...Ngoài ra nhiều Tổ Trung Hoa lại thường tuyên truyền rằng các pháp Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ là các pháp thấp thỏi của hàng Tiểu thừa nên khỏi cần học...
Quí Phật tử Tịnh đô tông thân mến,
GS001 sinh ra là con nhà Tịnh độ tông, cho nên trước đây ở nhà cũng như ở chùa cũng thường tụng kinh A DI ĐÀ giống như quí đạo hữu, trong đó có những câu xưng tán Phật A DI ĐÀ đã được các tổ Trung Hoa soạn ra như sau:
Ba đời mười phương Phật
A DI ĐÀ bậc nhất
Chín phẩm độ chúng sanh
Oai đức không cùng cực.
Những câu xưng tán đó làm cho nhiều người Phật tử tịnh độ tông tin rằng tu theo Phật A DI ĐÀ cao hơn tu theo Phật THÍCH CA do đó nhiều Phật tử chỉ cần chú tâm niệm lục tự DI ĐÀ: “Nam mô A DI ĐÀ Phật” là đủ, khỏi cần để tâm học các pháp mà PHẬT THÍCH CA đã dạy như TỨ DIỆU ĐẾ, BÁT CHÁNH ĐẠO, TỨ NIỆM XỨ, v.v. Ngoài ra nhiều Tổ Trung Hoa lại thường tuyên truyền rằng các pháp TỨ DIỆU ĐẾ, BÁT CHÁNH ĐẠO, TỨ NIỆM XỨ là các pháp thấp thỏi của hàng TIỂU THỪA nên khỏi cần học.
Nhưng về sau GS001 nhờ lòng tôn kính chư PHẬT, chư PHÁP, và chư TĂNG như nhau cho nên GS001 đã học và thực hành thêm các pháp của Phật Thích Ca khá đầy đủ và do đó đã khám phá ra rằng không có chuyện Phật này cao hơn Phật kia, không có chuyện Phật này dạy PHÁP khác Phật kia. Càng không có chuyện Pháp Niệm Phật A DI ĐÀ là pháp cao nhất như các Tổ Trung Hoa đã tuyên truyền. Cũng không có chuyện các pháp mà Phật THÍCH CA đã dạy như TỨ DIỆU ĐẾ, BÁT CHÁNH ĐẠO, TỨ NIỆM XỨ là các pháp TIỂU THỪA đáng chê. Nếu ai có tâm hiểu lầm như thế để rồi tự hạn chế PHÁP HỌC của mình, thì kể như đã chọn con đường TIỂU THỪA vậy.
Phật chưa hề chế ra tông phái TIỂU THỪA bao giờ cả. Theo kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA Phật THÍCH CA đã định nghĩa kẻ tu pháp TIỂU THỪA là những ai “ham vui pháp nhỏ mà cho là đầy đủ“. Như vậy do tâm người Phật tử tự hạn hẹp mình không học đầy đủ Phật Pháp mà tạo ra TIỂU THỪA cho chính mình, chứ PHẬT không hề chế ra pháp nào có tên là pháp TIỂU THỪA. Ngoài ra theo các Phật ngôn mà GS001 sẽ trích dẫn dưới đây thì pháp TỨ DIỆU ĐẾ là pháp cao tột rốt ráo mà chỉ một vị Phật CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC mới có thể thấu triệt.
Cho nên ai tuyên bố TỨ DIỆU ĐẾ là pháp TIỂU THỪA của hàng hạ căn, thì chẳng khác gì người đó đã phỉ báng chư Phật CHÁNH ĐẲNG GIÁC (phỉ báng Phật A di đà và Phật Thích Ca) là hàng hạ căn vậy. Hãy nhớ lại tiến trình GIÁC NGỘ của đức Phật trong đêm thành đạo: Hẳn các Phật tử đều nhớ rằng trong 3 MINH mà ngài đã chứng thì MINH cuối cùng là LẬU TẬN MINH. Đó chính là sự thấu triệt mọi vấn đề KHỔ ĐAU của chúng sanh, đó chính là TỨ DIỆU ĐẾ. Và sau đó ngài mới xác nhận với thế gian là ngài đã chứng vô thượng CHÁNH ĐẲNG CHÁNH ĐẲNG GIÁC:
“Này hỡi các Tỳ Khưu, ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, bà la môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (anuttaram samma-sambodhim).
Đến khi, này hỡi các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức, đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, bà la môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”
(Kinh Chuyển Pháp Luân)
Rồi Đức Thế Tôn còn nhấn mạnh thêm rằng chư Phật CHÁNH ĐẲNG GIÁC từ quá khứ cho đến vị lai đều phải thấu triệt TỨ DIỆU ĐẾ:
Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy đã như thật chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời vị lai, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy sẽ chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy hiện đang chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
(Kinh Tương Ưng)
Sau đây GS001 sẽ chứng minh cho quí đạo hữu thấy rằng tu theo PHẬT A DI ĐÀ hay tu theo PHẬT THÍCH CA, trước sau chúng ta đều học một loại Phật Pháp như nhau. Không có chuyện Phật này dạy khác hay dạy cao hơn Phật kia.
Nếu quí đạo hữu đọc lại PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ kinh, sẽ thấy có đoạn như sau. GS001 xin trích ra đây tiếng HÁN trước, tiếng VIỆT sau. Vì hồi nhỏ GS001 chỉ đọc bản kinh chữ HÁN, mặc dầu không hiểu, nhưng cũng đọc ro ro như máy, nên bây giờ còn nhớ để nhắc lại cho quí đạo hữu đoạn này:
Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm. Phục thứ Xá Lợi Phất! Bỉ quốc thường hữu chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu: Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá Lợi, Ca Lăng Tần Già, Cộng Mạng chi điểu, thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm. Kỳ âm diễn xướng: Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần, như thị đẳng pháp. Kỳ độ chúng sanh, văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Này nữa, Xá Lợi Phất! Ở nước Cực Lạc kia, thường có nhiều loại chim đủ màu rất kỳ diệu như Hạc trắng, Khổng tước, Anh vũ, Xá lợi, Ca lăng tần già và Cọng mạng… Những con chim ấy, sáu buổi mỗi ngày, thường hót lên những thanh âm hòa nhã: trong giọng hót của chúng, người ta nghe được tiếng diễn xướng các pháp môn ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần… Dân chúng trong nước nghe được những pháp âm như thế đều nhiếp tâm trở về thực tập niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng.
Theo như đoạn trên thì ở cỏi PHẬT A DI ĐÀ, chuyện HỌC PHẬT được “công nghệ hóa” tinh vi đến độ chim cũng biết nói PHÁP, biết nói đầy đủ BÁT CHÁNH ĐẠO, 37 PHẨM TRỢ ĐẠO, … và dĩ nhiên trong đó phải cóTỨ DIỆU ĐẾ vì các PHÁP trên đều lấy từ ĐẠO ĐẾ của TỨ DIỆU ĐẾ mà ra. TỨ DIỆU ĐẾ là BỐ CỤC là TỔNG HỢP của tất cả các pháp của CHƯ PHẬT. Như vậy thì CHƯ PHẬT đều dạy cho chúng sanh cùng chung một HỆ THỐNG GIÁO LÝ như nhau. Nếu có sự khác nhau giữa chúng ta thì chỉ là vì chúng ta học chưa đầy đủ Pháp Phật đó thôi.
CHƯ PHẬT cũng như tất cả các ông BÁC SĨ GIỎI, có khả năng chữa “bá bệnh” trên đời này. Các ngài đều biết đầy đủ như nhau về các loại BỆNH (KHỔ), đều phải biết đầy đủ như nhau về các NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH (TẬP), đều phải biết như nhau khi HẾT BỆNH bệnh nhân phải được như thế nào (DIỆT), và đều phải biết đầy đủ như nhau, mọi PHƯƠNG CÁCH CHỬA BỆNH (ĐẠO). CHƯ PHẬT là các đấng CỨU KHỔ nên các ngài đêu phải biết đầy đủ 4 SỰ THẬT của TỨ DIỆU ĐẾ: KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO, tức là:
1) Sự thật về KHỔ
2) Sự thật về NGUYÊN NHÂN của KHỔ
3) Sự thật về NIẾT BÀN (khi KHỔ đã được tận diệt)
4) Sự thật về CON ĐƯỜNG đi đến NIẾT BÀN. (Bát Chánh Đạo, 37 Phẩm Trợ Đạo, …)
Nói tóm lại, PHẬT PHÁP được dạy trong cỏi TỊNH ĐỘ của PHẬT A DI ĐÀ cũng không khác gì PHẬT PHÁP của PHẬT THÍCH CA trong cỏi TA BÀ này cả. Mọi PHẬT đều dạy PHÁP như nhau nên mới gọi là PHẬT PHÁP. Sự khác biệt giữa cỏi TA BÀ này và CỎI TỊNH ĐỘ của PHẬT A DI ĐÀ chỉ ở chỗ, là cỏi CỰC LẠC ít PHIỀN NÃO, SỐNG LÂU, được nhiều CƠ DUYÊN hơn để HỌC PHẬT PHÁP. Ở trong cỏi đó đi đâu cũng nghe PHÁP ÂM. Đó là cỏi TU chứ không phải cỏi CHƠI và KHỔ như ở đây. Nhờ thế cỏi đó AN TỊNH mà không có PHIỀN NÃO. Bởi thế đoạn kinh A DI ĐÀ ở trên mới diễn tả chuyện chim chóc nói ra các pháp THẤT BỒ ĐỀ PHẬN, BÁT THÁNH ĐẠO PHẬN, v.v. đâu khác chi các pháp của ĐỨC THÍCHCA ở đây. Vậy cho nên, nếu ngay bây giờ nơi cỏi TA BÀ này mà quí đạo hữu học trước được các pháp của PHẬT THÍCH CA, thì khi về cỏi CỰC LẠC quí đạo hữu sẽ học nhanh hơn người ta, nếu ở đây quí đạo hữu học không đầy đủ, thì khi về đó quí đạo hữu phải ráng ì à ì ạch leo từ THẤP lên CAO, thế thôi.
Như trường hợp của mấy ông cụ bà cụ, không còn thì giờ bao lâu nữa để học ở đây, thì tốt nhất là chỉ học câu NIỆM PHẬT, để cầu về đó tha hồ có thì giờ, có PHẬT PHÁP, có thầy dạy đầy đủ mà học. Hoặc như những người ở đây TRĂM DÂY PHIỀN NÃO, NGHIỆP BÁO KHÔNG NGỪNG, đầu tắt mặt tối, không có thì giờ học PHẬT, thì cũng nên trì tụng PHẬT A DI ĐÀ,để kiếp sau bớt phiền não tha hồ học PHẬT. Nhưng với các PHẬT TỬ đã có trình độ PHẬT HỌC VỮNG CHẮC đủ khả năng đối phó với PHIỀN NÃO, thì ở cỏi TA BÀ uế độ này, lại được cơ hội đem PHẬT PHÁP ra thử nghiệm nhiều hơn. Đó là vừa có HỌC vừa có HÀNH, Cho mình và cho người. Các Phật tử ở cỏi CỰC LẠC sau khi đã nắm vững GIÁO PHÁP cũng phải về lại cỏi TA BÀ này để mà thực tập thôi.
Các phật tử TỊNH ĐỘ TÔNG thân mến, GS001 đã phân tích cho quí đạo hữu khá tỉ mỉ và đầy đủ rồi đó. Mong quí đạo hữu từ nay hãy từ bỏ tư tưởng khinh rẻ chư tăng NGUYÊN THỦY là hàng TIỀU THỪA. Người PHẬT TỬ có từ tâm không nên dùng các danh từ sai trật gây bất bình cho ai cả, nếu không có SỰ THẬT chứng minh. Nếu cách xưng hô gây ra sự chia rẻ trong đạo của mình thì rất có tội. Tại sao không cứ dùng các danh từ mà cả Nam Tông, Bắc Tông đều thích. Bắc tông thích: được tôn xưng là ĐẠI THỪA thì ta cứ gọi là ĐẠI THỪA. Nam tông thích tự hào là NGUYÊN THỦY thì ta cứ gọi là NGUYÊN THỦY. Thế là vui cả hai bên. Hãy tôn kính và học hỏi đầy đủ các PHÁP của PHẬT. Đừng tự gò bó mình vào trong một hệ phái nhỏ hẹp. Ai tự hạn chế pháp học mới đáng gọi là hàng TIỂU THỪA.
Thân ái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét