Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Phật A Di Đà và thế giới Tây phương cực lạc: Thật hay giả?

Càng đọc con người của tôi như mất thần hồn, bàng hoàng, sửng sốt, ngơ ngáo tưởng rằng mình đang bị rơi từ Thượng Phẩm Thượng Sanh xuống A Tỳ Địa Ngục. Mất hết niềm tin, không biết thưa hỏi cùng ai! Tin vào Phật nào đây, cõi nào đây?
Cùng các bạn đồng tu, quý sư thầy, sư cô, các vị thiện tri thức.
Tôi là một cư sĩ tại gia, thọ tam quy ngũ giới với pháp danh Minh Thông.
Qua bao năm miệt mài cùng Phật pháp, với sự cung kính, thờ lạy chư vị Phật; tụng kinh cầu an, cầu siêu, sám hối… nhất là chuyên trì niệm A Di Đà Phật, với những khóa tu học tai chùa huằng pháp - T.p Hồ chí minh. với sự hướng dẫn của các sư thầy và chỉ giải của kinh sách, ngày đêm đi đứng nằm ngồi tôi đều niệm A Di Đà Phật hầu mong ngày cuối của cuộc đời được chết một cách nhẹ nhàng, thanh thản; nhất là được Phật A Di Đà tiếp dẫn về thế giới Cực Lạc để không còn luân hồi sinh tử.
Thế nhưng vào dịp đầu xuân canh dần này - 2010, tôi được một người bạn đồng tu trao cho những cuốn sách kinh mà tôi chưa bao giờ đọc tới nói về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Quý vị biết không? Càng đọc con người của tôi như mất thần hồn, bàng hoàng, sửng sốt, ngơ ngáo tưởng rằng mình đang bị rơi từ Thượng Phẩm Thượng Sanh xuống A Tỳ Địa Ngục. Mất hết niềm tin, không biết thưa hỏi cùng ai! Tin vào Phật nào đây, cõi nào đây?
Nên tôi mạo muội viết ra những lời tâm sự này gởi đến các vị để có ai đó hiểu biết rõ ràng, ai đó đã ở cõi Tây Phương trở về chỉ cho chúng tôi rõ đâu là sự thật; cư sĩ chúng tôi đã mất biết bao nhiêu thời gian, tiền của cho việc cúng dường chùa chiền, Sư Thầy để niệm Phật, cầu siêu, cầu an, dương sao giải hạn, xây dựng…
Tôi muốn tâm sự và tâm sự rất nhiều nhưng thôi, để tôi xin trích lại những đoạn trong các kinh sách mà tôi đã đọc, gởi đến quý vị để nghiên cứu.
PHẦN TRÍCH KINH SÁCH
1/ Sách Khai Thị của H.T Tịnh Không, PL 2547 (DL 2003), trang 35-36:
… “Tây Phương Cực Lạc là nơi câu hội của chư thượng thiện nhân (chỗ củanhững người thiện lành bậc nhất) cho dù quý vị niệm Phật siêng năng đến đâu, hoặc một ngày quý vị niệm đến trăm ngàn lần, nhưng tâm của quý vị không thiện làm sao có thể lên Tây Phương ở cùng chỗ của các bậc Thượng thiện nhân, do đó phát bồ đề tâm quan trọng hơn cả việc nhất hướng chuyên niệm… Nếu quý vị không phát bồ đề tâm, chỉ nương vào nhất hướng chuyên niệm, kết quả không thể vãng sanh, xin quý vị nên thận trọng”…
Lời người viết:
Kính thưa quý vị, phát bồ đề tâm là gì? Có phải đúng ý nghĩa nhất là từ bỏ tham, sân, si không?
2/ Sách Cuối Hàng Dương, tác giả: Thích Chơn Quang, trang 18-24:
CÕI MƠ HỒ.
Thầy (Thích Chơn Quang) trích kinh Pottatpàda trong Trường Bộ Kinh giảng đối chiếu với Kinh Bố Tra Bà Lâu trong “Trường A Hàm” đến đoạn:
- “Này Bố Tra! Có những Sa Môn hoặc Bà La Môn chỉ định một cõi thế gian và cho ở đó hoàn toàn vui. Ta (Phật) liền hỏi họ:
- Ngươi nói có một cõi thế gian hoàn toàn vui phải không?
- Phải.
- Ngươi đã thấy cõi đó chưa?
- Không thấy.
- Ngươi có thấy Chư Thiên trong đó chưa?
- Chưa!
- Ngươi đã từng sinh hoạt, tu hành chung với hàng Chư Thiên cõi đó chưa?
- Chưa.
- Có vị trời nào từ cõi đó đến nói với ngươi theo pháp tu đó sẽ sinh về cõi đó cùng họ hưởng vui không?
- Không.
- Ngươi có hiện thân đến cõi đó không?
- Không.
- Này Bố Tra nghĩ sao? Các người Sa Môn và Bà La Môn kia nói có cõi trời hoàn toàn vui là nói thật chăng?
Bố Tra thưa:
- Thưa họ không nói thật.
- Này Bố Tra! Ví như có người nói rằng, “tôi thường thông giao với một người con gái đoan chính” và cứ khen ngợi người con gái đó. Bất chợt có ai hỏi “ngươi có biết mặt người con gái đó không? Hiện nàng đang ở đâu?”, người kia đáp: “tôi không biết”. Họ lại hỏi xóm làng, quốc độ, cha mẹ, tên họ, dung mạo của người con gái đó, vẫn câu trả lời không biết.
Này Bố Tra nghĩ sao? Thế thì người kia nói tôi thường thông giao với người congái đó là lời nói chân thật chăng?
Bố Tra thưa:
- Không đúng.
- Này Bố Tra, các Sa Môn và Bà La Môn cũng như thế, họ nói không chân thật gì cả. Lại ví như có người bắc thang giữa chỗ đất trống, gặp người ta hỏi: anh bắc thang làm gì? Y trả lời bắc thang lên nhà. Người ta lại hỏi nhà ở đâu, y liền trả lời: Không biết. Bố Tra nghĩ sao? Người bắc thang đó có phải đã làm một việc hư ngụy không?
- Hư ngụy.
- Này Bố Tra, các Sa Môn và Bà La Môn cũng thường nói những điều hư ngụynhư thế”…
Thầy (Thích Chơn Quang) bảo:
- Đức phật luôn luôn dạy những điều thực tế, không viễn vông xa xôi. Ai làmtheo lời dạy của Ngài liền tận mắt thấy được an vui giải thoát, như khi có người nói câu gì xúc phạm đến mình, mình cứ ôm nỗi bực tức thì ngay đó có khổ không?
- Dạ khổ.
- Nếu ngay đó mình buông được nỗi bực tức thì có thấy yên vui không?
- Dạ vui.
- Vậy đó, giáo lý của Phật dạy mình rất xác thực, làm theo là thấy rõ bình an, không hứa hẹn một cõi nước nào, một thời gian nào.
Có vị Tăng thưa:
- Bạch Thầy sao lại có Tịnh Độ Tông?

Thầy (Thích Chơn Quang) bảo:
- Tịnh độ tông có là dựa vào các kinh A di đà, quán vô lượng thọ… Mà các kinh nầy xuất hiện sau Phật 600 năm, khoảng đời Ngài Long Thọ.
Trong kinh quán vô lượng thọ nói nhân duyên Phật giảng kinh này là do khivua A Xà Thế bắt nhốt cả cha là Bình Sa Vương, mẹ là Vi Đề Hy. Trong ngục bàVi Đề Hy niệm Phật, được Phật phóng hào quang đến giảng kinh, giới thiệucảnh giới Tây Phương Tịnh Độ cho bà thụ hưởng. Nhưng trong lịch sử ghi rõ thì bà Vi Đề Hy không bị bắt nhốt, chỉ có vua Bình Sa Vương thôi. Chợt nhớ đến cha mình, vua A Xà Thế tìm đến hỏi bà Vi Đề Hy: Cha con có thương con không? Bà đáp: Cha con thương con vô cùng. Khi nhỏ con bị một cái mụt nhọt nơi tay, cha con đã vì con mà mút cả máu mủ cho con lành bệnh. Thế nên duyên khởi của kinh trái với sử liệu, và điều dạy trong kinh khác với căn bản của đạo Phật.
Phật đã lý luận như vậy để phá lầm chấp của Sa Môn và Bà La Môn chủ trương cầu về Thiên Giới. Không lẽ Phật lại chủ trương tương tự (cầu về Thiên Giới) để các đệ tử của Ngài đả kích lại sao?
- Tịnh độ tông bảo niệm Phật tới đâu thì được Phật rước?
- Dạ đến nhất tâm bất loạn.
- Mấy người niệm Phật tới chỗ đó để được Phật rước?
- Dạ, rất ít.
- Còn những người niệm chưa tới thì chết đi về đâu? Phật không rước thì tự sức họ tìm tới cõi Cực Lạc được chăng? Thế nên lời hẹn chết sẽ sinh về Cực Lạc giống như lời hứa ngày mai ăn khỏi trả tiền.
Chết rồi sinh hay không sinh ai biết? Ai hỏi tôi về Tịnh độ tôi chỉ nói tới nhất tâm bất loạn. Còn vãng sanh thì tôi không nói tới. Trong kinh A di đà có nói nhân dân ở cõi Cực Lạc mỗi ngày đem hoa đi cúng dường Thập phương quốc độ chư Phật rồi trở về chỉ trong khoảng bữa ăn. Tại sao không ai ghé qua đây báo cho người thân biết?
- Thưa Thầy: Theo truyền thuyết, hội niệm Phật của Ngài Huệ Viễn có những người được vãng sanh trở về báo mộng cho huynh đệ?
- Thì cũng giống như vua Hiếu Minh Đế nói: giở tháp tổ Đạt Ma thấy còn một chiếc giầy vậy mà. Đạo Phật nói chuyện thực tế, không nói chuyện mộng.
Ngay hiện tại mình buông được tham, sân, si thấy đúng lẽ thật là giải thoát. Còn nói niệm Phật để hẹn về một cõi mà mình không hề biết, không tiếp xúc với ai trong cõi đó trở về, giống như người bắc thang giữa chỗ đất trống để đi lên ngôi nhà mà họ không biết ở đâu! Có phải là chuyện mơ hồ không?
Đại Thừa khai triển của Nguyên Thủy là phải phù hợp với căn bản ban đầu xác thực, hiện tại, không viễn vông xa xôi; chứ không thể đánh mất căn bản được. Niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ rất trái với căn bản ban đầu của đức Phật dạy. Kinh Tịnh Độ lại xuất hiện sau này. Một pháp môn như vậy mà nhận là lối tu chánh của Phật giáo có phải đau lòng không? Bây giờ đa số chùa nào cũng chủ trương niệm Phật, rồi theo lối ỷ lại đó mà lập ra cúng kiến đủ thứ. Mấy chú biết việc cúng kiến cầu an, cầu siêu là do đâu mà có không? Là do đạo Phật đến Trung Hoa, một đất nước Nho giáo, lễ nghi rườm rà. Người dân bỏ Nho theo Phật, có ai mất, họ cần một lễ nghi theo tập quán. Nếu chùa không đáp ứng,không lẽ họ trở lại mời mấy ông Nho làm lễ?
Thôi thì mấy thầy tùy thuận vớ đại bài kinh nào đó tụng gọi là cầu siêu cho họ vui. Đó là đạo Phật tùy tục chớ không phải bản chất của đạo Phật là như vậy, nhưng tùy tục riết rồi minh chìm luôn trong đó, cho việc cúng kiến cầu an, cầu siêu là Phật sự. Không thấy việc quan yếu của đạo Phật là phải thực hành giải thoát.
Tôi rầu nhất là mấy thầy mình, cầu an cho người được tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, mà chính mình lại nhờ bác sĩ chữa bệnh. Sao không cầu an cho mình trước? Chính bản thân mình không lợi ích gì trong việc cầu xin đó, mà cứ lo cầu xin cho người, có phải là đã làm một chuyện dường như lừa gạt rồikhông?.
Kinh Di Đà đâu phải để cầu siêu, cũng như kinh Phổ Môn đâu phải để cầu an… mà mình gán cho đó là cầu an, cầu siêu… Đạo Phật đã tùy tục mà lập ra các nghi lễ đó cho vui lòng người để làm phương tiện giáo hóa họ những điều chánh đáng hơn. Cũng như trong đạo Phật đâu có làm lễ cưới, mà bây giờ cũng có chỗ làm lễ cưới cho Phật tử, là do ảnh hưởng nào?
- Dạ, do ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo.
- Vậy đó, chỉ vì tạm phù hợp theo nhân tình đòi hỏi nhất thời thôi, chứ mình trong đạo Phật không có các chuyện đó. Chúng ta hôm nay đứng vào chỗ giao lưu của Đại Thừa và Nguyên Thủy, nên phải sáng suốt thấy rõ những điều đúng sai, khuyết điểm của mình phải biết mà sửa đổi”…
3/ Sách Đường Về Xứ Phật, tập 7, Trưởng Lão Thích Thông Lạc, NXB Tôn Giáo, PL: 2551 – DL: 2007, viết:
“Người đại ác nhờ hộ niệm mà được tiêu tội, tiêu nghiệp và được đức Phật A Di Đà đón về Cực Lạc Tây Phương thì ông Phật Di Đà chắc ông là người điên, sao dám rước người ác về nước mình, rồi biến hoa sen thành tù ngục để nhốt họ trong đó… Đất nước Phật Di Đà nghe nói hai chữ Cực Lạc có nghĩa là rất vui, thế mà còn có kẻ bị nhốt trong hoa sen thì có vui gì? Đó là hình thức một cái nhà tù ở cõi ấy… Đã ở Tây Phương cực lạc, nơi đầy đủ, sung sướng, nhưng còn xài tiền giả, tiền âm phủ, mặc quần áo đồ giấy… thì quý vị nghĩ thế nào?...”
4/ Sách Đường Về Xứ Phật, tập 4, Trưởng Lão Thích Thông Lạc, NXB Tôn Giáo, PL: 2550 – DL: 2006, trang 316, 317, viết:
“Tu theo đạo Phật là cả một đời tu, với bao tâm huyết, mới diệt được lòng tham sân si, cho nên nhiều người không ý chí, không gan dạ, nghị lực… bỏ cuộc tu hành. Vì thế, Phật giáo phát triển (Đại Thừa) biết rõ tâm lý những người nầy nên sinh ra pháp môn Tịnh Độ để lôi họ vào mê hồn trận ảo tưởngthế giới siêu hình tưởng tri… Do đó, Phật giáo trở thành Thần giáo mê tín, lạc hậu làm mất chánh pháp của Phật giáo… pháp môn Tịnh Độ là một pháp môn phi đạo đức. Hãy lắng nghe lời đức Phật A Di Đà dạy:
Thiện nam tín nữ các người,
Chí thánh tưởng Phật niệm mười tiếng ra.
Ta không rước ở nước ta,
Thề không làm Phật chắc đà không sai”.
Trên đây là một lời nguyện trong 48 lời nguyện của đức Phật A Di Đà…
Tâm tham sân si còn một bụng mà chỉ niệm có 10 câu Phật được rước về cõi Cực Lạc Tây Phương thì sự việc đó không bao giờ có. Lời nguyền này của Phật Di Đà là lời lường gạt người, là lời nói láo, không thật… Nếu đức Phật A Di Đà mà rước những người ác này về nước của mình thì đất nước này sẽ là một đất nước trộm cắp. Một người còn tham sân si mà tụng kinh Di Đà sẽ được siêu sanh tịnh độ. Thật là lừa đảo vô đạo đức. Làm sao niệm Phật mà hết tham sân si, cho nên pháp môn Tịnh Độ là pháp môn phi đạo đức, lừa đảo người khác. Khi nào những pháp môn mê tín này được quét sạch ra khỏi Phật giáo thì nền đạo đức nhân bản - nhân quả mới được phổ biến rộng khắp nơi.
5/ Sách Pháp Môn Niệm Phật, Trưởng Lão Thích Thông Lạc, NXB Tôn Giáo, PL: 2553 - DL: 2009, viết:
“Sau khi đọc xong tạng kinh Nikaya do H.T Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt, chúng tôi không thấy có bài kinh nào đức Phật dạy niệm danh hiệu của ngài, nhất là lại còn không thấy đức Phật dạy niệm Lục Tự Di Đà để cầu về cõi Cực Lạc Tây Phương… Kết quả pháp môn niệm Lục Tự Di Đà là cầu vãng sanh Cực Lạc Tây Phương, đó là cầu về một thế giới ảo tưởng, thế giới không thật có… Muốn làm chủ bệnh tật, tai nạn thì chỉ có lấy giới luật và đức hạnh mới chuyển quả khổ của mọi người thành sự sống an vui… Từ các pháp môn niệm Phật của Bắc tông đến niệm Phật của Nam tông đều không phải Phật thuyết mà của người sau sản xuất, xin quý Phật tử lưu ý để tránh tu tập sai pháp của Phật mà phí công sức và uổng một đời tu tập”…
Lời Bình:
Kính thưa các quý vị!
Nghiệp chướng Tham Sân Si đã có sẵn trong mỗi cá nhân và môi trường sống:Sanh, lão, bệnh, tử. Nó đã hấp dẫn con người từ ngàn xưa cho đến tận bao giờ? Con người vẫn tiếp tục sai lầm, tàn phá môi trường, tranh danh đoạt lợi vì bát cơm manh áo, ăn uống và dâm dật!
Có hay không thế giới Tây Phương Cực Lạc? nước Chúa? nước Trời? Nào trả lời đi các nhà lãnh đạo đa dạng thể loại tôn giáo, trả lời đi các nhà khoa học phương Tây, phương Đông! Sau khi chết đi đâu, về đâu, thành gì? - Không biết.
Đức Phật dạy: cầu bất đắc khổ. Toàn nhân loại hãy trở về với nguyên lý của Vũ trụ: Đạo đức Nhân Bản - Nhân Quả, sống không làm khổ mình, khổ người và làm khổ chúng sinh. Với nguyên lý này: Khổ, Tập, Diệt, Đạo (Bát Chánh Đạo) sẽ đem lại cho toàn nhân loại một gương mặt hạnh phúc mới, tươi đẹp hơn, hạnh phúc và an lạc ngay giữa cuộc đời, ngay tại thế gian này là Cực Lạc Tây Phương, là nước Chúa, nước Trời.
Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả, nguyên lý này có sức mạnh tổng hợp hơn cả trăm ngàn lần cầu cúng, giải hạn, đốt vàng mã,…
Tôn giáo và khoa học cần chú ý: đức Phật dạy hãy tự mình ăn thiện, nói thiện và hành Thập Thiện, hãy tự bản thân mỗi cá nhân cất bước, đồng hành với Chánh Pháp Nguyên Thủy của đức Như Lai.
Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả, nguyên lý này sẽ giải quyết căn bản phiền não và khổ đau: co giật trên giường bệnh, tai nạn giao thông, dịch bệnh tai xanh, tai đỏ, bệnh viện quá tải, biến đổi khí hậu, động đất, sóng thần, tham ô, tham nhũng…
Đức Phật dạy Bát Chánh Đạo sẽ giải quyết triệt để. Tha lực và “linh hồn”, cầu cúng không giải quyết được!
Kính ghi!
Nguyễn Hoàng Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét