Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Ăn chay và sự thanh tịnh

Ăn chay hay ăn mặn đối với người tu chỉ là để nuôi thân và hành đạo mà thôi.
Nếu chỉ vì ăn thực vật, rau trái mà được xem là thanh tịnh, thì dê, ngựa, bò cũng thanh tịnh từ lúc mới chào đời!
Thực hành việc ăn chay thường được cho là một yếu tố để có được sự thanh tịnh. Người xa lánh việc ăn cá, thịt được xem như là người thánh thiện. Sự thanh tịnh có thể đạt được dễ dàng không? Chắc chắn là không! Sự thanh tịnh tùy thuộc vào tâm của con người, chứ không tùy thuộc điều gì bên ngoài. Sự thanh tịnh của một người có thể được đánh giá bằng "sự hạn chế và đoạn trừ lòng ham muốn thực phẩm", chứ không quan niệm từ thực phẩm mà người đó ăn.
Trong kinh Amagandha sutta thuộc Tiểu bộ kinh (Khuddaka Nikaya) có ghi rằng: "Không phải là không ăn cá thịt, hoặc các hình thức bề ngoài, hay nghi lễ, mà làm thanh tịnh một người, không thành kính tin tưởng nơi giáo lý". Ðiều này căn cứ trên lời dạy của Ðức Phật Kassapa cho Tỳ khưu Tissa. Nếu chỉ vì ăn thực vật, rau trái mà được xem là thanh tịnh, thì dê, ngựa, bò cũng thanh tịnh từ lúc mới chào đời!
Một lời nói có ý nghĩa tương đương được Ðức Phật tổ Gotama nói cho dân chúng thành Jambudvipa vì họ tin tưởng rằng tắm ở những con sông (như sông Hằng) sẽ làm cho con người rửa sạch lòng tham muốn, tội lỗi và đau khổ. Ngài dạy: "Nếu nước dòng sông có thể rửa sạch lòng ham muốn, tội lỗi và khổ đau, thì tin chắc rằng tất cả loài rùa, cá, tôm, cua sống trong dòng sông được coi là linh thiêng, đã được đoạn trừ tham muốn, tội lỗi và đau khổ từ lâu lắm rồi".
Jan Sanjivaputta

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét