Chăn nuôi gà, vịt ở đảo Trường Sa của Việt Nam. |
Giáo sư Trần Văn Thọ khẳng định, đối với biển Đông, nhiều trí thức Trung Quốc (TQ) không dám đi ngược lại chủ trương của nhà nước dù nó không thuyết phục. (ảnh không liên quan đến bài viết)
GS Trần Văn Thọ - sáng lập viên Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC) tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh cho biết:
Đối thoại trí thức Trung - Việt do ông khởi xướng đã được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 7-2011 tại Nhật Bản và năm nay, hội nghị trù bị đã được tổ chức vào tháng 6-2012.
GS Thọ cho biết, hội nghị yêu cầu hai bên chuẩn bị báo cáo về vấn đề biển Đông nhưng cuối cùng chỉ phía Việt Nam có bản báo cáo của GS Nguyễn Quang Ngọc (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Tuy nhiên, trong hội thảo, phía TQ đã tham gia thảo luận sôi nổi.
GS Thọ cho rằng báo cáo của GS Ngọc rất có sức thuyết phục với nhiều bản đồ, tư liệu từ các học giả phương Tây, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Phản ứng trước những tư liệu này, GS Dương Đại Khánh của TQ nói: "Các nguồn tư liệu tham khảo của học giả 2 nước giống nhau nhưng lại cho ra kết luận trái ngược nhau, vì thế cần phải hợp tác nghiên cứu xem chân lý nằm ở đâu?".
"Bên tường" - Hot girl Việt Nam |
Còn GS Vu Hướng Đông, Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam tại Đại học Trịnh Châu (Hà Nam), thì cho rằng: "Những tư liệu mà giáo sư Ngọc đưa ra chỉ liên quan đến những đảo nhỏ gần bờ biển Việt Nam. Và TQ có đủ chứng cứ chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ.
GS Thọ đã đặt câu hỏi cho GS Vu Hướng Đông, đó là: "Nếu ông Vu khẳng định TQ chỉ lấy lại lãnh thổ của mình thì trước năm 1974 trong bối cảnh nào và vào năm nào, chủ quyền Hoàng Sa lại chuyển từ TQ sang Việt Nam?".
Nhưng GS Vu - vốn là người phê phán rất mạnh Việt Nam về vấn đề biển Đông - đã không có câu trả lời thuyết phục.
GS Thọ kết luận: "Nhiều trí thức TQ không nghĩ là chủ trương của nhà nước họ thuyết phục nhưng không dám đi ngược lại với chủ trương đó!".
Điều này đã được chứng minh khi gần đây, học giả Lý Lệnh Hoa thuộc Trung tâm Tin tức Hải dương TQ cho biết: "Ông đã gặp rất nhiều khó khăn để "giải độc" cho dư luận và chấn chỉnh những hiểu biết lệch lạc của chính người TQ về "đường lưỡi bò".
"Không có gì khó hiểu khi nhiều người TQ đã có những phản ứng quá khích với tôi. Có người còn gọi tôi là "người bán biển của tổ quốc" - học giả họ Lý cho biết.
Bức tranh "Miếng ghép ngược" giành giải nhất Biếm họa Báo chí Việt Nam. |
Do đó, ông khẳng định: "Không hy vọng các cuộc đối thoại trí thức Việt Trung sẽ góp phần giải quyết vấn đề biển Đông".
"Nhưng khi trí thức hai nước cùng nhận định cần gìn giữ hòa bình khu vực và quan hệ hữu nghị giữa hai nước họ sẽ nỗ lực làm cho vấn đề không phức tạp hơn" - ông khẳng định.
Và để tìm biện pháp cải thiện mối quan hệ hai nước trong điều kiện hiện nay, GS Thọ đề xuất:
- Thứ nhất, trong lịch sử, Việt Nam được TQ nể trọng thực sự khi có những người lãnh đạo tài năng, trí tuệ và có tầm nhìn (mà điển hình là Quang Trung, Hồ Chí Minh… và nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng khác). Việt Nam ngày nay cũng cần nhiều người có những tố chất như thế.
- Thứ hai, về lâu dài Việt Nam phải từng bước vững chắc phát triển thành một nước giàu, mạnh, văn minh, hài hòa với môi trường, với xã hội và thế giới.
- Thứ ba, đối thoại giữa trí thức hai nước đã cho thấy một số kết quả tích cực.
Khác với các hội nghị "quan phương", đối thoại giữa những trí thức có quan điểm độc lập, với tinh thần khoa học, tôn trọng sự thực sẽ là cơ sở bền vững tạo sự tin tưởng lâu dài.
Theo Tin ngắn
"Sức căng" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét