Hình như không có đứa nào trả lời thì phải...!!! |
Hỡi những nhà lãnh đạo trong Chính phủ, nếu quí vị có lương tâm thì hãy trả lời câu hỏi: VFA có độc quyền lúa gạo của nông dân hay không?
Bauxite VN: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đang độc quyền mua bán lúa gạo của nông dân, đây là một thực trạng hết sức khốn nạn gây khổ cho nông dân, nếu có lương tâm thì những nhà lãnh đạo lúa gạo và những nhà trí thức trong nông nghiệp phải công nhận thực trạng này để chấm dứt nó, còn làm như không biết sự độc quyền này, thì mọi lý luận đều là thùng rỗng kêu to. Ngoài Giáo sư Võ Tòng Xuân, tôi chưa thấy bất cứ một ai lên án sự độc quyền mua bán lúa gạo của VFA.
Độc quyền chứ chẳng có kinh tế thị trường
Lúa gạo của nông dân hiện nay chịu sự độc quyền mua bán của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chứ chẳng phải mua bán theo kinh tế thị trường.
Vấn đề độc quyền này tôi đã chứng minh trong bài viết: “Độc quyền lúa gạo: cái ách đang quàng lên cổ nông dân” đăng trên Bauxite Việt Nam.
Có một điều tôi không thể nào hiểu nổi đó là: Trong kinh tế thị trường của bọn Tư bản giãy chết, độc quyền bị luật pháp ngăn cấm triệt để. Vậy, tại sao, trong kinh tế thị trường có định hướng của Chủ nghĩa xã hội muôn lần tươi đẹp, Chính phủ lại để cho VFA là các doanh nghiệp của Chính phủ độc quyền lúa gạo của nông dân?
Sự độc quyền khiến VFA kinh doanh ăn chênh lệch đầu tấn, cho nên VFA chẳng thèm quan tâm gì đến giá gạo xuất khẩu, vì thế, VFA đem lúa gạo của nông dân Việt Nam bán rẻ như bèo trên thị trường thế giới.
Sự độc quyền khiến cho VFA biến thành bọn cường hào mới, dùng mọi thủ đoạn để hạ giá lúa của nông dân, để ăn cướp hết lợi nhuận của nông dân.
Có một điều tôi không thể nào hiểu nổi đó là: Trong kinh tế thị trường của bọn Tư bản giãy chết, độc quyền bị luật pháp ngăn cấm triệt để. Vậy, tại sao, trong kinh tế thị trường có định hướng của Chủ nghĩa xã hội muôn lần tươi đẹp, Chính phủ lại để cho VFA là các doanh nghiệp của Chính phủ độc quyền lúa gạo của nông dân?
Việt Nam có Luật Cạnh tranh, tại sao Chính phủ lại vi phạm pháp luật do chính mình đề ra?
Độc quyền lúa gạo đã khiến VFA từ trước đến nay thu lợi từ lúa gạo nhưng chẳng thèm đầu tư một chút gì cho lúa gạo, xuất khẩu theo kiểu sang tay không thèm đầu tư kho bãi, không thèm đầu tư để nâng cao giá trị gạo xuất khẩu.
Vậy mà, ngộ thay, Chính phủ và các nhà lý luận trong nông nghiệp làm như không biết sự độc quyền này.
Độc quyền thì nâng cao giá trị hạt gạo để làm gì?
Khi VFA đem gạo của nông dân bán rẻ ra nước ngoài, thay vì tìm nguyên nhân đích thực từ sự độc quyền, người ta lại nói rằng gạo Việt Nam rẻ là do không có thương hiệu, và lý luận tràng giang đại hải về việc tạo thương hiệu cho gạo Việt Nam, rồi huyên thuyên về việc nâng cao giá trị hạt gạo… Toàn là những lý luận vô bổ, nghe qua có vẻ hợp lý, nhưng chẳng có một chút giá trị.
Không thấy được sự độc quyền của VFA trong việc mua bán lúa gạo của nông dân, thì mọi lý luận về nâng cao giá trị hạt gạo điều chẳng có một chút giá trị nào cả.
Nâng cao giá trị hạt gạo thì nông dân được lợi nhưng VFA không có lợi mà có hại vì phải đầu tư công sức và tiền của, vậy VFA nâng cao giá trị hạt gạo để làm gì? Động lực nào để VFA nâng cao giá trị hạt gạo?
Thử hỏi, VFA độc quyền mua bán lúa gạo của nông dân, muốn bán gạo của nông dân giá bao nhiêu thì bán, muốn mua lúa của nông dân bao nhiều thì mua, tức là VFA muốn lấy lợi nhuận đầu tấn bao nhiêu thì lấy, vậy VFA tạo thương hiệu cho hạt gạo để làm gì? VFA nâng cao giá trị hạt gạo để làm gì?
Trong bài: “Giá lúa giảm, nông dân nghèo, vì đâu?” đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn tôi đã phân tích:
“Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong VFA = giá bán gạo xuất khẩu – (giá thu mua gạo trong nước + phí xuất khẩu). Lợi nhuận này không phụ thuộc vào giá gạo xuất khẩu mà chỉ phụ thuộc vào sự chênh lệch giá. Do đó, nếu ký bán gạo xuất khẩu giá thấp thì các doanh nghiệp sẽ ép giá mua lúa của nông dân và họ vẫn có lời.
Vì lợi nhuận do chênh lệch nên các doanh nghiệp trong VFA không thiết tha đến việc tạo thương hiệu cho công ty mình và thương hiệu cho gạo: “Gạo xuất khẩu không có tên, chỉ gọi chung là “gạo trắng hạt dài”, và phân biệt bởi phần trăm tấm: 5%, 10%, 25%”.
Trong bài: “Độc quyền lúa gạo cái ách đang quàng lên cổ nông dân” tôi nói rõ hơn:
“Do độc quyền mua bán lúa gạo, Tổng công ty Lương thực miền Nam và VFA chọn vị trí cuối cùng ở khâu phân phối để ăn chênh lệch giá tính trên đầu tấn.
Mua lúa từ nông dân rồi chở về nhà máy xay, xay bóc vỏ thành gạo thô, có thương lái lúa. Chà bóng gạo thô thành gạo xuất khẩu rồi đóng bao, có thương lái gạo. Tổng công ty Lương thực miền Nam và VFA đảm nhận công đoạn cuối cùng là chở gạo ra cảng và xuất đi rồi lấy lời từ chênh lệch đầu tấn!
Vì được độc quyền và ăn chênh lệch đầu tấn nên Tổng công ty Lương thực miền Nam và VFA không hề đầu tư nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu:
– Không đầu tư kho chứa lúa, không đầu tư nhà máy xay lúa, không tạo thương hiệu cho hạt gạo VN, và tệ nhất là không biết chính mình xuất khẩu gạo loại gì, do trộn lẫn các loại gạo với nhau.
– Không có đủ kho nên không điều tiết được quá trình xuất khẩu gạo, phải xuất khẩu theo kiểu sang tay nên dễ bị khách hàng ép giá.
– Không có nhà máy xay lúa hiện đại nên chất lượng gạo xuất khẩu thấp.
– Không có thương hiệu nên bán gạo cùng loại rẻ hơn nước khác.
– Không biết chính mình xuất khẩu gạo loại gì nên hiện nay nông dân chọn giống theo kiểu hên xui, may nhờ rủi chịu”.
Bằng chứng hùng hồn nhất cho việc VFA không thèm quan tâm đến việc nâng cao giá trị hạt gạo là: Không những không đầu tư kho bãi để điều tiết giá bán gạo xuất khẩu mà kho hiện đại đã có cũng không sử dụng, xì-lô hiện đại ở xã Phong Mỹ huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp không sử dụng nhiều năm, sau đó bán cho Xí nghiệp thủy sản Sông Tiền.
Độc quyền thì tham gia cánh đồng mẫu lớn để làm gì?
Hiện nay, một số nhà thông thái đang kêu gọi doanh nghiệp liên kết với nông dân, tung hô cái gọi là cánh đồng mẫu lớn, cho rằng đây là mô hình tốt nhất cho quyền lợi của nông dân.
Thế nhưng các nhà thông thái này quên một thực tế là: Nông dân trồng nhiều loại lúa, đến mùa dâng lên cho VFA, VFA ngồi trên cao lựa từng loại lúa, loại nào bán chạy thì mua, loại nào bán không chạy thì đổ thừa nông dân không nghe khuyến cáo nên không mua, lỗ lả nông dân ráng chịu. Vậy mắc mớ gì mà VFA tham gia cánh đồng mẫu lớn?
Kêu gọi VFA tham gia cánh đồng mẫu lớn khác nào kêu gọi VFA tự hạn chế sự độc quyền mua bán lúa gạo, khác nào kêu VFA lấy dây tự buộc mình.
Đang độc quyền ăn đầu tấn sướng thấy ghê, rủi ro nông dân chịu hết, nay, kêu gọi VFA vào cánh đồng mẫu lớn để chia sẽ rủi ro với nông dân, thì kêu đến rả họng VFA cũng chẳng thèm nghe.
Hỡi những nhà lãnh đạo trong Chính phủ, nếu quí vị có lương tâm thì hãy trả lời câu hỏi: VFA có độc quyền lúa gạo của nông dân hay không? Và sự độc quyền này phải chăng đang làm bần cùng hóa nông dân? Chứ đừng như cái thùng rỗng kêu rè rè ở những vấn đề vô bổ!
Hoàng Kim
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét