Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Mâu thuẫn của Marx khi vận dụng phép biện chứng về giá trị thặng dư và tiền đề vật chất quy định ý thức

"Hoa dại" - Hot girl Diễm My 9x
Giá trị thăng dư đó, thông thường, nhà tư bản sẽ là người sở hữu chính. Tại sao có số tiền thừa ra bằng giá trị thăng dư như vậy? (ảnh không liên quan đến bài viết)
Toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Marx là một kho tàng lý luận khoa học đồ sộ trong đó có những phát hiện vĩ đại nhất là phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, từ chủ nghĩa duy vật, Marx đã triển khai học thuyết của mình trong đó phải kể đến quy luật giá trị thăng dư. Khi còn sống nói về những đóng góp của mình, Marx đã từng tuyên bố: “Công lao của tôi so với các nhà triết học khác là tôi đã tìm ra Chủ nghĩa duy vật lịch sử”. Qua cách tuyên bố này, chúng ta hiểu chủ nghĩa duy vật lịch sử đã tồn tại trước Marx, được xây dựng, kế thừa và thể hiện sự đúng đắn của nó qua sự kiểm chứng lâu dài trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội của loài người trước khi Marx ra đời. 
a) Quy luật giá trị thặng dư 
Là một trong những tiên đề cốt lõi của Marx để từ đó Marx xây dựng một thể chế nhà nước gọi là thiên đường mà con người phải hướng tới đó là nhà nước XHCN. 
Quá trình sản xuất ra hàng hóa của nhà tư sản có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: T-H-T’ 
Trong đó T là chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất như tiền mua nguyên vật liệu, tiền thuê công nhân, chi phí vận chuyển… Quá trình sản xuất công nhân làm việc cho ra một lượng hàng hóa là H. Nhà tư sản bán hàng hóa này được một lượng tiền là T’. Hiệu T’-T được Marx gọi là giá trị thăng dư. Theo một quy luật chung, T’ luôn lớn hơn T vì nếu T’ bằng hoặc bé hơn T thì quá trình sản xuất sẽ không xảy ra hoặc chỉ có xảy ra khi nhà tư bản muốn “rửa tiền” để hợp thức hóa số tài sản họ có dù quá trình sản xuất bị lỗ. 
Giá trị thăng dư đó, thông thường, nhà tư bản sẽ là người sở hữu chính. Tại sao có số tiền thừa ra bằng giá trị thăng dư như vậy? 
Marx kết luận là: nhà tư bản đã bóc lột sức lao động của công nhân nên mới có giá trị thặng dư như vậy.
Từ tiền đề này chủ nghĩa Marx mới xây dựng học thuyết là đấu tranh giai giai cấp và kêu gọi giai cấp vô sản vùng lên đánh đổ giai cấp tư sản và xây dựng một thế giới đại đồng, xã hội Cộng sản không có người bóc lột người, rằng giai cấp Vô sản sẽ là người đào mồ chôn chủ nghĩa Tư bản. 
Căn cứ địa của Đề Thám - ảnh Việt Nam xưa
Marx bám sát vào chủ nghĩa duy vật biện chứng để lý giải cho mọi tiền đề đưa ra, tuy nhiên, điều này chính Marx đã sai lầm khi không bám vào qui luật lượng - chất: “sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại”. Marx cào bằng mọi bộ não của con người, người công nhân cũng như nhà phát minh sáng chế khi cho rằng năng lực trí tuệ của tất cả mọi người là như nhau. Marx không phát hiện ra rằng chính những tài năng về quản lý, tài năng về công nghệ… của nhà tư bản đã tham gia phần lớn vào việc sinh ra giá trị thặng dư và như thế việc họ được hưởng nhiều hơn cũng là điều dễ hiểu. Chính điều này mới kích thích sự sáng tạo, là nguồn lực để giúp xã hội phát triển. “Chất” của chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là chất lượng, là chất xám, là năng lực trí tuệ đã thúc đẩy quá trình sản xuất để cho ra và làm tăng “lượng”, tăng số lượng sản phẩm, tăng giá trị thặng dư. 
Để đơn giản chúng ta lấy một ví dụ, một người thợ may, nếu họ dùng tay để may quần áo, dù họ có lành nghề đến đâu thì họ cũng chỉ may được 1 bộ trong một ngày. Nếu họ được đầu tư một chiếc máy may, có có thể may 10 bộ trong một ngày, như thế giá trị thăng dư đã gấp 10 lần. Tuy nhiên, giá trị thăng dư đó phải chia thêm cho người thợ may, thay vì họ hưởng trọn vẹn tiền công may một bộ quần áo, họ có thể hưởng bằng 3-4 lần, dù họ vẫn còn bị “bóc lột” nhưng lao động có “bổ sung thêm chất xám” đã mang lại hiệu quả tốt hơn cho người công nhân.
Bên cạnh đó, trong học thuyết của mình Marx gọi quan hệ giữa nhà tư bản và người làm công là quan hệ giữa “kẻ bóc lột và người bị bóc lột”, là một mối quan hệ “bất bình đẳng” thiếu nhân văn. Trong cái xã hội mà Marx đề xướng là CN Cộng sản, không còn người bóc lột người, con người được hưởng những giá trị lao động mà họ mong muốn được hưởng. Thế nhưng Marx đã quên rằng, quy luật thứ nhất của Chủ nghĩa duy vật biện chứng đó là “quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Mối quan hệ “bóc lột và bị bóc lột” kia vẫn đang làm hài lòng và còn cho thấy sự ưu việt cao hơn nhiều lần cho những kẻ “bị bóc lột”, đó là sự hòa hợp, cân bằng lợi ích giữa hai tầng lớp dù rằng có đấu tranh đi nữa thì sự thống nhất vẫn đủ mạnh để giữ vững một quan hệ sản xuất tồn tại. Như thế, CNTB vẫn tồn tại vì nó thoả mãn được sự hài hòa, tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không nhất thiết nó là “giai đoạn quá độ” là bước đệm để loài người tiến lên CNXH. Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của quy luật này trong khi cái nôi của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ thảm hại cách đây hơn hai thập kỷ. Ngẫm ra, cái đấu tranh để mà thống nhất, thống nhất lung lay thì sẽ dẫn đến đấu tranh nó là động lực giữ thế cân bằng cho một phương thức sản xuất tồn tại. Còn khi thủ tiêu đấu tranh thì khó có thể đạt được một vị thế thống nhất, nội tại trong một cấu trúc nào đó để vận động và phát triển thì bản thân nó luôn luôn phải đấu tranh. Marx cho rằng: “khi không còn người bóc lột người, thì con người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” - đó là tư tưởng của một cái học thuyết không tưởng, hoàn toàn xa rời cái lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. 
Một học thuyết được xây dựng dựa trên chủ nghĩa duy vật mà lại vận dụng sai lầm trong việc xây dựng tiền đề mấu chốt cho lý luận của mình thì không thể gọi là đúng đắn, là sáng suốt được. 
"Rối bời" - siêu mẫu đồ lót châu Âu
b) Tiền đề Vật chất quyết định Ý thức 
Chủ nghĩa Marx-Lenin luôn luôn được tung hô là một chủ nghĩa xây dựng trên quan điểm duy vật, là một “học thuyết duy vật triệt để nhất”. Trong xã hội hiện nay, vấn đề tâm linh thuộc về chủ nghĩa duy tâm nó đang đấu tranh, giằng co và đưa ra nhưng bằng chứng ngẫu nhiên thuyết phục những ai đang chống phá. Chẳng thế mà ở Việt Nam chúng ta có nhiều câu chuyện về đầu thai, về tìm mộ liệt sĩ bằng phương pháp tâm linh và chúng ta có hẳn một cơ quan nghiên cứu về tiềm năng con người. 
Trong học thuyết Marx-Lenin có kết luận: 
- Ý thức có thuộc tính quyết định vật chất 
- Vật chất có thuộc tính có sau ý thức 
Như vậy bằng việc chỉ ra rằng mệnh đề khởi thủy trên của Lenin là duy tâm nên suy ra mệnh đề vật chất quyết định ý thức của triết học Marx-Lenin là không đúng. 
Như thế hàng loạt các thuyết của học thuyết Mác-Lê được suy ra từ tiền đề này như tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất,… là sai lầm. 
Trong cuộc sống hằng ngày ta thường nghe mọi người nhắc đến từ ý thức: “Ăn nói phải có ý thức”, “Ý thức pháp luật của người dân rất kém”, “Con nhà chẳng có ý thức gì”, “Tôi ý thức rõ tôi đang nói gì”… Khái niệm “ý thức” được triết học duy vật biện chứng quan niệm “Ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào bộ não con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Có một câu danh ngôn khá nổi tiếng: “Gieo hành vi bạn sẽ gặt thói quen, gieo thói quen bạn sẽ gặt tính cách, gieo tính cách bạn sẽ gặt số phận”. Đơn giản chúng ta lấy một ví dụ, một người nghệ sỹ tạc tượng, họ muốn làm một tác phẩm, bắt đầu là ý tưởng, họ sẽ khắc một tượng bán thân như thế, gương mặt như thế, dáng vẻ cử chỉ như thế… để diễn tả một bức tượng có trạng thái tâm lý như thế… Và sau đó tác phẩm ra đời (vật chất) dựa trên ý tưởng (ý thức) của nghệ nhân. Vậy trong trường hợp này vật chất và ý thức cái nào quyết định cái nào? cái nào ra đời trước? Như thế rõ ràng ý thức (suy nghĩ) cũng có vai trò, là cái quyết định hành động đưa đến một hành động để thực thi một việc làm cụ thể tác động đến một chủ thể cụ thể (vật chất) và trong nhiều trường hợp nó ra đời trước quy định ngược lại vật chất. Ý thức và vật chất đều quy định lẫn nhau, ranh giới phân biệt ý thức hay vật chất cái nào có trước giống như một cặp phạm trù “con gà và quả trứng” cái nào sinh ra cái nào. Chúng là hai phạm trù quy định, phụ thuộc và tác động lẫn nhau mà không thể tách rời.
Hailúa.blog
"Đối diện  - tranh của họa sĩ Mạc Hoàng Thượng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét