"Đội bạn" - thiếu nữ Việt Nam |
1- Thân thế của Tuệ Trung thượng sỹ
Theo Thượng sỹ hành trạng, Tuệ Trung Thượng sỹ tên thật là Trần Quốc Tảng, sinh năm 1230, là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái vương, là anh cả của hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Thượng sỹ được vua Trần Thái Tôn phong là Hưng Ninh Vương, được cử giữ chức Tiết độ sứ, trấn giữ cửa Thái Bình.
Khi còn nhỏ, Tuệ Trung nổi tiếng là người thuần hậu, phẩm chất cao sáng, khí lượng thâm trầm. Thượng sỹ đến với đạo Phật từ rất sớm, đắc pháp với thiền sư Tiêu Dao. Vốn không thích công danh nên Thượng Sỹ sớm lui về ở ẩn.
Tinh thần và sắc vận của Thượng sỹ, theo sách sử để lại mô tả, ông vốn nghiêm trang và cung kính, ngay thẳng và huyền diệu. Mọi người từ vua quan đến thần dân ai ai cũng cung kính và tôn trọng. Cuối đời, ông ở Dưỡng Chân Trang. Nhằm đời Trùng Hưng thứ bảy, năm Tân Mão ngày mồng một tháng tư (1291), ông nhẹ nhàng ra đi. Khi đó Thượng sỹ vừa tròn 62 tuổi.
Tuy nhiên, về thân thế của ông cũng còn nhiều bàn cãi. Chẳng hạn có quan niệm coi Tuệ Trung Thượng sỹ là Trần Tung…hoặc quan niệm coi Tuệ Trung là Trần Quốc Tảng như trên vừa đề cập cũng bị Nguyễn Duy Hinh bác bỏ. Ông chỉ coi Tuệ Trung là một nhân sỹ thời Trần Thái Tông - Trần Nhân Tông mà thôi. Ở đây, nói về thân thế của Tuệ Trung Thương sỹ để chúng ta tham khảo, còn sự thật ông là ai, xin dành cho các sử gia.
Theo Thượng sỹ hành trạng, Tuệ Trung Thượng sỹ tên thật là Trần Quốc Tảng, sinh năm 1230, là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái vương, là anh cả của hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Thượng sỹ được vua Trần Thái Tôn phong là Hưng Ninh Vương, được cử giữ chức Tiết độ sứ, trấn giữ cửa Thái Bình.
Khi còn nhỏ, Tuệ Trung nổi tiếng là người thuần hậu, phẩm chất cao sáng, khí lượng thâm trầm. Thượng sỹ đến với đạo Phật từ rất sớm, đắc pháp với thiền sư Tiêu Dao. Vốn không thích công danh nên Thượng Sỹ sớm lui về ở ẩn.
Tinh thần và sắc vận của Thượng sỹ, theo sách sử để lại mô tả, ông vốn nghiêm trang và cung kính, ngay thẳng và huyền diệu. Mọi người từ vua quan đến thần dân ai ai cũng cung kính và tôn trọng. Cuối đời, ông ở Dưỡng Chân Trang. Nhằm đời Trùng Hưng thứ bảy, năm Tân Mão ngày mồng một tháng tư (1291), ông nhẹ nhàng ra đi. Khi đó Thượng sỹ vừa tròn 62 tuổi.
Tuy nhiên, về thân thế của ông cũng còn nhiều bàn cãi. Chẳng hạn có quan niệm coi Tuệ Trung Thượng sỹ là Trần Tung…hoặc quan niệm coi Tuệ Trung là Trần Quốc Tảng như trên vừa đề cập cũng bị Nguyễn Duy Hinh bác bỏ. Ông chỉ coi Tuệ Trung là một nhân sỹ thời Trần Thái Tông - Trần Nhân Tông mà thôi. Ở đây, nói về thân thế của Tuệ Trung Thương sỹ để chúng ta tham khảo, còn sự thật ông là ai, xin dành cho các sử gia.
Thiếu nữ bên hoa loa kèn |
2- Tư tưởng triết học của Tuệ Trung thượng sỹ:
2.1. Bản thể luận:
Bản thể luận là lý luận về nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng. Đây là vấn đề cơ bản của mọi học thuyết triết học, Phật giáo - với góc độ là một học thuyết triết học, cũng không bỏ ngoài lý luận đó.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của bản thân Phật giáo thì vấn đề bản thể luận, qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau cũng có những chủ trương khác nhau. Thời kỳ Phật giáo nguyên thủy, vấn đề về bản thể luận không được đặt ra. Giai đoạn này chủ yếu đề cập đến giải thoát luận, làm sao để con người giải thoát ra khỏi mọi khổ đau của sinh tử là mục đích chủ đạo, còn đi tìm về nguồn gốc của vạn vật được coi là thứ yếu. Chính vì vậy, Đức Phật Thích Ca thường im lặng trước những câu hỏi siêu hình, không nhằm mục đích giải thoát mà chỉ để thỏa mãn trí tò mò của con người.
Đến kỳ kiết tập kinh điển lần thứ hai (100 năm sau Phật nhập Niết Bàn), Phật giáo mới phân chia thành hai bộ phái lớn là Thượng Tọa bộ và Đại chúng bộ thì vấn đề về bản thể luận mới được đặt ra. Phật giáo Đại chúng bộ, một mặt vẫn lấy mục đích giải thoát con người ra khỏi khổ đau làm mục đích trung tâm, mặt khác, các nhà Đại Chúng bộ đã bắt đầu đi sâu vào những vấn đề bản thể luận với những vấn đề về nguồn gốc, về bản chất, về tâm, về vật…Với sự xuất hiện của những Đại luận sư như: Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước…. bản thể luận Phật giáo đã đạt đến đỉnh cao nhất trong hệ thống triết học Phật giáo.
Với Tuệ Trung Thượng Sỹ, vấn đề về bản thể luận đã được đặt ra mà không có sự băn khoăn Phật giáo có nói tới bản thể luận hay không?! Theo Thượng Sỹ, đối tượng chủ yếu của bản thể luận Phật giáo không phải là đi tìm kiếm nguồn gốc của vũ trụ xa xăm mà đó chính là nguồn gốc của con người, nguồn gốc của sinh tử. Ngài không quan tâm nhiều đến vấn đề của vũ trụ, tuy nhiên, như chúng ta đã biết, truyền thống của triết học Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng là tư duy hướng nội, lấy con người để giải thích vạn vật (theo triết học Trung Quốc là thiên nhân tương hợp hay thiên nhân hợp nhất…) và vì vậy, đề cập đến nguồn gốc con người cũng chính là đề cập đến nguồn gốc, bản thể của thế giới. Đây là điều đang lưu ý khi tìm hiểu về triết học của Tuệ Trung thượng sỹ nói riêng và triết học Phương Đông nói chung.
2.1. Bản thể luận:
Bản thể luận là lý luận về nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng. Đây là vấn đề cơ bản của mọi học thuyết triết học, Phật giáo - với góc độ là một học thuyết triết học, cũng không bỏ ngoài lý luận đó.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của bản thân Phật giáo thì vấn đề bản thể luận, qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau cũng có những chủ trương khác nhau. Thời kỳ Phật giáo nguyên thủy, vấn đề về bản thể luận không được đặt ra. Giai đoạn này chủ yếu đề cập đến giải thoát luận, làm sao để con người giải thoát ra khỏi mọi khổ đau của sinh tử là mục đích chủ đạo, còn đi tìm về nguồn gốc của vạn vật được coi là thứ yếu. Chính vì vậy, Đức Phật Thích Ca thường im lặng trước những câu hỏi siêu hình, không nhằm mục đích giải thoát mà chỉ để thỏa mãn trí tò mò của con người.
Đến kỳ kiết tập kinh điển lần thứ hai (100 năm sau Phật nhập Niết Bàn), Phật giáo mới phân chia thành hai bộ phái lớn là Thượng Tọa bộ và Đại chúng bộ thì vấn đề về bản thể luận mới được đặt ra. Phật giáo Đại chúng bộ, một mặt vẫn lấy mục đích giải thoát con người ra khỏi khổ đau làm mục đích trung tâm, mặt khác, các nhà Đại Chúng bộ đã bắt đầu đi sâu vào những vấn đề bản thể luận với những vấn đề về nguồn gốc, về bản chất, về tâm, về vật…Với sự xuất hiện của những Đại luận sư như: Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước…. bản thể luận Phật giáo đã đạt đến đỉnh cao nhất trong hệ thống triết học Phật giáo.
Với Tuệ Trung Thượng Sỹ, vấn đề về bản thể luận đã được đặt ra mà không có sự băn khoăn Phật giáo có nói tới bản thể luận hay không?! Theo Thượng Sỹ, đối tượng chủ yếu của bản thể luận Phật giáo không phải là đi tìm kiếm nguồn gốc của vũ trụ xa xăm mà đó chính là nguồn gốc của con người, nguồn gốc của sinh tử. Ngài không quan tâm nhiều đến vấn đề của vũ trụ, tuy nhiên, như chúng ta đã biết, truyền thống của triết học Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng là tư duy hướng nội, lấy con người để giải thích vạn vật (theo triết học Trung Quốc là thiên nhân tương hợp hay thiên nhân hợp nhất…) và vì vậy, đề cập đến nguồn gốc con người cũng chính là đề cập đến nguồn gốc, bản thể của thế giới. Đây là điều đang lưu ý khi tìm hiểu về triết học của Tuệ Trung thượng sỹ nói riêng và triết học Phương Đông nói chung.
Thiếu nữ bên hoa anh đào |
Khi đề cập đến nguồn gốc của con người, Thượng sỹ quan niệm rằng không có nguồn mà cũng chẳng có gốc, không có thủy cũng chẳng có chung. Nguồn là dòng nước chảy mãi, liên miên bất tận như sinh tử, tử sinh vậy, biết đâu mà tìm cái gốc của cái nguồn đó. Nếu cố gắng giữ cái gốc, tìm cái gốc thì nước làm sao mà chảy, mà nước không chảy thì nguồn ở đâu mà có. Trong Ngữ lục, có người hỏi Thượng sỹ rằng: Như hà thị bản nguyên? Thượng sỹ đã trả lời bằng một câu kệ:
"Tầm nguyên phi hữu bản
Cứ bản diệc vô nguyên"
(tìm nguồn chẳng có cội,
Nắm cội cũng không nguồn).
"Ngữ lục" - Trúc Thiên dịch.
Trong vấn đề sinh tử của kiếp người cũng vậy, sinh không phải nguồn mà tử cũng chẳng phải gốc. Trong vòng luân hồi sinh tử chuyển xoay bất tận, làm gì thấy gốc của sinh, làm gì thấy nguồn của tử? Từ cách nhìn đó, Tuệ Trung Thượng sỹ đưa ra quan niệm: "Sinh tử nguyên lai tự tánh không" (tự tánh của sinh tử là Không): Không chính là tự tánh của sinh và tử. Nhìn thấy có sinh, có tử là do vọng thức sinh ra, sinh và tử chỉ là giả, Không mới là tự tánh của con người; đồng thời, Không cũng là tự tánh của vạn vật.
Vậy Không là gì? Chữ Phạn là Sùnya, tiếng Hán là Thuấn Nhã hay là Không. Theo triết học Phật giáo, chữ Không có nhiều nghĩa và mỗi bộ phái lại có những cách hiểu khác nhau. Ở đây xin nêu ra hai quan niệm chính:
- Theo Phật giáo nguyên thủy, Không được hiểu theo hai nghĩa: một là chỉ sự vắng mặt, khiếm khuyết và thứ hai là chỉ bản thể Chân không của vạn vật. Bản thể Không ở đây được hiểu là mọi sự vật hiện tượng đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, nó không hề có một tự tánh cố định. Sự vật, hiện tượng tồn tại thật đó nhưng đừng nghĩ rằng nó là thật có, tồn tại bất biến. Nó chỉ là kết quả của trùng trùng các yếu tố khác nhau cấu thành nên mà thôi. Đến lượt các yếu tố cấu thành cũng vậy, chúng cũng không tồn tại thật có hay tồn tại bất biến mà lại do nhiều nhân duyên, yếu tố khác cầu thành nên. Thế giới trong bản thể luận Phật giáo như là một tấm lưới khổng lồ mà trong đó các sự vật hiện tượng được đan xen, nối kết lẫn nhau. Không có cái gì là nhân hoàn toàn và cũng không có cái gì là kết quả hoàn toàn. Nói tóm lại, Không, không phải là hư vô, là rỗng không mà là không tồn tại một thực thể vĩnh hằng, bất biến. Trong Trung luận viết: "chúng nhân duyên sinh pháp, ngã thuyết tức thị không".
"Tầm nguyên phi hữu bản
Cứ bản diệc vô nguyên"
(tìm nguồn chẳng có cội,
Nắm cội cũng không nguồn).
"Ngữ lục" - Trúc Thiên dịch.
Trong vấn đề sinh tử của kiếp người cũng vậy, sinh không phải nguồn mà tử cũng chẳng phải gốc. Trong vòng luân hồi sinh tử chuyển xoay bất tận, làm gì thấy gốc của sinh, làm gì thấy nguồn của tử? Từ cách nhìn đó, Tuệ Trung Thượng sỹ đưa ra quan niệm: "Sinh tử nguyên lai tự tánh không" (tự tánh của sinh tử là Không): Không chính là tự tánh của sinh và tử. Nhìn thấy có sinh, có tử là do vọng thức sinh ra, sinh và tử chỉ là giả, Không mới là tự tánh của con người; đồng thời, Không cũng là tự tánh của vạn vật.
Vậy Không là gì? Chữ Phạn là Sùnya, tiếng Hán là Thuấn Nhã hay là Không. Theo triết học Phật giáo, chữ Không có nhiều nghĩa và mỗi bộ phái lại có những cách hiểu khác nhau. Ở đây xin nêu ra hai quan niệm chính:
- Theo Phật giáo nguyên thủy, Không được hiểu theo hai nghĩa: một là chỉ sự vắng mặt, khiếm khuyết và thứ hai là chỉ bản thể Chân không của vạn vật. Bản thể Không ở đây được hiểu là mọi sự vật hiện tượng đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, nó không hề có một tự tánh cố định. Sự vật, hiện tượng tồn tại thật đó nhưng đừng nghĩ rằng nó là thật có, tồn tại bất biến. Nó chỉ là kết quả của trùng trùng các yếu tố khác nhau cấu thành nên mà thôi. Đến lượt các yếu tố cấu thành cũng vậy, chúng cũng không tồn tại thật có hay tồn tại bất biến mà lại do nhiều nhân duyên, yếu tố khác cầu thành nên. Thế giới trong bản thể luận Phật giáo như là một tấm lưới khổng lồ mà trong đó các sự vật hiện tượng được đan xen, nối kết lẫn nhau. Không có cái gì là nhân hoàn toàn và cũng không có cái gì là kết quả hoàn toàn. Nói tóm lại, Không, không phải là hư vô, là rỗng không mà là không tồn tại một thực thể vĩnh hằng, bất biến. Trong Trung luận viết: "chúng nhân duyên sinh pháp, ngã thuyết tức thị không".
Thiếu nữ bên hoa bách nhật |
- Hiểu về bản thể không, không phải đơn thuần biết về tự tánh không rồi mắc kẹt vào một khái niệm hư ảo đó mà nói về Không để chúng ta vượt ra khỏi tư duy nhị biên giữa có và không, không nên chấp trước hay dính mặc vào một thực thể vĩnh hằng, bất niến nào đó. Nhờ tư duy như vậy, ta mới thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc của phiền não sinh tử. Cái Ta là một giả danh, sinh tử cũng là giả danh và vì giả danh nên không cần phải chấp trước, và dĩ nhiên khi không còn chấp trước vào sinh tử là đã giải thoát ra khỏi sinh tử rồi vậy.
Đó là bản thể luận và cũng là giải thoát luận Phật giáo thời kỳ Nguyên thủy. Sang đến thời kỳ phân chia bộ phái, trong Đại chúng bộ, Không trở thành cơ sở lý luận quan trong nhất của hệ thống Bát Nhã, Trung luận… Ta có thể tạm thời chia ra thành hai loại Không: Nhân Không và pháp Không. Nhân không là phủ định tự ngã của con ngưởi, pháp không là phủ định tự ngã của vạn vật, hiện tượng, phủ định thực tánh vĩnh hằng, bất biến của chúng.
Trong Kinh Bát Nhã, Không được chia thành 18 loại: Nội Không, Ngoại Không, Nội Ngoại Không, Không Không, Đại Không, Đệ Nhất Nghĩa Không, Hữu Vi Không, Tất Cánh Không, Vô Vi Không, Vô Thủy Không, Tán Không, Tính Không, Tự Tướng Không, Nhất Thiết Pháp Không, Bất Khả Đắc Không, Vô Pháp Không, Hữu Pháp Không, Vô Pháo Hữu Không.
Tuệ Trung Thượng sỹ không đề cập đến nhiều loại Không như thế, Ngài chỉ đề cập đến Tự tánh Không, tức là tánh của vạn pháp nói chung, của con người nói riêng, của cả ba đời chư Phật là Không. Tự tánh Không của Thiền tông là chân lý tuyệt đối, bất khả thuyết, bất khả tư nghì. Ngôn ngữ còn nằm trong thế giới đối đãi nhị nguyên nên không thể diễn đạt được tự tánh không. Bởi vậy khi có người hỏi: "Như hà thị đạo?". Tuệ Trung trả lời: "Đạo bất tại vấn. Vấn bất tại Đạo" (đạo không có trong câu hỏi, câu hỏi cũng không có trong đạo). Quan niệm này cũng tương tự như quan niệm: "Đạo khả đạo phi thường Đạo" của Lão Tử".
2.2. Giải thoát luận:
Theo Phật giáo nguyên thủy, nội dung căn bản và cũng quan trọng nhất là của Phật giáo phần lớn được thể hiện trong Tứ Diệu Đế, trong đó Khổ đế - kết quả hiện diện đầu tiên mà ai cũng ít nhất trong đời một lần cảm nhận, sau đó mới đến Tập đế, nguyên nhân sinh ra nỗi khổ, Diệt đế, trạng thái mà khổ đau không còn tồn tại và Đạo đế, con đường đưa đến sự diệt khổ. Như vậy, khổ chính là nguyên nhân thôi thúc khiến Đức Phật ra đi tìm chân lý như trong kinh điển đã mô tả, và giải thoát khỏi khổ đau là mục đích cuối cùng mà bất cứ người đệ tử Phật nào cũng kỳ vọng. Trong số các nguyên nhân gây ra khổ đau cho con người thì sinh tử là nguyên nhân lớn nhất. Với Phật giáo, khổ chỉ là kết quả của các ác nghiệp mà ta đã gây tạo, các ác nghiệp mà ta gây tạo lại xuất phát từ vô minh, một vọng thức sai lầm khi tiếp xúc với các nhân duyên bên ngoài. Từ nhận thức sai lầm đó, con người đâm ra ham luyến những thứ mà con người tưởng là thật có, từ ham luyến sinh ra bám víu, chấp trước rồi khi những thứ đó không còn nữa do quy luật vô thường khách quan tác động, sinh ra đau khổ. Vậy nguyên nhân cuối cùng của mọi nguyên nhân sinh ra khổ đau là do nhận thức sai lầm, tưởng rằng vạn vật là thật có, là trường tồn, là bất biến… nên mới đam mê, tham đắm. Nhận thức sai lầm là gì? Phật giáo gọi đó là sự vô minh của tâm thức.
Đối diện với vấn đề sinh tử, cùng một cách nhìn như trên, Tuệ Trung thượng sỹ viết:
"Tâm chi sinh hề sinh tử sinh
Tâm chi diệt hề sinh tử diệt"
(tâm mà sinh thì sinh tử cũng sinh,
tâm mà diệt thì sinh tử cũng diệt)
Như vậy, với Thượng sỹ, tâm là đầu mối của sinh tử. Tâm sinh là gì và tâm diệt là gì? Sinh ở đây không nên hiểu là sống để đối lập với cái chết còn diệt cũng không nên hiểu là mất, tiêu vong và đối lập với sự sống. Tâm sinh là tâm dính mắc, tâm chấp trước, tâm bám víu vào hình ảnh hư ảo của vạn vật còn tâm diệt là tâm đã nhìn thấy được thức tánh của vạn pháp là giai Không, là tâm không còn bám víu, chấp trước vào những hình ảnh không thật có của vạn vật. Theo như Kinh điển trong Phật giáo mô tả, tâm diệt là tâm phẳng lặng, tâm bình yên, tâm không hiện khởi, hay tâm mà như không tâm. Trong Đại thừa khởi tín luận viết: tâm sinh diệt giả, y Như Lai tụng cố, hữu sinh diệt tâm, sở vị bất sinh bất diệt dữ sinh diệt hòa hợp, phi bất phi dị, danh vị A Lại Da thức. Trong Sinh tử nhàn nhi dĩ, Thượng sỹ viết tiếp:
"Sinh tử nguyên lai tự tính không
Thử huyễn hóa thân diệc đương diệt"
(sinh tử xưa nay vốn tánh không,
thân này hư dối rồi cũng diệt)
Đó là bản thể luận và cũng là giải thoát luận Phật giáo thời kỳ Nguyên thủy. Sang đến thời kỳ phân chia bộ phái, trong Đại chúng bộ, Không trở thành cơ sở lý luận quan trong nhất của hệ thống Bát Nhã, Trung luận… Ta có thể tạm thời chia ra thành hai loại Không: Nhân Không và pháp Không. Nhân không là phủ định tự ngã của con ngưởi, pháp không là phủ định tự ngã của vạn vật, hiện tượng, phủ định thực tánh vĩnh hằng, bất biến của chúng.
Trong Kinh Bát Nhã, Không được chia thành 18 loại: Nội Không, Ngoại Không, Nội Ngoại Không, Không Không, Đại Không, Đệ Nhất Nghĩa Không, Hữu Vi Không, Tất Cánh Không, Vô Vi Không, Vô Thủy Không, Tán Không, Tính Không, Tự Tướng Không, Nhất Thiết Pháp Không, Bất Khả Đắc Không, Vô Pháp Không, Hữu Pháp Không, Vô Pháo Hữu Không.
Tuệ Trung Thượng sỹ không đề cập đến nhiều loại Không như thế, Ngài chỉ đề cập đến Tự tánh Không, tức là tánh của vạn pháp nói chung, của con người nói riêng, của cả ba đời chư Phật là Không. Tự tánh Không của Thiền tông là chân lý tuyệt đối, bất khả thuyết, bất khả tư nghì. Ngôn ngữ còn nằm trong thế giới đối đãi nhị nguyên nên không thể diễn đạt được tự tánh không. Bởi vậy khi có người hỏi: "Như hà thị đạo?". Tuệ Trung trả lời: "Đạo bất tại vấn. Vấn bất tại Đạo" (đạo không có trong câu hỏi, câu hỏi cũng không có trong đạo). Quan niệm này cũng tương tự như quan niệm: "Đạo khả đạo phi thường Đạo" của Lão Tử".
2.2. Giải thoát luận:
Theo Phật giáo nguyên thủy, nội dung căn bản và cũng quan trọng nhất là của Phật giáo phần lớn được thể hiện trong Tứ Diệu Đế, trong đó Khổ đế - kết quả hiện diện đầu tiên mà ai cũng ít nhất trong đời một lần cảm nhận, sau đó mới đến Tập đế, nguyên nhân sinh ra nỗi khổ, Diệt đế, trạng thái mà khổ đau không còn tồn tại và Đạo đế, con đường đưa đến sự diệt khổ. Như vậy, khổ chính là nguyên nhân thôi thúc khiến Đức Phật ra đi tìm chân lý như trong kinh điển đã mô tả, và giải thoát khỏi khổ đau là mục đích cuối cùng mà bất cứ người đệ tử Phật nào cũng kỳ vọng. Trong số các nguyên nhân gây ra khổ đau cho con người thì sinh tử là nguyên nhân lớn nhất. Với Phật giáo, khổ chỉ là kết quả của các ác nghiệp mà ta đã gây tạo, các ác nghiệp mà ta gây tạo lại xuất phát từ vô minh, một vọng thức sai lầm khi tiếp xúc với các nhân duyên bên ngoài. Từ nhận thức sai lầm đó, con người đâm ra ham luyến những thứ mà con người tưởng là thật có, từ ham luyến sinh ra bám víu, chấp trước rồi khi những thứ đó không còn nữa do quy luật vô thường khách quan tác động, sinh ra đau khổ. Vậy nguyên nhân cuối cùng của mọi nguyên nhân sinh ra khổ đau là do nhận thức sai lầm, tưởng rằng vạn vật là thật có, là trường tồn, là bất biến… nên mới đam mê, tham đắm. Nhận thức sai lầm là gì? Phật giáo gọi đó là sự vô minh của tâm thức.
Đối diện với vấn đề sinh tử, cùng một cách nhìn như trên, Tuệ Trung thượng sỹ viết:
"Tâm chi sinh hề sinh tử sinh
Tâm chi diệt hề sinh tử diệt"
(tâm mà sinh thì sinh tử cũng sinh,
tâm mà diệt thì sinh tử cũng diệt)
Như vậy, với Thượng sỹ, tâm là đầu mối của sinh tử. Tâm sinh là gì và tâm diệt là gì? Sinh ở đây không nên hiểu là sống để đối lập với cái chết còn diệt cũng không nên hiểu là mất, tiêu vong và đối lập với sự sống. Tâm sinh là tâm dính mắc, tâm chấp trước, tâm bám víu vào hình ảnh hư ảo của vạn vật còn tâm diệt là tâm đã nhìn thấy được thức tánh của vạn pháp là giai Không, là tâm không còn bám víu, chấp trước vào những hình ảnh không thật có của vạn vật. Theo như Kinh điển trong Phật giáo mô tả, tâm diệt là tâm phẳng lặng, tâm bình yên, tâm không hiện khởi, hay tâm mà như không tâm. Trong Đại thừa khởi tín luận viết: tâm sinh diệt giả, y Như Lai tụng cố, hữu sinh diệt tâm, sở vị bất sinh bất diệt dữ sinh diệt hòa hợp, phi bất phi dị, danh vị A Lại Da thức. Trong Sinh tử nhàn nhi dĩ, Thượng sỹ viết tiếp:
"Sinh tử nguyên lai tự tính không
Thử huyễn hóa thân diệc đương diệt"
(sinh tử xưa nay vốn tánh không,
thân này hư dối rồi cũng diệt)
Thiếu nữ bên sắc hoa |
Cho sinh tử là do tâm hiện khởi mà có, rồi lại quan niệm tự tánh của sinh tử là Tự Tánh Không. Như vậy sinh tử với Thượng sỹ là không thật có, là huyễn hóa, là ánh điện, là tia chớp giữa trời quang, là trò chơi thưởng ngoạn của kẻ nhàn du thôi vậy (thị tại môn tiền náo, nguyệt lai môn hạ nhàn -Nguyễn Công Trứ). Vậy thì hãy cứ nhàn nhã với chuyện sinh tử đi, lo âu và than khóc làm chi cho mệt. Chuyện than khóc, chuyện âu lo, chuyện phiền não vì sinh tử chỉ là chuyện của kẻ ngu thôi:
"Ngu nhân điên đảo bố sinh tử
Trí giả đạt quan nhàn nhi dĩ"
(kẻ ngu sống chết mãi lo âu,
người trí rõ thông nhàn thôi vậy)
Quan niệm về thực tánh của vạn pháp là không nên quan niệm về sanh tử cũng là không. Do đó, đối diện với vấn đề sinh tử, người trí nhàn nhã biết bao. Ở đây ta thấy sự đan xen hòa quyện giữa phong thái tiêu dao, nhàn nhã của Lão Trang với tư tưởng bản thể luận của Phật giáo rất rõ nét. Hiếm gặp một phong cách nào trong làng thiền học Việt Nam đạt đến sự hòa quyện tuyệt vời như thế.
Cũng từ Tự Tánh Không, Tuệ Trung Thượng Sỹ nhìn lợi danh, thịnh suy…cũng không có gì đáng lo âu, không có gì đáng để phiền muộn. Tất cả đều chỉ là giả huyễn như nước chảy, mây trôi, không nên để chúng ràng buộc vào mình. Ông khuyên chúng ta đừng có dính mắc vào mà làm gì, rũ bỏ nó đi, thân này là giả huyễn, vạn vật là giả huyễn, thời gian như nước chảy, lợi danh phú quý chỉ là áng mây trôi…
Quang âm lưu thủy, phú quý phù vân
Phong hỏa tán thời, lão thiếu thành trần
Hồn phách phân sắc thân như mộng
(tháng ngày nước chảy, giàu sang mây trôi,
gió lửa rã tan, già trẻ thành bụi,
hồn lìa phách sắc thân như mộng)
Bàn về vấn đề giải thoát, thiên đường và địa ngục cũng là một trong những đề tài quan trọng của Phật giáo nói riêng và các học thuyết triết học tôn giáo nói chung. Người ta tranh luận, tìm hiểu Niết bàn (thiên đường) có phải ở trên cao xanh không, có xa cõi uế trược này không? Còn địa ngục ở đây hay ở dưới lòng đất… rồi người ta sợ hãi với địa ngục, trốn tránh địa ngục để mong cầu Niết bàn…
Với Thượng sỹ, Niết bàn hay địa ngục về thực tánh cũng là Không. Nó tồn tại là do tâm thức hiện khởi mà ra. Chưa hiểu về Tự Tánh Không của vạn pháp thì còn tồn tại Niết bàn, địa ngục. Hiểu về tự tánh Không của vạn pháp thì Niết bàn hay địa ngục cũng chỉ là quáng nắng giữa trưa hè…
"Phiền não bồ đề ám tiêu ma
Địa ngục thiên đường tự khô kiệt"
(phiền não bồ đề bỗng mất tiêu,
địa ngục thiên đường tự khô kiệt)
"Ngu nhân điên đảo bố sinh tử
Trí giả đạt quan nhàn nhi dĩ"
(kẻ ngu sống chết mãi lo âu,
người trí rõ thông nhàn thôi vậy)
Quan niệm về thực tánh của vạn pháp là không nên quan niệm về sanh tử cũng là không. Do đó, đối diện với vấn đề sinh tử, người trí nhàn nhã biết bao. Ở đây ta thấy sự đan xen hòa quyện giữa phong thái tiêu dao, nhàn nhã của Lão Trang với tư tưởng bản thể luận của Phật giáo rất rõ nét. Hiếm gặp một phong cách nào trong làng thiền học Việt Nam đạt đến sự hòa quyện tuyệt vời như thế.
Cũng từ Tự Tánh Không, Tuệ Trung Thượng Sỹ nhìn lợi danh, thịnh suy…cũng không có gì đáng lo âu, không có gì đáng để phiền muộn. Tất cả đều chỉ là giả huyễn như nước chảy, mây trôi, không nên để chúng ràng buộc vào mình. Ông khuyên chúng ta đừng có dính mắc vào mà làm gì, rũ bỏ nó đi, thân này là giả huyễn, vạn vật là giả huyễn, thời gian như nước chảy, lợi danh phú quý chỉ là áng mây trôi…
Quang âm lưu thủy, phú quý phù vân
Phong hỏa tán thời, lão thiếu thành trần
Hồn phách phân sắc thân như mộng
(tháng ngày nước chảy, giàu sang mây trôi,
gió lửa rã tan, già trẻ thành bụi,
hồn lìa phách sắc thân như mộng)
Bàn về vấn đề giải thoát, thiên đường và địa ngục cũng là một trong những đề tài quan trọng của Phật giáo nói riêng và các học thuyết triết học tôn giáo nói chung. Người ta tranh luận, tìm hiểu Niết bàn (thiên đường) có phải ở trên cao xanh không, có xa cõi uế trược này không? Còn địa ngục ở đây hay ở dưới lòng đất… rồi người ta sợ hãi với địa ngục, trốn tránh địa ngục để mong cầu Niết bàn…
Với Thượng sỹ, Niết bàn hay địa ngục về thực tánh cũng là Không. Nó tồn tại là do tâm thức hiện khởi mà ra. Chưa hiểu về Tự Tánh Không của vạn pháp thì còn tồn tại Niết bàn, địa ngục. Hiểu về tự tánh Không của vạn pháp thì Niết bàn hay địa ngục cũng chỉ là quáng nắng giữa trưa hè…
"Phiền não bồ đề ám tiêu ma
Địa ngục thiên đường tự khô kiệt"
(phiền não bồ đề bỗng mất tiêu,
địa ngục thiên đường tự khô kiệt)
Thiếu nữ bên hoa cúc |
Trung luận viết: "Niết bàn dữ thế gian vô hữu thiểu phân biệt. Thế gian dữ niết bàn diệc vô thiểu phân biệt. Niết bàn chi thực tế cập dữ thế gian tế như thị nhi tế giả vô hào ly sai biệt" (Niết bàn không khác gì thế gian mà thế gian cũng không khác gì Niết bàn. Thực tế của Niết bàn với cái thực tế của thế gian, hai cái đó không mảy may sai khác). Trong Phật tâm ca, Tuệ Trung nhấn mạnh thêm điều này:
"Niết bàn sinh tử mạn la lung
Phiền não bồ đề nhàn đối địch
Tâm tức Phật, Phật tức tâm
Diệu chỉ minh linh đạt cổ câm
Xuân lai tự thị hoa xuân tiếu
Thu đáo vô phi thu thủy thâm"
(Niết bàn sinh tử buộc ràng suông,
phiền não Bồ Đề hư giả nghịch,
tâm tức Phật, Phật tức tâm,
linh diệu chiếu cùng kim cổ thông,
xuân đến tự hoa xuân mỉm miệng,
thu về đâu chẳng nước thu trong)
Thu về đâu chẳng nước thu trong?! Nước thu trong vắt là tự tánh của nước. Chỉ vì bùn nhơ, rác rến làm cho nước không còn trong vắt như thuở nào. Chỉ cần dọn sạch bùn nhơ, rác rến, nước thu trong vắt sẽ hiện lên. Cũng vậy, tự tánh của Niết bàn hay địa ngục chỉ là huyễn mộng. Chỉ vì nhận thực sai lầm (vô minh), nhận lầm chúng là thật, bám víu, ràng buộc vào chúng thành ra mới có phiền não, mới có bồ đề, mới có thiên đường, mới có địa ngục…còn thực tánh của chúng là Không, là Phật… xuân đến tự hoa xuân mỉm miệng, không cần phải cầu cạnh, van xin…Những quan điểm như vậy được diễn tả bàng bạc trong rất nhiều bài thơ của ông như phàm thánh chẳng hai, mê ngộ chẳng hai… Ở đây ta bắt gặp tấm gương bị bụi bẩn bám vào của Thần Tú trong cuộc thi thể hiện tư tưởng trước thiền sư Hoằng Nhẫn thuở nào.
Cùng với quan niệm về thực tánh của vạn pháp là giai Không, Tuệ Trung triển khai tinh thần nhập thế với phong thái rất đỗi tiêu dao tự tại:
"Thiều thiều khoát lộ nhập trần lai
Hoàng sắc mi đầu đỉnh đỉnh khai
Bắc lý ưu du đầu mã phúc
Đông gia tán đản nhập lư thai…"
(vào vòng cát bụi nhịp thoi đưa,
vàng óng đầu mi chớp chớp đùa,
xóm bắc rong chơi gieo bụng ngựa,
nhà đông vui bước nhập thai lừa).
Hình ảnh “vào vòng cát bụi” với tinh thần “đùa” thì có lẽ cát bụi của Tuệ trung không còn là cát bụi của tranh giành đấu đá hơn thua nữa. Rong chơi, vui bước tung tăng trong trần cảnh thế gian: xóm bắc cần thì nhập vào bụng ngựa chơi, nhà đông cần thì nhập vào thai lừa chơi. Trình độ tâm linh của Tuệ Trung Thượng sỹ đã không còn nằm trong sự nhận thức thông thường nữa. Ông vào đời với tinh thần như thế nhưng không bao giờ mang khái niệm cho là mình vào đời (lý luận theo tinh thần Bát Nhã hay vô vi của Lão Tử thì không cho mình vào đời mới thực là vào đời). Vì làm gì trong tư tưởng Tuệ trung có cái gì gọi là xuất thế đâu mà gọi là nhập thế. Gọi là nhập trần, gọi là xuất thế chẳng qua chỉ là đối đãi thôi, còn tâm thì vẫn tĩnh lặng như nhiên, chẳng hề mảy may móng khởi vọng niệm với những trần cảnh bên ngoài. Vậy cho nên, ngồi thiền, niệm Phật, ăn chay…tất cả đều chỉ là tùy cơ phương tiện thôi (dục tri vô tôi phúc, phi trì giới nhẫn nhục). Cốt ở cái tâm hiểu đựơc tự tánh của vạn pháp là giai Không thì làm gì, ăn gì, mặc gì, sống như thế nào và bất kỳ ở đâu cũng đều biểu hiện Phật tánh cả.
"Niết bàn sinh tử mạn la lung
Phiền não bồ đề nhàn đối địch
Tâm tức Phật, Phật tức tâm
Diệu chỉ minh linh đạt cổ câm
Xuân lai tự thị hoa xuân tiếu
Thu đáo vô phi thu thủy thâm"
(Niết bàn sinh tử buộc ràng suông,
phiền não Bồ Đề hư giả nghịch,
tâm tức Phật, Phật tức tâm,
linh diệu chiếu cùng kim cổ thông,
xuân đến tự hoa xuân mỉm miệng,
thu về đâu chẳng nước thu trong)
Thu về đâu chẳng nước thu trong?! Nước thu trong vắt là tự tánh của nước. Chỉ vì bùn nhơ, rác rến làm cho nước không còn trong vắt như thuở nào. Chỉ cần dọn sạch bùn nhơ, rác rến, nước thu trong vắt sẽ hiện lên. Cũng vậy, tự tánh của Niết bàn hay địa ngục chỉ là huyễn mộng. Chỉ vì nhận thực sai lầm (vô minh), nhận lầm chúng là thật, bám víu, ràng buộc vào chúng thành ra mới có phiền não, mới có bồ đề, mới có thiên đường, mới có địa ngục…còn thực tánh của chúng là Không, là Phật… xuân đến tự hoa xuân mỉm miệng, không cần phải cầu cạnh, van xin…Những quan điểm như vậy được diễn tả bàng bạc trong rất nhiều bài thơ của ông như phàm thánh chẳng hai, mê ngộ chẳng hai… Ở đây ta bắt gặp tấm gương bị bụi bẩn bám vào của Thần Tú trong cuộc thi thể hiện tư tưởng trước thiền sư Hoằng Nhẫn thuở nào.
Cùng với quan niệm về thực tánh của vạn pháp là giai Không, Tuệ Trung triển khai tinh thần nhập thế với phong thái rất đỗi tiêu dao tự tại:
"Thiều thiều khoát lộ nhập trần lai
Hoàng sắc mi đầu đỉnh đỉnh khai
Bắc lý ưu du đầu mã phúc
Đông gia tán đản nhập lư thai…"
(vào vòng cát bụi nhịp thoi đưa,
vàng óng đầu mi chớp chớp đùa,
xóm bắc rong chơi gieo bụng ngựa,
nhà đông vui bước nhập thai lừa).
Hình ảnh “vào vòng cát bụi” với tinh thần “đùa” thì có lẽ cát bụi của Tuệ trung không còn là cát bụi của tranh giành đấu đá hơn thua nữa. Rong chơi, vui bước tung tăng trong trần cảnh thế gian: xóm bắc cần thì nhập vào bụng ngựa chơi, nhà đông cần thì nhập vào thai lừa chơi. Trình độ tâm linh của Tuệ Trung Thượng sỹ đã không còn nằm trong sự nhận thức thông thường nữa. Ông vào đời với tinh thần như thế nhưng không bao giờ mang khái niệm cho là mình vào đời (lý luận theo tinh thần Bát Nhã hay vô vi của Lão Tử thì không cho mình vào đời mới thực là vào đời). Vì làm gì trong tư tưởng Tuệ trung có cái gì gọi là xuất thế đâu mà gọi là nhập thế. Gọi là nhập trần, gọi là xuất thế chẳng qua chỉ là đối đãi thôi, còn tâm thì vẫn tĩnh lặng như nhiên, chẳng hề mảy may móng khởi vọng niệm với những trần cảnh bên ngoài. Vậy cho nên, ngồi thiền, niệm Phật, ăn chay…tất cả đều chỉ là tùy cơ phương tiện thôi (dục tri vô tôi phúc, phi trì giới nhẫn nhục). Cốt ở cái tâm hiểu đựơc tự tánh của vạn pháp là giai Không thì làm gì, ăn gì, mặc gì, sống như thế nào và bất kỳ ở đâu cũng đều biểu hiện Phật tánh cả.
Thiếu nữ bên hoa lan |
Nói tóm lại, từ bản thể luận nhìn nhận tánh của vạn pháp là Không, dẫn đến một phong cách sống nhàn nhã, vui chơi. Phong cách đó thể hiện rất nhiều trong thơ ông, khiến mỗi lần đọc thơ ông, ta có cảm tưởng như tù nhân vừa được phóng thích vậy, nhàn nhã và tiêu dao biết bao. Chúng ta hãy thử đọc một đoạn khác xem:
"Thiên địa thiếu vọng hề hà mang mang
Trượng sách ưu du hề phương ngoại phương
Hoặc cao cao hề vân chi sơn
Hoặc thâm thâm hề thủy chi dương
Cơ tắc xan hề hòa la phạn
Khốn tắn miên hề hà hữu hương
Hứng thời xuy hề vô khổng địch
Tịch xứ phần hề giải thoát hương
Quyện tiểu khế hề hoan hỷ địa
Khát bảo xuyết hề tiêu dao thang..."
(trời đất liếc trông hề sao thênh thang,
chống gậy chơi rong hề phương ngoại phương,
hoặc cao cao hề mây đỉnh núi,
hoặc sâu sâu hề nước trùng dương,
đói thì ăn hề cơm mười phương góp,
mệt thì ngủ hề nơi chẳng quê hương,
hứng lên hề thổi sáo không lỗ,
Lắng xuống hề giải thoát hương,
mỏi nghỉ chút hề đất hoan hỷ,
khát uống no hề tiêu dao thang…)
2.3.Quan niệm về Tâm:
Quan niệm về tâm gắn liền với quan niệm về Phật. Có tâm thì có Phật, Tâm và Phật cùng đồng thời có, cùng đồng thời không. Không giải thích được về Phật thì cũng không nói gì được về Tâm. Với Tuệ Trung Thượng sỹ, Tâm là Phật và Phật cũng là Tâm, cả hai tuy hai mà một, tuy một mà hai. Vì Phật không có hình tướng, không thể nắm bắt sờ mó được nên khát vọng tìm Phật chẳng khác gì tìm trăng đáy nước. Nhưng không vì vậy mà không có Phật. Phật là thật có, không ở đâu là không có Phật nhưng tìm Phật, coi Phật là một đối tượng để tìm thì không bao giờ thấy Phật. Tâm cũng vậy, không thể tìm Tâm được nhưng không ở đâu là không có tâm. Tâm thể hiện mọi nơi, mọi chỗ. Trong bài Tâm vương, Tuệ Trung viết:
"Tâm vương vô tướng diệc vô hình
Nhãn tự ly châu giã bất minh
Dục thức giá ban chân diện mục
Ha ha nhật ngọ đả tam minh"
(tâm vương không tướng cũng không hình,
mắt tợ ngọc ly bởi chẳng rành,
muốn biết sao là khuôn mặt thực,
ha ha trưa nắng điểm tam canh)
"Thiên địa thiếu vọng hề hà mang mang
Trượng sách ưu du hề phương ngoại phương
Hoặc cao cao hề vân chi sơn
Hoặc thâm thâm hề thủy chi dương
Cơ tắc xan hề hòa la phạn
Khốn tắn miên hề hà hữu hương
Hứng thời xuy hề vô khổng địch
Tịch xứ phần hề giải thoát hương
Quyện tiểu khế hề hoan hỷ địa
Khát bảo xuyết hề tiêu dao thang..."
(trời đất liếc trông hề sao thênh thang,
chống gậy chơi rong hề phương ngoại phương,
hoặc cao cao hề mây đỉnh núi,
hoặc sâu sâu hề nước trùng dương,
đói thì ăn hề cơm mười phương góp,
mệt thì ngủ hề nơi chẳng quê hương,
hứng lên hề thổi sáo không lỗ,
Lắng xuống hề giải thoát hương,
mỏi nghỉ chút hề đất hoan hỷ,
khát uống no hề tiêu dao thang…)
2.3.Quan niệm về Tâm:
Quan niệm về tâm gắn liền với quan niệm về Phật. Có tâm thì có Phật, Tâm và Phật cùng đồng thời có, cùng đồng thời không. Không giải thích được về Phật thì cũng không nói gì được về Tâm. Với Tuệ Trung Thượng sỹ, Tâm là Phật và Phật cũng là Tâm, cả hai tuy hai mà một, tuy một mà hai. Vì Phật không có hình tướng, không thể nắm bắt sờ mó được nên khát vọng tìm Phật chẳng khác gì tìm trăng đáy nước. Nhưng không vì vậy mà không có Phật. Phật là thật có, không ở đâu là không có Phật nhưng tìm Phật, coi Phật là một đối tượng để tìm thì không bao giờ thấy Phật. Tâm cũng vậy, không thể tìm Tâm được nhưng không ở đâu là không có tâm. Tâm thể hiện mọi nơi, mọi chỗ. Trong bài Tâm vương, Tuệ Trung viết:
"Tâm vương vô tướng diệc vô hình
Nhãn tự ly châu giã bất minh
Dục thức giá ban chân diện mục
Ha ha nhật ngọ đả tam minh"
(tâm vương không tướng cũng không hình,
mắt tợ ngọc ly bởi chẳng rành,
muốn biết sao là khuôn mặt thực,
ha ha trưa nắng điểm tam canh)
Thiếu nữ bên hoa cỏ |
Tại sao Tâm thể hiện mọi nơi như vậy mà không thấy? Vì nhãn quan của ta bị che mờ, bị phủ kín bởi phiền não, si mê… nên không thấy “khuôn mặt thực” kia chính là Phật, trong sáng viên mãn tròn đầy. Muốn thấy nó thì phải biết tháo bỏ cái “ngọc” trên mắt đi. Nhờ vậy mà Tâm Phật trong sáng, tròn đầy mới hiển lộ ra được.
Trở lại phần bản thể luận bên trên, tự tánh của tất cả vạn pháp là giai Không, là huyễn. Vì vậy, Tâm hiển lộ hay Phật hiển lộ là thấu hiểu được rằng tánh của vạn pháp là giai Không. Và vì tính của vạn pháp là giai không nên Tâm vì thế cũng không và Phật vì thế cũng Không. Tuy nhiên, không không phải là “ngoan không”, là cái không của lông rùa sừng thỏ mà không ở đây là Tự Tánh Không, là không có tự tánh vĩnh hằng. Đi tìm Tâm mà coi tâm như một đối tượng để tìm, còn có người đi tìm thì không bao giờ thấy Tâm. Hình ảnh này làm chúng ta nhớ đến công án Thiền rất nổi tiếng mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã có lần hỏi Huệ Khả: "Đưa tâm ra đây ta an cho"! Huệ Khả bất giác đại ngộ. Trong Phật Tâm Ca, Tuệ Trung viết:
"Tích vô tâm
Kim vô Phật
Phàm thánh nhân thiên như điện phất
Tâm thể vô thị diệc vô phi
Phật tánh phi hư diệc phi thực"
(xưa không tâm, nay không Phật,
phàm thánh trời người như điện phất,
tâm thể không thị cũng không phi,
phật tánh chẳng hư cũng chẳng thực)
Phật là thế, tâm cũng là thế, có cái gì để tìm ư? Có đích đến để cầu ư? Thật uổng công vô ích. Hiểu được Phật tánh giai Không thì:
"Xuân đến tự hoa xuân mỉm miệng
Thu về đâu chẳng nước thu trong"
(xuân lai tự thị xuân hoa tiếu,
thu đáo vô phi thu thủy thâm)
Ai tin được như vậy, ai làm được như vậy thì quả vị Phật có gì khó khăn đâu. Tỉnh là Phật, mê là chúng sinh, Niết bàn hay địa ngục cũng đều như thế cả. Sống trong thực tánh giai Không thì dù có đi trên than hồng vẫn rực rỡ sắc hương như thường (nhứt đóa hồng lô hỏa lý liên). Chúng ta cũng có thể bắt gặp một phong thái tiêu dao nhàn nhã giữa hồng trần như vậy nơi một Thiền sư Trung Quốc - Huyền Giác thiền sư. Trong Chứng đạo ca, Thiền sư ngất ngưởng ca hát rằng:
"Quân bất kiến
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Ảo hóa không thân tức pháp thân"
(anh có biết,
bậc tuyệt học vô vị nhàn đạo,
vọng không trừ tưởng chẳng cầu chân,
vô minh thực tánh là Phật tánh,
ảo hóa thân này cũng chính là Pháp thân vậy)
Trở lại phần bản thể luận bên trên, tự tánh của tất cả vạn pháp là giai Không, là huyễn. Vì vậy, Tâm hiển lộ hay Phật hiển lộ là thấu hiểu được rằng tánh của vạn pháp là giai Không. Và vì tính của vạn pháp là giai không nên Tâm vì thế cũng không và Phật vì thế cũng Không. Tuy nhiên, không không phải là “ngoan không”, là cái không của lông rùa sừng thỏ mà không ở đây là Tự Tánh Không, là không có tự tánh vĩnh hằng. Đi tìm Tâm mà coi tâm như một đối tượng để tìm, còn có người đi tìm thì không bao giờ thấy Tâm. Hình ảnh này làm chúng ta nhớ đến công án Thiền rất nổi tiếng mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã có lần hỏi Huệ Khả: "Đưa tâm ra đây ta an cho"! Huệ Khả bất giác đại ngộ. Trong Phật Tâm Ca, Tuệ Trung viết:
"Tích vô tâm
Kim vô Phật
Phàm thánh nhân thiên như điện phất
Tâm thể vô thị diệc vô phi
Phật tánh phi hư diệc phi thực"
(xưa không tâm, nay không Phật,
phàm thánh trời người như điện phất,
tâm thể không thị cũng không phi,
phật tánh chẳng hư cũng chẳng thực)
Phật là thế, tâm cũng là thế, có cái gì để tìm ư? Có đích đến để cầu ư? Thật uổng công vô ích. Hiểu được Phật tánh giai Không thì:
"Xuân đến tự hoa xuân mỉm miệng
Thu về đâu chẳng nước thu trong"
(xuân lai tự thị xuân hoa tiếu,
thu đáo vô phi thu thủy thâm)
Ai tin được như vậy, ai làm được như vậy thì quả vị Phật có gì khó khăn đâu. Tỉnh là Phật, mê là chúng sinh, Niết bàn hay địa ngục cũng đều như thế cả. Sống trong thực tánh giai Không thì dù có đi trên than hồng vẫn rực rỡ sắc hương như thường (nhứt đóa hồng lô hỏa lý liên). Chúng ta cũng có thể bắt gặp một phong thái tiêu dao nhàn nhã giữa hồng trần như vậy nơi một Thiền sư Trung Quốc - Huyền Giác thiền sư. Trong Chứng đạo ca, Thiền sư ngất ngưởng ca hát rằng:
"Quân bất kiến
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Ảo hóa không thân tức pháp thân"
(anh có biết,
bậc tuyệt học vô vị nhàn đạo,
vọng không trừ tưởng chẳng cầu chân,
vô minh thực tánh là Phật tánh,
ảo hóa thân này cũng chính là Pháp thân vậy)
Thiếu nữ bên hoa violet |
Như vậy, quan niệm về Tâm cũng như về Phật được coi như đồng nhất với tự tánh giai Không. Không thể diễn đat được tánh Không là gì thì cũng không thể giải thích Tâm là gì. Nó như thế, như thế và như thế…
Bên cạnh bản thể luận ảnh hưởng rất lớn của Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Đại Chúng bộ, Tuệ Trung còn chịu nhiều ảnh hưởng của Đạo gia mà người viết đã nhiều lần so sánh, trong bài Trừu thần ngâm, sức ảnh hưởng của Đạo gia được ông thể hiện rõ nét hơn cả:
"Quy dư đạo ẩn hề sơn lâm
Khôi khước lợi danh hề triều thị"
Bên cạnh bản thể luận ảnh hưởng rất lớn của Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Đại Chúng bộ, Tuệ Trung còn chịu nhiều ảnh hưởng của Đạo gia mà người viết đã nhiều lần so sánh, trong bài Trừu thần ngâm, sức ảnh hưởng của Đạo gia được ông thể hiện rõ nét hơn cả:
"Quy dư đạo ẩn hề sơn lâm
Khôi khước lợi danh hề triều thị"
(về đi thôi đạo ẩn sơn lâm,
vứt đi thôi triều đình danh lợi)
Quan niệm ẩn cư, chán ngán danh lợi này có lẽ phù hợp với các Đạo gia và các Nho gia hơn, nhất là vào những lúc cuối đời. Am mà Tuệ Trung Thượng sỹ ở lúc cuối đời có tên là Dưỡng Chân trang cũng nhuốm đầy đạo vị của Đạo gia. Có lẽ sau bao năm nhập trần, cảnh đời phù vân mây nổi khiến Tuệ Trung muốn tiêu dao nơi hương đồng gió nội, vui với sông nước mênh mông. Trong bài Giang hồ tự thích, ông viết:
"Tiểu đỉnh trường giang đãng dạng phù
Du dương trạo bát quá than đầu
Nhất thanh hà xứ tân lai nhạn
Trắc giác thu phong biến thập châu"
(sông dài thuyền nhỏ nổi bồng bềnh,
chèo nhịp xa đưa khỏi thác ghềnh,
tiếng nhạn từ đâu nghe vẳng lại,
gió vàng thôi đã khắp mông mênh)
Như vậy, với quan niệm về Tâm, về Phật, về Tự Tánh Không… Tuệ Trung Thượng sĩ, một mặt chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo, mặt khác ông cùng chịu ảnh hưởng của Đạo, Vô vi của Lão tử. Bên cạnh đó, khi ông còn trẻ, hăng hái nhập trần với chức Tiết độ sứ, đã từng cầm quân dẹp giặc, không ngại gian nguy, bảo vệ xã tắc…một lòng với nước với dân đúng với tinh thần của một Nho sỹ. Nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn như vậy đã hình thành nên Tuệ Trung thượng sĩ, điển hình của phong thái tiêu dao nhàn hạ, giải thoát khỏi mọi ràng buộc của trần cảnh. Thượng tướng Trần Khắc Chung trong lời bạt cho tác phẩm Ngữ lục đã không ngớt lời ngợi khen rằng: "mới đầu tôi như say, kế rồi như tỉnh lại, rốt cùng tâm tư tự sáng lên, không tự biết vì sao mà được như vậy. Mới chỉ đọc thơ văn của ông đã như vậy thì bản thân cuộc đời của Thượng sĩ còn tuyệt vời như thế nào nữa!".
vứt đi thôi triều đình danh lợi)
Quan niệm ẩn cư, chán ngán danh lợi này có lẽ phù hợp với các Đạo gia và các Nho gia hơn, nhất là vào những lúc cuối đời. Am mà Tuệ Trung Thượng sỹ ở lúc cuối đời có tên là Dưỡng Chân trang cũng nhuốm đầy đạo vị của Đạo gia. Có lẽ sau bao năm nhập trần, cảnh đời phù vân mây nổi khiến Tuệ Trung muốn tiêu dao nơi hương đồng gió nội, vui với sông nước mênh mông. Trong bài Giang hồ tự thích, ông viết:
"Tiểu đỉnh trường giang đãng dạng phù
Du dương trạo bát quá than đầu
Nhất thanh hà xứ tân lai nhạn
Trắc giác thu phong biến thập châu"
(sông dài thuyền nhỏ nổi bồng bềnh,
chèo nhịp xa đưa khỏi thác ghềnh,
tiếng nhạn từ đâu nghe vẳng lại,
gió vàng thôi đã khắp mông mênh)
Như vậy, với quan niệm về Tâm, về Phật, về Tự Tánh Không… Tuệ Trung Thượng sĩ, một mặt chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo, mặt khác ông cùng chịu ảnh hưởng của Đạo, Vô vi của Lão tử. Bên cạnh đó, khi ông còn trẻ, hăng hái nhập trần với chức Tiết độ sứ, đã từng cầm quân dẹp giặc, không ngại gian nguy, bảo vệ xã tắc…một lòng với nước với dân đúng với tinh thần của một Nho sỹ. Nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn như vậy đã hình thành nên Tuệ Trung thượng sĩ, điển hình của phong thái tiêu dao nhàn hạ, giải thoát khỏi mọi ràng buộc của trần cảnh. Thượng tướng Trần Khắc Chung trong lời bạt cho tác phẩm Ngữ lục đã không ngớt lời ngợi khen rằng: "mới đầu tôi như say, kế rồi như tỉnh lại, rốt cùng tâm tư tự sáng lên, không tự biết vì sao mà được như vậy. Mới chỉ đọc thơ văn của ông đã như vậy thì bản thân cuộc đời của Thượng sĩ còn tuyệt vời như thế nào nữa!".
Thiếu nữ bên hoa đỏ |
3.Kết luận
Tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ có thể rút ngắn thành ba nội dung cơ bản:
- Bản thể luận: Tự Tánh Không là quan niệm chủ đạo. Tự Tánh Không trong vấn đề sinh tử của kiếp người, Tự Tánh Không trong quan niệm về Phật, Tâm, trong quan niệm về cách thức giải thoát khỏi mọi phiền trược của thế gian.
- Giải thoát luận: từ Tự Tánh Không, Tuệ Trung Thượng sĩ còn vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của chính bản thân mình, hình thành nên một phong cách sống hết sức tiêu dao nhàn nhã. Những quan niệm về giới, ngồi thiền, ăn chay, niệm Phật… đối với Tuệ Trung Thượng sĩ thật nhẹ nhàng đơn giản biết bao. Ông đã phát triển những quan điểm đó đến đỉnh điểm tuyệt vời của nó.
- Quan niệm về Tâm: Tâm đồng nhất với Phật nhưng cả hai lại đồng nhất với Không. Như vậy, ai ai cũng hàm tàng trong mình một tâm Phật. Còn khổ, còn trôi lăn trong sinh tử chỉ là vì chưa hiểu trong ta có một kho tàng vĩ đại như thế, còn coi Tâm, Phật là thứ ở ngoài ta, là thứ có thể kiếm tìm. Chỉ cần quay về với tánh giác đang tiềm ẩn bên trong mỗi chúng ta thì quả vị Phật có gì khó khăn không thể đạt tới.
Với quan niệm đó, kết hợp với phong thái vô vi nhàn đạo của Lão tử khi ông về già, nhập trần tích cực khi còn trẻ đã xây dựng nên một nhân cách hoàn chỉnh của tư tưởng Tam giáo đồng nhuyên, đó chính là Tuệ Trung Thượng sĩ.
Tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ có thể rút ngắn thành ba nội dung cơ bản:
- Bản thể luận: Tự Tánh Không là quan niệm chủ đạo. Tự Tánh Không trong vấn đề sinh tử của kiếp người, Tự Tánh Không trong quan niệm về Phật, Tâm, trong quan niệm về cách thức giải thoát khỏi mọi phiền trược của thế gian.
- Giải thoát luận: từ Tự Tánh Không, Tuệ Trung Thượng sĩ còn vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của chính bản thân mình, hình thành nên một phong cách sống hết sức tiêu dao nhàn nhã. Những quan niệm về giới, ngồi thiền, ăn chay, niệm Phật… đối với Tuệ Trung Thượng sĩ thật nhẹ nhàng đơn giản biết bao. Ông đã phát triển những quan điểm đó đến đỉnh điểm tuyệt vời của nó.
- Quan niệm về Tâm: Tâm đồng nhất với Phật nhưng cả hai lại đồng nhất với Không. Như vậy, ai ai cũng hàm tàng trong mình một tâm Phật. Còn khổ, còn trôi lăn trong sinh tử chỉ là vì chưa hiểu trong ta có một kho tàng vĩ đại như thế, còn coi Tâm, Phật là thứ ở ngoài ta, là thứ có thể kiếm tìm. Chỉ cần quay về với tánh giác đang tiềm ẩn bên trong mỗi chúng ta thì quả vị Phật có gì khó khăn không thể đạt tới.
Với quan niệm đó, kết hợp với phong thái vô vi nhàn đạo của Lão tử khi ông về già, nhập trần tích cực khi còn trẻ đã xây dựng nên một nhân cách hoàn chỉnh của tư tưởng Tam giáo đồng nhuyên, đó chính là Tuệ Trung Thượng sĩ.
Những gì vừa trình bày ở trên hoàn toàn không diễn giải được hết nội dung tư tưởng và tinh thần thiền học của Tuệ Trung Thượng sĩ, một ngôi sao sáng trên bầu trời thiền học Việt Nam nói chung nhà Trần nói riêng. Tư tưởng của Thượng sĩ như lá trên cây còn những gì vừa trình bày chỉ là vài chiếc lá trong tay. Mong rằng một vài chiếc lá trong tay các bạn cũng có thể hiểu được phần nào những chiếc lá còn lại trên cây. Những ai muốn tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về tư tưởng của Ngài thì cần phải đọc những bài viết dài hơn, chi tiết hơn, đặc biệt là những lời dạy và thơ ca của Ngài trong Ngữ lục, ở đây chỉ xin sơ lược những quan niệm cơ bản, có lẽ còn hết sức sơ sài nhưng cần thiết để tiếp tục đi sâu hơn.
Trí Không
Trí Không
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét