Phật giáo nguyên thuỷ - Nam tông (Theravada) có bề dày lịch sử rất lâu đời, sự truyền thừa được các sử gia thừa nhận là không bị gián đoạn. Điểm ưu việt của nó là truyền bá đến quốc gia nào vẫn giữ được nét văn hoá Phật giáo đặc thù, mà những truyền thống khác rất hiếm có.
Phật giáo nguyên thuỷ hiện nay có mặt ở những quốc gia: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Anh, Mỹ, Ý, Úc, Mã Lai, Indonesia,Nepal, Ấn Độ v.v… Điểm đáng nói là tính thống nhất trong truyền thống Nguyên thuỷ, chư tăng tụng kinh bằng tiếng Pali và tiếng bản ngữ, tu hành y cứ theo thánh điển Pali, Tam y và bình bát là tài sản của bậc xuất gia, chỉ ăn ngày một buổi, không ăn phi thời. Bài viết này chúng tôi giới thiệu một vài nét đại cương về Phật giáo Nguyên - Thủy Nam tông Kinh.
1. Lịch Sử Du Nhập Phật Giáo Nam tông Việt Nam
Nghiên cứu lịch sử Phật giáo Nam tông Việt Nam, chúng ta thấy có hai hệ phái chính: Phật giáo Namtông Khơme và Phật giáo Nam tông Kinh cùng tồn tại và phát triển trong ngôi nhà Phật giáo ViệtNam. Nam tông khơme và Nam tông Kinh là hai bộ phận không thể tách rời nhau trong mảnh đất thân yêu Việt Nam, do đó khi nghiên cứu chuyên đề này, chúng ta thấy lịch sử du nhập và phát triển có những giai đoạn như sau:
1.1 Sử du nhập Nam tông Khơme
Miền Nam Việt Nam xưa kia là lãnh thổ của vương quốc Phù Nam. Theo sử liệu của Trung Hoa vương quốc này thành lập khoảng thế kỹ 12 trước Công nguyên, nhưng theo những nhà khảo cổ Tây phương dựa vào bia ký khắc trên đá, vách thành đã được tìm thấy dưới lòng đất thì quốc gia này lập quốc thế kỷ thứ 1 sau công nguyên. Nhưng vương quốc Phù Nam bị Chân Lạp xâm chiếm và tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ 6. Trên bản đồ, Phù Nam không còn nữa. Trải qua năm tháng nhờ Việt Nam, triều Nguyễn, bảo hộ chống nội loạn và ngọai chiến nên vua Chân Lạp nhượng đất để đền ơn đáp nghĩa vào năm Đinh sửu (1759).
Từ khi lập quốc đến thế kỷ thứ 6 sau Tây lịch do các vua chúa Phù Nam cai trị. Từ thế kỷ thứ 6 đến năm 1759 là các triều đại của vua chân lạp. Nam Đinh mão (1867) Pháp chiếm Miền Nam làm thuộc địa, để phân định hai quốc gia với lối cai trị khác nhau vị toàn quyền Pháp và quốc vương Campuchia ấn định lằn ranh giữa hai nước đồng ký vào bản nghị định ngày 9-7- 1870, do vậy Miền nam có mặt trên bản đồ thế giới dưới tên gọi do thực dân Pháp đặt ra Cochinchinne, gọi là Nam Kỳ. Năm 1945, chế độ thực Dân Pháp sụp đổ, Việt Nam Cộng Hòa ra đời danh từ Nam Kỳ đổi thành Miền Nam Việt Nam. Ngày 30-4-1975 chế độ Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, đất nước chúng ta thống nhất từ Aûi Nam Quan đến mũi Cà Mau. Người Việt gốc khơme sống trong lãnh thổ Việt Nam cũng được hưởng quyền tự do bình đẳng như người Việt Nam.
Ngày nay, những nhà khảo cổ đã phát hiện những cổ vật, tháp, tượng Phật, thần ở Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp Mười v.v... có niên đại 530, 400, 300 năm trước công nguyên. Điều đó cho chúng ta thấy rằng những địa điểm trên đã có một nền văn hóa thật sự văn minh và phát triển tại đây.
Đồng thời trong Mahàvamsa, lịch sử truyền bá của Phật giáo thì có nhắc đến phái đoàn truyền giáo sang xứ Suvannabhùmi của vua ASOKA vào thế kỷ thứ III trước công nguyên do hai vị A La Hán Sona và Uttara lãnh đạo. Các nhà sử học thật khó khăn để thẩm định ranh giới của địa danh Suvannabhùmi này ở đâu? Nhưng đa số cho rằng cả vùng Đông Nam Á. Cụ thể hơn ông Aymonier cho rằng Phù Nam là Miền Nam Việt Nam hiện nay. Theo ông Abel Résumat Phù Nam là Miền Bắc Việt Nam. Chính vì thế những quốc gia như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Camphuchia và Việt Nam, lịch sử Phật giáo những quốc gia này đều có ghi nhận là vào thế kỷ thứ III truớc công nguyên phái đòan vua Asoka có truyền đạo đến đất nước của Mình. Từ đó chúng ta có thể đưa ra những kết quả niên đại Phật giáo du nhập vào Miền Nam Việt Nam.
- Nếu địa danh Suvannabhùmi là tiền thân của đế quốc Phù Nam thì Phật giáo Nguyên Thủy Nam Tông đã có mặt tại Miền Nam Việt Nam vào thế kỷ thứ III trước công nguyên. Chẳng những Miền Nam mà còn cả Miền Bắc, Đồ Sơn - Hải Phòng theo tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát dựa vào lịch sử Trung Quốc có ghi nhận là ở Mẫu Sơn thuộc Hải Phòng có chùa và tháp của phái đoàn vua Asoka xây dựng, Bảo tháp đó tàn phế. Khỏang giữa thế kỷ thứ XI vua Lý Thánh Tông tiếp tục xây bảo tháp Tường Long trên nền tháp cũ và hiện nay bảo tháp đó cũng tàn phế. Theo Phật giáo Việt Việt Nam của Thích Đức Nghiệp có ghi lại trong Gia phả Họ Hòang, hiện nay Ông Hòang Gia Mỹ có giữ bài thơ Tháp Sơn Hòai Cổ. Nội dung bài thơ đề cập xuất xứ hai bảo tháp, một tháp vua Asoka, hai tháp vua Lý Thánh Tông.
- Vương quốc Phù Nam xuất hiện vào thời nhà Châu ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ 12 trước Dương lịch, vì có thuyết cho rằng xứ giả Phù Nam có gởi phái đoàn sang trung hoa. Nhưng thuyết này không được các sử gia thừa nhận, vì không có bằng chứng cụ thể. Vào thế kỷ thứ I sau công nguyên, vua Kaundinya cưới công chúa Thủy Tề Soma, có thuyết cho là cưới công chúa Lieou- Ye và lập nên đế quốc Phù Nam. Đời vua này chúng ta không thấy dấu vết Phật giáo. Nhưng đến đời vua Kaundinya Jayavarman, ông (lên ngôi năm nào không rõ nhưng băng hà 514) gởi thiền sư Nagasena sang Trung Hoa cầu quân tiếp viện dể chống lại quân Chiêm Thành (Lâm Ấp) , bị vua tàu từ chối. Theo lá Sớ nhà vua trình lên Triều Ðình Bắc Kinh thì Phật giáo Nguyên Thủy- Nam tông rất thạnh hành ở Phù Nam. Đồng thời vua có gởi hai thiền sư tên Mandrasena và Sanghapala đến Trung Hoa dịch kinh Phật bằng Phạn ngữ. Căn cứ nguồn sử liệu đó, chúng ta tin chắc rằng Phật giáo Nguyên thủy đã có mặt ở Miền Nam Việt Nam chúng ta dưới triều vua đó. Tên ba vị thiền sư trên, chúng ta nhận thấy là tiếng Pàli. Truyền thống Phật giáo nguyên thủy tên chư Tăng thường sử dụng tiếng Pàli. Tóm lại, nói một cách nghiêm túc, thời kỳ vương quốc Phù Nam dưới triều vua Kaundinya Jayavarman Phật giáo Nguyên thủy- Nam tông rất thạnh hành.
- Từ thế kỷ thứ 6 đến năm 1759 vương quốc Phù Nam do vua Chân Lạp cai trị. Theo lịch sử Camphuchia vào thế kỷ thứ 8 phân chia quốc gia thành hai: Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp, thủy chân lạp thuộc hướng nam là Miền nam Việt Nam, lục chân lạp hướng bắc tức Camphuchia. Dân số người Việt gốc Khơme ở đây quá ít, đồng hoang cỏ dại. Theo thống kê của người Pháp năm 1862 thì tổng số người Việt gốc khơme 146.718 người, so với người Việt 1.732.316 người. Trong 11 thế kỷ chiếm đất Phù Nam vua thủy chân lạp không có kế họach gì để phát triển vùng đất này, ngọai trừ xây ngôi bảo tháp ở Đồng Tháp Mười. Điều cho thấy rằng Phật giáo thời đó vẫn có vị trí mạnh mẽ trong xã hội. Đất hoang, người dân ít mà xây dựng bảo tháp tôn giáo là một điều hiếm có. Thực ra Phật giáo nguyên thủy thời kỳ Phù Nam và thời kỳ Thủy Chân Lạp không có gì khác biệt, vì Phật giáo Nguyên thủy chư tăng hành trì giáo pháp thống nhất nhau.
Những ngôi chùa Nam Tông Khơme ở Miền nam Việt Nam có niên đại nhiều thế kỷ qua và tồn tại đến hôm nay. Cụ thể là chùa Samrông Ek ở tỉnh Trà Vinh xây dựng vào năm 1642 (Phật lịch 1185), chùa Sanghamangala xây dựng hơn 600 năm.
1.2 Lịch sử du nhập Nam tông Kinh
Theo thời điểm cận đại, phật giáo nam tông du nhập Việt Nam vào năm 1939 từ Campuchia, do phái đoàn truyền giáo của Hoà Thượng Hộ Tông. Những vị trong phái đòan : Hòa Thượng Thiện Luật, Hòa Thượng Huệ Nghiêm, Hòa Thượng Hộ Tông. Đây là những vị hòa thượng có mặt đầu tiên tại việt nam để hoằng dương chánh pháp. Thời gian này Hòa Thượng Bửu Chơn tu thiền ở Nam Vang, nhưng vào mùa an cư kiết hạ, ngài được nhóm Phật tử Nguyễn Văn Hiểu mời về Việt Nam nhập hạ và hoằng pháp.
Về phía cư sĩ, có cụ Nguyễn Văn Hiểu, Văng Công Hương và cụ Quyến là những phật tử có công đầu tiên tìm đất xây chùa để Chư Tăng có nơi hoằng pháp. Địa điểm quý Cụ tìm xây chùa đó là khu rừng nằm trong địa bàn Gò Dưa, Thủ Đức, chu vi khoảng hơn 2 mẫu Tây, thiên nhiên rất đẹp, phong cảnh rất u tịch, thật xứng với những vị chân tu sống đời phạm hạnh. Nguồn gốc đất ở đây là của Oâng Bà Bùi ngươn Hứa. Gia Đình của Oâng Bà giàu có nên khi thấy nhóm cư sĩ của cụ Nguyễn Văn Hiểu tìm đất xây chùa để cúng dường Tam bảo, xúc động trước đạo tâm của nhóm cư sĩ nên Oâng bà bán toàn bộ khu đất đó cho Phật giáo Nguyên thuỷ, với giá bán chỉ 1 đồng danh dự. Chùa được xây dựng với tên gọi là chùa Bửu Quang ( Ratanaramsyarama) .
Ngày 15 tháng 4 năm 1940, phái đòan truyền giáo của HT. Hộ Tông và nhóm cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu thỉnh đức vua Sải Chuôn Nath và 30 vị Hoà Thượng, Thượng Toạ nguời Campuchia sang việt nam đến chùa Bửu Quang để thực hiện nghi thức kết giới Sima theo truyền thống phật giáo nguyên thuỷ. Trong đòan có ba vị sư người Việt Nam: Hoà Thượng Thiện Luật và Hoà thượng Huệ Nghiêm và Hòa Thượng Hộ Tông, sau lễ kết giới Sima Hoà thuợng Huệ Nghiêm được chư tăng đề cử thuyết pháp để giải thích cho Phật tử hiểu về ý nghĩa buổi lễ Kết giới Sima.
Năm 1945, phái đòan truyền giáo Hộ Tông tiếp độ thiện nam Dương Văn Thêm và thành lập chùa Giác Quang tại Bình Đông - Chợ Lớn. Thiện nam Dương Văn Thêm hoan hỷ với Phật giáo Nguyên thủy và xuất gia với pháp danh Tỳ Khưu Giác Quang. Ngài Giác Quang là một trong bảy vị chư tăng đệ đơn thành lập giáo hội Tăng già nguyên thủy Việt nam vào năm 1957. Chùa Giác Quang là ngôi chùa thứ hai của phật giáo nguyên thủy nam tông người kinh. Ngài Giác Quang là vị trụ trì đầu tiên. Tại đại hùng bửu điện này đã đào tạo rất nhiều nhân tài cho Giáo hội Nguyên thủy trước năm 1975 và sau năm 1975. Cụ thể là Hòa Thượng Tịnh Tuệ, Hòa Thượng Giác Nhân, Thượng tọa Giác Minh, Thượng tọa Tịnh Giác v.v...
Năm 1950, phái đòan truyền giáo Hộ Tông và cụ Nguyễn Văn Hiểu thành lập chùa Kỳ Viên. Tại đây Quý ngài truyền bá chánh pháp một cách hữu hiệu và có kết qủa. Nhờ vậy tổng hội Cư sĩ và Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam được thành lập tại chùa kỳ viên vào năm 1957. Chùa Kỳ Viên mặc nhiên trở thành trụ sở Trung ương của Tổng hội Cư sĩ và Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy ViệtNam.
Nhờ phái đoàn truyền giáo của Hoà Thượng Hộ Tông và nhóm cư sĩ Nguyễn văn Hiểu thành lập Tổng Hội và Giáo hội năm 1957, thế nên tồn tại cho đến ngày hôm nay. Hiện nay có khoảng 60 ngôi chùa, 400 Chư Tăng và 300 Ni trên toàn quốc. 2. Những Trung Tâm Hoằng Pháp Đầu Tiên
2.1 Trung Tâm Hoằng pháp Nam tông khơme
Vương quốc Phù Nam còn lại 3 tấm bia để chứng minh một thời vàng son của nó đã đi qua: 2 tấm chạm hình thần Vishncu tìm thấy ở Việt Nam, 1 tấm chạm hình Phật tổ đào được ở Bati phái nam thành Camphuchia. Đều đó cho thấy Phật giáo và Aán giáo cùng tồn tại song song với nhau. Vua Kaundinya Jayavarman gởi thiền sư Nagasena sang trung hoa cầu quân tiếp viện để chống Chiêm Thành và bị từ chối. Vua cung gởi hai thiền sư Mandrasena và Sanghapala sang trung hoa để dịch kinh chữ phạn. Việc kiến tạo ngôi bảo tháp Đồng Tháp Mười. Những sự kiện trên đủ chứng minh Phật giáo nguyên thủy rất mạnh, chắc chắn có khả năng nhiều trung tâm hoằng pháp của Phật giáo Nguyên thủy thời đó.
Việc gởi thiền sư Nagasena sang trung hoa để cầu quân tiếp viện chống Chiêm Thành là dấu hiệu cho chúng ta thấy Phật giáo thời đó có khả năng là quốc giáo. Tại sao triều đình không chọn ai khác mà chọn thiền sư? phải chăng thiền sư là quốc sư ? Việc đại sự của quốc gia cử người di ngoại giao mà cử thiền là một điều hiếm có. Sự kiện đó chẳng khác nào Phật giáo Việt Nam của chúng ta thời Lý và thời Trần.
Nếu giáo hội phái hai thiền sư Mandrasena và Sanghapala sang trung hoa dịch kinh là chuyện bình thường, nhưng ở đây vua phái đi. Điều đó cho chúng ta những suy nghĩ như sau: Phật giáo rất phổ thông thời đó, vua thành kính chư tăng thì người dân phải cúi đầu quy ngưỡng. Chắc chắn thời đó phải có trường lớp can bản trong một thời gian khá dài để đào tạo những thiền sư này. Được như thế thì những vị này mới có kinh nghiệm kiến thức đời và đạo để được nhà vua tin tưởng giới thiệu sang nước bạn dịch kinh.
Người Việt gốc khơme ở Miền Nam Việt Nam con số rất khiêm tốn, thế nên việc kiến tạo ngôi bảo Tháp Đồng Tháp Mười là một điều khó thực thi. Như vậy công trình này phải có sự tham gia bảo trợ của quốc vương. Chứng tỏ số lượng Tăng già và chùa chiền thời đó không quá ít. Những thành quả chư tăng hoằng pháp thời xưa như thế, nên những ngôi chùa có niên đại khá lâu trong cộng đồng người Việt gốc khơme như Samrông Eùk, Sanghamanghala, v.v... tồn tại cho đến ngày nay trên mãnh đất thân yêu Việt Nam.
2.2 Trung Tâm Hoằng Pháp Nam tông Kinh
Những vị trong phái đoàn truyền giáo của Hoà thuợng Hô Tông đều là những vị thiền sư, nên đời sống của các Ngài thích sống nơi thanh vắng, xa làng mạc đô thị để hành thiền. Buổi sáng các Ngài hay trì bình khất thực, buổi chiều hành thiền và giảng đạo cho phật tử có duyên lành với phật pháp. Hình thức trì bình khất thực cũng là một phương pháp hữu dụng trong việc hoằng pháp.
Đứng về mặt khách quan mà nói lối sống ẩn cư của Quý ngài cũng giới hạn mặt hoằng pháp, vì phật tử đa số thành phần trí thức đều ở thành thị.
Tuy nhiên nhờ uy tính và đức độ của Quý ngài nên tiếng lành đồn xa, Giới trí thức thời đó đến Quy Y và làm đệ tử của quý Ngài rất đông. Đầu tiên chỉ có tổ đình Bửu Quang (Thủ Đức) là trung tâm hoằng pháp đầu tiên và sau đó chùa Giác Quang (Chợ Lớn), trụ sở Trung ương Kỳ Viên Tự (Quận 3)ï, chùa Bửu Long (quận 9) , Thích Ca Phật Đài (Vũng Tàu), chùa Tam Bảo (Đà Nẵng) chùa Phổ Minh (quận Gò Vấp), chùa Pháp Quang (Bình Thạnh) là những địa điểm quan trọng của Quý Ngài để dạy thiền và hoằng pháp. Nhờ những địa điểm hoằng pháp đó mới giúp cho giới Phật tử hiểu phật giáo nguyên thuỷ. Những vị pháp sư đầu tiên của phật giáo nguyên thuỷ việt nam là: Hoà Thuợng Huệ Nghiêm, Thiện Luật, Hộ Tông, Bửu Chơn, Giới Nghiêm, Hòa Thượng Hộ Giác, pháp sư Thông kham v.v...
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét