Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Dâm nữ Ma Đăng Già và Bát Kiết Đế

Có lẽ, tà chú của Ca Tỳ Ca La là một loại đối thoại về cách sống, cách hòa hợp trong đời sống vợ chồng,... và nhất là các bí quyết mang lại hạnh phúc cho tâm hồn lẫn thân xác, một kỹ thuật nâng cao chất lượng trong chuyện phòng the...
Trong một số tài liệu và sách đã được phát hành hay có trên mang internet thì chuyện tôn giả A Nan và người đàn bà Ma Đang Già trongSuramgama Sutra mổi sách nói một khác nhau, xin tóm lược như sau:
Trong Suramgama Sutra bản dịch của BS Lê Đình Thám trang 32 chép: "Trong khi đi khất thực, ông A Nan đi qua nhà người dâm nữ Ma Đăng Già bị phép huyễn thuật, nàng ấy dùng tà chú Tiên Phạm Thiên đạo Sa Tỳ Ca La (Ca tỳ Kapila) bắt vào phòng riêng, dựa kề, vuốt ve làm cho ông A Nan gần phá giới thể... biết ông A Nan mắc phải dâm thuật...".
Bản dịch trong sách Lăng Nghiêm Tông Thông của chùa Tây Tạng Bình Dương thì viết:
“Khi đi khất thực, ông A Nan đi qua nhà nguời dâm nữ Ma Đăng Già, bị phép huyễn thuật của cô ta, là tà chú Sa Tỳ Ca La của ngoại đạo, bắt vào giuờng riêng dựa kề vuốt ve làm cho ông gần phá giới thể”.
Trong sách Thủ Lăng Nghiêm trực chỉ đề cương của Pháp sư Thích Từ Thông thì: “...Ma Đăng Già là một gái làng chơi, Ma Đăng Già dùng tà chú Tiên Phạm Thiên của đạo Saticala bắt ông vào phòng riêng dụng ý lẳng lơ, diễn trò má dựa vai kề, nâng niu âu yếm, làm cho ông A Nan gần mất giới thể...”.
Trong sach của Thích Duy Lực:
“Lúc A Nan đang khất thực đi ngang nhà dâm, bị nàng huyễn thuật Ma Đăng Già dùng tà chú Phạm Thiên của ngoại đạo tóc vàng nhiếp vào nhà dâm, vuốt ve cám dỗ, sắp bị hoại giới thể".
Theo giải thích của HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA thì Ma Đăng Già là tên của nguời mẹ cô gái đã đem lòng thầm yêu trộm nhớ ông A Nan, cô gái có tên là Bát Kiết Đế
Trong TỰ ĐIỂN PHẬT HỌC VIỆT ANH của Minh Thông:
"Ma đăng già (Matanga) Tên một dâm nữ thành Xá vệ nước Câu tát la, dùng chú ngoại đạo bắt ông A Nan lúc ông đi khất thực, nhờ Phật đọc Phật Đảnh thần chú và ngài Văn Thù phụng chú đi cứu giải đưa cả hai về. Sau đó Ma đăng già thọ giới xuất gia làm tỳ kheo ni, về sau đắc A la hán".
Theo Tự Diễn Phật Học Hán Việt chép: “ Khi Phật còn tại thế có cô con gái Ma Đăng Già, còn gọi là Bát Cát Đế dùng ảo thuật mê hoặc ngài A Nan, để cùng ông hành lạc...”.
Vậy Ma Đăng Già ( Matanga ) là ai?
Ma Đăng Già trong tiếng Phạm mà Trung Hoa dịch là Giai cấp Hạ Tiện, giai cấp cùng đinh trong xã hội Ấn Độ bấy giờ.
Trong Tự Điễn Phật Học Hán Việt chép: Bát cát đế (prakrti, Pakati)(Người): Còn gọi là Ba cơ đề, Bát cát đề, dịch là Bản tính, Chí tính. Một dâm nữ thuộc dòng họ Ma đăng già. Dâm nữ khi nhìn thấy ngài A nan mà sinh lòng dâm dục rồi tự thú với mẹ. Bà mẹ niệm thần chú mê hoặc được ngài A nan. Khi ngài A nan sắp sửa hành lạc với dâm nữ thì được đức Phật cứu. Nàng dâm nữ tỉnh ngộ liền xuất gia. X. Tì nại da,q.3 và kinh Ma đăng già, 2 quyển; kinh Ma đăng nữ giảI hình trung lục sự, 1 quyển; kinh Ma đăng nữ, 1 quyển; kinh Xá đầu gián, 1 quyển. Bốn kinh này là cùng một nguyên bản, song người dịch khác nhau. Tất cả đều ghi chép sự việc về cô gái Ma đăng già, song đây đều thuộc Tiểu thừa bộ. Kinh Thủ lăng nghiêm của Đại thừa bộ có chép: ngài A nan đi khất thực, khi đi qua nhà dâm nữ thì gặp và bị nàng Ma đăng già dùng chú Phạm thiên Sa tì la tiên dắt vào chiếu định hành dâm. Đức Như Lai bèn niệm Đỉnh quang thần chú, ban sắc sai ngài Văn thù sư lị đến bảo vệ ngài A nan và nàng Ma đăng già về chỗ đức Phật. Việc này hai bộ Đại thừa, Tiểu thừa chép không giống nhau. (trang 104)
Ca Tỳ Ca La ( Kapila ) là một nhóm người ngoại quốc, sống ở Ấn Độ bấy giờ, là người da trắng, tóc vàng hoặc bạch kim, mắt xanh hoặc nâu có thể nhóm sắc tộc này là giống người ở châu Âu hay nhóm Bạch Nga... những người này khác hẳn với sắc dân Ấn Độ và Trung đông, họ là người bản địa da đen hoặc nâu, mắt và tóc đen, họ có ngôn ngữ và tôn giáo riêng.
Ca tỳ la Kapila hay Kapina là Kiếp tân na là Hoàng Xích Sắc Tiên Nhân,Ca Tỳ Ca La là một kẻ ngoại đạo, một kẻ luận sư, kẻ ngoại đạo này tin rằng Phạm Thiên Vương là vua của cõi Ta bà thế giới, nguời đã khai sinh tạo dựng vạn vật muôn loài, cũng là Tổ sư phái số luận. mà kinh của phái có tên là Sankhyā Sutra.
Số luận phái Sankha theo thuyết Tiến hóa nhị nguyên luận, có hai học phái:
1- Học phái Tăng khư đa (Học phái Số luận), một phái tu của Bà la môn giáo ở Thiên trúc hoạt động trước khi đức Phật ra đời, dựa vào hai nguyên lý tinh thần thuần túy và nguyên chất căn bản để thuyết minh thế giới hiện thực.
2- Tăng khu luận trong Vệ đà.
Phạm Thiên ( Brahmadeva, Brahma-sanamku hay Brahmā ) là một dấng sinh ra vũ trụ (creator of the world) còn được gọi là Phạm thiên vương hay Ngọc Hoàng thượng đế, Phạm thiên Cha tất cả chúng sanh, Hộ pháp của Phật Pháp - Chính vị Phạm vương này khi Phật chưa xuất gia thì Ngài khuyên xuất gia, khi đắc đạo thì Ngài khuyên Phật nên chuyển pháp luân, khi Phật nhập diệt thì Ngài cũng hiện ra tỏ lời thương tiếc ?
Điều bí ẩn là đạo tà chú Ca Tì Kapila đó nói gì, hệ lụy nó ra sao mà có thể tác động như một hấp lực khiến A Nan một nguời đã phát tâm xuất gia,học rộng nhớ nhiều mà không cưỡng lại được tà thuật của nguời dâm nữ Ma Đăng Già, một yêu nữ ngoại đạo dụ dỗ đến nỗi gần phá giới.
Tà chú đó có phải là Kama sutra hay không thì cũng chưa lý giải đuợc, tuy nhiên có một điều là Ma Đăng Già đã dùng thứ tà chú đó bắt đuợc ông A Nan vào phòng riêng (có sách dịch là giường riêng) để cùng ông hành lạc....
Tà chú của kẻ luận sư này có phải là tiền thân của Tố Nữ Kinh hay là một loại chủ nghĩa phồn thực, thờ cúng sinh thực khí, một loại linga-Youni .... ?
Có lẽ tà chú của Ca Tỳ Ca La là một loại đối thoại về cách sống, cách hòa hợp thuờng tình trong đời sống vợ chồng, trong các ăn uống,cư xữ, nuôi con, đẻ cái, và nhất là các bí quyết mang lại hạnh phúc cho tâm hồn lẫn thân xác một kỷ thuật nâng cao chất lượng trong chuyện phòng the .... Có thể tà chú là một chủ trương, một dẫn dụ về đời thường của con nguời trong tiến trình sinh lảo bênh tử, diễn dịch tinh vi của cái tứ khoái... tất cả đều nói đến và chấm dứt trong một kiếp người.
Tà chú đó có phải là lời của Nguyễn Du muợn Tú bà dạy Kiều hay không?
Con ơi, hãy thuộc nằm lòng
Vành ngoài bảy chử vành trong tám nghề
Tà chú của kẻ luận sư này có phải là tiền thân của Tố Nữ Kinh hay là một loại chủ nghĩa phồn thực, thờ cúng sinh thực khí, một loại linga-Youni...?
Có lẽ tà chú của Ca Tỳ Ca La là một loại đối thoại về cách sống, cách hòa hợp thuờng tình trong đời sống vợ chồng, trong các ăn uống, cư xử, nuôi con, đẻ cái và nhất là các bí quyết mang lại hạnh phúc cho tâm hồn lẫn thân xác một kỹ thuật nâng cao chất lượng trong chuyện phòng the... Có thể tà chú là một chủ trương, một dẫn dụ về đời thường của con nguời trong tiến trình sinh lão bệnh tử, diễn dịch tinh vi của cái tứ khoái... tất cả đều nói đến và chấm dứt trong một kiếp người, theo giải thích của hòa thựơng Tuyên Hóa thì khi trì chú có thể khiến nguời khác bối rối rơi vào tình trạng buồn ngủ, lơ mơ, hỗn loạn, rơi vào một giấc mơ hay rớt vào tình trạng hôn mê, một trạng thái không điều khiển hay tự chủ đựơc mình.
Kỹ thuật thôi miên trong phân tâm học, hay trong khai thác việc nói thật của các cơ quan thẫm vấn cũng đưa người bênh hay dịch thủ của mình rơi vào tình trạng này.
Điều thú vị ở đây truớc khi bàn luận đến một vấn đề quá vĩ đại, sinh tử, căn bản rốt ráo của một tôn giả đã dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy được lại đem một chuyện "...vào phòng riêng, dựa kề, vuốt ve làm cho một nguời đàn ông gần phá giới thể..." làm duyên khởi, tại sao vậy? có một ẩn ý gì truớc khi khai thị ở đây không?
BS. Hồ Đắc Duy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét