-Cô... cô... phải im đi... để tôi còn... "gáy" nữa chứ...!!! |
-Ô hay, hai người còn ở đây à? Người thứ ba đã đi ra ngoài từ lâu rồi.
-Nhưng sao hắn ta ra khỏi đây được? Cửa khóa mà... - Hai nhà toán học và triết gia ngạc nhiên, lắp bắp hỏi.
-Nhưng cửa đâu có khóa.
Tôi lại kể cho bạn nghe một câu truyện nữa:
"Ngày kia tại một tiểu quốc nọ, vị Tể Tướng đương triều đột nhiên bị bạo bệnh và từ trần. Vị Tể Tướng này rất tài ba lỗi lạc, khó ai sánh bằng. Cả vương quốc bàng hoàng và lo lắng. Nhà Vua truyền lệnh phải tìm gấp cho bằng được một người tài giỏi khác để trám vào chỗ trống của quan Tể Tướng cho kịp xử lý mọi công vụ quốc gia.
Lệnh ban truyền ra, mọi người từ các quan đến thần dân đều đỏ mắt tìm kiếm khắp nơi. Không có một hang cùng ngõ hẻm nào bị bỏ sót, và cuối cùng họ kiếm được ba người để trình kiến nhà Vua. Người thứ nhất là một nhà tân toán học, một khoa học gia lỗi lạc nhất nước. Ông ta có thể giải đáp tất cả các bài toán hóc búa nhất trong nháy mắt, chia chẽ ngọn ngành các phương trình hệ thống khoa học tân kỳ mà khó có người nào hiểu thấu được.
Người thứ hai là một nhà triết học xuất chúng. Ông ta có thể bẻ gẫy mọi luận thuyết, giải đáp những vấn đề siêu hình của thế gian không một chút khó nhọc nào. Ông là người lỗi lạc nhất trong số các triết gia đương thời. Từng lời nói, câu văn của ông được mọi người khen thưởng và trân trọng cất giữ như một báu vật thiêng liêng. Ồ, Tạo Hóa còn được các triết gia vẽ vời ra huống chi những chuyện khác. Họ ngụy tạo ra Thượng Đế, họ tạo ra ngày mặc khải, họ tạo ra đủ thứ hệ thống, lý thuyết - nhưng suy cho cùng, tất cả chỉ là bánh vẽ, họ chẳng có gì trong tay họ cả. Họ là những người thợ sắp chữ rất tài tình khéo léo, kỹ xảo; họ là những người chơi trò chơi chữ vô cùng độc đáo, đến nỗi chúng ta có cảm tưởng là mọi điều họ nói đều căn bản, chắc chắn - nhưng thực tế là những lâu đài xây trên cát mà thôi.
"Gương phản chiếu" - người đẹp Việt Nam |
Người thứ ba là một người tôn giáo, một
người có đầy đủ đức tin, sùng bái và dâng hiến.
Ba người được tuyển chọn này tượng trưng cho ba góc độ tư tưởng và tri thức.
Nhà bác học quan tâm đến những thử nghiệm, nghiên cứu, phân tích. Tất cả mọi vấn đề phải được ông ta nghiên cứu tường tận, nếu không, ông không chấp thuận. Sự thật theo ông là sự thực đã được kiểm chứng.
Ba người được tuyển chọn này tượng trưng cho ba góc độ tư tưởng và tri thức.
Nhà bác học quan tâm đến những thử nghiệm, nghiên cứu, phân tích. Tất cả mọi vấn đề phải được ông ta nghiên cứu tường tận, nếu không, ông không chấp thuận. Sự thật theo ông là sự thực đã được kiểm chứng.
Vị triết gia là người tư duy lô gích. Nhà triết học làm việc bằng đầu óc, chứ không phải trong phòng thử nghiệm. Bộ não của các triết gia chính là phòng thí nghiệm.
Người tôn giáo thì không nhìn cuộc đời như một bài toán hay một vấn đề cần phải mổ xẻ, phân tích hay lập luận. Đối với nhà tôn giáo, cuộc đời không phải là một bài toán hay vấn đề; cuộc đời không có gì và cũng không cần phải giải quyết; chỉ giản dị thôi, cuộc đời là để "sống, sống thực thụ và thể nghiệm" trong đó.
Theo quan điểm tôn giáo, cuộc đời không phải là một vật thể. Khi bạn thử nghiệm một vật gì, bạn hoàn toàn khác với vật đó, bạn là người làm công cuộc thử nghiệm, và đối tượng của bạn là vật được thử nghiệm. Nhưng khi bạn sống với cuộc đời, hòa mình nhập thể vào cuộc đời, bạn là một với nó. Thế cho nên, nhà tôn giáo đã nói: "Trừ phi bạn phải hòa nhập làm một với cuộc đời, bạn mới có thể hiểu ý nghĩa cuộc sống, nếu không, bạn sẽ không bao giờ biết được sống là gì?".
Ba người đó được dẫn đến trình diện nhà Vua. Ngài nói:
-Được rồi, các người cứ tự nhiên nghỉ ngơi 3 ngày và đến ngày thứ 4 sẽ là ngày thử thách, chỉ một cuộc thi mà thôi. Ai thắng sẽ được chọn phong làm Tể Tướng, cận thần của ta vì kẻ đó thông minh tài trí nhất.
Ba người họ lui ra và bắt đầu suy nghĩ làm việc theo cách riêng của họ. Ba ngày thôi quả là không đủ đâu vào đâu cả! Nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu những phát minh thử nghiệm mới để sau ba ngày sẽ trình lên Đức Vua. Ai mà biết nhà Vua sẽ chọn thử nghiệm nào, vì thế ông ta không tài nào ngủ được, và cũng nhất quyết không lãng phí thời gian cho ngủ nghỉ. Nếu ông ta thắng, ông ta có cả một cuộc đời để ngủ, tội gì mà ngủ lúc này? Ông ta không ngủ, không ăn vì nhiều việc phải làm quá trước ngày thi đấu.
"Người đàn bà ngồi xe ngựa kéo" - tranh của họa sĩ Valentin Serov |
Vị triết gia nhà ta cũng thế; ông ta ngồi trầm tư mặc tưởng đến nhiều vấn đề. Ông ta cũng không ăn, không ngủ, đi đi lại lại, ngồi đứng không yên. Bao nhiêu vấn đề trên trời dưới đất gì gì đều được bác triết gia nhà ta lôi ra mổ xẻ, nghiền ngẫm, phân tích hết.
Chỉ có nhà tôn giáo là an nhiên tự tại. Đến giờ ăn, ông ta ăn uống thoải mái. Đến lúc ngủ, ông ta đánh một giấc an lành. Khi cần cầu nguyện tụng kinh hay tham thiền, ông ta đều thực hành cẩn mật, đàng hoàng, nghiêm túc. Ông ta thảnh thơi dạo chơi, ngắm hoa lá, trời mây, và cám ơn trời đất đã ân sủng che chở cho ông; vì đối với một người tôn giáo, không cần nghĩ tới tương lai và cũng chẳng có cuộc thi cuối cùng. Từng giây phút hiện tại là cuộc thử thách, ta phải đối diện nó, chứ không phải sửa soạn chờ đón thử thách ở tương lai. Thấy như thế, nhà khoa học và vị triết gia lên tiếng:
- Này, người làm gì thế? Chỉ biết ăn, ngủ, cầu nguyện thôi sao? Phí thì giờ vô ích, hãy lo tìm phương pháp giải quyết vấn đề đi chớ, sau này có cầu nguyện bao lâu mà chẳng được.
Nhà tôn giáo chỉ cười, không trả lời; ông ta không phải là hạng người thích tranh cãi.
Chỉ có nhà tôn giáo là an nhiên tự tại. Đến giờ ăn, ông ta ăn uống thoải mái. Đến lúc ngủ, ông ta đánh một giấc an lành. Khi cần cầu nguyện tụng kinh hay tham thiền, ông ta đều thực hành cẩn mật, đàng hoàng, nghiêm túc. Ông ta thảnh thơi dạo chơi, ngắm hoa lá, trời mây, và cám ơn trời đất đã ân sủng che chở cho ông; vì đối với một người tôn giáo, không cần nghĩ tới tương lai và cũng chẳng có cuộc thi cuối cùng. Từng giây phút hiện tại là cuộc thử thách, ta phải đối diện nó, chứ không phải sửa soạn chờ đón thử thách ở tương lai. Thấy như thế, nhà khoa học và vị triết gia lên tiếng:
- Này, người làm gì thế? Chỉ biết ăn, ngủ, cầu nguyện thôi sao? Phí thì giờ vô ích, hãy lo tìm phương pháp giải quyết vấn đề đi chớ, sau này có cầu nguyện bao lâu mà chẳng được.
Nhà tôn giáo chỉ cười, không trả lời; ông ta không phải là hạng người thích tranh cãi.
Ngày thứ ba chầm chậm trôi qua. Ngày thứ tư đến. Ba thí sinh được mời đến trình diện. Nhưng nhà khoa học không còn đủ sức đứng vững nữa. Ông ta mệt quá, hai mắt cứ díu lại, không mở ra nổi, hai chân rã rời, bước không vững. Còn nhà triết học lỗi lạc kia thì mơ mơ màng màng ở đâu đâu. Ông ta không mệt lắm nhưng đầu óc như lãng đãng phiêu bồng chốn nào, không tập trung được. Cái đầu như mớ bòng bong, rối tung mù mịt lên, câu hỏi này chồng lên câu hỏi kia, vấn đề kia chẳng biết nguyên nhân kết quả ở đâu, thế nào. Đã mấy lần ông ta muốn tháo lui vì cảm thấy không chắc ăn, bối rối hẳn lên, nhưng nhà khoa học khuyến khích: "Ấy, ta cứ thử xem, có sao đâu; nếu thắng, càng tốt, còn lỡ bị thua, cũng chẳng sao, nhưng dẹp bộ mặt đưa đám của đằng ấy đi chớ, cứ mạnh dạn lên".
Duy chỉ có nhà tôn giáo là bước tới vui vẻ, thoải mái, an nhiên. Ông ta ca hát, tiến bước vững chãi trước nhà Vua.
Nhà Vua là một người túc trí đa mưu. Ông đã sắp xếp một cuộc thi tài trí cho ba thí sinh. Vua sai người dẫn ba thí sinh vào một căn phòng, khóa lại. Ổ khóa căn phòng đó là một cái ổ khóa số đặc biệt, không có chìa - và người nào mở được cánh cửa thì thắng cuộc.
Nhà Vua là một người túc trí đa mưu. Ông đã sắp xếp một cuộc thi tài trí cho ba thí sinh. Vua sai người dẫn ba thí sinh vào một căn phòng, khóa lại. Ổ khóa căn phòng đó là một cái ổ khóa số đặc biệt, không có chìa - và người nào mở được cánh cửa thì thắng cuộc.
"Black" - siêu mẫu Ý Monica Bellucci |
Nhà khoa học bắt đầu loay hoay tìm và
viết ra hàng trăm bài toán để mở khóa; ông triết gia thì nhắm mắt lại tư duy:
"Chà, vấn đề này hóc búa thật, chẳng phải chơi đâu, con số nào là con số
mở khóa đây" vv và vv...
Nhà tôn giáo thì tự nhiên như không. Ông ta chẳng màng đến nhìn cái ổ khóa, cũng chẳng bóp đầu bức tóc suy tư gì cả. Ông đâu phải nhà toán học nên chẳng biết toán mà làm, cũng không phải là triết gia để tìm hiểu phân chia. Ông chỉ ngồi yên, cầu nguyện, hát lên một bài vinh danh Thượng Đế và đứng lên đi.
Nhà tôn giáo thì tự nhiên như không. Ông ta chẳng màng đến nhìn cái ổ khóa, cũng chẳng bóp đầu bức tóc suy tư gì cả. Ông đâu phải nhà toán học nên chẳng biết toán mà làm, cũng không phải là triết gia để tìm hiểu phân chia. Ông chỉ ngồi yên, cầu nguyện, hát lên một bài vinh danh Thượng Đế và đứng lên đi.
Thời gian trôi qua. Một lát sau, nhà Vua
bước vào phòng:
-Ô hay, hai người còn ở đây à? Người thứ ba đã đi ra ngoài từ lâu rồi.
-Ô hay, hai người còn ở đây à? Người thứ ba đã đi ra ngoài từ lâu rồi.
-Nhưng sao hắn ta ra khỏi đây được?
Cửa khóa mà... - Hai nhà toán học và triết gia ngạc nhiên, lắp bắp hỏi.
-Nhưng cửa đâu có khóa.
nhà Vua tủm tỉm cười hóm hỉnh trả lời.
nhà Vua tủm tỉm cười hóm hỉnh trả lời.
Nhà toán học vùng chạy ra túm lấy áo nhà
tôn giáo gặn hỏi. Ông này từ tốn trả lời:
-Tôi chỉ ngồi yên và lắng lòng cầu
nguyện. Chợt tôi nghe một tiếng nói vang lên trong tôi: "Ngươi đúng là một
thằng khờ. Hãy đi đi và sẽ thấy. Cửa không có khóa". Tôi đứng lên đi về
phía cửa và quả thực, cửa không có khóa.
Cuộc đời không phải là một bài toán đố.
Nếu bạn tìm cách để giải đáp bài toán thì bạn đã đánh mất cuộc đời rồi vậy.
Cánh cửa cuộc đời luôn mở rộng, không bao giờ khóa lại. Nếu cánh cửa bị khóa
chốt thì nhà khoa học đã tìm ra đáp số rồi. Nếu cánh cửa bị khóa chốt thì những
nhà triết học cũng lập ra hệ thống nào đó để mở cửa ra rồi. Nhưng cánh cửa cuộc
đời không hề bị gài chốt, vì thế chỉ có Niềm Tin mới có thể đẩy cánh cửa ra mà
thôi.
"Có anh em một nhà sư trụ trì một
ngôi chùa phía bắc nước Nhật. Nhà sư anh rất thông thái, nhưng nhà sư em thì
lại ngớ ngẩn, còn chột một bên mắt..."
Để hình thành một ngôi chùa, đền tháp,
hay thánh đường..., người ta cần đến hai hạng người: một hạng thông thái và
một loại ngớ ngẩn. Hạng thông thái làm tu sĩ để dẫn dắt sai khiến đám ngớ ngẩn
đi theo họ. Nếu trên đời này không có đám người ngớ ngẩn thì cần gì có tu sĩ,
cần gì xây đền tháp, thánh đường? Và nếu hạng tu sĩ thông thái kia biến mất đi
thì sẽ không còn những tu viện nữa. Một tự viện, đền tháp, chùa chiền hay thánh
đường luôn cần có hai bộ mặt để tồn tại. Vì thế, bạn không thể nào tìm thấy
Phật hay Chúa nơi thánh đường, chùa tháp đâu, bởi vì Phật hay Chúa không bao
giờ hiện hữu ở những nơi có hai bộ mặt đối đãi.
Những ngôi tu viện, đền tháp hay thánh
đường là những phát minh của bọn người thông thái tạo ra để khuynh loát lừa bịp
những kẻ lù khù, ngớ ngẩn, dễ tin. Tu sĩ là những người khôn khéo tinh ma nhất;
họ tạo ra nhiều giáo điều, hệ thống tín ngưỡng, cấm kỵ để hù dọa tín đồ; họ sử
dụng những danh từ ngôn ngữ khó hiểu để loè những kẻ ít học ngây thơ; họ đưa ra
những chương trình dự án có vẻ như bảo vệ săn sóc đời sống tâm linh con người
nhưng thực ra là lợi dụng vơ vét tiền bạc của tín đồ vào túi họ. Họ là những kẻ
thống trị nguy hiểm nhất, và những tín đồ tội nghiệp kia là bọn người bị sai sử
lợi dụng; tuy nhiên, với chiếc áo thầy tu, với hàng rào kinh điển, tín điều,
bạn không thể nào chạm đến chéo áo của mấy lão thầy tu này được đâu. Bạn khó
lòng lật tẩy họ được vì chính những tín đồ ngây thơ mù quáng lại là người bênh
vực bảo vệ mấy thầy tu này* (nếu bạn là một thầy tu chân chính thì sợ quái gì
những lời châm chích này, phải không?).
Một con đường ở TX.Bến Tre năm 1900 - ảnh Việt Nam xưa |
Nên nhớ kỹ điều này: Đức Phật không bao giờ sử dụng những ngôn từ khó hiểu. Ngôn ngữ Ngài dùng để thuyết pháp hóa độ là ngôn ngữ Pàli (một ngôn ngữ bình dân của Ấn) để cho tất cả mọi tầng lớp chúng sinh đều có thể hiểu được. Phật nói rất giản dị, trong sáng; đưa ra những thí dụ dễ hiểu, dễ thâm nhập, thực tiễn trong đời sống hàng ngày của con người. Ngài gạt bỏ những hình thức cầu kỳ, những ngôn từ lập dị, những phương thức rườm rà, để mọi người trở về với bản thể chân tâm, với vũ trụ hàm linh thật mau chóng, xác thực và đúng đắn. Chúa Giêsu cũng vậy, Ngài cũng dùng những hình ảnh ví dụ đơn giản, dễ hiểu. Chúa không bao giờ dùng bất cứ một biệt ngữ tôn giáo nào. Mahavira, một đạo sư của Ấn, khi giảng pháp cho tín đồ, cũng nói bằng ngôn ngữ bình dân, thông thường.
Đức Phật và Mahavira không bao giờ sử dụng ngôn ngữ Sanskrist, vì Sanskrist là ngôn ngữ của giáo sĩ Bà la môn. Sanskrist là ngôn ngữ khó hiểu nhất, cổ xưa nhất của Ấn. Nghĩa chính của Sanskrist là "đánh bóng lại, trau chuốt lại". Bọn giáo sĩ đã cố ý sử dụng ngôn ngữ khó hiểu, cầu kỳ đó để loè những kẻ ít học; vì nếu bạn không hiểu thì bạn mới thán phục những người thông thái, hiểu biết hơn bạn chứ! Một khi bạn không hiểu, bạn sẽ cho là những ý nghĩ, những vấn đề các giáo sĩ đưa ra sâu xa, mầu nhiệm, linh thiêng, người thường không tài nào thấu triệt được - và từ sự thán phục đó, bạn dễ dàng thần tượng hóa và thần thánh hóa những "tu sĩ thông thái bác học" đó. Trái lại, Đức Phật, một Đại Đạo Sư của trời người, một đấng giáo chủ của một tôn giáo rộng lớn khắp thế giới, một Đại Thánh Nhân, lại sử dụng ngôn ngữ bình dân của Ấn (ngôn ngữ Pàli). Và Mahavira, một đạo sư nổi tiếng của Ấn, thì dùng ngôn ngữ Prakrit, một hình thức ngôn ngữ còn phôi thai của Sanskrit, không có văn phạm rắc rối, không có từ vựng nhiều.
Tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện vui:
"Ngày kia, Mulla Nasruddin đi khám bệnh. Ông Bác Sĩ viết toa thuốc bằng tiếng La Tinh và Hy Lạp. Ông ta viết tháu đến độ Mulla đọc không được một chữ nào cả (Bác Sĩ nào cũng vậy!).
Đức Phật và Mahavira không bao giờ sử dụng ngôn ngữ Sanskrist, vì Sanskrist là ngôn ngữ của giáo sĩ Bà la môn. Sanskrist là ngôn ngữ khó hiểu nhất, cổ xưa nhất của Ấn. Nghĩa chính của Sanskrist là "đánh bóng lại, trau chuốt lại". Bọn giáo sĩ đã cố ý sử dụng ngôn ngữ khó hiểu, cầu kỳ đó để loè những kẻ ít học; vì nếu bạn không hiểu thì bạn mới thán phục những người thông thái, hiểu biết hơn bạn chứ! Một khi bạn không hiểu, bạn sẽ cho là những ý nghĩ, những vấn đề các giáo sĩ đưa ra sâu xa, mầu nhiệm, linh thiêng, người thường không tài nào thấu triệt được - và từ sự thán phục đó, bạn dễ dàng thần tượng hóa và thần thánh hóa những "tu sĩ thông thái bác học" đó. Trái lại, Đức Phật, một Đại Đạo Sư của trời người, một đấng giáo chủ của một tôn giáo rộng lớn khắp thế giới, một Đại Thánh Nhân, lại sử dụng ngôn ngữ bình dân của Ấn (ngôn ngữ Pàli). Và Mahavira, một đạo sư nổi tiếng của Ấn, thì dùng ngôn ngữ Prakrit, một hình thức ngôn ngữ còn phôi thai của Sanskrit, không có văn phạm rắc rối, không có từ vựng nhiều.
Tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện vui:
"Ngày kia, Mulla Nasruddin đi khám bệnh. Ông Bác Sĩ viết toa thuốc bằng tiếng La Tinh và Hy Lạp. Ông ta viết tháu đến độ Mulla đọc không được một chữ nào cả (Bác Sĩ nào cũng vậy!).
Mulla hỏi Bác Sĩ:
- Này Bác Sĩ, thôi thẳng thắn với nhau đi. Ông cứ nói bệnh của tôi, đừng viết chữ La Tinh hay Hy Lạp gì cả, đọc chẳng được một chữ nào.
- Nếu ông khăng khăng muốn biết, thì tôi nói cho ông rõ là ông chẳng có bệnh gì cả; ông chỉ có bệnh lười mà thôi - bác sĩ điềm nhiên trả lời.
- Này Bác Sĩ, thôi thẳng thắn với nhau đi. Ông cứ nói bệnh của tôi, đừng viết chữ La Tinh hay Hy Lạp gì cả, đọc chẳng được một chữ nào.
- Nếu ông khăng khăng muốn biết, thì tôi nói cho ông rõ là ông chẳng có bệnh gì cả; ông chỉ có bệnh lười mà thôi - bác sĩ điềm nhiên trả lời.
Mulla nói:
- Được rồi, cám ơn. Thôi, bây giờ ông viết toa thuốc lại bằng tiếng La Tinh hay Hy Lạp gì gì cũng được, để tôi đưa cho gia đình tôi xem.
Qua câu chuyện vui trên, ta thấy những bọn thông thái luôn tìm cách lừa phỉnh mọi người. Đó cũng là lý do bọn này phản bội, quay lưng làm ngơ hay chống trái lại Đức Phật, Chúa hay Mahavira. Nếu bọn giáo sĩ này cũng dùng những phương pháp giảng dạy dễ hiểu, bình dị và sống trung thực chân chánh như các Thánh Nhân thì họ đâu còn chỗ đứng nữa. Họ đâu còn được người khác tôn sùng ve vuốt nữa? Bọn giáo sĩ tự cho mình là người có đủ khả năng hiểu được ngôn ngữ của Thượng Đế; mình là người duy nhất làm gạch nối giữa con người và Thượng Đế. "Này, anh muốn gì? Muốn cầu xin hay than thở với Thượng Đế hả? Có ta đây, ta sẽ nói tiếng Sanskrist với Ngài, ta sẽ phúc trình lên Thượng Đế những gì anh mong muốn, và anh phải "biết điều" đấy nhé. Chỉ có mình ta giúp anh được thôi; chỉ có mình ta nói tiếng Sanskrist; Thượng Đế chỉ hiểu Sanskrist mà thôi" (và lẽ dĩ nhiên, "biết điều" có nghĩa là phải trả tiền đấy, nhiều hay ít tùy theo lời cầu xin của bạn dài hay ngắn nữa đấy).
- Được rồi, cám ơn. Thôi, bây giờ ông viết toa thuốc lại bằng tiếng La Tinh hay Hy Lạp gì gì cũng được, để tôi đưa cho gia đình tôi xem.
Qua câu chuyện vui trên, ta thấy những bọn thông thái luôn tìm cách lừa phỉnh mọi người. Đó cũng là lý do bọn này phản bội, quay lưng làm ngơ hay chống trái lại Đức Phật, Chúa hay Mahavira. Nếu bọn giáo sĩ này cũng dùng những phương pháp giảng dạy dễ hiểu, bình dị và sống trung thực chân chánh như các Thánh Nhân thì họ đâu còn chỗ đứng nữa. Họ đâu còn được người khác tôn sùng ve vuốt nữa? Bọn giáo sĩ tự cho mình là người có đủ khả năng hiểu được ngôn ngữ của Thượng Đế; mình là người duy nhất làm gạch nối giữa con người và Thượng Đế. "Này, anh muốn gì? Muốn cầu xin hay than thở với Thượng Đế hả? Có ta đây, ta sẽ nói tiếng Sanskrist với Ngài, ta sẽ phúc trình lên Thượng Đế những gì anh mong muốn, và anh phải "biết điều" đấy nhé. Chỉ có mình ta giúp anh được thôi; chỉ có mình ta nói tiếng Sanskrist; Thượng Đế chỉ hiểu Sanskrist mà thôi" (và lẽ dĩ nhiên, "biết điều" có nghĩa là phải trả tiền đấy, nhiều hay ít tùy theo lời cầu xin của bạn dài hay ngắn nữa đấy).
"Có hai anh em nhà sư nọ trụ trì
một ngôi chùa ở phía bắc Nhật Bản. Nhà
sư anh rất thông thái, còn nhà sư em thì lại ngớ ngẩn lù khù còn chột một mắt
nữa...".
"Tông đen" - thiếu nữ Trung Quốc |
Những kẻ thông thái có học là những kẻ có hai bộ mặt - hai mắt. Và khi ta nhìn kỹ những kẻ ngây thơ lù khù kia, ta lại thấy họ thánh thiện, trong sáng hơn bọn bác học thông thái nhiều. Cái nét trong sáng, giản dị, hồn nhiên đó toát ra từ tấm lòng chân thật thẳng thắn không đắn đo nghi kỵ. Còn hạng tài trí lịch lãm kia thì đã mất sự thánh thiện đó tự lâu rồi.
Họ là người đứng giữa trí tuệ và vô
minh. Họ tưởng là họ tài trí hơn người, song thực ra, họ lại là những kẻ ngu
xuẩn và thua thiệt nhiều nhất. Vì thế, đầu óc bọn thông thái bác học luôn bị
căng thẳng, không bao giờ được thư giãn an lạc.
Thánh Francis ngày xưa thường bị chế
diễu là một thằng khờ, "một tên khờ của Chúa". Song, nếu được là
thằng khờ của Chúa còn diễm phúc hơn là cái tiếng bác học của thế nhân. Vì sao?
Vì cái "Ngã" kệch cỡm, cái "Ngã" ích kỷ, đáng ghét của
Francis không còn nữa, và Thánh Francis được phong Thánh vì đã diệt trừ được
cái "tôi" hợm hĩnh đó.
"Tên Khờ của Chúa" Nếu bạn đã đọc những tác phẩm văn học lớn của Dostoevsky, bạn sẽ hiểu hàm nghĩa của các chữ "Tên Khờ của Chúa". Hầu hết trong các tác phẩm Dostoevsky đều có một nhân vật mang dáng dấp một "thằng khờ của Chúa". Trong tác phẩm "Những Anh Em Nhà Karamazov", tên khờ của Chúa có mặt. Tên khờ đó rất ngây thơ, bạn có thể khuynh loát lừa bịp hắn. Ngay cả khi bạn lừa bịp hắn, hắn vẫn tin bạn như thường. Tuy nhiên, bạn phải nhớ kỹ điều này: "Bạn có thể hủy diệt con người hắn nhưng bạn không thể hủy diệt Niềm Tin của hắn - đó chính là Nét Đẹp Tuyệt Đối Nhân Bản".
"Tên Khờ của Chúa" Nếu bạn đã đọc những tác phẩm văn học lớn của Dostoevsky, bạn sẽ hiểu hàm nghĩa của các chữ "Tên Khờ của Chúa". Hầu hết trong các tác phẩm Dostoevsky đều có một nhân vật mang dáng dấp một "thằng khờ của Chúa". Trong tác phẩm "Những Anh Em Nhà Karamazov", tên khờ của Chúa có mặt. Tên khờ đó rất ngây thơ, bạn có thể khuynh loát lừa bịp hắn. Ngay cả khi bạn lừa bịp hắn, hắn vẫn tin bạn như thường. Tuy nhiên, bạn phải nhớ kỹ điều này: "Bạn có thể hủy diệt con người hắn nhưng bạn không thể hủy diệt Niềm Tin của hắn - đó chính là Nét Đẹp Tuyệt Đối Nhân Bản".
Riêng bạn, bạn sẽ phản ứng ra sao khi có
kẻ lừa bịp bạn? Nếu bạn bị kẻ nào đó lừa dối một lần, bạn có thể đâm ra nghi
ngờ tất cả mọi người. Cũng như con chim bị tên bắn một lần, nó sợ cả giây cung
và bụi rậm. Nếu bạn bị lừa dối hai lần, ba lần, bạn sẽ hoàn toàn tuyệt vọng,
mất hẳn niềm tin vào nhân loại.
"Một ngày kia, có một du tăng đi ngang qua chùa, muốn xin vào ngủ trọ. Nhà sư anh quá mệt do học hành...".
Những người thông thái luôn luôn mệt mỏi bởi chữ nghĩa. Những người lao động cũng mệt vì công việc nặng nhọc nhưng xong việc rồi, họ cảm thấy thoải mái, khoẻ khoắn hơn - còn một khi bạn làm việc với chữ nghĩa - những thứ chữ nghĩa rỗng tuếch - bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Dòng sống luôn chảy về phía trước, dòng sống luôn linh động, tươi trẻ, tràn đầy sinh lực. Nếu bạn làm việc trong vườn, tiếp xúc với cỏ cây hoa lá, bạn sẽ đón nhận thêm luồng sinh lực mới, bạn không mất gì cả. Bạn đi tản bộ dọc theo con đường xanh mát, bạn hấp thụ thêm tinh khí trời đất, bạn đang sống từng phút giây; nhưng nếu bạn đóng cửa phòng, gầm đầu vào chữ nghĩa, suy nghĩ và suy nghĩ; dòng sống đã ngưng chảy, đã chết, và bạn chẳng còn gì ngoài sự lao nhọc tinh thần. Một người thông thái luôn mệt mỏi. Một tên khờ luôn tươi trẻ, một thánh nhân cũng luôn tươi trẻ. Tên khờ và vị thánh nhân thật có nhiều đặc tánh giống nhau.
"Một ngày kia, có một du tăng đi ngang qua chùa, muốn xin vào ngủ trọ. Nhà sư anh quá mệt do học hành...".
Những người thông thái luôn luôn mệt mỏi bởi chữ nghĩa. Những người lao động cũng mệt vì công việc nặng nhọc nhưng xong việc rồi, họ cảm thấy thoải mái, khoẻ khoắn hơn - còn một khi bạn làm việc với chữ nghĩa - những thứ chữ nghĩa rỗng tuếch - bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Dòng sống luôn chảy về phía trước, dòng sống luôn linh động, tươi trẻ, tràn đầy sinh lực. Nếu bạn làm việc trong vườn, tiếp xúc với cỏ cây hoa lá, bạn sẽ đón nhận thêm luồng sinh lực mới, bạn không mất gì cả. Bạn đi tản bộ dọc theo con đường xanh mát, bạn hấp thụ thêm tinh khí trời đất, bạn đang sống từng phút giây; nhưng nếu bạn đóng cửa phòng, gầm đầu vào chữ nghĩa, suy nghĩ và suy nghĩ; dòng sống đã ngưng chảy, đã chết, và bạn chẳng còn gì ngoài sự lao nhọc tinh thần. Một người thông thái luôn mệt mỏi. Một tên khờ luôn tươi trẻ, một thánh nhân cũng luôn tươi trẻ. Tên khờ và vị thánh nhân thật có nhiều đặc tánh giống nhau.
"Nhà sư anh nói với sư đệ hãy ra ngoài tranh luận với vị sư khách, nhưng dặn dò sư đệ là phải tranh luận trong im lặng...".
Vì sao? Vì sư huynh biết chắc rằng sư đệ mình là người ít học, không biết nói gì, vì thế phải tranh luận bằng cử chỉ trong im lặng để không ai có thể đoán biết được ý nghĩ. Đo dó, im lặng là vàng; nếu bạn là một kẻ ngốc, nên im lặng - nhưng nếu bạn là bậc Thánh, bạn cũng nên im lặng luôn.
"Sợi chỉ đỏ" - Hot girl Nhật Bản |
Những người thông thái bác học đều mắc phải cái bệnh hay nói - nói rất nhiều để phô trương cái giỏi cái hay của mình; cho nên khi không được nói; họ không biết xoay sở thế nào? Đột nhiên, tất cả những năng kỹ sở trường đó của họ biến mất. Trong im lặng, họ trở thành những con cừu, con dê ngớ ngẩn, ngờ nghệch; ngớ ngẩn hơn cả những kẻ ngu thực sự. Ngay cả kẻ ngốc cũng có thể đánh bại họ. Họ đã bị tách ra khỏi cái thế giới chuyên môn của mình nên đâm ra lúng túng, khó xử. Thực tế, thật khó khăn cho một người học thức phải giữ im lặng, không được nói gì cả. Vị du tăng kia cũng vậy, ông ta phải đi tìm chỗ trọ khác, phải tìm một nhà sư chịu tranh luận qua ngôn ngữ, qua học thức.
Những động tác, cử chỉ của chúng ta rất
sống động. Khi chúng ta đưa tay lên hay ngó ngoáy cái đầu, cả con người chúng
ta cử động theo đó. Khi chúng ta nhìn một người hay một vật nào, cả con người
chúng ta chú mục đến đối tượng đó. Khi chúng ta bước đi, chúng ta bước đi với
cả thân người chứ không phải chỉ có đôi chân di động. Nhưng đầu óc thì khác, nó
có thể hoạt động liên tục khi chúng ta ngồi yên hay nằm ngủ. Vì thế, nếu chúng
ta muốn tìm hiểu một người nào, đừng nghe những gì hắn nói mà hãy nhìn kỹ những
hành động của hắn: cách hắn ta vào phòng thế nào, đóng cửa thế nào, ngồi ra
sao, đi đứng, ăn uống, nhìn ngó... thế nào. Có nghĩa là, chúng ta hãy quan sát
mọi hành động của hắn. Những cử chỉ của hắn sẽ nói rõ cho chúng ta biết bản
chất của hắn, tư cách của hắn. Qua đó, chúng ta biết rõ sự thật con người của
hắn không bị tô mầu hay phủ lên lớp vỏ tri thức nào.
Tôi đã thử nhiều người qua phương thức
đó. Tôi nhìn hành động của họ chứ không quan tâm đến những lời họ nói. Những
người đó có thể cúi đầu xuống chạm chân tôi để tỏ lòng kính ngưỡng, nhưng cả
con người họ toát ra cái mùi Bản Ngã to lớn đậm nét vô cùng, vì thế cái cử chỉ cúi
đầu chạm trán đó rõ thật vô dụng, giả trá. Những con người đó cố dấu cái bản
ngã của họ nhưng rõ ràng họ đang tự lừa dối mình, lừa dối người. Họ không có sự
thành thật nên không làm rung cảm được ai cả.
Soren Kierkegaard từng nói: "Trước
kia, khi tôi bước vào nhà thờ, tôi hay nói lắm. Tôi luôn nói chuyện với người
này, hay than thở cầu xin việc nọ việc kia. Nhưng rồi, tôi cảm thấy thật khờ
khạo làm sao khi cứ lê thê dài dòng than vắn thở dài nói đủ thứ chuyện trên
trời dưới đất với Thượng Đế. Con người có cố tật là thích nói nhiều về mình hơn
là lắng nghe người khác nói, cho nên khi đến với Chúa, với Thượng Đế, con người
cũng đem cái tật xấu đó ra mà kể lể, hắn không cho Chúa có một cơ hội nói
chuyện với hắn; cho nên khi có dịp ta đứng trước Chúa, tốt hơn hết là ta nên
lắng nghe Chúa nói".
Và Kierkegaard không kể lể nữa, rồi dần
dần ông ta không cầu nguyện nữa. Ông ta chỉ vào thánh đường, ngồi yên lặng,
ngồi thật yên lặng; nhưng trong sự Tuyệt Đối Im Lặng kia, Tiếng Nói Nội Tâm bắt
đầu lên tiếng.
-Gỏi cuốn Hà Nội đấy...!!! |
Kierkegaard không còn đi nhà thờ nữa. Có người hỏi:
- Sao ông không đi lễ nữa vậy?.
Kierkegaard trả lời:
- Bây giờ tôi đã hiểu nhà thờ là gì; nó có nghĩa là Im Lặng và Lắng Nghe. Và khi tôi đã làm được hai việc đó rồi, nhà thờ đối với tôi không còn cần thiết nữa. Tôi có thể im lặng và lắng nghe bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Những nơi cầu nguyện luôn đông người quá, họ đến để phô trương bề ngoài, đến để tán dóc, gặp gỡ nhau hơn là cầu nguyện. Họ làm phiền, quấy rầy tôi quá. Vì thế, tốt hơn hết là hãy ngồi dưới gốc cây, dưới bầu trời, độc thoại và lắng nghe.
Thượng Đế có mặt khắp mọi nơi, không phải chỉ ở tại thánh đường hay đền thờ. Một khi tâm hồn chúng ta an tĩnh, không lăng xăng vọng động thì Thượng Đế và chúng ta đã gặp nhau rồi vậy; không cần phải đến nhà thờ thấy tượng Chúa hay vào chùa thấy tượng Phật mới là gặp Phật, gặp Chúa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng thấu triệt được điều đó; cái "Tự Ngã" rườm rà đã che dần đi nét hồn nhiên thánh thiện của tâm hồn chúng ta. Để rồi từ đó, chúng ta luôn suy diễn hành động lời nói người khác qua sự ức đoán của mình; nếu lệch lạc sai lầm ít thì dẫn đến nghi kỵ, mất đoàn kết, không hòa hợp; nếu sai lệch nhiều thì đưa đến xung đột va chạm nhau từ người và người rồi đến đoàn thể, xã hội, quốc gia; cũng như vị du tăng và nhà sư chột mắt đã suy diễn cử chỉ của đối phương qua trình độ tư duy và óc tưởng tượng của mình. Vị du tăng đưa một ngón tay lên có ý nói tượng trưng cho Đức Phật, nhưng nhà sư chột mắt lại nghĩ là người kia đang chế diễu sự khuyết tật của mình. Ông ta đưa hai ngón tay lên tỏ vẻ lịch sự khen vị du tăng còn đủ hai mắt, nhưng vị du tăng với trình độ Phật pháp cao lại cho là hai ngón tay tượng trưng cho Đức Phật và Phật pháp... và cứ thế mà hai người suy đoán qua lại.
Kierkegaard trả lời:
- Bây giờ tôi đã hiểu nhà thờ là gì; nó có nghĩa là Im Lặng và Lắng Nghe. Và khi tôi đã làm được hai việc đó rồi, nhà thờ đối với tôi không còn cần thiết nữa. Tôi có thể im lặng và lắng nghe bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Những nơi cầu nguyện luôn đông người quá, họ đến để phô trương bề ngoài, đến để tán dóc, gặp gỡ nhau hơn là cầu nguyện. Họ làm phiền, quấy rầy tôi quá. Vì thế, tốt hơn hết là hãy ngồi dưới gốc cây, dưới bầu trời, độc thoại và lắng nghe.
Thượng Đế có mặt khắp mọi nơi, không phải chỉ ở tại thánh đường hay đền thờ. Một khi tâm hồn chúng ta an tĩnh, không lăng xăng vọng động thì Thượng Đế và chúng ta đã gặp nhau rồi vậy; không cần phải đến nhà thờ thấy tượng Chúa hay vào chùa thấy tượng Phật mới là gặp Phật, gặp Chúa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng thấu triệt được điều đó; cái "Tự Ngã" rườm rà đã che dần đi nét hồn nhiên thánh thiện của tâm hồn chúng ta. Để rồi từ đó, chúng ta luôn suy diễn hành động lời nói người khác qua sự ức đoán của mình; nếu lệch lạc sai lầm ít thì dẫn đến nghi kỵ, mất đoàn kết, không hòa hợp; nếu sai lệch nhiều thì đưa đến xung đột va chạm nhau từ người và người rồi đến đoàn thể, xã hội, quốc gia; cũng như vị du tăng và nhà sư chột mắt đã suy diễn cử chỉ của đối phương qua trình độ tư duy và óc tưởng tượng của mình. Vị du tăng đưa một ngón tay lên có ý nói tượng trưng cho Đức Phật, nhưng nhà sư chột mắt lại nghĩ là người kia đang chế diễu sự khuyết tật của mình. Ông ta đưa hai ngón tay lên tỏ vẻ lịch sự khen vị du tăng còn đủ hai mắt, nhưng vị du tăng với trình độ Phật pháp cao lại cho là hai ngón tay tượng trưng cho Đức Phật và Phật pháp... và cứ thế mà hai người suy đoán qua lại.
Khi ta nhìn một đóa hoa, tại sao ta
không nhìn trực diện vào đóa hoa để thấy nụ hoa, sắc hoa, mà ta lại lan man suy
diễn "Ồ, đóa hoa này đẹp như một người con gái xuân trinh", hay nhìn
trăng tròn, ta lại tưởng tượng thấy giống như gương mặt sáng rỡ của người
yêu... Đóa hoa là đóa hoa. Mặt trăng là mặt trăng. Ngón tay là ngón tay. Đóa
hoa không phải là người đẹp. Mặt trăng không tình như người yêu, và ngón tay không
phải là Đức Phật.
Để tôi kể cho bạn nghe một câu truyện:
"Ngày kia, có một người đàn ông tìm tới Bayazid, một đạo sĩ Sifi và hỏi
ông ta một câu hỏi. Bayazid trả lời: "Hãy về đi và một năm sau ông hãy trở
lại, bởi vì lúc này đây, ông đang bị bệnh. Tâm hồn ông, đầu óc ông như là một
mớ bòng bong rối mù lên và tôi không thể trình bày diễn giải gì cho ông nghe
được cả. Ông sẽ không lãnh hội gì đâu với đầu óc hổ lốn như vậy. Vì thế, hãy về
đi và tập ngồi yên lặng, tĩnh tâm, thư thái. Một năm sau, hãy trở lại tìm tôi;
lúc đó nếu tôi thấy ông có thể nghe tôi nói, tôi sẽ nói - nếu không, ông hãy đi
tìm người khác".
Người đàn ông đó nghe lời, ra về và tập thực hành theo lời dạy của Bayazid - và rồi, anh ta không trở lại tìm Bayazid nữa.
Có người thắc mắc hỏi: "Sao anh không tìm Bayazid?". Anh ta trả lời: "Bây giờ tôi không cần tìm hỏi Bayazid nữa; tôi đã hiểu những gì Bayazid nói".
Người đàn ông đó nghe lời, ra về và tập thực hành theo lời dạy của Bayazid - và rồi, anh ta không trở lại tìm Bayazid nữa.
Có người thắc mắc hỏi: "Sao anh không tìm Bayazid?". Anh ta trả lời: "Bây giờ tôi không cần tìm hỏi Bayazid nữa; tôi đã hiểu những gì Bayazid nói".
"Che đỡ" - người đẹp Hàn Quốc |
Buồn thay! Hầu hết chúng ta đều không có
khả năng sống trong hiện tại. Chỉ có chư Phật mới có khả năng sống trong hiện
tại và an trú trong chánh niệm. Không có một ai hay rất ít, rất ít người có khả
năng đó. Chúng ta hay quay về truy tìm quá khứ, mở rộng tương lai và bỏ quên
hiện tại. Vì thế, chúng ta đã đánh mất mình mà không hay không biết.
... "Hắn đưa 3 ngón tay lên có ý
nói là đệ và hắn, tuy hai người nhưng chỉ có 3 mắt thôi. Lúc này đệ bực quá, không lịch sự nữa
nên giơ nắm đấm lên đe dọa "nè, nếu lộn xộn nữa thì ta sẽ đấm vỡ mặt
đó. Hắn sợ quá, bỏ đi luôn."
Nghe vậy, sư Anh ôm bụng cười lăn lộn".
Cái cười của nhà sư Anh có thể là nụ
cười giác ngộ. Cái cười đó có thể là sự chuyển hóa, là một sự thức tỉnh sâu xa
mầu nhiệm.
"Tâm là chủ. Tất cả đều do Tâm
tạo."
Nhà sư Anh cười.
Nụ cười giác ngộ, nụ cười trọn vẹn.
Giây thừng đứt, thùng nước rơi.
Không còn nước trong thùng.
Không còn trăng trong nước.
"Tay ta rỗng không, chẳng có vật
gì.
Tâm ta rỗng không, chẳng có vật
gì".
TheoBuddha Home
TheoBuddha Home
Hình ảnh phóng to gấp 4 lần của một miếng đá mã não Mexican. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét