ốm yếu ra sao, có thực sự hợp thành một giai cấp như định nghĩa kinh điển của Mác không, nhà lý luận mác xít Trần văn Giàu đã chỉ ra rất rõ trong công trình nghiên cứu của ông. Sự thực, lực lượng xách động và tổ chức quần chúng nổi dậy mùa Thu năm 45 phần lớn là trí thức tiểu tư sản hoặc trí thức quan lại đã bị chói loà bởi “thời cơ giải phóng dân tộc” và “sổ tay hướng dẫn làm cách mạng” được các học viên Đại học Phương Đông từ Liên xô đất nước của đồng chí Xít-ta-lin vĩ đại mang về làm cẩm nang hành động chứ chẳng phải do sức mạnh tự thân, “quật khởi” của giai cấp công nhân Hải Phòng, Hòn Gay. 
Nhân vật điển hình cho lãnh đạo có rồi, vậy còn quần chúng cách mạng ? 
Theo đúng bài bản “giai cấp công nhân hình thành phần lớn là do nông dân bị phong kiến bóc lột, bần cùng hoá phải lên thành phố kiếm sống mà trở thành công nhân, đội ngũ tiên phong của cách mạng..”, Nguyễn Đình Thi cũng đưa ra một nhân vật đúng khuôn mẫu như vậy. Đó là anh nông dân tên Côi, sống ở quê rất nghèo, yêu chị Quế, gái goá. Anh Côi phải đi phu 3 tháng rồi bỏ về Hải Phòng kiếm sống. Khi đã có một món tiền rồi, Côi trở về làng cưới chị Quế và nếu diễn tiến tiểu thuyết y như thế thì làm gì có anh Côi sau này thành cán bộ hoạt động trên thành phố. Chính vì vậy nhà văn đã phải cho chị Quế… chết đi bằng nguyên nhân ngớ ngẩn là đi mò cua giẫm mảnh sành về ốm mà chết. Vậy là anh Côi không còn cớ gì ở lại quê nữa, phải lên thành phố thành công nhân cách mạng thôi. 
“Quế thì đã chết rồi. Thôi, Côi không thể ở lại đây được nữa. Côi nhớ lại bao nhiêu chuyện anh đã thấy ở Hải Phòng, những chuyện làm cho anh và Mầm nhiều đêm nằm rì rầm bàn với nhau không sao ngủ được. Chưa biết phải đi đâu, nhưng Côi phải đi thôi . Đi để tìm một cái gì , chưa biết, nhưng hình như phải tìm thấy một cái gì, Côi mới sống được…”. 
Cái gì - đó chính là cách mạng. Là cái ông nhà văn dụng công dàn dựng để tất cả những ai nghèo khổ, nhưng ai bị áp bức trên thế gian này, đều sẽ gặp nó trên đường đời. 
Tính chân thực, tiêu chuẩn hàng đầu của nghệ thuật đã bị Nguyễn Đình Thi gạt qua bên để xây dựng cho được bức tranh hoành tráng về phong trào cộng sản ở Việt Nam theo một quy tắc nghệ thuật vị chính trị, dẫn tới một hiện thực phi hiện thực. Chính cái sai phạm chết người đó đã làm Nguyễn Đình Thi thật uổng công biết chừng nào khi vắt tâm não lên trên hai ngàn trang tiểu thuyết mà giá trị của nó chẳng được bao nhiêu. 
Xưa nay người ta vẫn cho rằng Nguyễn Đình Thi là “đứa con Hà Nội” bởi những tác phẩm ông viết về cái “quê hương tinh thần” của trí thức Bắc kỳ này. Ngày nay, mở đầu cuộc họp của các “Hội đồng hương Hà Nội” ở Sàigòn và các thành phố lớn phía Nam, người ta thường đứng cả dậy đồng thanh cất tiếng hát: 'Đây hồ Gươm, Hồng hà, hồ Tây…”. “Bài ca người Hà Nội “ của Nguyễn Đình Thi từ lâu đã trở thành bài hát chính thức của các hội đồng hương này. 
Nhưng đó chỉ là trong âm nhạc hay chính xác hơn trong duy nhất một bài hát. Tiếc thay trong văn chương, hay hẹp hơn, trong tiểu thuyết Vỡ bờ, mặc dầu đổ rất nhiều công sức viết về Hà Nội những năm 1940-45, Hà Nội của những “Hanoiennes”, của Thạch Lam trong “Hà Nội, 36 phố phường”, của Vũ Bằng trong “Thương nhớ mười hai”…; Nguyễn Đình Thi chỉ dựng được một Hà Nội méo mó bởi thiên kiến chính trị, nhìn đâu cũng thấy sự “phân chia giai cấp”, sự hằn thù thực dân, ý thức đạp đổ tiến lên làm cách mạng… 
Đọc những chương Nguyễn Đình Thi viết về Hà Nội, người ta nhận thấy ông đã tự giam mình trong những chuẩn mực rất thực dụng của cách mạng, tự ngăn mình không tới được những phong vị đặc trưng rất Hà Nội trong văn hoá, trong cái đẹp thuần khiết; tự biến mình thành một kẻ tục tử chối từ những hương sắc tế vi, vẻ lung linh mà đất kinh kỳ chỉ giành cho những đứa con đích thực của nó như Bùi Xuân Phái trong “phố Phái”, Hoàng Dương, Đoàn Chuẩn, Hoàng Giác… trong những ca khúc “rất Hà Nội”. 
“Một tối thứ bảy, nhà hát Tây có buổi biếu diễn long trọng của nữ sinh các trường học ở Hà Nội…” và Nguyễn Đình Thi đã nhìn “những tà áo dài trắng”, những “dáng kiều thơm” không phải vẻ đẹp của họ mà ở… thành phần xuất thân: "Về phía các nữ sinh người Nam thì ở đây cũng đã kén chọn các bậc hoa khôi trong hàng tiểu thư, lệnh ái các quan tuần, quan phủ hoặc các công thương gia, thượng lưu trí thức…”. 
Và ông dè bỉu: “Các nhà phê bình nghệ thuật trên mấy tờ báo Curiê hoặc Vôlônggiê cũng như Đông Pháp hay Trung bắc lại bàn nhiều về cuộc thi tài giữa hai trường phái nhạc và múa ở đất Hà thành văn vật: một bên là trường phái của vợ chồng giáo sư Rôbe dạy trường lytxê và bên kia là trường phái của trung tá Phécnăng chỉ huy đội kèn lính khố xanh và giáo sư nhạc trường nữ học An Nam…”. 
Nhà hát lớn thành phố Hà Nội được NĐT mô tả không kém “ riễu cợt ” vì nó là sản phẩm của “thực dân Pháp”: "Cái nhà hát làm theo kiểu thế kỷ 19 ở Pháp, đèn điện thắp sáng choang. Từ ngoài cửa chính vào, đã trải thảm đỏ cho đến tận cầu thang lên tầng giữa. Một xe ô tô đỗ sịch, cửa mở ra, lại có một ông Tây áo đen, nơ đen, một bà đầm mặc váy loà xoà, bước xuống và khoác tay nhau leo lên các bậc thềm, giữa sự chú ý của mọi người…” . 
Những ông tây, bà đầm này, sang thời hiện đại, ngay cả lúc sinh thời Nguyễn Đình Thi đã lại bỏ tiền chỉnh trang Nhà Hát lớn như một công trình văn hoá, một kỷ niệm của nền văn minh Pháp mang tới đất kinh kỳ vào thời người Hà Nội còn chưa nghe nói tới chủ nghĩa Mác và nước Liên xô thành trì của cách mạng thế giới cũng chưa ra đời. Tiếc thay cho ông nhà văn, Liên xô đã tan từ lâu mà cái Nhà Hát lớn thành phố Hà Nội do thực dân Pháp dựng nên, vẫn còn lại mãi. 
Thế còn “Khách đi xem hôm nay toàn là các nhà quý phái, bậc thượng lưu của đất Hà Nội" thì ra sao? 
Họ là “Một bà mặc áo nhung đỏ tóc uốn quăn, mặt phấn trắng như bột, đang cười cười và nói tiếng Pháp liến láu, đi sóng đôi với một ông tây to béo , râu mép đen rậm bước lên cầu thang. À… madam Ngọc Oanh đi với ông Giám đốc học chính Đông Dương . Ai không biết rằng bà Ngọc Oanh, bà đốc trường nữ học An Nam. Bạn của bà toàn là các quan tây cả. Đấy, như hôm nay, người An Nam có ai được lên tầng giữa đâu, vậy mà bà vẫn đàng hoàng được mời lên trên ấy.Con mụ có lẽ đã ngủ với gần hết các vị nguyên thủ Bắc kỳ . Lão thống sứ Satiền, nhân tình của mụ, mới về tây có hơn một tháng , bữa nay đã thấy mađam đi với lão này rồi…”. 
Oh Mon Dieu, lậy đức Mẹ Đồng Trinh, một phụ nữ ở cương vị cao quý là hiệu trưởng trường nữ học Hà Nội như trường Trưng Vương, trường Thanh Quan… mà lại phải mang thân đi ngủ với đủ các ông tây thì thử hỏi ở những công sở khác, các quý bà quý cô thời đó có còn ai không phải là điếm? 
Chẳng hiểu Nguyễn Đình Thi đã lấy nguyên mẫu ở đâu để đẻ ra cái nhân vật “bà đốc trường nữ học An Nam Ngọc Oanh" này hay chỉ là sự vu cáo bỉ ổi và trắng trợn, sản phẩm của “con quái thú" có tên là “tưởng tượng” được nuôi dưỡng bằng lòng căm thù “thực dân Pháp” và ghen ghét trí thức thượng lưu Hà Nội? 
Trong đám người đổ tới Nhà hát lớn xem nữ sinh biểu diễn toàn là các “quan tây” với “ các quan ta, áo gấm dài , khăn xếp, các quan bà tuy cao tuổi nhưng đều đánh phấn trắng lốp. Tất nhiên toàn là bọn hút máu mủ dân như “gia đình Nghị Khanh, mụ nghị, mụ tuần Vi, cậu tú Tường, cậu Cử Phát, đủ bộ…” và vợ chồng huyện Môn, được Nguyễn Đình Thi dụng công mô tả nhất. Đưa vợ đi coi hát ở Nhà hát lớn mà quan huyện trẻ, tây học này cứ hậm hực: "Giả thử Phượng chiều lão ta một lần đi nữa cũng có mất mát gì…Sao en ngu thế. Nói thế nào cũng không nghe. En ăn cơm của chồng thì cũng phải giúp chồng chứ. Ông huyện Môn cười nhạt. Chẳng qua là vô ơn bạc nghĩa, đồ bạc…bạc…”. 
"Đêm trăng" - tranh của họa sĩ Việt Anh
Quả thực cái thuật ngữ “bôi đen xã hội” mới xuất hiện thời Nhân văn Giai Phẩm và những năm về sau đã được Nguyễn Đình Thi sử dụng không phải như công cụ phản kháng của các nhà văn với thực tại đang diễn ra mà chính là để hạ thấp xã hội Việt Nam thời “phong kiến - đế quốc” một cách “xuất sắc”. 
Thế rồi buổi biểu diễn của nữ sinh Hà Nội tại Nhà hát lớn cũng bắt đầu: "Có hai đoàn thiếu nữ Pháp và Nam, các cô gái Pháp mặc váy trắng như bông tuyết, các cô gái nam cũng áo dài trắng, quần trắng. Tất cả đám bông hoa biết nói ấy đã cất tiếng lanh lảnh hát bài Macxâye…” . 
Cái thứ nhãn quan nhìn đâu thấy… "chính trị” khổ vậy. Nó làm cho nhà văn chẳng còn nhận ra vẻ hồn nhiên, tươi trẻ, giọng ca thánh thót của các cô gái Hà Nội , mà chỉ nhăm nhăm bôi bác “đám các quan ông, quan bà, các nhà trưởng giả ngồi xem chỉ nghe thấy tính tinh nhí nha nhi nhô, không hiểu gì, nhưng thấy hai cô đánh đàn mặc đẹp thế và uốn các ngón tay trắng muốt cứ cong lên cong xuống như múa trên cái đàn đắt tiền thì hẳn là đàn phải hay lắm…”. 
Rồi tới màn múa: “Các cô mặc váy ngắn cũn cỡn và mỏng tanh, nom thấy thân hình lồ lộ, dón đầu ngón chân chạy đi chạy lại, ngửa người ra uốn éo…”. 
Thì đúng là một cái nhìn khắt khe, đe nẹt của một anh cán bộ văn hoá cấp xã chứ không còn là của một nhà văn lớn với tâm hồn rộng mở đón nhận mọi màu sắc trần gian… 
Thế còn hình tượng “tiểu thư Hà Nội” - những “dáng kiều thơm”, những “đôi mắt huyền”, “những thiếu nữ buồn không nói”… đã được Nguyễn Đình Thi khắc hoạ như thế nào? 
Trong cả cuốn tiểu thuyết, khi viết về loại nhân vật loại này, ngòi bút của nhà văn dường như được “giải toả” khỏi sự lên gân cốt, sự bốc phét trong những trang viết về những nhà cách mạng và quần chúng cách mạng để khoan khoái, thích thú đi sâu vào cái xã hội “xanh xanh đỏ đỏ” tiểu tư sản mà ông phải lên án, cải tạo nó nhưng trong bụng lại ngầm thích thú nó. 
“Phượng đến trước tấm gương lớn. Ngực còn thở mạnh. Phượng đứng ngắm nghía cái cái dáng người trong gương. nàng giơ cánh tay tròn lẳn lên và nghiêng người nhìn những đường cong, rồi bỗng lột cái áo nịt, xem lại ngực của mình. Đôi vú tròn và rắn chắc như của một cô gái mười tám, đôi mươi, người Phượng vẫn trẻ nguyên như hồi chưa chồng, không ai có thể bảo cái tấm thân trong gương kia hai mươi sáu tuổi…”. 
Ông nhà văn có vẻ thích thú cái giấc ngủ nướng của người đàn bà đẹp đến độ mô tả nó thật tỉ mỉ: “Đã trưa lắm rồi thì phải. Qua cửa sổ, ánh sáng như nhức nhối vì không được ùa vào. Phượng cố nằm thêm mấy phút nữa, chăn và gối êm vuốt ve vào da thịt người đàn bà trẻ thoáng rạo rực và tự cười mình. Mình hư lắm, Phượng tự bảo…”. 
Trong đời tình ái của Phượng ít ra là có ba người đàn ông. 
Người trước hết là chồng của Phượng, huyện Môn, lấy nhau vì…chàng giàu. 
Người thứ hai là “người yêu đầu đời”, hoạ sĩ Tư, chia tay nhau vì…chàng nghèo, cả đời không chịu vẽ tranh đàn bà đẹp để bán “Người mẫu của Tư là những em bé ở góc phố, là một người đàn bà bán chuối… bà mẹ bác thợ giặt…”, ao ước “vẽ được những bức tranh lớn về đời sống trên sông Hồng Hà" (hẳn nhà văn được gợi ý bởi hoạ sĩ Nga Reepin trong tranh lớn “Những người kéo thuyền trên sông Vonga") sau này chắc chắn sẽ thoát ly làm cách mạng. 
Người thứ ba là hoạ sĩ Thanh Tùng - hoạ sĩ của tầng lớp trưởng giả, “hầu hết là vẽ những người đàn bà, những thiếu nữ, e lệ, mơ màng, mắt một mí dài và nhỏ kiểu “phương đông” đang xoã tóc ngồi đọc sách chữ nho hoặc đan áo bên một khung cửa sổ tròn hoặc bên một lọ hoa…”. Tất nhiên tranh của Thanh Tùng bán chạy ào ào, chàng trở nên giàu có, sống sang trọng và chính cái đó đã hút Phượng nhào tới với chàng như con thiêu thân, chỉ trong khoảnh khắc đã ngã vào tay chàng hoạ sĩ trưởng giả cắm sừng lên đầu chồng. 
Tiểu thư Hà Nội dưới cái nhìn “thiên kiến giai cấp” của Nguyễn Đình Thi trở nên hết sức tầm thường, hám của, dâm đãng, thiếu ý thức làm vợ. Đó là cái nhìn hẹp hòi của một anh chàng nghèo hèn, sống trốn lánh bất hợp pháp vì hoạt động cách mạng, đứng ngoài vỉa hè mà nhìn vào các gia đình gia giáo nên không tránh khỏi tức tối, ghen ghét. Sự thực, những tà áo trắng nữ sinh Hà Nội sống hồn nhiên, trong trắng và tử tế hơn nhiều những gì Nguyễn Đình Thi dụng công viết ra. 
Như thế liệu ông có đáng là đứa con yêu của người Hà Nội như nhiều người tâng bốc? 
Nữ sinh thì như thế, còn các thày cũng được ông nhà văn mô tả chẳng ra cái hồn gì. Trong trường có nhiều học sinh nhặt được truyền đơn của cộng sản và dâu trong người. Viên đốc học người Pháp bắt các thày đi khám: “Mấy ông giáo, mặt như chàm đổ đi làm việc của những tên mật thám. Phần đông họ khám qua quýt cho xong chuyện, nhưng cũng có một hai người bắt học trò cởi áo rũ túi cho lão đôc Tây nhìn thấy sự mẫn cán của những tên đầy tớ trung thành…”. 
Các thày An Nam đã “hèn” đến thế, tất nhiên các viên chức Pháp phải hung hăng tàn bạo: “Viên giám thị xấn xổ chạy xuống và lồng tới chỗ đám đông. Thấy một cậu học trò tay còn cầm tời giấy, y quát bằng tiếng Pháp: "Cái gì đây? Mày cầm cái gì đây? - Một cái tát mạnh làm cậu bé chúi đi. “Tao sẽ đuổi mày ra khỏi trường nghe không?”… Viên giám thị vẫn mặt đỏ gay, giẫm chân và hoa tay theo đám học trò: "Lũ ăn cắp. Tao sẽ đuổi hết chúng mày ra khỏi đây. Voay-u…”. “Bỗng có tiếng tát đôp đốp. Trong lúc mọi nguời chú ý cả vào cuộc khám thì viên đốc Tây đã ra đứng đằng sau các hàng xem xét và bắt được một học sinh năm thứ ba đang móc túi vứt đi một tờ truyền đơn. Y kéo tai đứa nhỏ lôi đi sênh sệch…”. 
Hiệu trưởng và giám thị kiểu này chắc không phải ở các trường Albert Sarraut, Puginier, Sainte Marie… tại Hà Nội thời đó mà chắc là ở… Nam Vang nơi ông nhà văn đã sinh ra và lớn lên chăng? 
Trong giới nghệ sĩ Hà Nội, Nguyễn Đình Thi đưa ra hai nhân vật khá độc đáo. Một chàng nhạc sĩ tên Toàn không rõ vì sao mang tâm trạng: “Tôi sống trên đất nước tôi mà vẫn là người không có Tổ Quốc. Cho đến nỗi trong âm nhạc, tôi cũng không có quê hương…”, “Lưu đầy và quê nhà” là đề tài lớn cả chục năm sau nhà văn Pháp Albert Camus mới đề cập tới, nhưng “lưu vong ngay trên Tổ quốc mình” lại được ông nhà văn cài vào lời lẽ nhạc sĩ Toàn mà không dẫn dắt từ cảnh ngộ nào đưa tới khiến nhân vật cứ như “nhảy dù" vào truyện để phát ngôn cho tác giả về nghệ thuật Việt Nam: “Hàng ngày tôi đánh những bản đàn rất hay, nhưng khong có bản đàn nào mang tâm hồn của quê hương tôi. Tôi muốn viết ra những bản nhạc Việt Nam, nhưng từ ý muốn đến sự thực còn cách xa nhau xa quá. Và trong việc làm này, tôi còn quá lẻ loi, người xung quanh, bạn bè tôi không khuyến khiách mà lại dèm pha tôi nữa. Bao giờ có được một nền nhạc mới của dân tộc tôi…”. “Một nền nhạc mới” của dân tộc theo ông Nguyễn Đình Thi chắc phải chờ đến sau cách mạng tháng Tám mà thực ra ngay từ 1937 Nguyễn Văn Tuyên đã có “Kiếp hoa” rất Việt Nam, rồi sau đó Nguyễn Văn Thương, Đặng Thế Phhong, Nguyễn Xuât Khoát… đã sáng tác những ca khúc mới rất dân tộc, đã nhanh chóng đi vào và ở lại trong tâm hồn người Việt, có tuổi thọ và miền đất sống không một bài ca cách mạng nào sau này sánh nổi. Tới đây phải mở ngoặc giá như đảng cộng sản cướp được chính quyền từ năm 1930 thì chắc chắn chúng ta không có nhạc tiền chiến, không có "con thuyền không bến", "Giọt mưa thu", "Đêm đông"... May thay, mãi tới 1945 cách mạng mới thành công và mãi năm 1950 văn nghệ Diên An mới nhập khẩu được vào VN để biến văn học nghệ thuật thành một thứ sản phẩm của... công, nông, binh. 
Chàng nhạc sĩ tên Toàn gặp nhà báo già người Pháp viết báo Tương lai Bắc kỳ, đám người làm trong tiệm rượu thường gọi là “Tây quăng”. Ông Tây này gặp được nhạc sĩ Toàn, chẳng hiểu sao lên cơn “chửi nước Pháp” tàn cơn giá lạnh: "Tất cả tụi chúng nó (Tây quăng khoát tay chỉ những cái ghế không có người ngồi trong tiệm rượu), lúc ấy, chúng nó ở đâu, hà, tôi hỏi anh, bấy giờ chúng nó ở đâu?… Anh tưởng tôi không thể ăn cắp, buôn culi cao su hay là xin cắm đất làm chủ đồn điền như chúng nó à? Ai da da… Tong, nước Pháp tong rồi, chúng tôi ở đây cũng tong. Chúng tôi là một nước già rồi, xuống dốc rồi, chúng tôi sướng quá, giàu quá cho nên không thể đánh nhau được…”. 
"Venus" - siêu mẫu đồ lót châu Âu
Cái lối nhìn nước Pháp “tong rồi", “xuống dốc" rồi… chính là nằm trong “giả thuyết mác xít” về sự giãy chết của chủ nghĩa tư bản. Chỉ tiếc Nguyễn Đình Thi không còn sống tới bây giờ để chứng kiến nước Pháp đã "xuống dốc” tới đâu? 
Nhạc sĩ Toàn còn một cô bạn nhạc sĩ người Nga Nina lưu lạc từ Nga sang Pháp rồi sang Việt Nam. Cùng cảnh nghèo, cùng kéo đàn trong một tiệm rượu, Toàn và Nina từ tình bạn dần dà dẫn tới tình yêu. Tìm được một nửa đích thực của mình, lẽ ra hai người có thể tạo dựng hạnh phúc chung một sự nghiệp, chung một mái nhà, tiếc thay cái “nhân sinh quan cách mạng” của ông nhà văn không để yên cho người ta sống, cho người ta hưởng hạnh phúc lứa đôi, ông “thổi” vào lòng cô Nina “ngọn lửa của lòng yêu nước” cháy đùng đùng đến độ cô từ bỏ tình yêu, liều mạng “ tìm về Tổ Quốc: “Không biết tôi có thể được sống mà về thấy lại mảnh đất thiêng liêng của tôi không?". 
Và hạnh phúc của tình yêu chẳng hiểu sao lại chịu thua cái mong ước “cứ nghĩ là một ngày tôi sẽ lại đưọc đặt chân lên đát Nga, được cúi xuông hôn mảnh đất quê hương thế là tôi lại thấy như cái cây khô đang sống lại khi mùa xuân đến…”. 
Lòng yêu nước tác giả gán cho cô gái Nga ghê gớm chưa? Chẳng hiểu sao cái nhà cô Nina này đang yêu và được yêu mà lại như cái cây khô và phải nhờ tới lòng yêu nước mới sống lại. Nhưng liệu cô có biết rằng đất nước Nga lúc đó đang rên xiết dưới chế độ độc tài Staline đã giết chết biết bao nhiêu là văn nghệ sĩ như cô không? Điều này ông nhà văn biết rõ; có điều ông phải dấu không cho nhân vật của ông biết để sự tìm về Tổ quốc của cô được hợp lý, nếu không , người ta cười ông bốc phét… 
Qua những gì mà ông NĐT mô tả giới “thượng lưu trí thức Hà Nội”, người ta có thể thấy những người này khó mà “giác ngộ tư tưởng” đi theo cách mạng. Bởi thế, ông cán bộ cộng sản Khắc chỉ có thể rọi ánh sáng của Đảng vào đám dân lao động vốn dĩ chỉ thiết cốt với miếng cơm manh áo hàng ngày. 
“Họ từ các làng mạc, các xóm chài chung quanh ven sông, các ngõ phố khu Gia Lạc viên, Hạ Đoan, Máy Tơ, ở một góc ngoại thành lam lũ của Hải Phòng, đêm nay từng nhóm nhỏ, nhóm nọ không biết nhóm kia, nhưng theo một đường dây chỉ có họ biết , cùng kéo nhau ra đây để họp “mét tinh”. 
Xưa nay sách động quần chúng xuống đường làm cách mạng nhất trong lúc thoái trào, mật thám tăng cường khủng bố, người cán bộ tuyên truyền thường khoét sâu vào những thiệt thòi, bất công gắn trực tiếp với đời sống hàng ngày dễ thấy - ở đây là chuyên tăng ca, tăng kíp, lương thấp, quỵt lương… để khơi gợi lòng bất mãn, căm tức mà vùng lên. 
Ông cán bộ Khắc không làm được thế , chắc ông chưa đi sâu đi sát vào đời sống công nhân, ông chỉ nói chuyện ngoài xã hội. "Khắc nói về sưu cao thuế nặng… Ngoài ra, tụi Tây cho bọn tay sai đeo cái mặt nạ “Pháp Việt bác ái hội” bày ra các chợ phiên, chụp ảnh, đá bóng, lạc quyên ở khắp mọi nơi để làm tiền nhân dân ta…”. 
Rồi ông lại tố cáo tội ác của Pháp với người cách mạng: “Tụi đế quốc Pháp lùng bắt những chiến sĩ cách mạng, chúng nó cấm hết sách báo bênh vực quyền lợi cho nhân dân, chúng nó bắt giải tán các hội ái hữu lao động để giật lại từng quyền tự do nhỏ nhất mà chúng phải nhả ra khi trước…”. 
Tuyên truyền vận động kiểu này là “đánh chưa trúng vào tâm tư nguyện vọng quần chúng”, bởi lẽ những chuyện “chợ phiên, đá banh, lùng bắt chiến sĩ cách mạng, cấm sách báo…” đâu phải là chuyện thiết cốt sinh tử của những người lao động đang ngồi nghe ông cán bộ diễn thuyết. 
Sau cùng, chưa biết những người nghe đã “thấm nhuần” tới đâu, ông cán bộ Khắc đã vội vàng hô hào: “Không tranh đấu thì chết. Tranh đấu thì may ra mới sống được. Nếu chúng ta đoàn kết, tổ chức nhau lại thì tranh đấu được. Chúng ta cùng cảnh ngộ, người này tranh đấu thì người kia ủng hộ, xưởng này tranh đấu thì xưởng khác ủng hộ, làng này tranh đấu thì làng khác ủng hộ…”. 
Ấy thế, cứ hô hào “tranh đấu”, "đoàn kết” chung chung vậy thì rồi quần chúng biết xoay xở ra sao? “Đấu tranh với ai? Đòi cái gì? Đoàn kết thế nào…” - toàn những câu hỏi bức thiết chưa được trả lời mà đã kêu gọi theo kiểu “vô sản thế giới liên hiệp lại”. “Đừng có để cho tụi đế quốc Pháp nó phỉnh phờ, lừa dối, nhồi sọ mình mãi. Đứng có giúp đỡ cho nó một người lính nào, một đồng xu nào. Rồi đây, khi nào thời cơ đến, thì nhân dân ta sẽ vùng lên , quật đổ chúng nó xuống, giải phóng cho đất nước mình giành lại chính quyền về tay mình không làm nô lệ nữa… Ngày ấy rồi sẽ đến…”. 
Không hiểu trong thực tế những người cộng sản vận động quần chúng ra, nhưng cái kiểu hô hào “chính trị suông" như Khắc thật khó có người nghe theo ông: "Anh chị em cố đi tìm Đảng, chỗ nào nghe có Đảng thì tìm đến…”. Trong thực tế, khi đảng hứa hẹn nhiều quyền lợi người ta mới tìm tới, còn mới trứng nước, đầy những hiểm nguy thế này thì “đảng phải tìm tới dân" chứ. 
Với “cán bộ” trong “cơ quan” như chị Gái (thường được nói tắt là xê quy), Khắc thường xuyên dậy chị “học đọc, học viết, 4 phép tính” và huấn luyện chính trị: “Và cứ những tối chị đi giao thông về cơ quan, thì anh lại giảng chính trị cho chị. Học ra vườn tối, có khi ra một cái gò giữa đồng, Khắc ngồi trong tối nói lầm rầm cho chị nghe. Anh nói về chủ nghĩa cộng sản, về Mác Lênin, về chủ nghĩa duy vật, thặng dư giá trị về những nguyên tắc tư tưởng và tổ chức của Đảng…”. 
Trời đất, những lý luận cao siêu này tới ngày nay cũng khó nhét vào đầu một ông Bí thư Huyện ủy huống hồ chị đàn bà mù chữ, kiếm sống bằng chân tay: “Cũng có buổi, anh kể chuyện Liên bang xô viết, cả người kể lẫn người nghe đều thả trí tưởng tượng bay tới cái đất nước xa xôi mà họ chưa từng thấy bao giờ nhưng lúc này lại gần gũi nhất với mơ ước của họ…”. 
Vẽ ra “thiên đàng hạ giới” ở Liên xô xa xôi làm “bánh vẽ” kich động người dân làm cách mạng là một thủ đoạn chính trị” quen thuộc của những người cộng sản từ khi còn trong bóng tối. Và tất nhiên nhắm mắt tin theo dễ dàng chỉ những người “thất học”, đầu óc đơn giản như chị Gái , còn trí thức thành phố thì khó. Quả nhiên “Qua mấy tháng, Khắc định tìm một người giao thông thay chị Gái và giao cho chị nắm hẳn mấy huyện ngoại thành rồi sẽ đưa chị vào Thành uỷ…”. 
Nhà văn Nguyễn Đình Thi quả đã dựng nên một chân dung cán bộ vượt cả những hình dung thông thường. Hoá ra để trở thành cán bộ lãnh đạo cỡ thành uỷ, một chị nhà quê thất học chỉ cần tối ra vườn tối cán bộ “lầm rầm” giảng chính trị để rồi vài tháng sau đã lãnh đạo cả mấy huyện ngoại hành. 
Vậy mới biết "chuyên môn" làm nghề "cách mạng chuyên nghiệp” thực ra chẳng có gì ghê gớm, chỉ qua vài tháng nghe gỉ tai là “nghiệp vụ tay nghề” đã thành thạo. Thực ra vốn liếng kiến thức của mấy ông cán bộ chuyên nghiệp như Khắc, Lê, Cảnh… cũng chỉ sơ sài có thế. Bởi lẽ cái nguồn tri thức để bồi bổ cho học vấn của mấy ông quẩn quanh chỉ vài cuốn sách. Dưới đây là gói sách ông Khắc đã chôn ngoài vườn sau nhà, nay nhờ cô em gái đào lên để đưa cho anh cán bộ tên Cảnh: “Lênin: Nhà nước và cách mạng - Lênin: Bệnh ấu trĩ của chủ nghĩa cộng sản. Angghen: Ông Đuyrinh làm đảo lộn khoa học. Mác và Angghen: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản - Xtalin: Những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin - Các Mác: Tư bản - Quyển thứ nhất - Lênin… Hai chiến thuật…” 
Tất cả kho lý luận chỉ có thế, toàn những lý thuyết xa của mấy ông rậm râu mãi bên kia bán cầu, xa lạ, chẳng dính dáng gì tới mấy bác nhà quê An Nam ốn bị tây đá đít thì cùng lắm chửi thầm trong bụng. Ây thế nhưng nó lại là của báu, sách gối đầu giường của mấy anh cán bộ cộng sản. 
Lớp mầm.
“Tay anh cán bộ vẫn giở nhanh những cuốn sách giấy đã vàng và còn ẩm hơi đất. Cánh mũi phập phồng hít cái mùi mốc nhạt nhạt phảng phất từ những trang giấy bay lên. Đôi mắt anh to và sáng ngước nhìn Quyên như thầm thốt lên: Sao ở đây lại có cái kho tàng quý như thế này. Đây là ánh sáng mà bao nhiêu người lần mò trong đêm tối đang đi tìm, đây là cơm là áo, đây là thuốc súng sẽ làm nổ cái xã hội tàn ác và nhơ bẩn này cho mọc lên một cuộc đời mới…”. 
Thật đáng lo những cuốn kinh Coran cách mạng cao siêu này làm sao chui được vào đầu mấy bác nông dân An Nam vốn quen ứng xử bằng những kinh nghiệm thực tiễn qua ca dao tục ngữ lưu truyền đời này sang đời kia chứ chẳng phải do những giáo lý trừu tượng. Chẳng hiểu bằng cách nào những người cộng sản có thể “quán triệt” cho những quần chúng thất học như chị Gái, cô An, cái Xoan, anh Côi… hiểu được thế nào là quy luật tất yếu, là thặng dư giá trị, là chiến lược chiến thuật… những khái niệm cao siêu với ngay bản thân các cán bộ. 
Vậy các nhà cách mạng mác xít Việt Nam có thực học được và thực hiện được lý thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin, hay chỉ vớt được cái váng của nó qua một số tài liệu biên dịch sơ sài hoặc lược thuật đơn giản cho phù hợp với đại chúng. 
Và thắng lợi của họ liệu có phải là sự toàn thắng của tư tưởng Mác- Lênin hay chỉ là vận dụng “tài tình” các “thủ đoạn chính trị” trong đó bạo lực là phương tiện hàng đầu để giải quyết mọi vấn nạn trên đời bất chấp sinh mạng cả chục triệu con người, tạo nên một bi kịch vĩ đại là tát cạn biển Đông chỉ nhận được về một… giọt nước mắt. Thay vì đánh thắng “hai đế quốc to”, người Thái Lan đã khôn khéo tránh được hai cuộc chiến, và như vậy phải chăng họ kém “vinh quang” hơn người Việt Nam? Cái ý nghĩa khách quan của “Vỡ bờ” quả thực đã phản lại chính tác giả trong mưu toan dùng nghệ thuật tiểu thuyết làm sai lệch sự thực của lịch sử . 
Một trong những hoạt động cốt lõi của ông cán bộ Đảng cao cấp Khắc là in ấn và tán phát tài liệu tuyên truyền cộng sản. Nào “bản Tuyên cáo quốc dân “ của thành uỷ Hải phòng trong một đêm đã được rải và dán ở các khu phố nội thành báo tin cho nhân dân biết Đảng vẫn có mặt và kêu gọi chống phát xít , chống chiến tranh đế quốc …” nào “tờ báo Tia Lửa cơ quan của Đảng cộng sản vùng biên ra số đặc biệt bốn trang, in 700 số, trên trang nhất có vẽ hình Lênin…” rồi “ những tài liệu nhỏ tóm tắt chủ nghĩa Lênin cùng với mấy nghìn truyền đơn bươm bướm…”. 
Cả một khối lượng tài liệu lớn như vậy một mình Khắc làm sao mà xoay xở? 
Trước hết ông “tuyên truyền được một anh thợ in tên Lập”. Thế còn xưởng in? Câu chuyện ông nhà văn đưa ra có thể coi là là một “huyền thoại” theo kiểu “tay không bắt giặc, biến không thành có, biến khó thành dễ" quen thuộc của các nhà tuyên truyền cách mạng. 
Để tìm địa điểm in, Khắc để ý tới ngôi nhà nhỏ của anh thợ cạo tên Kênh. Thoạt đầu “Khắc bắt đầu chú ý đến Kênh vì thấy ở cái hòm thợ cạo, khi mở ra, bên trong nắp có dán một tấm bản đồ thế giới mà chỗ Liên xô lại tô màu đỏ”. Yêu Liên xô vậy chắc phải là người ủng hộ cộng sản, chắc có thể bắt quen làm người “của mình”. 
Chỉ một câu ca ngợi đất nước Liên xô, anh thợ cạo đã được cách mạng tin ngay và chọn ngôi nhà nhỏ xíu của anh làm Xưởng in bí mật. Cả xưởng chỉ có anh thợ in tên Lập với “hòn đá, hai cái ru lô, mấy hộp mực in và cả một bát chữ…”. Người và phương tiện in ấn chỉ có thế mà in ra nào báo, nào sách, nào truyền đơn thì quả thực chỉ những người cộng sản trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Thi mới làm nổi. 
Các nhà văn cộng sản thường đối lập tình yêu mà họ coi là “hạnh phúc cá nhân” với “sự nghiệp cách mạng” và kết cuộc chiến sĩ cộng sản bao giờ cũng hy sinh tình yêu chọn lý tưởng cách mạng. Tuy nhiên cái “đạo đức khắc nghiệt” này chỉ có hiệu lực vào những năm đầu đi theo cách mạng, còn vào thời kỳ những năm 1970 Nguyễn Đình Thi viết “Vỡ bờ”, nếu “nhăm nhăm gạt bỏ tình riêng mưu hạnh phúc chung” vậy e rằng bị chê là “công thức”, biến người cộng sản thành người máy không tim, bởi vậy ông nhà văn mới sắp xếp cho anh cán bộ cộng sản Khắc trong một lần gặp gỡ An, em Gái đã không cầm được lòng, đã vượt rào đạo đức cách mạng “ăn nằm với cô trong suốt một ngày”. Rủi thay, ngay sau cái ngày tràn trề hạnh phúc đó, Khắc đi gặp một cơ sở cách mạng, bị chỉ điểm và bị bắt. 
Tất nhiên để bù lại “khuyết điểm sinh hoạt” hủ hoá với em gái cơ sở cách mạng, ông nhà văn phải đề cao hết mức ý chí bất khuất của Khắc trước mọi đòn tra tấn dã man của mật thám Pháp nhằm làm phong phú và sinh động chân dung người anh hùng cộng sản. Đó là thủ pháp đen trắng (“contrast”) thường thấy trong tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa; khi muốn làm bật tính cách dũng cảm của nhân vật anh hùng, các nhà văn thường cho anh ta mắc tí tí khuyết điểm trong sinh hoạt như “văng tục”, “nhớ mẹ quá trốn về một buổi”… 
“Sau hơn chục trận tra tấn chết đi sống lại, Khắc đã yếu quá, không thể đứng lên được . Hai ngón tay cái bị dây cứa gần đứt hết thịt, vào đến tận xương, sưng tấy lên đau buốt suốt ngày đêm…”. 
Bị tan nát thân thể, thập tử nhất sinh vậy nhưng Khắc nhất định không khai nửa lời thì cũng còn có thể chấp nhận là có thật được, nhưng không hiểu sao khi bị khiêng về xà lim, anh vẫn còn đủ sức “giác ngộ tư tưởng" cho anh “gác ngục trẻ” thì mới là truyện thần kỳ.
“Từ hôm đó anh “xì cút" cứ đến tua gác đêm là không quên mở cửa xà lim cho Khắc ra ngồi thở chừng mười lăm phút, nửa giờ . Những lúc ấy anh ta thường đứng cạnh nói chuyện với Khắc. Anh ta có vẻ suy nghĩ, những lúc nghe Khắc nói về đời sống ở Côn Đảo hoặc kể lại truyện tiểu thuyết “Người mẹ” của Gorki…”. 
Chẳng hiểu sao mật thám Pháp độc ác vậy mà lại bố trí lính gác xà lim hiền lành thế và cũng chẳng hiểu sao Khắc bị đánh, tra điện gần chết như vậy vẫn còn đủ sức kể chuyện tiểu thuyết “Người mẹ” của nhà văn Liên xô mới tài. Rồi một anh bạn tù “tên là Mầm đưa nắm cơm tù vào, Khắc tranh thủ lên lớp: “Anh bây giờ là đi vào con đường cách mạng rồi chứ còn gì nữa. Muốn làm cách mạng thì phải học. Anh học đọc, học viết đi. Nhờ anh em biết chữ bảo cho. Tối nay, lúc nào anh vào đây, tôi nói chuyện về cách mạng cho mà nghe…”.
Thật cứ như Khắc có phép thần thông, luyện công trị thương tới mức thượng thừa, chỉ trong khoảnh khắc anh đã từ cõi chết trở về, không những hồi phục sức lực, vượt qua đau đớn mà còn kể chuyện, ca hát và cả lên lớp chính trị nứa.
Cứ “bốc phét” như thế ông nhà văn quên bẵng đi rằng tính chân thực mới là giá trị hàng đầu của nghệ thuật của tiểu thuyết.
Không giống cán bộ cộng sản sau một thời gian tù đầy đều được trở về và còn sống cho tới tận ngày nay với bao đặc quyền đặc lợi, sau khi bị bắt ở Hải Phòng, Khắc được đưa về Hà Nội tỏ rõ khí phách trước quân thù: “Tôi không có gì để nói thêm với ông cả. Ở hàng ngũ cách mạng, cũng có một vài kẻ hèn nhát hoặc phản bội. Nhưng các ông đừng lầm tưởng như vậy là các ông thắng. Chúng tôi là đảng viên cộng sản, chủ nghĩa chúng tôi cho chúng tôi thấy rõ tương lai. Các ông sẽ không còn , nhưng đất nước chúng tôi sẽ độc lập, chủ nghĩa cộng sản sẽ được thực hiện vì đó là mong muốn của hàng triệu người”. 
Và ông đã hy sinh thật anh dũng: “Lanéc cúi xuống, bấm đèn pin vào mặt Khắc. Trong vệt sáng, hiện rõ những đám máu ộc từ miệng Khắc chảy vòng quanh đầu anh. Máu đỏ sẫm nóng hổi rỏ giọt từ trên sàn gỗ xuống nền xi măng. Khắc đã tắt thở…”. 
Thật tiếc cho những người đã đổ máu hy sinh cho lý tưởng như Khắc, bởi lẽ nửa thế kỷ sau, “đất nước quả có độc lập” nhưng “chủ nghĩa cộng sản “thì vĩnh viễn chẳng bao giờ được thực hiện và buồn thay sự rũ ra khỏi nó mới chính là mong muốn của hàng triệu người. Vào những năm 1990 , khi cả khối xã hội chủ nghĩa Liên xô và Đông Âu đã sụp đổ, “cộng sản chỉ còn như một thiên đàng đã mất”trong con mắt mọi người, kể cả Nguyễn Đình Thi, vậy mà ông nhà văn còn viết được những dòng “tin tưởng” như trên thì quả thực ông tự lừa dối chính ông và lừa dối cả mọi người.
Cái còn để lại sau khi Khắc chết không phải là gương hy sinh , bất khuất mà chính là… hòn máu của anh trong bụng An - cô người yêu anh đã chung sống chỉ một lần duy nhất trong đời: “An tự nhiên sờ lên bụng. Một cái gì rất lạ lẫm. An cảm động, rung hết người. Đúng rồi. Đến hôm nay đã quá ngày gần một tháng rồi. An đã có mang…”.
"Hướng nội" - người đẹp Trung Quốc
Sau cái chết của người cộng sản, phong trào cách mạng cũng như nội dung của cuốn tiểu thuyết chùng hẳn xuống, mất hẳn cái mạch liên tục, sôi nổi trước đó. Một phần năm còn lại của cuốn sách chỉ còn diễn tả những nhân vật “quần chúng” mà trước đó vì mải mê tập trung vào nhân vật cán bộ cộng sản, ông nhà văn đã buông lửng chúng.
Trước hết là thầy giáo Hội được nói tới khá nhiều ở đầu truyện. Thày giáo Hội giống y chang thầy giáo Thứ trong “Sống Mòn” của Nam Cao. Cũng mòn mỏi trong một trường tư thục rồi bị thất nghiệp vì chiến tranh xảy tới, cũng nặng gánh vợ con trong thời buổi gạo châu củi quế mà rời tấm bảng đen với cục phấn trắng ra chẳng còn biết làm gì: “Hội biết làm gì để nuôi lấy thân mình, chứ đừng nói gì đến nuôi vợ con . Hội lại sắp ăn bám vào Thảo, Thảo đã khổ đến như vậy rồi, mà sẽ còn phải nhịn ăn nhịn mặc nữa và Thảo với cả con Hiền sẽ lại gò lưng xay lúa, giã gạo, sàng sẩy, chắt bóp bán từng bơ cám, từng nải chuối xanh , từng cây kim sợi chỉ để lo lấy bữa cơm bữa cháo…”. 
Tuy nhiên “giáo Hội” của Nguyễn Đình Thi có khá hơn “giáo Thứ” của Nam Cao đôi chút ở chỗ thất nghiệp trở về làng xoay ra…viết văn: “Thế là ngày ngày anh ngồi trong cái chái đầu nhà , vừa ôm cái tí Vân, vừa viết giấu giếm. À, nếu viết như các ông Victo Hugo hay là Tolstoi thì chẳng dám màng, chứ còn như những chuyện “chàng chàng nàng nàng “lâm li giả dối và chán ngoét đầy dẫy trên báo sách thì làm gì chàng chẳng viết được?”. 
Hoá ra cái khả năng tiên tri, thấu thị, dự báo của nhà văn Nguyễn Đình Thi thật đáng nể, bởi lẽ cho tới tận bây giờ, thời đại bùng nổ của cách mạng tin học - cái tình trạng “ lâm li giả dối và chán ngoét đầy dẫy trên báo sách” vẫn còn tiếp diễn dài dài trên cả nước.
Nhân vật tiếp theo được nhắc lại là hoạ sĩ Tư vốn là người yêu của cô Phượng đài các, vợ của tri huyện Môn. Nếu như hoạ sĩ Thanh Tùng hái ra tiền bằng những bức tranh thời thượng thì hoạ sĩ Tư cứ nghèo rớt mồng tơi “hàng ngày phải tính từng hào, từng xu và nhịn tất cả mọi thứ làm thế nào giành giật với cuộc sống từng bữa ăn, từng thức vải, hộp màu để vẽ…”. Người còn quan tâm tới Tư chỉ còn có cô gái điếm tên Bích, mua cốm tới cho anh ăn, có nhạc sĩ Toàn, sau khi cô gái Nga Nina bỏ anh ra đi, anh năng tìm tới hoạ sĩ Tư rủ rê: "Tao chịu mày, không còn biết gì đến chuyện gì ngoài cái giá vẽ của mày. Ngoài phố người ta đã nhớn nhác cả lên. Mày không biết chính phủ Pêtanh vừa ký với Mãtuôka ở Tokyo một hiệp ước về Đông Dương rồi à?”. Quân đội Nhật bản ở Quảng Tây bây giờ đang đòi vào bắc kỳ ngay. Có thể nổ súng không chừng…”.
Nghe lời nhạc sĩ Toàn, hoạ sĩ Tư tạm rời cái giá vẽ để lang thang xuống phố. và thế rồi “Hình ảnh người đàn bà bế con ngồi trên bọc chăn màn với cô gái đeo cái tay nải nâu ở bến xe điện lại hiện lên trước mặt Tư. Anh phải vẽ bức tranh ấy…”. Sau chuyến “đi thực tế” bến xe, bến tàu, nhà ga… Tư bỗng cảm thấy “Một cái gì đây sẽ đến.. Hôm nay Tư đã thấy phía bên kia (quân Pháp) đang đổ nhào và tan rã như thế nào ? ”Quân hồi vô phèng…” - những con mắt len lét và hằn học của đám lính bị thương ở Lạng Sơn về. cái cảnh tây đầm chí choé trên con tàu đi Sài Gòn. Một cái gì đây sẽ đến…”. 
Một cái gì sẽ đến, tuy nhà văn không nói toạc ra, nhưng ai cũng hiểu ông muốn nói tới… cách mạng. Một cuộc cách mạng “long trời lở đất” đang tới mà ngay đến anh hoạ sĩ suốt ngày ngơ ngẩn với màu với hình cũng đã cảm nhận thấy.
Cái thành phần rồi đây sẽ tan rã khi cách mạng nổ ra - tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản, thượng lưu…cũng được tác giả nhắc tới tất cả những “xấu xa, bệnh tật" của nó. Nào cậu Tường, con trai nghị Khanh, cậu Thúc, con trai chủ đồn điền cưỡng dâm cô thôn nữ tên Thơm; nào cô Nguyệt, con gái nghị Khanh, bị đám con quan đẩy vào buồng , “đánh táp lô” đến mang bầu phải đi nạo, nào nghị Khanh nẫng vợ bé của ông bạn Quảng Lợi… Cả một xã hội bốc mùi xú uế đang như con cá nằm trên thớt chờ cách mạng tới để được hoá kiếp. 
Hơn 500 trang phần I “Vỡ bờ", Nguyễn Đình Thi đã dàn ra hàng tá nhân vật từ thượng lưu quý tộc, tư sản - địa chủ như nghị Khanh, vợ chồng huyện Môn, Phượng, Hằng, hoạ sĩ Thanh Tùng… tới giới lao động bình dân như giáo Hội, hoạ sĩ nghèo Tư, làm thuê Gái, An…, các cán bộ hoạt động cách mạng Khắc, Lê, Cảnh… Tuy nhiên, ngoài ông cán bộ cộng sản Khắc đã chết do đòn tra tấn của Pháp, hầu như toàn bộ nhân vật vẫn sống hết ngày dài lại đêm thâu, phận số vẫn vậy, chẳng đổi thay, cứ như bị trưng ra đó mà chẳng biết đưa đi đâu đi về đâu.
Cho dù xã hội nảy sinh nhiều sự kiện nóng bỏng, nào Nhật Pháp bắn nhau, nào cách mạng bị đánh phá, thoái trào khắp nơi nơi, nào công nông bị bóc lột và sống lầm than… nhưng vẫn chưa biến cố nào rơi vào mỗi cá nhân tạo nên đột biến để đám nhân vật Nguyễn Đình Thi bày la liệt đó có cơ hội trở thành nhân vật của tiểu thuyết. Hay nói rõ hơn, tiểu thuyết đã “đi” được cả 500 trang mà phần lớn nhân vật vẫn “tại vị”, vẫn chưa bị đẩy vào cảnh ngộ để từ đó bật ra tính cách của riêng nó.
Cuối phần I, ông cán bộ Thành uỷ Khắc hy sinh, vậy ngay đầu phần hai ông nhà văn phải cho người khác thay thế. Người đó chẳng phải nhân vật mới nhảy vào truyện mà chính là đồng chí bí thư xứ uỷ Lê, thủ trưởng cũ của Khắc.
Bán trầu vỏ - ảnh Việt Nam xưa
Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, người đọc chờ đợi tác giả dẫn dắt họ theo chân cán bộ Đảng len lỏi vào dân, thắp lại lòng tin của quần chúng , xây dựng lại các cơ sở … Tiếc thay ông nhà văn tuyệt nhiên không làm được thế. Ông chỉ đưa ra cảnh ông bí thư xứ uỷ Lê liên lạc với anh cán bộ Cảnh để lên lớp chính trị, truyền đạt chủ trương đường lối… lặp lại y chang cảnh Khắc giáo dục chính trị tư tưởng cho chị Gái ngày trước: “Cảnh ngồi lặng im nghe giảng giải, nhưng rõ ràng sự thu nhận còn khó khăn, nó vấp phải những cách nghĩ, những tình cảm đã ăn sâu vào tâm trí từ lâu. Lê vẫn nói rủ rỉ nhưng giọng anh đã quả quyết: “Vấn đề bây giờ là tập trung mọi lực lượng đánh tụi phát xít. Đây cậu nghe lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài gửi về”. 
Và tác giả “chơi” luôn nguyên văn một đoạn lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Rồi mượn lời “đồng chí Lê”, Nguyễn Đình Thi tranh thủ ca ngợi “bác Hồ”: “Tôi có một lần được xem ảnh đồng chí ấy ở Sở mật thám Sài Gòn. Lần ấy thằng Riu đang hỏi cung mình bỗng nó đưa ra một bức ảnh và bảo: "Mày có biết ai đây không? Nguyễn Ái Quốc lãnh tụ tối cao của chúng mày ở nước ngoài…”. Mình mặc kệ nó nói gì thì nói, xem ảnh cái đã. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đội mũ phớt đen, quàng khăn phu la, mình chỉ còn nhớ đồng chí đội mũ mà vẫn rõ trán rất cao và đôi mắt sáng lắm…”. 
Vậy là mọi chủ trương đường lối, mọi niềm tin vào tương lai của cách mạng vẫn chỉ là chuyện trao đổi giữa mấy ông cán bộ cộng sản với nhau, còn việc đưa nó vào quần chúng, biến nó thành sức mạnh cách mạng thì không nhắc tới. Sau khi kể sơ sài việc gây dựng lại phong trào chỉ qua một buổi hội ý giữa hai ông cán bộ xứ uỷ, ông nhà văn trở lại các nhân vật “quần chúng ”.
Gia đình của Khắc sau cùng đã nhận được tin ông hy sinh. Việc đầu tiên là mẹ ông, bà Tú gieo rắc hận thù vào lòng con trẻ - Thu, con gái Khắc mới có 9 tuổi.
“Lúc Quyên (em gái của Khắc) đã chít miếng vải trắng lên đầu cái Thu, bà Tú kéo đứa cháu vào lòng nói chuyện với nó: “Thu, năm nay cháu lên chín rồi, cháu nhớ phải để chở bố cháu ba năm cho trọn đao làm con. Thế là bố cháu đi theo ông rồi đấy. Tây nó đày ông cháu chết ở ngoài đảo Côn Lôn, bây giờ lại đánh cháu chết ở trong tù. Nó ác thế đây cháu ạ…”. 
Tất nhiên, khi lớn lên, những đứa trẻ như Thu ngoài việc “khắc cốt ghi xương” hận thù và theo đảng làm cách mạng đến cùng, còn đầu óc đâu suy nghĩ đến những chuyện tốt đẹp khác trong cuộc sống con người?
Dặn dò cháu rồi, bà Tú, mẹ của Khắc, khấn thầm với chồng: “Ông ơi ông thế là con nó đã đi theo ông rồi. Tôi đã nuôi thằng Khắc con Quyên nhớn khôn, chúng nó không làm điều gì nhục cho họ nhà ta. Tôi không làm thế nào giữ cho thằng Khắc còn sống được. Nhưng nó chết cũng là vì nước vì dân, không đến nỗi phải hổ thẹn với ai…”. 
Thật đúng bà mẹ Việt Nam anh hùng, không lo dựng vợ gả chồng cho con cái, chỉ lo “không làm gì nhục cho họ nhà ta” với niềm tự hào có con “chết vì nước vì dân”. Hình ảnh người mẹ của Nguyễn Đình Thi cũng chỉ xào xáo lười nhác hình ảnh “người mẹ” của Gorki, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi và khẩu hiệu “trung hậu, bất khuất, đảm đang” mà Đảng và Nhà nước phong tặng cho các bà mẹ Việt Nam.
Tuy thế, tác giả có vẻ sảng khoái dựng nhân vật gần gũi với ông nhất: anh giáo Hội, thất nghiệp quay sang viết văn. Nhưng anh viết gì được khi anh cho rằng: “Bọn người viết văn bây giờ chẳng qua là một lũ ô trọc cầm bút . Họ cần gì đến văn chương, họ chỉ cần tiền và họ chạy theo mốt, họ ăn cắp của các nhà văn nước ngoài, họ mạ lại những ý nghĩ của người khác để loè người không biết, họ viết quàng xiên những chuyện bịa đặt quái lạ , lấy sự ly kỳ để câu người xem, chứ không biết nhìn vào sự thật hàng ngày, cái sự thật tầm thường nó đáng nói biết bao…”.
Nguyễn Đình Thi viết những dòng đầy hứng khởi này mà quên béng mất cái “lũ ô trọc cầm bút” ấy đã tạo ra cả một nền văn xuôi rực rỡ với những tên tuổi lớn Ngô tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… và nhận định này, kỳ lạ thay lại phù hợp với thời hiện tại, thời “một lũ ô trọc cầm bút” ở Hội nhà văn VN “viết quàng xiên những chuyện bịa đặt ly kỳ câu người xem chứ không biết nhìn vào sự thật hàng ngày…”. 
Rồi ông nhà văn tên Hội lại than thở: “Vì ở nước mình, cái anh viết văn còn có giá trị gì nữa? Còn được đi đến đâu, trông thấy gì, biết gì nữa? Thân phận như một thằng ăn xin , sống như một con ốc sên chỉ ru rú trong cái vỏ của mình… Hội cho rằng một xã hội mà để cho những nghệ sĩ của nó chết đói là một xã hội đốn mạt, mà một xã hội nuôi nhà văn và nghệ sĩ như ông hoàng thì cũng nát bét…”. 
Thật chẳng có lời lẽ nào hay hơn, chính xác hơn để chỉ cái đám giặc già - nói theo kiểu Nguyễn Huy Thiệp - ở Hội nhà văn Việt Nam hiện thời?
Mạt sát nghề cầm bút vậy nhưng Hội cũng kỳ cạch viết xong một cuốn tiểu thuyết có tựa “Những mối tình sông nước”. Và rồi từ đó ông nhà văn xác định ngay được “hướng đi” trong cái nghề kiếm sống bằng chữ nghĩa: "Anh sẽ cứ viết truyện ngắn cho các báo để kiếm vặt mỗi tháng mười lăm đồng và trong khi ấy anh sẽ tiếp tục viết quyển tiểu thuyết thứ hai của anh…”. 
Cái phương châm “lấy ngắn nuôi dài” mà các ông nhà văn ngày nay thường khoe khoang, hoá ra đã có từ thời tiền khởi nghĩa.
Nhà văn Nhật Tuấn
"Tắm cạn" - thiếu nữ Nhật Bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét