Người học Phật dù là tại gia hay xuất gia đều phải thường tự cảnh tỉnh trước sự quyến rũ của sắc dục, không để nó mê hoặc làm mất phẩm hạnh đạo đức.
Vạn hữu vũ trụ có muôn màu muôn vẻ. Từ cảnh trí thiên nhiên đến vạn vật, con người, mỗi một đều có sắc thái riêng hoặc đáng yêu, hoặc đáng ghét, hoặc không đáng yêu nhưng không đáng ghét. Đối với những hình sắc đang yêu thì khởi tâm tam, bằng mọi cách phải thu về làm sở hữu cho mình. Với những sắc thái đáng ghét thì khởi tâm quyết tâm phá huỷ cho bằng được, với những sắc không yêu cũng không ghét, thì si mê mờ mịt chẳng màng ra sao cũng được. Yêu ghét là hai mặt của tâm dục. Dục là sự ham muốn thôi thúc trong lòng khiến người ta phải hành động để được thoả mãn. Tâm dục đặt trên các sắc tướng gọi là “Sắc dục”.
Dục tuy nhiều nhưng không ngoài năm thứ là: tài (tiền của), sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ.
Ở đây nói về sắc dục tức là lòng ham muốn đối với tất cả các hình sắc vừa mắt người nhìn như hình sắc nam, nữ xinh đẹp, khôi ngô tuấn tú, mắt phượng, mày ngài, môi hồng má thắm, sắc tướng dễ mến đáng yêu, nhìn chúng rồi sinh lòng tham ái. Đây là tham ái hình sắc nam nữ.
Lại có hạng người đối với sự luyến ái nam nữ tâm nhiễm nhẹ nhàng chẳng sinh chấp trước nhưng lại rất yêu quí các thứ bảo vật thế gian như vàng, bạc, kim cương, ngọc ngà, châu báu ánh lên những màu sắc rực rỡ, hoặc yêu thích những vật dụng đồ dùng cổ xưa, đam mê trong sự sưu tầm tem thư, đồ cổ.
Lại có người yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên cỏ cây hoa lá, say mê với chậu kiểng, giàn lan, v.v…
Thông thường, nói đến sắc dục là nhấn mạnh vào sự đắm sắc của nam nữ, tình ái si mê, trai yêu sắc gái, gái đắm hình trai, ân ái qua bao kiếp buộc ràng nhau không có kỳ chấm dứt. Lại có người chỉ yêu chuộng tự thân, cứ trau chuốt, điểm trang cho nó sang đẹp rồi tự hào, kiêu căng về nhan sắc của mình, không ngờ đây chính là hoạ hại. Vì nhan sắc dẫn đến ái dục, nó là một loại cạm bẫy, nó ngọt ngào mời gợi lòng dục của người khác phái, thách thức với lòng ganh tị của người cùng phái, nó nhận chìm chính đương sự và đối tượng cam tâm chịu chết trong ái dục mà không có khả năng từ khước. Lăn lộn trong biển dục mênh mông, làm nô lệ cho sắc tình, rất đau khổ mà người ta vẫn đắm đuối không chịu tránh xa như con thiêu thân biết sẽ thiệt mạng mà vẫn cứ lao vào ngọn lửa.
Người đuổi theo sắc dục không biết chán như người uống nước muối, càng uống càng khát, càng đắm mê thì hoạ hại càng lắm, tự đem mình vào chỗ hang hùm miệng sói mà vẫn không sợ. Sắc dục làm cho bản thân chóng tàn cỗi, bệnh hoạn lại thêm nhiều phiền não khổ đau. Những thiên tình sử đẫm lệ cũng xuất phát từ sự đam mê tình ái. Vì sắc dục một người hiền lương có thể trở thành tướng cướp, một con người hiếu thuận có thể trở nên ngỗ nghịch làm khổ cha me, một người chồng tốt, một người vợ đảm đang có thể đánh mất lòng chung thuỷ làm cho gia đình ly tán, con cái bơ vơ. Trong lịch sử có biết bao anh hùng hảo hán chỉ vì đắm sắc mà phải tan thân mất mạng. Các vị vua chúa vì sắc dục mà quốc phá gia vong, thân bại danh liệt lưu tiếng xấu muôn đời.
Đam mê sắc dục là tự phá hoại đời mình, đó là hạng phàm phu tự dìm mình xuống chỗ bùn lầy. Đức Phật ví họ như một đứa bé dại khờ vì tham tiếc một chút mật trên lưỡi dao bén, le lưỡi liếm mà phải chịu cái hoạ đứt lưỡi, hoặc như người ngu si cầm đuốc đi ngược gió ắt phải bị cháy tay. Sắc dục hại người hơn cả thú dữ, hơn cả nước lũ vì nó mê hoặc người làm việc xấu ái, tạo tai hoạ nhiều kiếp sau dày, chịu trầm luân khổ sợ không thể nào thoát khỏi.
Nhận thức rõ hoạ hại của sắc dục Đức Phật dạy các đệ tử Ngài phải dè dặt đừng để đắm luyến sắc đẹp. Ngài khẳng định sức mạnh của sắc dục như sau: "Sự ham muốn không gì hơn sắc đẹp, sụ ham muốn sắc đẹp ngoài nó không có gì lớn bằng cũng may chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có cái gì thứ hai bằng nó thì người khắp thiên hạ không ai có thể tu hành được”.
Con người có nhiều ham muốn, trong đó ham muốn sắc đẹp tức sắc dục là nặng hơn hết. Chỉ một mình nó là hơn hết nên còn có người khả dĩ tu được, khả dĩ vượt qua nỗi.
Tất cả các loài sinh trong vũ trụ đều do dục mà ra. Ai dục là bản chất của mọi đời sống. Loài thực vật biểu lộ tính dục bằng sự nở rộ các loài hoa khoe sắc hương để nhờ gió hoặc để các loài ong bướm đến thụ phấn cho những nhuỵ hoa. Ơ loài động vật, tiếng thú kêu, tiếng chim hót là lời kêu gọi bạn tình. Cho đến loài người hạt giống ái dục ngủ ngầm tiềm ẩn bên trong thúc giục thần thức đi vào thai mẹ để rời có mặt, quay cuồng trong vòng luân hồi sinh tử. Được sin hra từ sự đam mê sắc dục, được nuôi dưỡng trưởng thành nơi dục cho nên muốn vượt qua nó là một việc rất khó khăn, vì thế Đức Phật nói rằng sắc dục rất mạnh, nó mạnh hơn tất cả các thứ dục và ngài khuyên nhắc để được giải thoát an lạc phải dè dặt đừng để đắm luyến trong sắc dục.
Giáo pháp của Đức Phật đã vạch trần bản chất của sắc tướng là vô thường, nó mong manh phù dù, chợt có chợt không như ánh chớp, như hòn bọt, như giọt sương trong sức nóng của mặt trời, không thể nắm bắt được.
Bản chất của sắc tướng là vô ngã, nó chỉ là sự tụ hội của nhiều yếu tố, điều kiện mà thành, nếu các yếu tố ấy phân ly thì sắc tướng kia cũng mất. Vì thế tuy đang hiện hữu đây mà rõ chỉ là trướng hư giã nó theo duyên mà hình thành, theo duyên mà tồn tại, theo duyên mà lụi tàn nên nó không có thực chất.
Bản chất của sắc tướng là nhơ uế. Nhìn lại hình hài một con người để thấy rõ điều này.
Thân người được phủ bên ngoài một lớp da chi chít những lỗ li ti gọi là lỗ chân lông, bên trong là lớp mở thịt, đắp vào một khung xương rồi nối liền nhau bởi những sởi gân và lục phủ ngũ tạng chứa đựng đồ nhơ uế như phân, nước tiểu, máu huyết, mồ hôi, đờm, dãi, chảy tràn ra ngoài qua các lỗ chân lông. Mắt tai, mũi, miệng, cửa đại, tiểu. Nếu trong 24 giờ mà không chải răng, súc miệng, tắm rữa thì tự mình cũng không chịu nổi sự hôi dơ nơi mình huống chi là người khác. Thế nên Phật bảo thân người là một túi da hôi thúi, dù tô son trét phấn, áo lụa quần là bao bọc bên ngoài thì thực chất cũng chỉ là túi da hối thúi mà thôi. Người trí quán chiều sâu sắc để thấy rõ thực chất của sắc thân, để không bị sắc dục nhấn chìm trong biển ái.
Vua Trần Thái Tông, một ông vua thiền sư đời Trần trong bài “Rộng nói về sắc thân” đã nói rõ cái ô uế của thân qua các câu sau.
“Đầu sọ khô cài trâm giắt ngọc, túi da hôi ướp xạ xông hương, cắt lụa là che đậy máu tanh, dồi son phấn át thùng phân thối. Trang sức như thế trọn là gốc nhớp. Không thể nơi đây tự thẹn lại hướng trong ấy mến yêu."
Ngài sống trong triều đình, trong cung có biết bao cung phi mỹ nữ điểm trang lộng lẫy, giắt ngọc cài hoa, hương xông xạ ướp nhưng ngài thấy rõ tận gốc chỉ là “đầu sọ khô”, “túi da nhớp”, “máu tanh hôi”, “thùng phân thôi”, đâu có gì là mỹ lệ yêu kiều. Trang sức như vậy cũng chỉ để che đậy cái thân bẩn thỉu gớm ghê. Thế mà lại có những kẻ mê muội lại hướng vào đó mà tự hào, yêu mến nó. Thật là không biết hổ thẹn, thật là quá đổi mê lầm. Đáng thương vậy.
Giọt mật trên lưỡi dao bén không có lỗi, lỗi là do kẻ dại khờ, ngọn đuốt cháy tạt theo hướng gió không có tội, tội là do người ngu muội, sắc thân vốn không lỗi gì, tự nó không có lỗi cũng không có hại. Lợi hay hại là do người đã sử dụng sắc thân một cách mê si hay trí tuệ.
Mê si là nhận thức sai lầm về thân, khởi tâm dục nhiễm nên chuốt tai hoạ sa đoạ trầm luân.
Trí tuệ là nhận thức đúng đắn về thân, thấy rõ hoạ hại của ái dục nên dè dặt không để nó sinh khởi, sụ dụng thân như một phương tiện để hành đạo. Ngay nơi thân mà quán chiếu về bất tinh, vô thường, vô ngã, thoát ly ái dục tiến đến giác ngộ giải thoát.
Người học Phật dù là tại gia hay xuất gia đều phải thường tự cảnh tỉnh trước sự quyến rũ của sắc dục, không để nó mê hoặc làm mất phẩm hạnh đạo đức và tinh tấn thực hành lời Phật dạy đoạn tận gốc rễ của ái dục hầu kiến lập một đời sống trong lành, tự tại an vui ngay giữa cuộc đời này.
Kienthuc.net.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét