"Hoang dại" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Đến nay có thể nói “Thơ Bút Tre” là một trường phái. Bởi vì, thơ Bút Tre ngày càng phát triển rầm rộ, mạnh mẽ và phong phú. Nó không còn bó hẹp trong phạm vi truyền khẩu nữa. Các sách, báo, tạp chí đã đăng tải khá nhiều. Có tờ báo còn mở hẳn chuyên mục “Thơ Bút Tre” có địa phương còn thành lập câu lạc bộ “Thơ Bút Tre”. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Sức lan tỏa của nó không chỉ ở trong nước mà còn ảnh hưởng ra cả nước ngoài, ở những nơi Việt Kiều sinh sống. Nhiều người làm thơ Bút Tre. Có tác giả in thành tập, gọi là thơ “Hậu Bút Tre”. Điển hhhh như: Đặng Trần Luật, Phạm Ngọc Chân, Nguyễn Vũ Tiềm và đặc biệt là Nguyễn Bảo Sinh, người kế tục sự nghiệp thơ Bút Tre thành công hơn cả.
Một số tác giả còn lấy bút danh dựa trên cơ sở người sáng lập ra nó như: Bút Tre Trẻ, Bút Tre Xanh, Bút Tre Non, Bút Nứa, Bút Sậy rồi Bút Tre Tây, lại còn cả Bút Tre Uôn-Cúp nữa...
Một nhà thơ Bút Sắt viết:
Ngày nay cuộc sống bộn bề
Nụ cười thuốc bổ, ca vè dân gian
Bởi ai cũng có thể làm
Bút Tre, Bút Nứa, lại càng bút bi.
Thực ra, Bút Tre chỉ là người “khai mở” một cách viết mới, không rõ vô tình hay hữu ý, nhưng đã gây ấn tượng rất mạnh và được nồng nhiệt đón nhận.
Điển hình là những câu:
- Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về.
- Chú về công tác bảo tàng
Cũng là nhiệm vụ cách màng (mạng) giao cho
- Con ruồi là vật hiểm nguy
Cái chân của nó rất vi trùng nhiều.
- Bỗng đâu bộc phá thình lình
Nổ tung chính giữa tổng dinh họ Đờ.
(Tướng Đờ - Cát bại trận ở Điện Biên Phủ)
- Chị em du kích tài thay
Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa Ty mình
- Hoan hô các bạn Quảng Bình
Từ trong tuyến lửa thình lình ra đây.
- Giặc Mỹ leo thang đến Phú Tho (Thọ)
Na-pan đốt cháy cả rừng co (cọ)
Sẵn sàng chiến đấu chị em bắn
Rớt trước ty mình một dù đo (đỏ)
- Bấy lâu gan dạ bồn chồn
Nay mừng gặp lại sáng khôn con người.
Chính những câu thơ của Bút Tre đã vô tình “vẽ đường cho hươu chạy”. Nó trở thành điểm tựa cho dân gian “Hậu Bút Tre” tận dụng khai thác triệt để. Bắt nguồn từ cách viết của Bút Tre, họ chế thêm, bịa thêm, nói ngược nói xuôi, nói lái các kiểu chẳng biết đâu mà lần. Khi giả bộ ngô nghê, khi cợt nhả bỗ bã. Thời đại mới, trình độ học vấn ngày càng cao. Trình độ thơ phú cũng lắm “cao thủ”. Nhiều cây bút Hậu Bút Tre rất tài hoa, sắc sảo, hài hước một cách tế nhị, khéo léo. Tục mà kín đáo, hở mà không “nghĩa lộ”. Nó khởi sắc trên cả... “tuyệt vời”, không hổ danh “Hậu sinh khả ố”.
Thơ Hậu Bút Tre vốn từ thực tế, chủ yếu đọc cho vui cười thoải mái. Chẳng có ý đồ xiên xẹo hay chọc giận ai cả. Cách diễn tả thường đơn giản, cụ thể, nêu trực tiếp vấn đề cần nói theo lối úp úp, mở mở hài hước, tếu táo. Đôi khi tự đem mình ra châm biếm, chế diễu, cười cợt:
- Vợ đẹp thì chồng phải lo
Đêm nằm lắm kẻ rình mò ước ao
Chẳng thà cứ xấu như tao
Cho không cũng chẳng thằng nào nó them (thèm)
- Cao lương mỹ vị đều chê
Chỉ thích cơm đĩa đặt kề đùi non
- Đánh cá phải tiết kiệm mìn
Đàn ông yếu thận chớ tìm gái tơ
- Thà ăn một miếng bò non
Còn hơn sơi hẳn cả con bò già
- Ước gì anh hóa thành gà
Để đi đạp mái những nhà xung quanh
- Ước gì em hóa thành trâu
Anh hóa thành đỉa, anh bâu lên người
- Sướng nhất là ngủ với giai
Thứ nhì là được ăn xoài chín cây.
Phổ biến nhất là thêm, bớt, nhái, mô-đi-phê từ cái nọ sang cái kia. Chính cái sự cố tình bắt chước ấy, chế ra ấy đã gây ra tiếng cười sảng khoái:
- Bây giờ mận mới hỏi xoài
Vườn hồng đã có ai nhoài vào chưa
Mận hỏi thì xoài xin thưa
Vườn hồng chưa có ai khua tay vào.
- Hôm qua đi chơi khuya về
Hương tình, mem rượu bay đi ít nhiều
Vợ không ta thán một điều
Chỉ con chó mực vẫy liều cái đuôi.
- Lương chồng, lương vợ lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Chồng chan, vợ húp lần rầm khen ngon.
- Bầm ra ruộng cấy bầm run
Con vào nhà nghỉ còn run hơn bầm
Si-đa phục sẵn xa gần
Không hại riêng mình, hại cả vợ con.
- Vợ ở xa, gái ở gần
Cái váy nó ngắn, cái chân nó dài
Ngực nó để hở ra ngoài
Ngày ngày nom thấy bố ai chả thèm.
Thơ Hậu Bút Tre thường bột phát hết sức tự nhiên như thế, đôi khi nội dung còn méo mó, chữ nghĩa xộc xệch thô giáp, nhiều lúc tỏ ra ngô nghê, ngộ nghĩnh “ấm ớ việt gian” được sáng tác kịp thời dưới mọi hình thức.
- Tiễn anh ra bến ô tô
Em về em khóc tồ tồ cả đêm
- Đông vui chớ có chen vào
Gái tơ huých nhẹ, chỗ nào cũng đau
- Rượu minh mang rất tuyệt vời
Chỉ dùng chữa bệnh cho người yếu chim
- Gái trinh vắng bóng trên đường
Hóa ra còn ở trong trường mầm non
- Không đi không biết Sài Gòn
Đi về trong túi chẳng còn một xu
Nói ra thì bảo rằng ngu
Cái mồm ăn ít, thằng cu ăn nhiều.
- Dỗ trẻ con cho sờ ti
Dỗ người lớn chẳng khác gì trẻ thơ
Sờ rồi lòng những ngẩn ngơ
Lại mong sờ chỗ trẻ thơ ra đời.
Nhưng, thú vị nhất, rôm rả nhất vẫn là chuyện “Bồ bịch”. Thời nào cũng thế “có cái nắng, có cái gió thì phải có cái đó”. Thời “mở cửa”, “cởi” hơn, “mở” hơn “thoáng” hơn, thể hiện bản năng gốc đúng nghĩa hơn.
- Bánh mỳ phải kẹp pa-tê
Ai mà chả có máu dê trong người.
Với lối sống hiện đại nên “hại điện” là cái chắc. “Đạo bồ bịch” được xem là chuyện “sinh hoạt vui vẻ”, “chuyện thường ngày ở huyện”. Không cặp bồ mới lạ chứ cặp bồ thì quá...kính nể!
-Trái tim anh như căn nhà trống
Gió em vào nếu chán gió lại ra
Có chuyện kể rằng: “Thầy thuốc hỏi bệnh nhân tình trạng sức khỏe ra sao, bệnh nhân khai:
- Nhà em mắc chứng bệnh lạ lắm, cứ thấy gái là chân tay bủn rủn, bứt rứt như kim châm, kiến đốt. Toàn thân nóng bừng bừng, tưởng sắp bốc lửa.
Thầy lại hỏi:
- Bị lâu chưa?
- Thời trẻ thì nhẹ thôi, nhưng càng ngày càng nặng thêm, nhất là sau một thời gian lấy vợ đến bây giờ thì nặng lắm rồi, mong thầy mở lượng từ bi cứu giúp.
Thầy lắc đầu:
- Ta chịu! Đến ngay như ta mắc bệnh này đã lâu mà sư phụ ta còn phải bó tay, vì sư phụ bị nặng hơn ta nhiều.
Bởi thế, mới có thơ nhắc nhở:
- Vợ là Thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy chớ bàn đúng sai.
Nhưng nhiều ông chồng cứ ngó nghiêng, mắt la mày liếm.
- Từ khi ta có vợ rồi
Thấy mọi cô gái trên đời đều xinh.
Rồi cái lý sự cũng được thể hiện rất “cùn”:
- Con bò có một khối u
Đàn ông một vợ thì ngu như bò.
- Rượu chè cờ bạc gái trai
Là thứ thuốc bổ ông trời ban cho.
- Suốt đời chỉ yêu một người
Bệnh ấy còn nặng gấp mười ung thư.
- Phải hiểu thật kỹ đàn bà
Lúc trẻ ghen ít, càng già càng ghen.
- Chỉ lo giữ vợ trong nhà
Vừa hèn vừa chẳng xứng là đàn ông.
Không những thế họ còn nói rất vui, rất láu cá, ỡm ờ. Gọi vợ là cơm, bồ là phở “Sáng đưa cơm đi ăn phở, trưa dẫn phở đi ăn cơm, chiều cơm đi đằng cơm, phở đi đằng phở. Tối ôm cơm nhớ phở?!! Và, Vợ là địch, bồ là ta, quanh quẩn gần nhà ta đi với địch, tham quan du lịch ta đi với ta. Những lúc can qua ta về với địch. Đêm nằm với địch, ta lại nhớ ta”.
- Ai mà chả thích ăn quà
Nhưng mà vẫn phải về nhà ăn cơm
Nhai cơm thì khô như rơm
Cho nên cứ phải vừa cơm vừa quà.
Đôi khi ngụy biện theo lối vơ vào:
- Bờ sông lại lở xuống sông
Đàn bà ngủ với đàn ông thiệt gì.
- Kim đâm vào thịt thì đau
Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời.
- Sướng nhất chết ở chiến trường
Sướng nhì chết ở trên giường mỹ nhân.
- Chiến trường thích cựu chiến binh
ái tình thích kẻ chiến trinh lần đầu.
Thế đấy, đừng tưởng cựu chiến binh hay người cao tuổi là “hết phim” là “khát vọng” tập cuối đâu. Nhầm!.
- Già rồi đóng bỉm đi chơi
Quyết không quanh quẩn ở nơi xó nhà.
- Em đừng ngần ngại cái tuổi ta
Tóc bạc râu xanh, đứng đỉnh già
Yêu đương chưa chịu thua ai nhé
Bia rượu kém gì mấy thằng cha
Của nợ hai tay đè chửa xuống
Khối tình nong mãi cứ to ra
Già ở chỗ nào thây kệ nó
Chỗ ấy xem ra vẫn chửa già.
- Tóc thì nửa bạc nửa xanh
Em sờ củ hành thấy vẫn còn tươi
Em khen ta quá tuyệt vời
Già đâu cũng mặc, chỉ cốt tươi củ hành.
Cũng có người mạnh mồm như thế, nhưng có người lại than thân trách phận, nghe xót xa lắm:
- Ngày xưa vác pháo băng đồi
Nay không nhấc nổi qua đùi chị em.
Bởi chị em không sợ mỏi, không sợ mệt, chỉ sợ mềm.
- Tuổi già như lá mùa thu
Cái răng thì rụng, cái cu thì mềm
Đôi khi cũng thấy xòm xèm
Nhưng mà chỉ dở ra xem, chứ... không làm.
Xem ra cái gì cũng thành thơ được, đến mấy ông bợm rượu cũng có khoảng trời thơ riêng theo cách nói: “Chim khôn tìm cành cao mà đậu, người khôn tìm bạn nhậu mà chơi”.
- Hiu hiu gió núi đầu non
Những thằng uống rượu là con ông trời
Tưởng rằng nó uống nó chơi
Ai ngờ nó uống để rơi xuống trần.
- Trăm năm bia đá cũng mờ
Nghìn năm bia rượu lơ mơ suốt ngày.
- Rượu cay rượu đắng một đời
Uống cho quên hết những lời thế nhân.
Thơ Hậu Bút Tre là thế, thời nào cũng vậy, nó cứ tồn tại, giống như cái anh say rượu ấy, “uống cho đất bằng lại” lủng ca lủng củng: “Tôi say? anh say, hàng xóm say chứ tôi say đâu mà say?”
Rồi hai chân run lẩy bẩy, tay không chém nổi gió, miệng vẫn lảm nhảm:
- Tay cầm bầu rượu nắm nem
Ta cầm thiên hạ chứ cầm em làm gì!
Âu đấy cũng chỉ là lời nói của kẻ say.
- Bà con đừng chấp làm gì.
Cám ơn! Cống hỷ! Mec-xì! Xanh-kiu!
Nguyễn Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét