"Mộng mị" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Những người có trí nhớ tốt, những người quá ham sống mà phải lìa đời, những người có quá nhiều hoài bão, nhiều việc cần làm nhưng bị dở dang vì chết bất ngờ, có người chết khi con còn nhỏ dại, mới cưới vợ hay mới lấy chồng thì bị chết tức tưởi... khi tái sinh thường nhớ rõ tiền kiếp mình. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Vấn đề gây thắc mắc cho nhiều người hiện nay
Nếu thật sự có Kiếp trước, như vậy thì tại sao từ xưa tới nay, không ai nhớ tới Kiếp trước của mình, cũng như chẳng có ai thương nhớ nuối tiếc người thân yêu của mình lúc ấy cả?
Đây là câu hỏi thường được nhiều người nêu ra nhất, vì nó thực tế và rõ ràng nhất đối với vấn đề tái sinh luân hồi. Nếu chúng ta không hấp tấp vội vàng, cứ một mực cho rằng tái sinh luân hồi là điều không thể có ngay trong ý nghĩ mình thì khó mà giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề. Bằng sự vô tư và khách quan, ta bình tỉnh tìm các chứng liệu thu thập được qua các nhà nghiên cứu đáng tin cậy về vấn đế nhớ lại tiền kiếp như thế nào?
Thật ra từ cổ đại tới nay đã có vô số tài liệu ghi lại những sự kiện vừa kể. Các nhà nghiên cứu tìm hiểu vấn đề không phải là những nhà tôn giáo mà phần lớn là những nhà khoa học những nhà sử học, những Y Bác sĩ, những nhà khảo cổ nổi tiếng vân vân.
Các nghiên cứu tìm hiểu ấy được thực hiện qua các phương pháp có tính khoa học như ghi chép lại từng chi tiết của sự việc, quây phim, chụp hình, thu âm điều tra, phỏng vấn những nhân vật liên quan tới sư kiện cũng như thăm dò quan sát, đối chiếu và kiểm chứng cẩn thận những gì đã xảy ra. Qua những tư liệu thu nhặt được từ những khám phá mới đây với những tài liệu cổ xưa về vấn đề Tái sanh, nhớ lại Tiền kiếp ta mới thấy rằng quả thật xưa nay đã có những người đã nhớ lại kiếp trước của họ chớ không phải là chẳng có ai nhớ lại kiếp trước của họ cả.
Trong thời đại khoa học hiện nay thế giới lại ngạc nhiên lần nữa về sự nghiên cứu và khám phá của một Bác sĩ người Mỹ đó là Giáo sư Bác sĩ lan Stevenson, ông chuyên tìm hiểu về các hiện tượng liên quan tới Tiền kiếp hay Kiếp trước. Ông đã thiết lập một số lớn hồ sơ dày ghi lại chi tiết những trường hợp của một số người nhớ lại kiếp trướccủa họ. Để được kết quả trung thực, chính bác sĩ Stevenson đã đích thân tới tận nơi gặp gở, tiếp xúc, phỏng vấn những người đã nhớ lại tiền kiếp của chính họ chớ không nghe qua lời kể lại của người khác.
Trước bác sĩ Stevenson tại Hoa Kỳ cũng đã một thời dân chúng xôn xao về sự kiện cũng một người Mỹ tên là Edgar Cayce, ông này không có khái niệm gì về tái sinh luân hồi cả nhưng lại có khả năng tìm nguồn gốc xa xăm của căn bệnh nan y một người nào đó qua giấc ngủ thôi miên.
"Chợ hoa Tết" - tranh của họa sĩ Tân Đình Trường |
Càng ngày ông Edgar Cayce càng chiêm nghiệm thấy rằng ông đang khám phá ra một chân trời mới mà từ lâu nhiều người không biết tới. Trong thời gian chữa bệnh, nhiều bệnh nhân được ông tìm ra nguồn gốc bệnh và được lành, nhưng một số người cũng không vì thế mà tin hoàn toàn vào những gì gọi là kiếp trước, kiếp sau hay luân hồi. Họ cũng thắc mắc hỏi ông là tại sao bản thân họ có kiếp trước như thế mà chính họ lại không biết mà ông lại biết? Ông Cayce đã trả lời rằng:”mỗi con người đều trải qua một thời gian dài đăng đẳng qua sự tiến hóa, do đó trong trí óc mỗi người đều tích chứa biết bao ký ức từ buổi xa xăm. Ta có thể thấy rõ điều đó qua phần khám phá của thuyết tiến hóa Charles Darwin mà một thời bị nhiều người phê bình phản bác. Đơn giản hơn cả là ta thấy con người sống trong thời đại văn minh ngày nay vẫn còn có người thỉnh thoảng bộc lộ bản năng thú tính man dã của thời đại tiền sử xa xưa. Về thắc mắc tại sao phần lớn con người không nhớ lại được kiếp trước của mình, ông Caye cho rằng: Đừng nói tới chụyện kiếp trước, ngay trong đời hiện tại của chúng ta đây mà đôi khi cũng có nhiều việc ta không nhớ. Có khi vừa mới nghĩ ra một việc thì rồi lại quên ngay. Như thế trí nhớ của con người rất hạn chế. Điều quan trọng là khi ta không nhớ những gì ta đã làm, những gì đã xảy ra trong giai đoạn thời gian nào đó của đời ta thì không có nghĩa là không có bất cứ điều gì xảy ra vào thời gian đó. Như vậy là vì do ta quên mà thôi chớ chính ta đã trãi qua nhiều việc trong đời, đời hiện tại không nhớ hết thì đời trước hay kiếp trước nếu có thì làm sao ta nhớ lại được?
Còn về thắc mắc: Tại sao ông Cayce lại biết được kiếp trước của người ông đang tìm nguồn gốc bệnh thì ông cho rằng: Khi chìm vào trạng thái thôi miên, ông như được làm trống bộ não khiến cho những hình ảnh đời sống hiện tại biến mất chỉ còn chờ tiếp nhận những hình ảnh khác mà thôi. Theo ông Cayce thì lúc ấy ông tiếp nhận được hình ảnh, sự việc từ trạng thái vô thức của người mà ông đang truy tầm căn nguyên bệnh chứng. Chính trạng thái vô thức của người đó đã lưu trữ những kinh nghiệm, những gì đã trải qua trong những kiếp đời người ấy, Theo ông Cayce thì trong trạng thái thôi miên ông bắt gặp được ký ức của người mà ông đang lưu tâm tới một cách dễ dàng nhờ tiềm thức chớ không phải bằng ý thức. Lý do là khi ông tỉnh thức thì sẽ khó khăn về lúc tỉnh ông chỉ dùng ý thức mà thôi. Nhưng ý thức thì khó thăm dò tìm hiểu được tiềm thức của kẻ khác. Ngoài ra ông Cayce còn cho biết một sự kiện mà cho đến ngày nay khoa học chưa khám phá ra. Theo ông thì trong vũ trụ có một chất rất đặc biệt giống như phim ảnh ghi nhận lại tất cả những gì đã xảy ra trong vũ trụ bất luận lớn nhỏ, xấu tốt, rõ ràng hay ẩn dấu... Do đó, mỗi kiếp đời mỗi người với mọi tình huống đều được ghi lại đầy đủ từng chi tiết, giống như trong thư viện muốn tìm đề tài, sự kiện gì thì cứ việc giở ra xem mà thôi. Cũng theo ông Cayce thì mỗi người chúng ta đều có khả năng đọc được những gì đã ẩn tàng trong vũ trụ, tuy nhiên có người thu nhận dễ, nhưng cũng có vô số người không cảm thụ được. Những người bắt được nguồn thụ cảm đọc được các hình ảnh vừa kể thường được gọi là những người có khả năng thấu thi hay thần nhãn hoặc con mắt thứ ba hoặc huệ nhãn.
Nhiều thắc mắc về vấn đề nhớ lại kiếp trước của mình cũng đã được nhiều người Âu Mỹ nêu ra với giáo sư Bác sĩ lan Stevenson, nhà nghiên cứu nổi tiếng Hoa Kỳ về vấn đề tiền kiếp và luân hồi. Theo bác sĩ Stevenson thì ông may mắn đã trực tiếp với vô số người có khả năng nhớ lại kiếp nước của họ. Chính ông cũng bị ray rức bởi câu hỏi vừa nêu nên ông đã áp dụng phương pháp thống kê khoa học để phân loại các hồ sơ có kết quả như sau: Phần đông những người nhớ lại kiếp trước của họ đều kể rằng họ chết lúc còn bé. Như thế phần lớn những trẻ con chết sớm khi tái sinh sẽ nhớ lại tiền kiếp của chúng rất rõ, một số rất nhiều trường hợp trong hồ sơ kể về kiếp trước phần lớn do những trẻ con tường thuật lại. Ngoài ra những người chết bất ngờ về tai nạn, bị giết, hay những người tự tử chết khi tái sinh thường nhớ rõ tiền kiếp mình. Bác sĩ Stevenson còn đưa ra vài nhận xét qua kinh nghiệm nghiên cứu vấn đề nhớ lại Tiền kiếp như sau: “Những người có trí nhớ tốt, những người quá ham sống mà phải lìa đời, những người có quá nhiều hoài bão, nhiều việc cần làm nhưng bị dở dang vì chết bất ngờ, có người chết khi con còn nhỏ dại, mới cưới vợ hay mới lấy chồng thì bị chết tức tưởi vân vân khi tái sinh thường nhớ rõ tiền kiếp mình”. Về vấn đề nhớ nhiều hay nhớ ìt hoặc không còn nhớ chút gì về tiền kiếp thì bác sĩ Stevenson cũng dựa vào xác xuất thống kê qua các hồ sơ ông nghiên cứu để phác họa một sơ đồ về khả năng nhớ lại tiền kiếp như sau:
- Từ 2 tới 5 tuổi, trẻ nhớ rõ tiền kiếp hơn cả.
- Từ 6 tuổi tới 12 tuổi, sự nhớ về kiếp nước thường không liên tục.
- Từ 20 tuổi trở lên sự nhớ lại tiền kiếp mù mờ rồi không còn nhớ nữa.
Một số nhà nghiên cứu vấn đề Tiền kiếp còn cho biết rằng: Từ 20 tuổi trở về sau đôi khi bất chợt nhớ lại kiếp trước qua một số hình ảnh, âm thanh, màu sắc hay câu chuyện nghe thấy hoặc đọc qua... Ví dụ có người tới một nơi mà họ tự nhiên ngờ ngợ rằng: “Hình như nơi đây mình đã có lần sinh sống hay đặt chân đến rồi”. Sự kiện này thường xảy ra ở nhiều người đó là sự khơi đậy tiền kiếp qua hình ảnh nơi chốn. Cũng có khi sự khơi dậy chỉ phát sinh qua giấc mộng mà thôi như: mơ thấy bị rượt đuổi, đi trể giờ, bị ngạt thở hay đói khát, thấy nước mênh mông hoặc tới một vùng âm u rừng rậm. Các nhà tâm sinh lý cho rằng đó là do có vấn đề liên quan bệnh tim mạch. Nhưng đối với nhà nghiên cứu về luân hồi thì đó là một trong những sự cố đã xảy ra trong tiền kiếp mà người ấy đã nhớ lại qua giấc mộng chớ không qua trí nhớ bình thường.
Trong cuốn: Bạn tin có tái sánh của Đại Đức K.Sri Dhammananda - Minh Tuệ dịch thuật - nhà xuất bản Hoa Sen -sàigòn 1974) Đại đức K.Sri Dhammananda còn cho biết những hạng người với những tình huống nào khiến cho sự nhớ về tiền kiếp khó khăn. Dưới đây là một đoạn giải thích vấn đề này như sau (xin được trích dẫn nguyên văn):
Phần đông loài người không hề nhớ rõ những gì trong ấu thời của mình và cũng chẳng biết đến ngày chào đời nữa. Người ta cho rằng, đối với những hạng chúng sinh dưới đây khó có thể nhớ lại tiền kiếp mình, nếu và khi người ấy được sanh lên làm người:
1 Mà người ấy chết yểu.
2 Mà người ấy chết già.
3 Mà người ấý bị nghiện nặng về thuốc hay rượu.
4 Mà mẹ người ấy, trong thời kỳ thai nghén, hay ốm đau hoặc phải lao độngvất vả, hoặc thường bất cẩn hay đần độn trong khi mang thai.
5 Mà người ấy khi còn thai nhi đã bị bấn loạn và kinh dị mất cả sự ý thức về tiền kiếp của mình.
Tại sao tuổi càng lớn, sự nhớ về kiếp trước càng giảm hay mất hẳn?
Bác sĩ Ian Stevenson đã nghiên cứu hàng ngàn trường hợp liên hệ tới vấn đề nhớ lại kiếp trước. Bác sĩ phân tích trong 300 trường hợp mà ông đã tiếp xúc trực tiếp với chính các nhân chứng. Sau khi phân tích đầy đủ các mặt, bác sĩ đã đi đến một nhận định sơ khởi như sau:
Khi đứa bé chào đời, trí óc nó trong cuộc đời mới đặt chân vào như một tờ giấy trắng. Vì thế quá khứ của nó thì gần gũi với nó hơn là hiện tại. Do đó nó dễ dàng nhớ về quá khứ. Càng ngày đứa bé càng lớn lên dĩ nhiên nó tiếp xúc nhiều hơn với môi trường, cuộc sống và những người chung quanh. Thế là những hình ảnh của quá khứ hay kiếp trước của nó bị các hình ảnh thực tại chồng chất dần lên làm cho hình ảnh có trước bị mờ dần đi. Đó là chưa nói tới ảnh hưởng của những sự dạy dổ của cha mẹ, trường đời, tập quán. Tuy nhiên ký ức cũ vẫn dễ dàng khơi động lại khi bất ngờ đứa bé bắt gặp hình ảnh, âm thanh, tình huống chung quanh xảy ra trường hợp với những gì đã xảy ra trong kiếp trước của nó.
Theo Bác sĩ Stevenson thì hình ảnh quá khứ hay tiền kiếp phai mờ dần khi tuổi đời mỗi người tăng lên là do môi trường sống, cuộc sống, hoàn cảnh trong đời hiện tại xâm chiếm tâm trí làm cho hình ảnh xa xưa bị dồn ép vào tận cùng sâu thẳm của ký ức...
Cũng theo bác sĩ Stevenson thì dù chưa tìm ra cội nguồn của sự quên về kiếp trước, nhưng dù sao thì sự quên quá khứ hay tiền kiếp cũng có cái hữu ích của nó, vì giúp mỗi con người yên tâm với cuộc sống mới cuộc đời mới. Nhớ lại đời trước hay kiếp nước cho thêm ngậm ngùi chớ chẳng ích gì. Nếu nhớ lại kẻ đã hãm hại mình kiếp trước thì càng làm cho căm giận buồn khổ mà thôi chớ có lợi gì đâu. Trãi qua bao kiếp đời là bao cuộc xáo trộn đảo điên diễn ra. Trong cuốn Luân Hồi của soạn giả Chánh trí Võ Văn Ðạt (Nhà xuất bản Thế giới - USA 1995) có viết như sau: “..nêú không quên đi quá khứ làm sao đóng trọn được vai trò để giải quyết cho xong những mắc míu ân đền oán trả vốn đã ràng buộc với nhau từ trong một quá khứ nào đó...”
Tuy nhiên nếu nhớ được hay biết được tiền kiếp thì những gì xảy ra từ tiền kiếp sẽ là những bài học kinh nghiệm để kiếp sống này và kiếp kế tiếp được tốt lành hơn vì quả thật luân hồi là một chuổi tiến hóa tiếp diễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét