"Tàn thu" - Hot girl Na na |
Không có nguyên nhân gì là ngẫu nhiên, là “bỗng dưng” nảy sinh, tất cả đều bắt nguồn từ nhân duyên và là “quả” của “nhân” và ngược lại của qui trình đó. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Nhờ Phật pháp để không trở thành nhà “ngoại cảm”
Trước khi thử đưa ra sự lý giải về các hiện tượng ngoại cảm theo góc nhìn của đạo Phật vào các kỳ tiếp theo. Tôi xin kể trường hợp: Nhờ ơn Phật pháp để không trở thành nhà “ngoại cảm” - nguyên văn lời của “nhân vật”.
Tôi quen biết anh Nguyễn Quốc Dũng ở số nhà 23/96 Lò Đúc - Hà Nội và cũng là đồng nghiệp của chúng tôi trên 10 năm nay, sở dĩ tôi viết như vậy là để biết, tôi và anh Nguyễn Quốc Dũng có sự gần gũi và thân thiết.
Vào ngày 16-10-2009, chúng tôi đi cùng một đoàn tâm linh lên Cổng trời Trà Lĩnh - Cao Bằng, đêm đó đoàn tâm linh tổ chức lễ cúng và an vị bát hương ở đó, anh Nguyễn Quốc Dũng là người chụp ảnh, trong bức ảnh có một số dấu hiệu lạ, những vòng tròn sáng, trong một số vòng tròn còn có những hình ảnh nhìn kỹ thì giống hình người (chúng tôi không có khả năng ngoại cảm nên không kết luận đó là những bức ảnh có yếu tố tâm linh hay không, hay là một sự “bí ẩn” kỹ thuật nào đó?!).
Sau thời gian đó, về Hà Nội, anh Nguyễn Quốc Dũng có một số hiện tượng lạ như nghe âm thanh nói bên tai (giống như có người nói thì thầm), và ở anh xuất hiện khả năng thần thông, cũng có nhiều lúc là có hiện tượng nhập đồng (vong linh nào đó nhập vào).
Là một người có chút hiểu biết Phật pháp và là chỗ tin cậy, anh thường hỏi tôi về những hiện tượng lạ trên. Tôi luôn căn dặn anh Dũng hãy cẩn thận vì đó là tha lực, chưa phải là khả năng do mình tu luyện ngay trong kiếp này mà có (cũng có thể là một nhân duyên từ kiếp trước), nên hãy bình tĩnh theo dõi một thời gian xem sao, trước khi kết luận.
Tôi đã thử anh Dũng nhiều lần, như có lần tôi ở khách sạn Melia có đoàn Phật giáo Miến Điện đang ở đó, tôi gọi điện thoại hỏi anh Dũng đang ở cách xa mấy km, đoán xem có bao nhiêu người đang ở cạnh chúng tôi, anh đã trả lời chính xác.
Một điều lạ nữa, trước đây anh Dũng không biết làm thơ, nhưng từ ngày gặp chuyện lạ, như có ai đọc bên tai cho anh chép ra, có những bài thơ hay, có vần điệu rõ ràng, mạch lạc.
Song song đó là khả năng viết chữ Hán, chữ Nôm và có cả chữ ký tự như chữ sanskrit khi có hiện tượng giáng linh (nhập đồng)… trong khoảng 6 tháng với sự ngộ nhận của bản thân anh Dũng còn đưa khả năng của mình trở thành khả năng chữa bệnh, khả năng tiên đoán các sự kiện, tất nhiên cách thể hiện ra bên ngoài của anh rất khiêm tốn, giản dị…(vì anh coi tất cả là một sự chiêm nghiệm, không vội kết luận), nên những người tiếp xúc, đặc biệt là những người gần gũi đã bắt đầu tin anh có khả năng ngoại cảm.
Căn cứ trên những báo cáo của một số đề tài của Trung tâm NCTNCN, Liên hiệp khoa học công nghệ - tin học ứng dụng (UIA) và một số cá nhân, tổ chức khác khi đề cập về các trường hợp nhà “ngoại cảm” A, nhà “ngoại cảm” B…, tôi chắc rằng trường hợp của anh Dũng có nhiều điều kỳ lạ hơn một số nhân vật được một số nhà nghiên cứu các đề tài đó tôn thành danh xưng “nhà ngoại cảm”, như bà NTX ở Hải Dương, bà NTĐ ở Hà Tây (cũ),…
Vì sao, tôi lại nhận xét như vậy, vì đọc những vần thơ ngây ngô, sai chính tả be bét, vần điệu tréo ngoe của bà Xuyến, bà Đ ở Hà Tây (cũ), bà X ở Thanh Hóa, cô N ở Phú Thọ… thì những vần thơ qua hiện tượng nhập đồng ở anh Dũng có vần điệu và chứa đựng nội dung hơn rất nhiều!
Ví dụ như bài dự báo về năm 2012:
Chao ôi hỡi bão thiên hà
Địa cầu nghiêng ngả, băng tan, bão từ
Lệch trục ấy mối hiểm nguy
Chỉ trong chốc lát, sóng ngầm tan hoang
Nước Nga ấy vốn huy hoàng
Vậy mà phút chốc phần ba tan tành.
Mỹ kia bá chủ hoành hành
Hơn nửa đất nước tan tành một khi
Na Uy, đến Thổ Nhĩ Kỳ
Một cơn quét sạch hơn ba thành trì,
Rồi Pháp, với Hungary
Chao đảo động đất, lấy gì đỡ đây
Phần Lan phút chốc nghiêng thây
Bao nhiêu thành phố lấp đầy còn đâu
Phút chốc hơn nửa Bắc Âu
Khi chìm trong nước, khi tâm địa cầu.
Trung Quốc nào có đợi lâu
Chỉ trong một chốc tan hai, ba phần
Lửa kia sao đến thật gần
Thiêu vùi nước Nhật trăm phần nan nguy
Nê Pan, Hà Quốc một khi
Lúc thì nghiêng ngả, lúc thì tan hoang
Huy hoàng hỡi nước Thái Lan
Một cơn địa chấn tan hoang cửa nhà
Triều Tiên khi ấy mới là
Cớ sao tự nổ tan nhà người ơi?
I Ran, I Rắc một thời
Tả tơi, rơi rụng đắm chìm khổ đau
Nước Ý khi ấy mau mau
Cùng nhau ghép lại mảnh trì Thành Rome.
Anh Quốc đang buổi hoàng hôn
Một cơn bão đến Luân Đôn không còn
Động đất cứ thế hoành hành
Nước Anh chao đảo, than ôi còn gì
Tỉnh dậy đã thấy một khi
Ba phần đất nước tan rồi còn đâu.
Tính ra nguy khốn châu Âu
Hơn 30 nước tan hoang không còn.
Nước Nam vững tấm lòng son
Nghiêng mình mà vẫn vững vàng người ơi
Hỏi sao tận thế hả trời
Mà Nam nước ấy không nguy nan gì
Nào ai có ngẫm một khi
Năm châu, Thần Thánh hộ trì Linh Sơn
Một ngày, chưa đến ngày hơn
Năm châu, linh Thánh nước Nam tụ về
Nơi thì vững chắc bờ đê
Nơi thì án ngự tứ bề không trung
Chỉ tay vẽ một vòng cung
Hào quang tỏa sáng khắp cùng nước Nam
Tuy gió nổi, đất có rung
Nhưng Nam nước ấy không cùng nguy nan.
Tránh sao cho khỏi vỡ tan
Địa cầu rung chuyển, Hai ngàn mười hai.
"Chuyển động" - tranh của họa sĩ Graaf |
Những nội dung “dự báo” qua hiện tượng “nhập đồng” mốc thời gian đã qua thì không chính xác, ví như những sự kiện nói về ngày 10 tháng 10 năm 2010… và một số sự kiện khác.
Riêng bài thơ trên về mốc thời gian chưa đến thì hãy chờ xem?! Vì tôi không vội kết luận cái điều chưa xảy ra, đơn giản tôi không có khả năng “ngoại cảm” để kết luận khi sở cứ về từng vấn đề, từng sự kiện chưa đủ.
Trở lại trường hợp của anh Dũng. Sau một thời gian quan sát, tôi đã khuyên anh Dũng nên từ bỏ khả năng “ngoại cảm” của mình. Vì cùng với sự hiểu biết Phật pháp, anh cũng thừa nhận lời khuyên là sự hợp lý.
Với các nhà “ngoại cảm” khác thường chỉ sau một thời gian ngắn tiếp xúc là tôi có thể hiểu được và cảm nhận được cho riêng mình về khả năng của họ. Song với anh Dũng, tôi đã mất khá nhiều thời gian, có lúc đã có sự lầm lẫn, tin tưởng vào những điều hoang báo qua hiện tượng “nhập đồng”.
Tôi kể ra những chi tiết này cũng là có lời nhắn gửi một số nhà nghiên cứu hãy cẩn trọng trong quá trình nghiên cứu tâm linh, nếu không cẩn trọng rất dễ rơi vào bẫy của một thế lực vô hình nào đó và từ nhà khoa học trở thành mê tín thái quá cũng là con đường không xa.
Trong thời gian có khả năng đó (hay bị có khả năng đó?), anh Dũng đã gặp “nhà ngoại cảm” NK, ông NK nổi tiếng với những tiên tri động trời, và thuộc dạng “siêu khủng”, sau đó còn có một số người khác có “khả năng” tương tự anh Dũng cùng sinh hoạt trao đổi trong một nhóm, gọi là nhóm tâm linh VM.
Trong quá trình “lắng nghe” và ‘chiêm nghiệm”, tôi nhận thấy có một số nội dung được “linh giáng” qua anh Dũng, hay qua một vài thành viên trong nhóm VM một cách độc lập với nhau nhưng rất “trùng khớp” nhau… về những dự báo những chuyện rất lớn như động đất, sóng thần, bão lửa, bão từ… cùng một số thông tin về thế sự, xã hội.
Điều này đã thuyết phục tôi tin, niềm tin này tồn tại trong tôi khoảng 6 tháng, tôi tin nhưng không đưa ra kết luận nào, chỉ âm thầm theo dõi và quan sát. Tôi đã tin (sau này tôi mới nghĩ niềm tin đó đã sai, ít nhất với những dự báo mà mốc thời gian đã qua), vì giữa tôi và anh Dũng là người thân quen, anh Dũng là người có đức hạnh, không lý gì anh lại lừa tôi và gần như có điều gì anh cũng hỏi và tham khảo ý kiến của tôi.
Sau này, qua tìm hiểu và được biết, trong quá trình “nhập linh”, có một vong nào đó đã điều khiển anh, cùng hiện tượng hiệu ứng tâm lý thôi miên, anh Dũng hay chị NNĐ (có thể là những người yếu bóng vía chăng?) khi tiếp xúc với vong linh đã bị vong linh điều khiển (hay là các hiệu ứng tâm lý?) bỗng dưng trở thành ghế đồng, để cho một vong nào đó nhập vào (có phải là âm binh như dân gian vẫn thường gọi?) với nhiều danh xưng khác nhau, lúc thì xưng là một nhân vật lịch sử của Việt Nam, lúc khác lại là một tướng A, tướng B trong Tam Quốc chí của Trung Quốc, lúc lại xưng một nhân vật ở cung Thiên (như Ngọc Hoàng, Mẫu Thiên…) cùng nói lên một số dự báo về những chuyện sẽ xảy ra từ năm 2010 đến 2012.
Chúng tôi luôn nghĩ rằng, trình độ hiểu biết của mình có hạn, nên “thuật nhi bất tác”, không bình luận tính đúng - sai khi mốc thời gian chưa đến, song có nhiều “dự báo” mốc thời gian đã qua… nhưng sự thực thì các dự báo đó đã không đúng.
Tâm sự này cũng chính là lời cảnh tỉnh, là bài học với bản thân, quả thật nếu không có Phật pháp và niềm tin Phật pháp thì không riêng gì tôi mà bất kỳ ai, dù là có thể là nhà khoa học hay nhà nghiên cứu cũng có thể bị cuốn vào vòng mê tín lúc nào không hay. Vì những chuyện “lạ” và câu chuyện tâm linh bao giờ cũng hấp dẫn và đầy kỳ bí không chỉ qua chuyện kể, truyền tai mà cả thực tế được (bị?) tiếp xúc, chứng kiến trực tiếp với những nhân chứng sống động.
Sau những sự kiện đã qua không đúng như các dự báo, tôi đã đề nghị anh Dũng chuyên tâm thực hành nếp sống theo đạo Phật, quên hết chuyện “ngoại cảm” và khả năng này, khả năng kia (Vì nếu kể cả các câu chuyện dự báo có xảy ra thì nó cũng chỉ là lẽ vô thường của các sự vật hiện tượng, không có gì thần bí cả, nếu chiếu theo kinh sách nhà Phật).
Như một sự kỳ diệu, chỉ trong vài đêm chuyên đọc kinh Chánh pháp Sangata, và trong thời gian này như có một duyên định, tôi có người quen bên Ấn Độ mang về tặng một số lá bồ đề lấy từ cây hậu duệ của cây nơi đức Phật đã ngồi thiền định, tôi mang tặng anh Dũng một lá.
Anh Dũng kể lại, từ khi nhận được lá bồ đề, đêm về anh chuyên tâm đọc kinh, đầu óc dứt khỏi sự âm u, mê mê tỉnh tỉnh thì tự nhiên mọi khả năng “ngoại cảm” của anh biến mất, trở lại cuộc sống bình thường, căng thẳng gia đình cũng đã qua, vì không còn cảnh đêm đêm chồng cứ làm việc với người âm, mà vợ thì ngơ ngác không hiểu chồng mình là ai.
Anh Dũng cho biết từ hai tháng nay thoát được vấn nạn “khả năng ngoại cảm”, anh thấy thật thoải mái, vì không bị vong linh điều khiển bản thân như trước đây, mặc dù khi vong linh điều khiển, anh có một số khả năng nhất định.
Với anh hạnh phúc này là nhờ duyên với đạo Phật, anh đã tâm sự chân thành thật là duyên phúc, nhờ ơn Phật pháp để “may mắn” chưa trở thành “nhà ngoại cảm”… anh cũng chia sẻ chỉ cần một sự ngợi ca hay công nhận của giới nghiên cứu (vì cũng đã có nhà nghiên cứu đề cập nghiên cứu trường hợp của anh, mà bước đầu họ nói là kỳ lạ, hứa hẹn là một “tài năng”) về “khả năng đó”, thì anh cũng sẽ không tránh khỏi bánh xe hoang tưởng.
Tuy nhiên, là một Phật tử với pháp danh Chánh Thường, anh cho biết nếu sau này ở anh có khả năng ngoại cảm thật sự (chứ không phải là khả năng hoang cảm mà nhiều người lầm là ngoại cảm), anh sẽ hướng khả năng đó vào phục vụ khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ đạo pháp…
Phật tử nhìn nhận về hiện tượng ngoại cảm như thế nào?
"Lặng vắng" - Hot girl Trung Quốc |
Người Phật tử nhìn nhận về hiện tượng ngoại cảm như thế nào?
Người Phật tử nhìn nhận về hiện tượng ngoại cảm như thế nào? Câu trả lời ngắn gọn, người Phật tử nhìn nhận về hiện tượng ngoại cảm “lạ” mà không lạ.
Vì sao vậy? “Lạ” là vì khả năng ngoại cảm không nảy sinh từ các giác quan thông thường (5 giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác).
Không lạ. Là vì khả năng ngoại cảm chính là khả năng thần thông như trong quan niệm của đạo Phật.
Tất nhiên, người tu chứng thần thông trong kiếp hiện tại thường có một phần không liên tục của một loại thần thông, hay chứng được một hay 2 khả năng… trong lục thông (6 loại thần thông), hoặc đọc kinh sách Phật giáo, chúng ta cũng biết có được một vài đệ tử của đức Phật đã chứng được lục thông.
Qua quan sát, với tri thức nhỏ bé của bản thân, chúng tôi nhận thấy các nhà ngoại cảm dù là nổi tiếng nhất trong những năm qua, cũng chỉ có một vài nhà ngoại cảm có được một hoặc 2 loại khả năng thần thông.
Tuy nhiên, cái một hay hai đó không liên tục, lúc có - lúc không, có tính gián đoạn…
Tại sao khả năng đó lại không nảy sinh (phân biệt từ “nảy sinh” và ‘chứng đắc”) liên tục dù là một khả năng thần thông, là vì với nhà ngoại cảm không phải họ tu chứng đắc ngay trong kiếp này mà có (Tâm định khai mở nhãn tức thì), mà là khả năng ngoại cảm (quả) có được là hệ quả hồi dư từ (nhân) của kiếp trước.
Như thế nào thì được gọi là nhà ngoại cảm?
Trước hết thuật ngữ ngoại cảm theo nghĩa nôm na của tiếng Việt, “ngoại” là có khả năng ngoài tính thông thường (5 giác quan), “cảm” là “biết”, khả năng để “nhận biết” được bằng các kênh phi truyền thống (không phải 5 giác quan nêu trên) thì được gọi là có khả năng ngoại cảm.
Tất nhiên, mọi khái niệm cũng chỉ là giới hạn, tri thức mà con người dùng để diễn giải cũng chỉ được truyền tải bằng ngôn ngữ với các khái niệm qui ước.
Nếu theo quan điểm đó, thì những người mà có khả năng phi truyền thống (xét riêng lẻ một cá nhân) nhưng sử dụng kênh trung gian sẽ không được coi là có khả năng ngoại cảm như lâu nay Trung tâm NCTNCN và UIA đặt tên là “nhà ngoại cảm” cho một số nhân vật.
Trong sự hiểu biết khiêm hạ, thử phác thảo phân tích sau:
Ví dụ: Chị Phan Thị Bích Hằng có thể nghe được, thấy được người ở cõi giới khác, dù là cái nghe và thấy có thể không liên tục, không bao hàm nhiều cõi giới, nhưng cái “thấy”, cái “nghe” đấy nằm ngoài các giác quan thông thường thì có thể gọi là nhà ngoại cảm là chính xác.
Tương tự là anh Dương Mạnh Hùng khi qua cách bắt mạch (xúc giác), sau đó lại chuyển tín hiệu qua kênh khác (ngoài 5 giác quan thông thường) lại “nghe” được, “thấy” được chúng sinh ở cõi giới khác cũng được gọi là nhà ngoại cảm.
…Và như thế nào thì không nên gọi là “nhà ngoại cảm”
Còn một loạt các “nhà ngoại cảm” mà các nhà nghiên cứu gắn danh xưng khác như chị Nguyễn Thị Kim Chinh (Hà Nội), Nguyễn Thị Xuyến (Hải Dương), cô Phương (Thanh Hóa), bà Điền (Hà Tây cũ), cô Phú (Thái Nguyên),… là không đúng, nếu xét theo khái niệm ngoại cảm theo cách hiểu như trên.
Mặc dù các nhận vật nêu trên cũng có “thấy”, có “biết” được một phần nào ngoài các giác quan thông thường nhưng là thấy, biết trong lúc có “vong” nhập, hoặc sự hỗ trợ của vong để phục vụ cho cái “thấy”, cái “biết” nêu trên. Nên không được gọi là “nhà ngoại cảm”.
Vì cái “thấy”, cái “nghe” của họ không phải là “nội lực: mà họ dựa vào nhân vật trung gian, chẳng qua với chúng ta nhân vật đó ở cõi giới khác thì chúng ta thấy họ khác nhân vật trung gian khác ngay trong một hệ qui chiếu mà thôi.
Ví dụ: Ông A nghe bà B kể về ông C, qua đó ông A tả về ông C chính xác cho các nhà nghiên cứu nghe. Như vậy, ông A không phải là có khả năng ngoại cảm.
Theo quan điểm Phật giáo dù chúng sinh đang sống (có thân xác vật lý) hay đã mất (không còn thân xác vật lý) thì vẫn là chúng sinh, các nhân vật “nhà ngoại cảm” nêu trên sử dụng kênh trung gian, nhờ vào “tha lực” - tức là “nội lực” của chúng sinh ở cõi khác, nên không phải họ khai mở khả năng từ chính họ, bằng các giác quan ngoài 5 giác quan truyền thống, nên không gọi họ là nhà ngoại cảm như sự nhầm lẫn của một số nhà nghiên cứu lâu nay.
Thực chất họ chỉ đóng vài là ghế đồng để “tha lực” mượn thân xác vật lý trong những khoảng thời gian nhất định.
Đường phố Vinh - ảnh Việt Nam xưa |
Đơn giản và dễ hiểu hơn, những nhân vật trên là những cô đồng, ghế đồng để cho các chúng sinh khác mượn thân xác để truyền tải thông điệp, nên dù họ có nói chính xác về một vấn đề nào đó (thực tế đa số là nói sai, lúc đúng - lúc sai…) nên không thể gọi là “nhà ngoại cảm”.
Với cách hiểu này, chúng tôi tin rằng ở Việt Nam số người có khả năng ngoại cảm không nhiều, đa số thời gian qua rộ lên phong trào ngoại cảm và loạn “nhà ngoại cảm” là từ các cô đồng, lính ghế được nhiều nhà nghiên cứu tôn thành “nhà ngoại cảm”.
Ngoại cảm và người chứng đắc thần thông = nhau và không = nhau
Như vậy, nếu đặt vấn đề khả năng ngoại cảm là như vậy thì nhà ngoại cảm không khác gì những người chứng đắc các quả vị thần thông trong Phật giáo về mặt khả năng ngoại cảm nói chung (tuy mức độ có thể khác nhau giữa từng người, và bản thân một người trong từng thời điểm cũng khác nhau về khả năng đó).
Sự khác nhau là nằm ở chỗ vận dụng và sử dụng khả năng thần thông đó vào mục đích gì?!
Tại sao có thể nói nhà ngoại cảm = người chứng đắc thần thông?
Bạn đọc hình dung sơ đồ sau:
- Nhân duyên quá khứ (kiếp trước) = người tu hành (hiện tại) = chứng đắc thần thông (a)
- Nhân duyên quá khứ (kiếp trước) = người bình thường (trả qua 1 trong 4 con đường nêu sau) = nhà ngoại cảm = có khả năng thần thông (b)
Phật giáo khi nhìn nhận sự vật hiện tượng nhìn trong tính liên tục - luôn hồi, và tính nhân – quả. Tất nhiên các mức độ giữa (a) và (b) có thể như nhau và không như nhau.
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải ở Trung tâm NCTNCN cho rằng có 4 con đường dẫn đến khả năng ngoại cảm: Thứ nhất là bẩm sinh, tức sinh ra đã có khả năng ngoại cảm. Thứ hai, sau những trận ốm thập tử nhất sinh, tai nạn… bỗng phát hiện ra khả năng này. Thứ ba, các thiền sư tu hành lâu năm, đắc đạo. Thứ tư, do được đào tạo.
Theo hiểu biết hạn hẹp của cá nhân tôi, về mặt hình thức nhận biết qua các giác quan thông thường (nghe, thấy) thì cách phân loại ra 4 con đường dẫn đến có khả năng ngoại cảm như nêu trên là không sai. Nhưng chúng ta là Phật tử, chúng ta hiểu không có nguyên nhân gì là ngẫu nhiên, là “bỗng dưng” nảy sinh, tất cả đều bắt nguồn từ nhân duyên và là “quả” của “nhân” và ngược lại của qui trình đó. Qui trình nhân - quả.
Do vậy, đối với những người có khả năng ngoại cảm sau khi tai nạn, ốm đau, hay bẩm sinh thì đều là do nhân duyên tu tập từ kiếp trước mà có. Và do vậy, về mặt “có khả năng ngoại cảm” xét theo hình tướng là “có” thì giữa các vị tu hành chứng được trong kiếp này và các nhà ngoại cảm là không khác nhau.
Và điểm khác là gì?
Với những vị tu chứng thần thông ngay trong một kiếp (trần gian) - (sở dĩ chúng tôi chú thích một kiếp - trần gian, là vì cách hiểu như thế nào được gọi là một kiếp cũng là một thuật ngữ không đơn giản về nghĩa), thường họ ẩn mình, và ít khi tuyên bố về khả năng chứng đắc của mình, trừ các trường hợp đặc biệt, vì lý do phục vụ chúng sinh và đạo Pháp.
Còn với các nhà ngoại cảm thì khi đã có danh xưng nhà ngoại cảm, có nghĩa họ là người của công chúng. Có 2 cách nhìn để nói về khả năng của họ.
Đạo Phật là đạo giải thoát, do vậy dù có hay không có khả năng ngoại cảm thì nếu ai đã đặt quyết tâm tu để giải thoát đều phải hướng tất cả vào mục đích tối thượng đó. Dù có chứng được thần thông, cũng quên đi sự ‘chứng” đó, để đạt quả vị giải thoát và chí ít là hướng đến mục tiêu giải thoát. Nếu mải mê theo sự “chứng” sẽ là một chướng duyên cho con đường tu chứng và giải thoát - hiểu theo nghĩa rốt ráo.
Chúng tôi nghĩ rằng, với những trường hợp nhà ngoại cảm dùng khả năng đó để khoe khoang (danh), và tư lợi (lợi), thì thật uổng phí cái sự chứng mà chưa chứng thần thông.
Còn những nhà ngoại cảm phát tâm hạnh nguyện dùng “khả năng ngoại cảm” đó để phục vụ khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ chúng sinh thì cũng thật đáng biểu dương và trọng thị, vì cái nổi tiếng của họ có được là hệ quả của Tâm trong sáng - vị sinh chứ không phải vị danh. Do vậy, đó cũng là một hạnh nguyện của tu đạo, cũng là hạnh nguyện hướng đến bờ giải thoát về sau.
Theo thiển ý nhỏ bé của cá nhân tôi, là người Phật tử, chúng ta không nên nghĩ các nhà ngoại cảm có khả năng thật sự đều là đi sai đường. Một số người có cách suy nghĩ này, họ nghĩ hạn hẹp rằng, vì đạo Phật hay thời đức Phật ngăn cản các đệ tử sử dụng thần thông, nên ai sử dụng thần thông cũng đều sai đường.
Thực ra, đức Phật không ngăn cản ai sử dụng thần thông, vì cái sự “ngăn, khuyên” ở đây nếu hiểu theo nghĩa đen lại trái lời Phật dạy, mà “ngăn, khuyên” là tránh cái chướng của “ngã”, say sưa tự đắc với sự chứng thần thông, chứ bản thân “thần thông” không có ngăn mà cũng không có không “ngăn” khi đã hiểu theo nghĩa "chứng đắc” mà có được.
Với cách hiểu bát nhã như vậy trong trường hợp thần thông là tương xứng, vì để đạt (chứng) được thần thông cũng là điều không giản đơn, người bình thường đâu dễ để có (chứng).
Giới Minh
"12h" - Hot girl Sigapore |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét