Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Phở bò Kobe tiền triệu ở Hà Nội "biến mất" ra sao?

"Phản chiếu" - Hot girl Nhật Bản
Theo thống kê, mỗi năm cả thế giới chỉ xuất chuồng khoảng 3.000 con bò Kobe, và dĩ nhiên, không có con nào ở ngoài Nhật Bản. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Những nhà hàng từng đình đám với món ăn chế biến từ thịt bò Kobe như Vườn Thủ Đô, My Way... đã loại món xa xỉ này ra khỏi thực đơn. Vậy "số phận" của món ăn bạc triệu này hiện ra sao?
Lần đầu tiên, tại Hà Nội xôn xao về bát phở bò Kobe giá hơn nửa triệu đồng là khoảng tháng 8.2010, cách đây tròn 2 năm. Khi đó, ở Hà Nội, Vườn Thủ Đô là nơi bán món phở này. Đầu bếp khách sạn trên cho hay giá đắt vì thịt được nhập từ Nhật Bản và là thịt của loại bò nuôi theo kiểu cao cấp: ăn ngô non, uống bia, nghe nhạc cổ điển, xoa bóp bằng rượu Sake.
Sau đó, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong một buổi họp báo vào cuối năm 2011 đã hé lộ thông tin, chưa từng cấp phép cho đơn vị nào kiểm dịch thịt bò từ Nhật Bản về Việt Nam. Đồng thời, Cục này khẳng định, các chứng thư nhập khẩu thịt bò Kobe vào Việt Nam có dấu của cơ quan công quyền Việt Nam là giả mạo.
Nhà hàng tại khách sạn Vườn Thủ Đô đã loại phở bò Kobe khỏi thực đơn. Hiện nhà hàng chỉ phục vụ món phở bò Wagyu giá 450.000 đồng/bát. 
Hai trường hợp được đặt ra, một là các cơ sở kinh doanh gian lận giả mạo thịt bò Kobe để lừa người tiêu dùng, hai là xảy ra hiện tượng tạm nhập tái xuất, nhập lậu thịt vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Từ đó đến nay, câu trả lời cho vấn đề trên chưa được sáng tỏ.
Tuy nhiên, sau khi có quy định cấm niêm yết, quảng cáo món bò Kobe, các nhà hàng kinh doanh món ăn này đồng loạt xóa bỏ tên “bò Kobe” trên thực đơn, đồng thời từ chối phục vụ các món chế biến từ loại thịt này.
Hiện tại, những món ăn chế biến từ thịt bò Kobe gần như đã biến mất khỏi Hà Nội, song vẫn có nơi lấp lửng “sẽ cố gắng” tìm món bò này qua đường xách tay để phục vụ thực khách.
Nhà hàng My Way, trước đây nổi tiếng với món bít tết bò Kobe giá 2 triệu đồng/suất cho biết, từ lâu đã không kinh doanh món ăn chế biến từ loại thịt cao cấp này. “Có nhiều khách đến đặt bàn, gọi món từ thịt bò Kobe, nhưng nhà hàng không bán nữa, chỉ nhận món bít tết chế biến từ thịt bò Wagyu”, nhân viên nói trên tiết lộ.
Từ sau biến cố bò Kobe vào Việt Nam bằng chứng thư giả bị phanh phui, khách sạn Vườn Thủ Đô ở phố Láng Hạ - trước đây nổi tiếng với món phở bò Kobe giá gần 1 triệu đồng/bát cũng đã ngừng kinh doanh loại thực phẩm này. Nhân viên nhà hàng này quả quyết, đã không bán phở bò Kobe từ nhiều tháng nay và bày tỏ sự tiếc nuối vì đây là một món ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Hiện, món phở đắt nhất tại nhà hàng này là phở bò Wagyu, giá 450.000 đồng/bát.
Một địa chỉ quen thuộc của những người yêu thích các món ăn về bò trước đây, tọa lạc tại khu trung tâm Hà Nội, cũng cho biết, hiện chỉ bán đồ ăn chế biến từ bò Úc, dù trên website vẫn quảng cáo món nướng từ bò Kobe. 
Nhân viên cho hay, đã lâu không thấy khách đặt món ăn từ bò Kobe nhưng tiết lộ, nếu khách có nhu cầu, chị này sẽ hỏi phía quản lý xem có thể tiếp cận được nguồn bò Kobe xách tay về hay không. Hiện, giá món ăn làm từ bò Kobe là 1,7 triệu đồng cho một suất 200 gam, tương đương 8,5 triệu đồng/kg.
Cũng lấp lửng về khả năng cung cấp món bò Kobe cho khách Việt, một người kinh doanh trực tuyến các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản tại TP.HCM cho biết, có thể hỏi mối nhập hàng và xách tay về Việt Nam, nhưng giá cao hơn trước nhiều. Anh nói, từ đầu năm đến nay đã không nhận cung cấp bò Kobe cho các nhà hàng trong nước, nhưng thỉnh thoảng vẫn có mối hàng, nếu đặt trước.
Anh này cho biết, giá bò Kobe năm ngoái bán tại thị trường trong nước đã 4,5 triệu đồng/kg, có thời điểm đắt hơn. Do đó, những loại bò được quảng cáo là 2-3 triệu đồng/kg chắc chắn không phải bò Kobe chính hiệu. 
Dù vậy, ngay tại thị trường Nhật Bản thời điểm năm 2011, giá mỗi kg bò Kobe đã phổ biến 500 USD (tương đương hơn 10 triệu đồng).
Gọi tên là bò Kobe, nhưng không ai dám khẳng định những loại thịt được quảng cáo là “xách tay trực tiếp từ Nhật Bản” là Kobe “xịn”. 
Anh Thủy, quản lý một nhà hàng kinh doanh đồ ăn Nhật tại phố Kim Mã (Hà Nội) cho biết, vì không nhập thịt bò Kobe, nên chưa bao giờ anh dám công bố với khách là bán thịt bò Kobe mà chỉ nói là bò Mỹ, bò Úc. 
Anh chia sẻ, chất lượng thịt loại bò này không thể so với Kobe, nhưng bò Úc loại ngon cũng có một vài điểm tương xứng với bò Kobe như vân mỡ đều, thịt mềm và thơm.
Còn theo một đầu bếp của nhà hàng nổi tiếng trên phố Lê Ngọc Hân, lần đầu tiên anh này được nhìn thấy bò Kobe xịn cách đây đã lâu. Miếng thịt được cắt khối nhìn như thỏi vàng, và nếu lạng mỏng, có thể ăn sống luôn được, giá cực đắt chứ không có chuyện chỉ vài triệu đồng một kg như một số người kinh doanh tại Việt Nam quảng cáo.
Hồi tháng 4, trên tờ Forbes, một phóng viên người Mỹ cũng tiết lộ về “cú lừa ngoạn mục” liên quan đến bò Kobe. Theo bài viết này, không chỉ người Việt Nam mà ngay cả người Mỹ cũng bị lừa ăn thịt bò Kobe nhái. 
Những nhà hàng tại Mỹ quảng bá món thịt có nguồn gốc từ nơi khác. Bài báo nói trên cũng khẳng định, bò Kobe “thứ thiệt” chỉ có thể có ở Nhật Bản hoặc Macao. 
Ở thị trường thứ hai là Macao, bò Kobe cũng chỉ mới xuất hiện từ năm 2011, còn trước đó là độc quyền của Nhật.
Theo Infonet
Một bát phở thịt bò Kobe (?) đắt nhất có giá 850.000-1200.2-000VND, gấp khoảng 40-50 lần những bát phở thông thường trên đường phố Hà Nội.
Thịt bò Kobe
Thịt bò Kobe (神戸ビーフ Kōbe Bīfu) là loại thịt bò nổi tiếng thế giới và là một đặc sản của thành phố Kobe thuộc vùng Kinki, Nhật Bản. Bò Kobe thuộc giống bò Tajima-ushi, một giống bò độc đáo của vùng Kobe. Bò Kobe là một trong 3 giống bò Wagyū cho thịt ngon nhất. Hương thơm nhẹ, vị béo quyện cùng với những thớ thịt mượt mà như tan dần trong miệng đã làm cho thịt bò Kobe được xếp vào hàng "cực phẩm". Do đó, thịt bò Kobe rất đắt tiền: Một cân Anh (0.454 kg) trị giá hơn 300 USD, loại đặc biệt có giá hơn 1000 USD. Riêng tại Việt Nam, bò Kobe có giá nhập khẩu không dưới 4 triệu đồng/kg. 
Lịch sử
Bò Kobe được nuôi ở Nhật Bản từ thế kỉ thứ II với vai trò là động vật làm việc nặng nhọc, được sử dụng trong trồng lúa, thồ hàng. Khi thịt bò trở nên nổi bật hơn trong xã hội, người ta bắt đầu thuê công nhân mát-xa cho những con bò để cải thiện chất lượng thịt. Địa hình miền núi của các hòn đảo Nhật Bản đã khiến cho các vùng chăn nuôi ở Kobe bị cô lập và các kỹ thuật nuôi dưỡng bò đặc biệt đã khiến cho thịt bò Kobe có các hương vị rất đặc trưng và không giống một loại thịt bò nào trên thế giới. Nhưng với số lượng thịt Bò Kobe "do chính Hãng Kobe xuất xưởng" không có nhiều, mỗi ngày chỉ có vài con "Ngay chính người Nhật muốn đặt thịt bò Kobe do hãng Kobe cung cấp cũng có khi vài tháng mới đến lượt" cho nên những món được quảng cáo là thịt bò kobe thì rất có thể chỉ là loại thịt bò được nuôi theo phương pháp kobe hoặc có xuất xứ ở địa danh trên chứ chưa chắc đã phải là thịt bò do chính hãng Kobe cung cấp.
Nuôi bò
Quy trình nuôi dưỡng bò Kobe rất khắt khe. Thức ăn nuôi bò là những thứ bổ dưỡng như lúa non, cỏ tươi; còn đồ uống là nước được chiết xuất rất tinh khiết và thậm chí là cả bia.
Bò được chăm sóc rất kỹ từ khi còn bé. Mỗi trang trại wagyu chỉ nuôi từ 10 tới 15 con bò. Khẩu phần ăn của chúng được quản lý chặt chẽ để tạo ra những thớ thịt săn chắc. Hàng ngày người dân cho bò tắm bằng nước ấm. Những người dân ở đây cho rằng thịt bò sẽ ngon khi bò cảm thấy hạnh phúc, vì vậy chúng được massage hàng ngày bằng chổi rơm. Việc massage này trên thực tế ngoài việc làm cho bò cảm thấy hạnh phúc hơn thì sẽ giúp cho mỡ của bò được tan bớt đi (giống như chúng ta đánh mỡ) và bò sẽ có chất lượng thịt cao hơn.
Vào 600 ngày trước khi được giết mổ, bò Kobe sẽ được ăn 4.800 loại thực phẩm để chúng tăng cân được 500 kg. Hàng ngày, những chú bò đều được nghe nhạc giao hưởng của Mozart, Beethoven,... để giúp chúng thư giãn.
Thịt bò Kobe ở Nhật Bản
Thịt bò Kobe ở Nhật Bản là một thương hiệu của. Hiệp hội Marketing & Quảng cáo bò Kobe (Nhật: 神戸肉流通推進協議会 Kōbeniku Ryūtsū Suishin Kyōgikai). Nó phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
Bò nhà Tajima phải được sinh ra ở Hyōgo.
- Nuôi dưỡng tại đồng cỏ ở Hyōgo.
- Bò phải được đem đi thiến để đảm bảo sự tinh khiết.
- Quá trình làm thịt phải được diễn ra ở Kobe, Sanda, Kakogawa, Himeji, Nishinomiya.
- Tỉ lệ thịt và mỡ, gọi là BMS, phải trên mức 6.
- Chất lượng thịt phải từ điểm 4 đến 5.
- Tổng trọng lượng của thịt từ một con bò phải từ 470 kg trở xuống.
Thịt bò Kobe trên thế giới
Thịt bò Kobe tuy rất nổi tiếng nhưng thực khách chỉ có thể tìm được bò Kobe thứ thiệt tại Nhật Bản, Macau và Hồng Công.. Kể từ năm 2011, Macau là nơi duy nhất trên thế giới được nhập khẩu loại thịt bò này, và bắt đầu nhập khẩu vào Hồng Công vào tháng 7-2012. Thế nhưng, một thực tế rằng thương hiệu bò Kobe lại tràn ngập trong khắp các cửa hàng trên nước Mỹ, thậm chí người tiêu dùng còn có thể đặt hàng qua mạng. Các món ăn làm từ "thịt bò Kobe" này cũng đắt hơn nhiều lần so với các món ăn cùng loại khác. Chẳng hạn, một "hamburger Kobe" có giá lên đến 40$. Theo thống kê, hiện cả thế giới chỉ có khoảng 3.000 con bò Kobe, và dĩ nhiên, không có con nào ở ngoài Nhật Bản. Tại Hoa Kỳ, tất cả các sản phẩm thịt bò từ Nhật Bản không được nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ năm 2010 do bệnh lở mồm long móng. Chính vì vậy, tác giả Larry Olmsted, tác giả của loạt bài viết "Food's biggest scam: The great Kobe beef lie" (Vụ lừa đảo thực phẩm lớn nhất: Lời nói dối vĩ đại về thịt bò Kobe) đăng trên Forbes, đã nói rằng tất cả thịt bò Kobe tại Mỹ đều là hàng giả.
Tại Việt Nam, bò Kobe cũng bị cấm nhập khẩu, mặc dù các thịt bò mang nhãn mác Kobe được bày bán rất nhiều trên các nhà hàng tại Hà NộiTP.Hồ Chí Minh. Nguyên nhân là do Cục Thú y chưa hề cấp phép cho đơn vị nào kiểm dịch thịt bò từ Nhật Bản về Việt Nam. Người đứng đầu Cục Thú y nhận định, có thể đã có một đường dây buôn lậu thịt bò Kobe từ Nhật Bản vào Việt Nam bằng chứng thư giả bởi việc đưa thịt bò Kobe vào Việt Nam bằng con đường "xách tay" là rất khó. Đây là sản phẩm đông lạnh, khó bảo quản, phải khai báo và phải trải qua kiểm dịch nhưng Cục Thú y chưa từng làm công việc này đối với thịt bò Kobe. Theo một lãnh đạo của Tổng cục Hải quan, có thể các nhà hàng đang bán bò New Zealand nhưng mạo danh là bò Kobe.
Wikipedia
"Bến vắng" - thiếu nữ Hàn Quốc
Thịt bò Kobe ở VN có nguồn gốc từ đâu?
Đã từ lâu, thịt bò Kobe là một loại thực phẩm xa xỉ xuất hiện tại hầu hết các quán ăn Nhật Bản tại Việt Nam. Vậy thịt bò Kobe tại Việt Nam được nhập khẩu qua đường nào, đã qua kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hay chưa?
Từ năm ngoái tại Hà Nội đã xôn xao chuyện Việt Nam có cửa hàng bán phở bò Kobe. Giá một bát phở Kobe như vậy là 850.000 đồng, cao gấp 40 lần so với một bát phở bình thường. Tại các nhà hàng Nhật Bản ở Hà Nội và TP.HCM, phần lớn đều thừa nhận có bán các món ăn từ thịt bò Kobe. Sẽ không có gì đáng nói nếu như mới đây, những người làm chương trình không nhận được ý kiến của Cục Thú y cho rằng, từ trước đến nay, Việt Nam chưa cho phép kiểm dịch bất cứ một lô hàng thịt bò nào từ Nhật Bản, kể cả đường biển và hàng không. Do đó, sự tồn tại của thị trường thịt bò Kobe tại Việt Nam trong thời gian qua là một câu hỏi về nguồn gốc. 
Cục trưởng Cục Thú y Lê Văn Năm cho biết, giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa có thỏa thuận về điều kiện vệ sinh thú y và hiện Việt Nam cũng chưa có doanh nghiệp nào đề xuất với Cục Thú y được nhập thịt bò từ Nhật Bản. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam chưa cho phép nhập thịt bò từ Nhật.
Tuy nhiên, theo trao đổi giữa ông Năm và Đại diện Cục Thú y Nhật Bản, Việt Nam đang là nước nhập thịt bò lớn thứ 2 của Nhật. Những chứng thư giả chính là cơ sở để Nhật Bản xuất khẩu thịt bò sang Việt Nam. 
Ông Năm cũng cho biết thêm, "Thời gian qua, Cục Thú y Nhật Bản có cung cấp cho chúng tôi một số chứng thư của phía Việt Nam gửi cho họ trên danh nghĩa các cơ quan công quyền của Việt Nam và vì phía Việt Nam cung cấp giấy tờ này nên họ mới xuất được. Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ các văn bản này từ đâu, ai cấp?".
Trên thị trường hiện không khó để tìm mua thịt bò Nhật Bản. Có khá nhiều đầu mối bán thịt bò Nhật Bản tự giới thiệu trên mạng. Phần lớn các đầu mối này đều hạn chế bày hàng hóa ở cửa hàng, mà chủ yếu bán qua điện thoại.
Theo ông Năm, vì cửa nhập chính ngạch chưa mở nên thịt bò Kobe Nhật Bản trên thị trường hiện nay sẽ tồn tại dưới hai dạng. "Người ta bỏ ra 700.000-800.000 cho một bát phở nhưng không phải là bò Kobe, đó là gian lận thương mại. Còn nếu do việc tạm nhập tái xuất thẩm lậu vào Việt Nam và sản phẩm này đúng là bò Kobe, điều này lại vi phạm quy định về tạm nhập tái xuất. Trách nhiệm này thuộc về Quản lý thị trường, Hải quan, Cục Thú y chỉ là phối hợp".
Hiện Quản lý thị trường Hà Nội đang vào cuộc nhằm nhận diện con đường mà thịt bò Nhật Bản vào Việt Nam và ngăn chặn thịt bò Kobe giả. Qua kiểm tra sơ bộ một số cửa hàng có kinh doanh bò Kobe, Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, các cửa hàng này đều không xuất trình được giấy tờ xuất xứ của bò Kobe. Cục Thú y cho biết, để chấn chỉnh tình trạng này, Cục sẽ nhanh chóng ký thỏa thuận về điều kiện vệ sinh thú y với Cục Thú y Nhật Bản, từ đó cho phép doanh nghiệp nhập khẩu thịt bò Nhật theo đường chính ngạch.
Theo VTV
“Cuộc sống lứa đôi” - tranh của họa sĩ Alessandro Varotari

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét