Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Bữa cơm cuối cùng của Ðức Phật: Nấm hay thịt lợn?

Sukara - maddava là thịt lợn loại cao cấp, trong lứa vừa phải, không quá già mà cũng không quá non, mềm và được phục vụ ngoài thị thành cho mọi người tiêu dùng...
Trong Tam tạng Thái Lan và Miến Ðiện (đã dịch sang tiếng Anh) thì danh từ sukara-maddava được dịch là "thịt heo mềm".
Danh từ "Sukara-Maddava" xuất hiện mười hai lần trong toàn bộ Tam tạng Kinh điển tiếng Pàli. Từ này được gặp sáu lần trong kinh Ðại Bát Níp-bàn (Mahaparinibbana sutta) thuộc tạng kinh Trường bộ (Dìgha Nikàya) và sáu lần nữa trong kinh Cunda (Cunda sutta) thuộc kinh tạng Tiểu bộ (Khuddaka Nikàya). Hai kinh văn này đề cập cùng một sự kiện là gia chủ Cunda, một thợ vàng giàu sang mời và cúng dường Ðức Phật tổ Gotama món sukara-maddava. Thực phẩm này là bữa ăn cuối cùng của Ðức Phật trước khi ngài nhập vô dư Níp-bàn (Mahaparinibbana).
Gần đây, có người đã dịch danh từ sukara-madava thành "một loại nấm mà lợn thích ăn" hay "một loại nấm mọc dưới đất bị lợn dẫm chân" hay "một loại nấm mọc ở nơi mà heo ở". Không biết chính xác ai là người đầu tiên đã dịch danh từ này như thế, nhưng tin chắc là bản dịch này sẽ được những người ăn chay hoàn toàn ủng hộ. Từ rất lâu họ đã thể hiện nhiều phương pháp khác nhau để chứng minh Ðức Phật ăn chay. Bản dịch này nên thẩm xét lại kỹ hơn.
Trong quyển kinh chú giải Trường bộ (Sumaígalavilasini) của trưởng lão Buddhaghosa viết rằng những gì được gọi là sukara-maddava là "thịt lợn loại cao cấp, trong lứa vừa phải - không quá già mà cũng không quá non - mềm và được phục vụ ngoài thị thành cho mọi người tiêu dùng (pavattamamsa)". Trưởng lão Dhammapala, tác giả quyển chú giải Paramatthadipani thuộc Tiểu bộ kinh, có cùng quan niệm như vậy. Ngoài ra trưởng lão Buddhadatta viết quyển Mathuratthavilasini - chú giải bộ Buddhavamsa (Phật sử) thuộc Tiểu bộ - cũng tuyên bố rằng một trong ba mươi điểm tương đồng của chư vị Chánh Ðẳng Chánh Giác (sammasambuddhasa) là: bữa ăn cuối cùng của ngài trước khi Níp-bàn là "thịt thú vật" (parinibbànadivasemaư sarasa-bhojanaư). Trong Tam tạng Thái Lan và Miến Ðiện (đã dịch sang tiếng Anh) thì danh từ sukara-maddava được dịch là "thịt heo mềm".
Nếu nguồn gốc của từ ngữ đã được thẩm định, thì giá trị của bản dịch không nên nghi ngờ nữa. Thuật ngữ sukara-maddava được phân chia làm hai từ: "sukara" và "maddava". Trong từ điển Pàli được biên soạn do Robert Caesar Childers, và trong quyển thuật ngữ Pàli do Dines Anderson biên soạn, cũng như trong quyển Pàli-Anh, do trưởng lão Buddhadatta biên soạn thì danh từ sukara được dịch là "lợn" mà tính từ maddava được dịch là "mềm". Như vậy căn cứ vào nguồn gốc của từ ngữ, thuật ngữ sukara-maddava thật sự không có liên hệ gì đến bất kỳ loài "nấm" nào cả.
Cũng nên biết rằng, gia chủ Cunda là một Phật tử. Ông biết Ðức Phật Gotama sức khỏe bị suy yếu. Ông cố ý nấu món sukara-maddava này, với lòng mong muốn là món ăn này sẽ gia tăng sức khỏe cho ngài. Cunda lẽ nào dám liều cúng dường bậc đạo sư một món nấm, mà đã biết rằng là "có thể" nguy hại, và theo như các nhà dinh dưỡng học, có thể gây sự yếu ớt, nhiều độc tố và lẫn cái chết nữa. Vả lại, nấm là thực phẩm có rất ít chất dinh dưỡng để sử dụng cho việc tăng lực. Nói một cách khác, nấm không có nhiều chất dinh dưỡng bằng bắp cải, cho nên rất dại khờ mới nghĩ rằng nó sẽ làm gia tăng sức khỏe. Cũng nên biết rằng, cái chết của Ðức Phật thật sự không phải chết vì dùng sukara, thịt lợn (sukara-maddava), do gia chủ Cunda cúng dường - như nhiều người lầm tưởng - mà vì cơ thể của ngài đã cạn kiệt và vì cuộc đời của Thế Tôn đến lúc phải ra đi. Ba tháng trước, ngài đã quyết định nhập diệt vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch (vesakha). Sự việc này như đã được ghi lại trong kinh Ðại Níp bàn (Mahàparinibbàna) và kinh Cunda, Ðức Phật Gotama không bao giờ nói rằng thịt lợn (sukara-maddava) do gia chủ Cunda cúng có độc tố. Ngài chỉ nói là trong thế giới này không có ai dù là Bà la môn, đạo sĩ, trời, ma vương hay Phạm thiên nào có thể tiêu hóa (jirapeti) thực phẩm đó, ngoại trừ Như Lai. Ngài Nagasena và Buddhaghosa đã chú giải là khi thịt lợn (sukara-maddava) được nấu, có nhiều vị chư thiên thêm gia vị cực bổ vào, lý do là các vị nghĩ rằng đây là bữa cơm cuối cùng của Ðức Phật Gotama. Nhận biết được điều này, Ðức Phật gọi gia chủ Cunda đừng có cúng dường món thịt lợn chứa gia vị cực bổ này cho chư Tỳ khưu tháp tùng theo ngài, bởi vì nó có lẽ "quá liều" đối với chư vị mà chỉ có đức Như Lai mới có thể thọ dụng được. Như vậy việc dịch thuật ngữ sukara-maddava thành nấm và đoán chừng rằng cái chết của Ðức Phật là do độc tố của nấm thì thật sự không đúng.
Ðiều này thực sự không quan trọng và người Phật tử không nên sử dụng vấn đề này để tranh luận. Cho dù "sukara-maddava" có thật sự là nấm hay không, thì không thể nào sử dụng thuật ngữ trên để làm cứ điểm cho việc biện hộ ăn chay. Loại thực phẩm mà Ðức Phật dùng không thể dựa vào bữa ăn cuối cùng của Ðức Thế Tôn. Nhiều nguồn kinh điển Tam tạng quả quyết cho là Ðức Phật đã có thái độ của ngài về việc ăn chay và ngài đã áp dụng ăn chay cho chư vị đệ tử.
Sanjivaputta

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét