Một buổi hầu đồng. |
Trong tất cả những trò đồng bóng bị các cơ quan quản lý văn hóa coi là mê tín dị đoan cần được dẹp bỏ thì hầu thánh (thực chất là hầu đồng) là trò khiến thân chủ phải móc hầu bao nhiều nhất, khoa trương nhất và dĩ nhiên, cũng tốn kém nhất.
Hầu đồng là sinh hoạt văn hóa tâm linh lâu đời, có ý nghĩa tôn vinh các nhân vật lịch sử dưới hình thức nhập hồn và hát văn tuy nhiên đang dần bị biến tướng.
Đã là người Việt Nam, hẳn ai cũng từng có ít nhất một lần trong đời đi… xem bói. Cũng có những người đi xem cho vui, nhưng cũng có không ít người bỏ ra rất nhiều tiền ngồi ngay ngắn, nghiêm trang nghe thầy bói phán. Nếu đúng thì tin sái cổ, lỡ có sai thì cũng vẫn cứ ngẫm nghĩ rồi chuốc lấy mối lo ngại vào người.
Thực chất “hầu đồng” hay còn gọi là "hầu bóng" là một sinh hoạt văn hóa tâm linh thuộc về văn hóa dân gian có từ lâu đời, có ý nghĩa tôn vinh các nhân vật lịch sử cùng với công trạng của họ dưới hình thức nhập hồn và hát văn. Về nghệ thuật diễn xướng dân gian, đây là tổng hợp nhiều hình thức diễn xướng khác. Có toàn bộ dàn nhạc dân tộc, có nghệ thuật hát chèo, hát văn, có kịch múa, nhảy, hóa trang và nghi lễ. Một người hầu bóng mỗi buổi lễ phải diễn 36 giá đồng, hóa thân thành 36 nhân vật với những tâm trạng diễn xuất khác nhau.
Theo chúng tôi được biết, ngày xưa hầu đồng thường chỉ diễn ra vào ngày lễ của làng. Việc tuyển chọn các cô đồng diễn ra rất nghiêm ngặt và phải do làng họp lại rồi mới quyết định. Thường thì là trẻ em, tuổi lên 6 trở lên và là con nhà tử tế mới được chọn. Cô đồng có ý nghĩa biểu tượng như tuổi thanh xuân và tinh khiết của làng. Cô bé được chọn sẽ được cô đồng đi trước truyền dạy cho tất cả các cách thức múa hát, tế lễ để có thể nhập đồng. Những cô đồng thường chỉ hoạt động đến hết năm 25 tuổi thì giải nghệ, lấy chồng và buộc phải trao lại vinh dự ấy cho cô đồng mới lớn lên, vừa được làng tuyển chọn.
Ngày nay, cái ý nghĩa thiêng liêng đó đã bị phá vỡ. Đội ngũ những người hầu đồng không chỉ là những cô gái đồng trinh nữa mà có cả đàn ông và đàn bà. Thậm chí có cả những kẻ vô công rỗi nghề không biết làm gì, một ngày đẹp trời nào đó liền phao tin mình được “thánh cho ăn lộc” nhằm lôi cuốn những người nhẹ dạ, cả tin để kiếm tiền. Những cô đồng như thế, bây giờ nhan nhản và thậm chí không cần phải đi lễ đình chùa đâu cho xa, cô đồng có thể đến tận nhà “phục vụ tận tình, chu đáo”.
Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng chính là nghi lễ phổ biến nhất của đạo Mẫu. Trong nghi lễ này, người ta tin rằng linh hồn của các vị thần sẽ nhập vào người các cô đồng để nghe lời cầu khẩn của các con nhang đệ tử đi lễ. Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ các nữ thần (thường gọi là các Thánh Mẫu). Trong tất cả những trò đồng bóng bị các cơ quan quản lý văn hóa coi là mê tín dị đoan cần được dẹp bỏ thì hầu thánh (thực chất là hầu đồng) là trò khiến thân chủ phải móc hầu bao nhiều nhất, khoa trương nhất và dĩ nhiên, cũng tốn kém nhất.
Nghi thức hầu đồng thường diễn ra ở các phủ, đền, chùa, trong bầu không khí trang nghiêm đầy màu sắc tâm linh. Các buổi hầu đồng được chuẩn bị rất kỹ càng với các lễ vật cúng thần linh được bày biện đẹp mắt, ánh đèn nến lung linh tạo ra không gian sân khấu huyển ảo, lộng lẫy. Các giá đồng diễn ra trong tiếng đàn, tiếng phách khi trầm khi bổng càng lối cuốn hấp dẫn người tham dự. Về bản chất, nghi thức hầu đồng là việc mượn thân xác của các ông đồng, bà đồng để thần linh nhập vào nhằm cầu xin tài lộc, sức khỏe ban cho con người. Người hầu đồng, gọi chung là Thanh đồng nếu là nam giới thì được trang điểm như nữ giới và gọi là “cậu”, còn nữ giới được gọi là “ cô” hay “bà đồng”.
Thường có từ 2 đến 4 người phụ giúp để chuẩn bị các trang phục lễ lạt cho “cô” đồng, “cậu” đồng. Trong một buổi lên đồng thường có nhiều giá đồng. Mỗi lần thay giá đồng, người ta lại phủ một tấm vải đỏ lên đầu người hầu đồng và mỗi giá đồng phải thay một bộ trang phục, quần áo, khăn chầu, cờ quạt cho tương xứng.
Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá trong nước và quốc tế đều cho rằng: tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng mang giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp của Việt Nam, đó là tinh hoa chắt lọc suốt chiều dài lịch sử, đó là biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, cho sự sáng tạo và phát triển không ngừng của dân tộc Việt Nam. Đây là loại hình văn hóa dân gian cần được giữ gìn hay là trò mê tín dị đoan nên xóa bỏ?
Tommy Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét