"Cởi" - Hot girl Nhật Bản |
Tôi rất ngại bàn về tài năng của những người khác, đặc biệt những cây bút thuộc tầm cao mậu dịch thuộc Hội nhà văn. Văn hóa cơ bản chưa có nói gì đến những chân trời siêu việt. Càng nói về họ có nghĩa là càng moi cái kém của họ ra... (ảnh không liên quan đến bài viết)
PV: Chào Nguyễn Hoàng Đức, tôi cho rằng văn chương thì phải dấn thân.
NHĐ: Hiển nhiên rồi. Vì văn chương duy nhất là bác sĩ của tâm hồn, nếu văn chương ngại ngùng thì ai sẽ bắt bệnh cho tâm hồn của người ta. Chẳng hạn, tu sĩ thì cứu rỗi linh hồn, thầy giáo thì dạy chữ làm khôn cho tâm hồn, nhạc sĩ thì sáng tác nhạc làm vui cho tâm hồn, còn họa sĩ thì vẽ tranh tạo ra vẻ đẹp mầu sắc cũng làm vui tâm hồn. Nhưng còn cái tâm hồn sâu kín ở bên trong, nó bị oan trái hay đau khổ, thì ai có thể bắt bệnh, chạy chữa an ủi nó nhiều bằng văn chương?!
PV: Tôi muốn tin như vậy. Đó là lý do tại sao lẽ ra hôm nay tôi muốn hỏi anh tiếp về bút pháp và tư tưởng. Nhưng có một sự kiện khá là sự kiện, nó hot, nhà thơ Vi Thùy Linh tối 1/12/2012 mới đây có biểu diễn thơ tại nơi hoành tráng long lanh nhất Việt Nam là Nhà hát lớn. Tôi thấy việc này không ổn về mặt văn hóa nên muốn hỏi anh cho rõ ràng hơn. Không biết anh có sẵn sàng cho chuyện này không?
NHĐ: Thực ra tôi không sẵn sàng lắm, vì khi bàn về các cây bút ở Việt Nam, tôi cảm thấy nó rất nặng nề, y như mình đang chơi khăm họ vậy. Mặc dù mình chỉ nói sự thật. Nhưng sự thật là cái người Việt không bao giờ muốn làm quen, họ chỉ thích sống à uôm, tình cảm bao che xuê xoa lẫn nhau. Tóm lại họ rất muốn được ưu tiên tha bổng cho nhau. Chính thế mà cái nước Việt Nam mới nhếch nhác, yếu ớt, hổ lốn và lạc hậu như ngày nay.
PV: Tôi và nhiều người vẫn đánh giá anh là người dũng cảm. Nếu bản thân anh còn sợ sệt không dám vượt qua mặc cảm bị thù ghét, thì ai trong chúng tôi phải làm điều đó đây. Thôi anh là người đang xung phong rồi, tiện thể anh xung phong luôn.
NHĐ: Và tiện thể tôi cũng hy sinh luôn ấy gì?
PV: Đấy có phải thứ thiếu văn hóa không?
NHĐ: Thật ra nên gọi đó là lạc điệu về văn hóa. Rất thấp! Thấp đến mức không thể thể tất được. Việc này khởi đầu từ nhà thơ Nguyễn Duy. Ông là người triển lãm thơ đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nguyễn Duy là một nhà thơ đại ca của hệ mậu dịch, hầu hết các bài thơ của ông được đăng đi đăng lại nhiều nhất như có thể, vậy mà ông còn khao khát triển lãm thơ, đủ thấy ông “mót nổi tiếng” đến thế nào? Ở đời có câu “Được lòng ta xót xa lòng người”, thơ ông tem phiếu làng nhàng gọi là, lại được đăng ngược đăng xuôi, thử hỏi những người như ông có bao giờ đặt câu hỏi, còn những người khác bị đánh chặn từ mọi kẽ hở quản lý của mậu dịch thì người ta thiệt thòi cỡ nào?
Về mặt kinh điển không cãi được (có nghĩa mấy anh nho nhe nho học đừng có ti toe định nghĩa theo cách của mình). Có hai loại nghệ thuật:
1- Nghệ thuật sáng tạo: là chủ nhân đứng cao nhất.
2- Nghệ thuật biểu diễn: là diễn xướng theo sáng tạo. Là thứ hạng hai, nô bộc. Dù người hát, người chơi đàn, người biểu diễn có được vỗ tay bao nhiêu thì cũng chẳng bao giờ được đặt ngang hàng nhạc sĩ sáng tác hay tác giả của tác phẩm.
Thơ là nghệ thuật sáng tạo! Việc Nguyễn Duy mót nổi tiếng quá lại đem nó đi triển lãm là sai lầm và thấp kém, về hai lý do:
Một: Triển lãm là loại hình giành cho tranh ảnh hay đồ vật.
Hai: Thơ là chữ nghĩa, nó xâm chiếm chinh phục bạn đọc qua não qua tim như những lớp sóng ngầm. Khi người ta ngừng xem biểu diễn dư âm còn rất ít. Nhưng khi người ta gấp cuốn sách lại thì những con chữ tiếp tục sống còn ăn sâu vào não vào tim người ta. Chính thế văn học mới được coi là cao nhất. Ngay cái tên Liên hiệp các hội văn học và nghệ thuật toàn quốc Việt nam đã được nhiều nghệ sĩ bàn rằng: một mình văn học còn đứng trên tất cả các môn nghệ thuật. Vậy mà nhà thơ Nguyễn Duy chỉ vì khao khát mót danh của mình, lại đem mạch máu bên trong của văn học ra muốn phô như làn da bên ngoài, chẳng phải thấp kém tột bậc về văn hóa sao? Chính triết gia kinh điển Aristote đã nói: “Văn học cao nhất chỉ vì mình nó đạt tới vẻ đẹp bên trong của tâm hồn”.
Họa sĩ Peter Paul Rubens vẽ “Achilles và những cô con gái nhà Lycomedes”, 1617. Trong tranh, Achilles mặt mày nhem nhuốc, dáng cục mịch, tay cầm dao, tay cầm kiếm. |
PV: Như vậy, việc nhà thơ Vi Li đem thơ của mình ra trình diễn có phải cũng là đem nghệ thuật giá trị bên trong của ông chủ ra đổi lấy nghệ thuật khoe mẽ môi miệng của nô bộc?
NHĐ: Bên trên tôi đã nói ra phần thước cứng rồi. Tôi cũng không theo dõi sự việc này nhiều, xin bạn hãy tự soi chiếu và áp dụng.
PV: Có một phóng viên viết Vi Li làm việc này để chứng tỏ, thời của mình chưa hết. Đó là cách bắn pháo hoa cho sự bế mạc không?
NHĐ: Về thơ ca muốn thành công như bà Sym-bos-ka của Ba lan ấy, bà ấy lầm lũi đi tới đích cho đến cuối đời, dăm bảy chục năm hành trình mới có thể giành giải Nobel. Bà ấy luôn luôn để thơ sống như mạch máu của chữ nghĩa chứ có bao giờ biểu diễn thơ như thứ ngoài da đâu. Hơn ba mươi tuổi mà đã bắn pháo hoa bế mạc trong cao trào phóng hỏa tiễn đến vòm cung Nhà hát lớn thì lần sau chẳng nhẽ đứng trên nóc nhà hát đội mưa đọc thơ?
PV: Tuổi ba muơi với nhà thơ là đã quá già hay còn quá trẻ, theo anh?
NHĐ: Điều đó tùy thuộc vào hành trình văn hóa của nhà thơ. Nếu con đường còn dài, thì tuổi đó còn quá trẻ, nhưng nếu anh biến nhà thơ thành một ngôi sao ca nhạc hay bóng đá, thì tuổi ba mươi đã bị gọi là lão tướng. Tôi hy vọng nhà thơ Vi Thùy Linh sẽ kịp cứu vãn giấc mộng “sân khấu thơ” của mình để tìm những vỉa quặng thơ sâu hơn dưới những lớp vỏ của cuộc sống. Không phải sự khao khát danh vọng, cũng không phải marketing, chính sự kiên nhẫn với là mẹ của thành công.
PV: Tôi xin hỏi anh thêm câu này nữa…
NHĐ: Thôi xin anh tha cho tôi, đây là cuộc phỏng vấn mà tôi miễn cưỡng, như đã nói tôi rất ngại bàn về tài năng của những người khác, đặc biệt những cây bút thuộc tầm cao mậu dịch thuộc Hội nhà văn. Văn hóa cơ bản chưa có nói gì đến những chân trời siêu việt. Càng nói về họ có nghĩa là càng moi cái kém của họ ra. Anh tha cho tôi đi!
PV: Lần này tôi tạm tha cho anh. Lần sau tôi vẫn tiếp tục bắt anh phải dấn thân.
NHĐ: Tại sao?
PV: Vì ở tầm cao kinh điển như anh mới có thể thấu suốt những giá trị của các tranh-tre-nứa-lá… Tôi vẫn nhớ anh nói “mây tre đan xuất khẩu không cách gì cho ra lò tầu vũ trụ”…
Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức
"Thơ ngây" - người đẹp Phương Trinh |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét